Năm 1940, Lazarsfed, Berelson và Gaudet đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng trong các hoạt động chính trị. Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả của truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 1940 tại Ohio. Cùng với những nghiên cứu khác, kết quả của nghiên cứu này được trình bày trong cuốn Sự lựa chọn của công chúng, xuất bản năm 1944 với hai phát hiện quan trọng. Trong đó, phát hiện về tầm quan trọng của những nhân tố gây ảnh hưởng trong xã hội là nền tảng cho sự xuất hiện của những lý thuyết cấp độ trung bình trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng. Nghiên cứu của họ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động truyền thông một cách đơn giản. Thông điệp từ những phương tiện truyền thông đại chúng được truyền tải trực tiếp tới công chúng, những người sẽ “hấp thụ” thông tin từ thông điệp. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ ý kiến trên khi chỉ ra rằng: truyền thông đại chúng không phải là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu. Thay vào đó là những nhân tố có thể gây ảnh hưởng tới các thành viên trong xã hội, tác động tới sự hình thành dư luận xã hội và hạn chế hiệu quả của truyền thông đại chúng. Những nhân tố này, trong những nghiên cứu về sau của Lazarsfed và cộng sự, được biết đến là Thủ lĩnh ý kiến (Lãnh tụ ý kiến).
Trang 1Năm 1940, Lazarsfed, Berelson và Gaudet đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng trong các hoạt động chính trị Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả của truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 1940 tại Ohio Cùng với những nghiên cứu khác, kết quả của nghiên cứu này được trình bày trong cuốn Sự lựa chọn của công chúng, xuất bản năm 1944 với hai phát hiện quan trọng Trong đó, phát hiện
về tầm quan trọng của những nhân tố gây ảnh hưởng trong xã hội là nền
tảng cho sự xuất hiện của những lý thuyết cấp độ trung bình trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng Nghiên cứu của họ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động truyền thông một cách đơn giản Thông điệp từ những phương tiện truyền thông đại chúng được truyền tải trực tiếp tới công chúng, những người sẽ “hấp thụ” thông tin từ thông điệp Tuy vậy, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ ý kiến trên khi chỉ ra rằng: truyền thông đại chúng không phải là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu Thay vào đó là những nhân tố có thể gây ảnh hưởng tới các thành viên trong xã hội, tác động tới sự hình thành dư luận xã hội và hạn chế hiệu quả của truyền thông đại chúng.1 Những nhân tố này, trong những nghiên cứu về sau của
Lazarsfed và cộng sự, được biết đến là Thủ lĩnh ý kiến (Lãnh tụ ý kiến)
1 Thủ lĩnh ý kiến (Lãnh tụ ý kiến) 2
Thủ lĩnh ý kiến không thể thiếu trong những hoạt động thường nhật của các nhóm xã hội Họ là những người quan tâm và được coi là “chuyên gia” về một số lĩnh vực nhất định Họ thu nhận thông tin từ các thông điệp truyền thông và truyền tải tới bạn bè, gia đình và những người thuộc nhóm
1 E.G Smirnova - Nguyễn Quý Thanh (Biên dịch): Nghiên cứu xã hội học về các ấn phẩm, đài phát thanh
và vô tuyến truyền hình ở các nước tư bản phát triển, NXB Moscow, 1984
2 Trang web: http://www.ciadvertising.org/studies/student/97_fall/theory/functional/opinion.html , bài viết Opinion Leader – Who are they? (Part 1), truy cập lúc 21:00 ngày 10/12/2008.
