1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái ở Việt Nam hiện nay

17 775 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 37,04 KB

Nội dung

Một trong những vấn đề đó là “ vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái ở Việt Nam hiện nay.” Nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên ở Việt Nam cần p

Trang 1

Họ và tên: Trần Thị Hằng

Lớp : K55 – XHH

Mã số SV: 10030212

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn : XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

Đề bài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách

cho con cái ở Việt Nam hiện nay.

Bài làm

1 Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người

là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em

Trang 2

2 Giải quyết vấn đề 2.1 Tính cấp thiết của vấn đề Nhìn một cách khách quan, nhân cách của con người được hình thành từ ngay khi còn nhỏ, tức là từ khi biết nhận thức trẻ em đã bắt đầu được hình thành nhân cách Và hơn nữa, nhân cách được hình thành từ chính sự giáo dục của cha

mẹ, của các thành viên khác trong gia đình, vì thế mà gia đình chính là cái nôi của

sự hình thành nhân cách cho trẻ em

Có thể nói rằng, những năm gần đây do sự phát triển nhanh của kinh tế, cũng như sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ… đòi hỏi con người cũng phải tiếp thu một cách nhanh chóng các phương tiện khoa học kỹ thuật để theo kịp

sự phát triển của thời đại Thế nhưng, con người quá mải mê chạy theo sự phát triển của xã hội mà quên đi mất sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại, vì thế mà vấn đề gia đình hiện nay là vấn đề rất được quan tâm Một trong những vấn

đề đó là “ vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái

ở Việt Nam hiện nay.”

Nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên ở Việt Nam cần phải xem xét lại, bởi lẽ một thực tế cho thấy hiện nay không ít gia đình nhận thức chưa đúng về vai trò của mình trong vấn đề này Xem việc hình thành và phát triển nhân cách là

do bản thân của mỗi người con, là trách nhiệm của nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể; thờ ơ hoặc không quan tâm đến vấn đề này Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự lo toan, bôn ba về cuộc sống đã cuốn hút các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của kinh tế, mà chủ yếu là “đồng tiền”; sự khá giả trong đời sống vật chất của không ít gia đình đã tạo cho nhiều thanh niên có lối sống ích kỷ, coi thường, xa lánh mọi người xung quanh Chính điều đó đã ảnh

Trang 3

hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách ở thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay

Một thực tế cho thấy, tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet Trong clip này, một cô bé đang bị một

nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị” Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn

vụ đánh hội đồng này Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương

Hay một thực trạng khác, đó là vấn đề sống thử của giới trẻ ngày càng tăng, nhất là tập trung chủ yếu vào các bạn trẻ sống xa gia đình, là sinh viên hoặc là những người đi làm Hành vi sống thử của các bạn trẻ là do lối sống quá dễ dãi, buông thả thiếu sự giáo dục của cha mẹ Điều đó đã đánh mất truyền thống tốt đẹp của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng

Ngoài ra, số lượng người phạm tội và vi phạm pháp luật ở độ tuổi từ 16 -18 tuổi hiện nay là tương đối cao, chủ yếu là các hành vi : đánh nhanh trộm cướp tài sản, cờ bạc, nghiện hút, nguy hiểm hơn là các hành vi mại dâm, hiếp dâm…

Trang 4

Ví dụ: một vụ án cách đây cũng không lâu, cũng đã từng gây ồn ào dư luận

đó là vụ án của Lê Văn Luyện, đối tượng phạm tội vẫn dưới 18 tuổi Đây đối tượng phạm tội cực nghiệm trọng với tội danh giết người man rợ và cướp tài sản vấn đề

đã để lại một hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người bị hại, mà còn đối với

cả bị cáo và gia đình Như vậy, có thể thấy xét về mặt đạo đức nhân cách thì đối tượng này cần phải xem xét, nó đi sai với chuẩn mực đạo đức cũng như chuẩn mực pháp luật Tuy nhiên vấn đề này cũng cần phải xem xét ở sự giáo dục của gia đình,

và nguyên cớ nào dẫn đến hậu quả như vậy

Vì vậy, một thực trạng cho thấy nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên

bị xuống cấp một cách nghiêm trọng Đạo đức lối sống đi xuống đã để lại nhiều hậu quả không chỉ riêng đối với gia đình mà còn cho cả xã hội Do đó, nhân cách của trẻ em ( thanh thiếu niên )trước hết phải được xem xét từ góc độ gia đình

2.2 Một số khái niệm liên quan Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng, giáo dục

Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra

Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người

Nhân cách của mỗi con người được hình thành là kết quả của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng

Từ những khái niệm trên có thể hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho con cái là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh

Trang 5

thần, thể chất của các thành viên trong gia đình nhằm hình thành lên những con người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt

2.3.Vai trò của gia đình trong việc trong việc giáo dục nhân cách

Có thể nói, giáo dục nhân cách cho con người trong gia đình là vấn đề rất rộng, bao hàm nhiều mặt, nhiều khía cạnh Tuy nhiên bài viết chỉ tập trung làm rõ vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục bao gồm hai quá trình đó là quá trình tiếp nhận giáo dục và quá trình tự giáo dục Giáo dục trong gia đình bao gồm cả hai quá trình này, mỗi con người chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình giáo dục của gia đình, song bản thân con người cũng tự giáo dục để hoàn thiện mình, hình thành một nhân cách tốt nhất Nhân cách không phải là bẩm sinh, nó được hình thành và phát triển dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ việc phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học một cá thể sống cao nhất của giới hữu sinh; từ thế giới quan của mỗi thanh niên và tập trung nhất là từ môi trường xã hội, trong đó vai trò của gia đình là đặc biệt quan trọng Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập cái tôi của mỗi cá nhân; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả sự nổ lực, phấn đấu của bản thân mỗi thanh niên Trong đó gia đình luôn đóng vai trò trực tiếp và quan trọng

Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ

Trang 6

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông

bà và các cháu, anh chị và các em Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình Người xưa nói

“rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể

Vì thế yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp tức là

nó theo câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó

Trang 7

Tiếp cận lý thuyết tương tác – biểu trưng để giải thích vì sao nhân cách của con trẻ ngày càng đi xuống Theo thuyết vai trò đặt trong mối quan hệ xã hội học gia đình, thì gia đình được xem là một hệ thống các vai trò Và vai trò của gia đình

ở đây chính nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho con cái Cha mẹ là những người sinh ra con cái và nhiệm vụ hay nói cách khác là vai trò của ho chính là nuôi dưỡng, dạy bảo, giáo dục con cái về mọi mặt Vai trò này đã được ấn định, vì thế mà hiện tượng nào buộc thành viên trong gia đình thay đổi vai trò thì nó ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình Ví dụ khi cha

mẹ ly hôn, thì con cái sẽ dẫn đến tình trạng chán chường, thất vọng mất niềm tin về gia vì vậy làm cho con cái dễ lao vào những vòng xoáy của xã hội : đua đòi, chơi bời, không chịu học hành, dễ tiếp cận với những cái xấu….Do đó lý thuyết tương tác biểu trưng áp dụng vào nghiên cứu quá trình xã hội hóa trẻ em, đặc biệt hữu ích khi phân tích quan hệ giữa cha mẹ và con cái Thuyết tương tác biểu trưng coi xã hội hóa là một quá trình theo đó trẻ em tham gia vào sự hình thành bản sắc của mình, coi đứa trẻ là một chủ thể hành động tích cực

Thực chất vai trò của gia đình trong xây dựng và hình thành nhân cách cho thanh niên, đó là sự truyền thụ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, gia đình bởi thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau; là sự giáo dục không có lớp học, không thành chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm hình thành cách ứng xử, thái

độ đúng đắn trong cuộc sống; nội dung và hình thức phong phú, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hằng ngày Với đặc điểm đó, gia đình có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách cho thanh niên hiện nay Vai trò đó thể hiện các nội dung cơ bản như:

Thứ nhất, gia đình là môi trường đầu tiên trực tiếp và thường xuyên giáo dục

cho thanh niên về những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương và gia đình góp phần hình thành thế giới quan ở mỗi thanh niên Đó là tình yêu quê hương, đất

Trang 8

nước, yêu cộng đồng, gia đình, làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn, biết quý trọng nhân cách con người Việt Nam; là truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; là thái độ tôn trọng giá trị của lao động, biết tự đứng vững

và vươn lên trên đôi chân của chính mình; là thái độ nghiêm túc và yêu cầu cao đối với bản thân trong nhận thức và hành động… Tất cả những giá trị đó sẽ được mỗi thanh niên, với tính cách là thành viên trong gia đình, lĩnh hội một cách thường xuyên, liên tục Điều đó giúp mỗi thanh niên có nhận thức đúng đắn về những giá trị phổ biến của văn hóa xã hội, góp phần hình thành hệ thống các giá trị tốt đẹp trong mỗi cá nhân tiến tới hình thành nhân cách ở mỗi thanh niên Bởi nhận thức đúng là cơ sở cho hành động đúng

Con người bắt đầu từ gia đình và cha mẹ là người đầu tiên biến đứa trẻ từ một thực thể sinh vật thành thực thể xã hội Mặt khác, với chức năng giáo dục, gia đình đã trở thành môi trường gần gũi nhất, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng con người, nơi mỗi con người sinh ra và hình thành nền tảng nhân cách Giáo dục của gia đình với những tình cảm hết sức cụ thể sẽ đó là nền tảng giúp thanh niên phát triển, hoàn thiện mọi mặt khi bước vào thực tiễn xã hội, và là hành trang giúp con

em họ vững bước ở tương lai

Thứ hai, gia đình góp phần to lớn trong hình thành những biểu tượng về con

người với những phẩm chất và năng lực cụ thể trong hoạt động thực tiễn Cùng chung sống dưới một mái nhà, mỗi lời nói, hành động, cách ứng xử của từng thành viên đều có sự tác động đến các thành viên khác Đối với thế hệ trẻ, tất cả những điều đó sẽ tác động đến họ qua lăng kính thị giác hay thính giác như những hình mẫu, những bài học đầu đời không thể nào quên, hình thành nên những biểu tượng ban đầu về cách sống trong thực tế Và chính những biểu tượng đó sẽ chi phối đến cách sống cũng như nhân cách của mỗi thanh niên khi bước vào đời