Trang 2đồng đẳng Đôi khi, họ được coi là những “chuyên gia truyền thông” vì sự
tiêu thụ một cách tích cực, với khối lượng lớn các sản phẩm của truyền thông và vai trò đối tượng trung gian giữa truyền thông và công chúng
Thủ lĩnh ý kiến thuộc mọi tầng lớp của xã hội, không đơn thuần chỉ
thuộc tầng lớp trung lưu trở lên Họ có uy tín với những người chịu sự chi
phối trong lĩnh vực của họ Tuy nhiên, khi vượt quá “phạm vi”, họ có thể
chịu sự chi phối của người khác Điều này có nghĩa là, một thủ lĩnh ý kiến trong một lĩnh vực của đời sống xã hội không nhất thiết là thủ lĩnh của lĩnh vực khác, ví dụ như một bếp trưởng nổi tiếng với tài nấu nướng tuyệt vời không thể am hiểu và chỉ đạo nhóm bồi bàn trong việc phục vụ, làm hài lòng khách hàng Trong mạng xã hội, cá nhân tham gia nhiều nhóm khác nhau, và
bị ảnh hưởng bởi nhiều thủ lĩnh ý kiến khác nhau
Trong nghiên cứu của mình, Katz và Lazarsfeld còn chỉ ra những mối
quan hệ theo chiều ngang và chiều dọc của những thủ lĩnh ý kiến Một cách
đơn giản nhất là những mối quan hệ theo chiều ngang của thủ lĩnh ý kiến và các thành viên trong nhóm đồng đẳng (có thể là nhóm đầu bếp, nhóm bồi bàn, nhóm kĩ thuật viên…) Tuy vậy, thủ lĩnh ý kiến không chỉ có những mối liên hệ ngang bằng với các thành viên cùng nhóm mà còn có những mối quan hệ theo chiều dọc Những mối quan hệ đó xác định bởi những yếu tố như độ tuổi, thẩm quyền,… không thể thiếu trong việc truyền tải thông tin
Gắn kết với lý thuyết về Dòng truyền thông hai bậc và thuyết cấu trúc chức năng, các tác giả cho rằng, các thông điệp của truyền thông đại chúng không được truyền tải tới công chúng một cách như nhau mà tồn tại cấp bậc thu nhận thông tin Nhóm thủ lĩnh ý kiến, với vai trò trung gian nêu trên, trở thành những mắt xích quan trọng gây ảnh hưởng tới sự thu nhận thông tin của những người khác trong cùng nhóm Mặc dù những thủ lĩnh ý kiến tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thường nhật, nhưng trong nghiên
Trang 3cứu của hai tác giả, họ nhấn mạnh tới vai trò điển hình của thủ lĩnh ý kiến
trong bốn lĩnh vực: thời trang, tiếp thị, điện ảnh và dư luận xã hội, bởi theo
các tác giả, những lĩnh vực này là mảnh đất màu mỡ để các nhà truyền thông khai thác
2 Lý thuyết gắn với vai trò của thủ lĩnh ý kiến
Lazarsfed, Katz và các cộng sự đưa ra lý thuyết Dòng truyền thông hai bậc nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của các thủ lĩnh ý kiến Nhìn chung, những luận điểm chính của lý thuyết đúc kết từ những nghiên cứu của các tác giả, trình bày trong cuốn Ảnh hưởng cá nhân, xuất bản năm
1955, như sau3:
Một là, những phản ứng của cá nhân với thông điệp truyền thông bị
chi phối bởi những mối quan hệ xã hội Hiệu quả của những thông
điệp bị hạn chế tối đa trong phạm vi những mối quan hệ liên cá nhân trong các nhóm đồng đẳng, đặc biệt khi có sự tồn tại của những
“chuyên gia” là những thủ lĩnh ý kiến
Hai là, sự sai lệch khi cho rằng mọi cá nhân đều “bình đẳng” và
ngang bằng trong việc thu nhận các thông điệp truyền thông: dù nhà
truyền thông hay xã hội thừa nhận tính công bằng trong việc tiếp thu các thông điệp đối với các cá nhân, thực tế vẫn xuất hiện những cá nhân vượt trội, tích cực hơn hẳn Những cá nhân đó trở thành những mắt xích quan trọng gắn kết nhà truyền thông và công chúng trong việc phổ biến các thông điệp
Ba là, đón nhận thông điệp truyền thông không có nghĩa là phải bộc
lộ phản ứng ngay lập tức với chúng, bởi vì, truyền thông không phải
3 Trang web http://www.ciadvertising.org/studies/student/97_fall/theory/functional/2step.html , bài viết Two step flow, truy cập lúc 22:00 ngày 11/12/2008.
Trang 4là nguồn cung cấp thông tin mang lại hiệu quả duy nhất Sự tương tác giữa các cá nhân cũng là hình thức thu thập thông tin hiệu quả Qua
đó, phản ứng của cá nhân trước thông điệp khi đã bị chi phối bởi quan điểm của những “chuyên gia” - thủ lĩnh ý kiến được bộc lộ rõ rệt hơn hẳn khi các cá nhân trực tiếp đón nhận thông điệp từ nhà truyền thông
Bốn là, với ba yếu tố cơ bản trên, vai trò của thủ lĩnh ý kiến hình
thành và mang tầm ảnh hưởng lớn
(như mô hình bên 4 ) Họ nổi bật giữa
công chúng bởi tần suất sử dụng các
dịch vụ truyền thông vượt quá mức
trung bình và sự gắn kết vào nhiều
nhóm đồng đẳng khác nhau Điều đó
đã tạo nên hình ảnh của những thủ
lĩnh ý kiến như là những người giàu kinh nghiệm, mang lại cho họ uy tín và tầm ảnh hưởng với công chúng Dường như, họ tiếp nhận thông điệp “trước” những người còn lại Với những đặc điểm ưu thế về tri thức và kinh nghiệm cá nhân, các thủ lĩnh ý kiến có khả năng truyền đạt thông tin mang màu sắc chủ quan tới các nhóm công chúng, điều
đó góp phần chi phối sự phản ứng của công chúng trước những thông điệp truyền thông
Về sau, lý thuyết này được W Schramm phát triển thành Dòng truyền
thông nhiều bậc với sự xuất hiện thêm các thứ bậc tiếp nhận thông tin và
những thủ lĩnh ý kiến đa cấp Với vai trò chi phối của các thủ lĩnh ý kiến
như trên, để nâng cao hiệu quả của truyền thông, các tác giả đã chỉ ra những
giải pháp như: gắn kết trực tiếp công chúng với nhà truyền thông trong việc
4 Mô hình trích từ trang web: http://www.cultsock.ndirect.co.uk/MUHome/cshtml/media/kl.html , mục Katz & Lazarsfed, truy cập lúc 22:00ph ngày 12/12/2008.
Trang 5truyền tải thông điệp, gia tăng tính tương tác “mặt đối mặt” giữa công chúng
và nhà truyền thông… Mặc dù lý thuyết bộc lộ một số điểm hạn chế, tuy nhiên, không thể phủ định vai trò của những thủ lĩnh ý kiến trong mọi hoạt động thường nhật nói chung, cũng như bốn nhóm hoạt động mà các tác giả
đã đưa ra phân tích, nhằm thấy rõ vai trò của những thủ lĩnh ý kiến trong
truyền thông đại chúng
3 Vai trò của thủ lĩnh ý kiến trong các lĩnh vực của đời sống
Như đã nói ở trên, thủ lĩnh ý kiến tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thường nhật nhưng nghiên cứu của Katz và Lazarsfeld đã nhấn
mạnh tới vai trò điển hình của thủ lĩnh ý kiến trong bốn lĩnh vực có liên kết
chặt chẽ với truyền thông đại chúng: tiếp thị, thời trang, các công việc chung
của cộng đồng và điện ảnh5
Trong lĩnh vực tiếp thị (marketing), các nhà sản xuất khi đưa ra bất cứ
một sản phẩm nào đều muốn đưa thông tin về sản phẩm tới càng nhiều người càng tốt Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn để các nhà sản xuất có thể thực hiện việc đó với những nguồn lực có hạn Chính vì vậy, những nhà sản xuất
sẽ chỉ lựa chọn một nhóm người nhất định và những phương thức nhất định
để đưa thông tin về sản phẩm tới nhóm người đó6 Những nhóm người mà
họ quyết định lựa chọn có thể là những thủ lĩnh ý kiến, đóng vai trò trung gian trong việc truyền đạt thông tin sản phẩm từ nhà cung cấp tới cộng đồng Thông điệp mà những thủ lĩnh ý kiến truyền đạt tới những người xung quanh
có thể biểu hiện qua những hình thức rất đa dạng, như các quảng cáo về sản
phẩm gia dụng với nhóm phụ nữ đã có gia đình đóng vai trò như là thủ lĩnh
5 Trang web http://www.ciadvertising.org/studies/student/97_fall/theory/functional/opinion2.html , bài viết More on opinion leader, truy cập 23:15, ngày 19/12/2008
6 Trang web http://www.ciadvertising.org/studies/student/97_fall/theory/functional/advertising.html , bài viết Functional theory and modern applications in advertising, truy cập 23:20, ngày 19/12/2008.