Trang 9

Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ là giá trị, chuẩn mực của xã hội, những biểu tượng về con người với những phẩm chất và năng lực cụ thể mà mỗi thanh niên tiếp nhận được có thể chia thành hai khuynh hướng khác nhau Nếu những biểu tượng mà mỗi thanh niên tiếp nhận được là tích cực, là những lời nói, hành động của các bậc phụ huynh phù hợp với các chuẩn mực của xã hội thì sẽ tác động theo chiều hướng tích cực đối với sự hình thành nhân cách tốt đẹp của thanh niên Ngược lại, nếu những biểu tượng đó là tiêu cực, trái với các chuẩn mực của xã hội thì sẽ tác động theo chiều hướng tiêu cực đối với thanh niên, và sẽ dễ làm cho mỗi thanh niên có lối sống không tốt trong tương lai

Như vậy, quá trình trình hình thành phẩm chất nhân cách cho thanh niên phải dựa vào những mẫu mực cụ thể, sống động biểu hiện những tư tưởng và giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc và thời đại Vì thế, trong từng gia đình đòi hỏi các thành viên, trước hết là các bậc cha mẹ, các thế hệ đi trước phải thực sự là những gương sáng cả trong lời nói và hành động Những gương sáng cụ thể và thiết thực có ảnh hưởng giáo dục rất lớn; nó tác động mạnh mẽ đến lý trí, cảm xúc

- tình cảm và ý chí của thanh niên; nó trở thành nhu cầu bên trong và người thanh niên mong muốn: “bắt chước”, noi theo Mặt khác, mỗi gia đình phải biết lựa chọn,

sử dụng những tấm gương tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, hoạt động

xã hội để giáo dục cho thanh niên: gương học tập, lao động sản xuất, gương các doanh nhân trong lịch sử dân tộc và thế giới, đặc biệt, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương to lớn để tất cả mọi người noi theo

Thứ ba, sự phối kết hợp của gia đình với nhà trường và xã hội tạo nên môi

trường rộng lớn, toàn diện trong tác động xây dựng, hình thành nhân cách ở mỗi thanh niên Một cá nhân từ khi chào đời đến khi trưởng thành hình thành nhân cách tốt hay xấu phụ thuộc vào sự giáo dục của ba địa chỉ hợp thành chỉnh thể thống nhất là gia đình, nhà trương và xã hội Nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội

Trang 10

có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi công dân, trong đó có

sự hình thành và phát triển của nhân cách Trên thực tế, nhiều nội dung được khái quát hóa, trừu tượng hóa, mang tính khoa học và cách mạng được hệ thống thành chương trình cụ thể nhằm giáo dục, định hướng nhân cách tốt đẹp cho thanh niên trong các nhà trường và tổ chức đoàn thể xã hội (đoàn thanh niên, đơn vị quân đội…) mà mỗi gia đình không có được Đó là hệ thống những quan điểm, lý luận, tri thức khoa học, kiến thức tổng hợp; là truyền thống của dân tộc, ý thức độc lập sáng tạo; là ý thức giác ngộ giai cấp, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc, phẩm chất tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”… Tất cả những nội dung đó sẽ trang bị cho mỗi thanh niên về thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chúng và nhân sinh quan cộng sản Từ đó mỗi thanh niên có khả năng độc lập trong xem xét, đánh giá đúng bản chất của các vấn

đề xảy ra trong cuộc sống; có cách giải quyết khoa học, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực giá trị của xã hội

Vì vậy, mỗi gia đình phải chủ động liên hệ với nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội để nắm tình hình mọi mặt của con cái mình, làm cơ sở để đánh giá chính

xác con cái, có biện pháp giáo dục đúng hướng Sự kết hợp đó bằng nhiều hình

thức khác nhau như: gia đình phải thường xuyên tham gia các cuộc họp, sinh hoạt của nhà trường, đoàn thể xã hội; nên trao đổi thư từ hoặc đến thăm đơn vị mà con

em mình đang đóng quân; qua bạn bè của con em mình hoặc thông qua các phong trào để cùng trao đổi, bàn bạc thống nhất các biện pháp giáo dục định hướng nhân cách tốt đẹp cho con cái mình

Thứ tư, gia đình góp phần phát hiện, ngăn chặn và khắc phục các biểu hiện

tiêu cực, những sai lệch trong nhận thức và hành động ở mỗi thanh niên Nhận thức đúng là cơ sở của hành động đúng, nhưng không phải tất cả những nhận thức đúng đều mang lại kết quả hành động đúng Bên cạnh vấn đề nhận thức lệch lạc về các

Ngày đăng: 14/08/2017, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w