Trang 6ý kiến Ngoài ra, người ta cũng không chỉ dùng thủ lĩnh ý kiến với mục đích quảng bá cho sản phẩm của mình mà còn với mục đích truyền bá những không tin bất lợi cho các sản phẩm của đối thủ trong cạnh tranh kinh doanh Một ví dụ điển hình là thủ đoạn lợi dụng các thủ lĩnh ý kiến để tung tin đồn của PepsiCo nhằm mục đích giảm doanh số bán hàng của đối thủ là hãng Tropical Fantasy bằng cách dạy cho các lái xe của công ty khi chở khách hàng ngày hoặc trong các quán bar tung ra tin đồn rằng nước ngọt của hãng Tropical Fantasy có thể gây vô sinh cho người da đen7
Trong lĩnh vực thời trang (fashion), Katz và Lazarsfeld cho rằng thủ
lĩnh ý kiến trong lĩnh vực này là nhóm nữ thanh niên, bởi nhóm này có sự quan tâm và yêu thích thời trang hơn các nhóm khác Họ có nhu cầu sử dụng thời trang “hợp mốt” với nhiều mục đích khác nhau Do đó, họ tìm hiểu kĩ
và trở thành những người có kiến thức, kinh nghiệm trong vấn đề này bằng
mọi phương tiện truyền thông Trong xã hội hiện đại, các xu hướng thời
trang mới luôn được giới trẻ cập nhật, nắm bắt và nhanh chóng được họ truyền tải tới những người khác trong nhóm bằng giao tiếp qua lời nói hoặc cách ăn mặc Giới trẻ thường có xu hướng bắt chước phong cách ăn mặc đang thịnh hành và đó cũng là cách để truyền bá những phong cách thời trang trong cộng đồng Ví dụ như những năm gần đây ở Việt Nam xuất hiện
xu hướng ăn mặc theo kiểu Hàn Quốc thông qua những bộ phim tâm lý, xã hội của đất nước này chiếu trên hầu như mọi kênh truyền hình Việt Nam Hoặc một ví dụ khác là những chủ cửa hàng thời trang thường lựa chọn những người bán hàng là thanh niên nữ trẻ tuổi vì họ là những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực thời trang Họ có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp và như vậy doanh số bán hàng cũng tăng lên
7 Trang web camnangdoanhnhan.com, bài viết Người dẫn dắt dư luận, truy cập 12:00 ngày 20/12/2008.
Trang 7Trong lĩnh vực điện ảnh (movies), thủ lĩnh ý kiến theo hai tác giả là
giới trẻ có nhiều thời gian rỗi Nhóm này chưa phải lo nghĩ nhiều về những vấn đề như gia đình, tiền bạc… nên có thời gian để quan tâm đến các hình
thức giải trí mà phim ảnh là một trong các hình thức giải trí hấp dẫn nhất Vì
thế, đối với lĩnh vực điện ảnh, nhóm công chúng trẻ tuổi có nhiều thời gian rảnh rỗi để thưởng thức các tác phẩm của môn nghệ thuật thứ bảy luôn là những “nhà phê bình” tiên phong, góp phần phổ biến, giới thiệu tác phẩm điện ảnh tới cộng đồng Doanh thu hay sự thành công của những bộ phim không chỉ phụ thuộc vào những nhà phê bình, những chuyên gia được đào tạo bài bản trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn là nhóm thanh niên này Ngoài
ra, phim ảnh dễ thu hút giới trẻ bởi nó tạo ra những thần tượng mà giới trẻ yêu thích, tạo ra những cuộc sống trong phim mà giới trẻ mong muốn đạt tới hay đơn giản họ chỉ đi xem phim để giết thời gian hay để thể hiện sự sành điệu… Những diễn viên, ca sĩ muốn nổi tiếng thì luôn hướng tới các khán giả trẻ Họ cố gắng mọi cách để trở thành thần tượng, hình mẫu của giới trẻ
và “lấy lòng” khán giả trẻ Như vậy, vô hình chung, giới trẻ đã trở thành những thủ lĩnh ý kiến để đưa tên tuổi của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đến với nhiều người trong xã hội
Lĩnh vực cuối cùng mà 2 tác giả Katz và Lazarsfeld nhắc tới là những
công việc chung của cộng đồng (public affairs) Dù là cộng đồng lớn hay
cộng đồng nhỏ thì đều tồn tại những thủ lĩnh ý kiến có khả năng ảnh hưởng tới ý kiến của cả cộng đồng trong việc giải quyết những công việc chung của cộng đồng đó Theo đó, thủ lĩnh ý kiến trong lĩnh vực này là những người có
uy tín, có trình độ học vấn, có kinh nghiệm và địa vị xã hội nhất định Khi cộng đồng cần giải quyết một công việc chung nào đó, mọi người có xu hướng tin tưởng vào ý kiến của những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm Họ tin rằng những người đó có thể đưa ra những ý kiến hay và hiệu
Trang 8quả để giải quyết vấn đề chung của cộng đồng Ví dụ: Đại biểu Quốc hội chính là những thủ lĩnh ý kiến của các địa phương Nhân dân địa phương tín nhiệm ai thì sẽ bầu cử người đó làm đại biểu Quốc hội cho địa phương đó Người đại biểu Quốc hội đó đóng vai trò như là cầu nối trung gian giữa Nhà nước và nhân dân Họ truyền đạt lại cho nhân dân những đường lối, chính sách của Nhà nước đồng thời họ đại diện cho ý kiến của nhân dân Nhà nước vừa sử dụng đại biểu Quốc hội như hình thức truyền bá đường lối, chính sách của mình tới đông đảo nhân dân đồng thời cũng qua các đại biểu Quốc hội để tiếp thu nguyện vọng, mong muốn của nhân dân để sửa đổi chính sách cho phù hợp với đời sống xã hội thực tế
Như vậy, những thủ lĩnh ý kiến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại Một người thủ lĩnh ý kiến có khả năng truyền đạt thông tin cho mọi người xung quanh một cách dễ dàng hơn Vai trò truyền thông của thủ lĩnh ý kiến vì thế ngày càng trở nên quan trọng
4 Vai trò thủ lĩnh ý kiến trong Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông là mối quan hệ có tính hai mặt8 Trong mối quan hệ này, không thể không kể đến vai trò của thủ lĩnh ý kiến của các nhóm xã hội Bởi xét cho cùng các nhóm xã hội hay công chúng nói chung vừa là đối tượng chủ yếu của truyền thông lại vừa là chủ thể của dư luận xã hội Dựa trên cơ sở lý thuyết về Dòng truyền thông hai bậc của P Lazarsfeld và E Katz mà sau này được phát triển thành lý thuyết về Dòng truyền thông nhiều bậc, vai trò thủ lĩnh ý kiến trong Truyền thông và Dư luận xã hội được thể hiện qua những luận điểm sau:
8 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2006, tr 198.
Trang 94.1 Thủ lĩnh ý kiến – đối tượng trung gian giữa truyền thông và công chúng
9Theo những đặc điểm được xác định để trở thành thủ lĩnh ý kiến, có thể thấy mối quan hệ xã hội giữa thủ lĩnh ý kiến và các thành viên trong nhóm đóng vai trò hết sức quan trọng Chính những mối quan hệ trong nhóm
xã hội mà đặc biệt là mối quan hệ với thủ lĩnh ý kiến qui định phản ứng của các cá nhân với những thông điệp truyền thông
Cá nhân tiếp nhận thông tin trực tiếp từ các phương tiện truyền thông đại chúng và tiếp nhận thông qua các thủ lĩnh ý kiến Thủ lĩnh ý kiến đóng vai trò như bộ lọc thông tin, truyền đạt lại những thông tin họ đã tiếp nhận được thông qua phương tiện truyền thông Những thông tin ban đầu do nhà truyền thông phát ra và những thông tin do thủ lĩnh ý kiến truyền đạt lại có
“độ chênh” nhất định Độ chênh này do những yếu tố thuộc về cá nhân như quan điểm, tri thức, kinh nghiệm… của chính thủ lĩnh đó Do vậy, thông điệp truyền thông đã có những thay đổi theo lăng kính chủ quan của người thủ lĩnh Chẳng hạn, người trưởng thôn có quan niệm trọng nam khinh nữ khi truyền đạt lại những thông tin về việc khuyến khích trẻ em đi học, ít nhiều cũng đề cao quyền được đi học của trẻ em nam hơn
Lý thuyết Dòng truyền thông hai bậc cũng đưa ra khẳng định về tính không bình đẳng trong việc thu nhận thông tin Điều này được chứng minh qua sự tồn tại của những thủ lĩnh ý kiến, họ là những cá nhân/ nhóm có ưu thế hơn, hay vượt trội hơn trong việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông, các nhà truyền thông Chính vì vậy quá trình chuyển tải thông điệp từ nhà truyền thông đến công chúng do họ đảm nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông liên cá nhân Trong giải pháp truyền thông hiệu
9 Trang web http://www.ciadvertising.org/studies/student/97_fall/theory/functional/opinion2.html , bài viết
More on opinion leaders, truy cập 3:37, ngày 20/1/2008.
Trang 10quả, mối thiện cảm của công chúng đối với nhà truyền thông là nhân tố không thể thiếu Nếu xét trên quan điểm về mô hình cân bằng trong mối quan hệ giữa nhà truyền thông – công chúng – thông điệp, thủ lĩnh ý kiến có thể coi là nhân tố trung tâm có vai trò không nhỏ trong việc tạo niềm tin, thiện cảm hay sự bất bình đối với nhà truyền thông, từ đó, quyết định đến
mô hình quan hệ cân bằng hay không cân bằng giữa ba nhân tố trên Vận dụng lý thuyết này, các nhà truyền thông đã sử dụng khá linh hoạt hình ảnh các thủ lĩnh ý kiến để “lấy lòng” công chúng, chẳng hạn như sự kiện Bộ tài chính nước ta chính thức thừa nhận Bản tin tài chính của Đài truyền hình Việt Nam là kênh thông tin chính thức của bộ ngày 21/7/2008.10
4.2 Thủ lĩnh ý kiến – nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành dư luận xã hội
Dư luận xã hội trước hết là một sự kiện xã hội, nó được xem như là sản phẩm của truyền thông Quá trình hình thành dư luận xã hội được hiểu như là quá trình xuất hiện một thái độ đánh giá của một xã hội về vấn đề xã hội, và nó không phải là tập hợp tất cả ý kiến cá nhân mà là kết quả của sự tương tác ý kiến giữa các cá nhân về một vấn đề nào đó hay nói cách khác
nó là tập giao của các ý kiến cá nhân Vai trò của thủ lĩnh ý kiến thể hiện rõ nét trong quá trình hình thành dư luận xã hội thông qua việc phân tích cấu trúc của dư luận xã hội
Niềm tin, theo Kant, là sự phán xét điều gì đó là đúng11 Trong nhóm
xã hội, thủ lĩnh ý kiến đóng vai trò truyền đạt lại những thông điệp họ tiếp nhận được từ phương tiện truyền thông Họ có uy tín trong nhóm và khiến những người khác tin theo Điều này mang ý nghĩa họ đóng vai trò xây dựng
10 Trang web http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2007/8/21/120205/, bài viết Bản tin tài chính
trở thành kênh thông tin chính thống của Bộ Tài chính, truy cập 8: 45, ngày 20/12/2008.
11 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2006.