1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về giải quyết tai nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh sơn la

113 216 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 896,5 KB

Nội dung

Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tai nạn lao độngPháp luật về giải quyết TNLĐ được xây dựng và nghiên cứu với những nội dung cơ bản sau: Quy định về đối tượng được giải

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ A

Pháp luật về giải quyết tai nạn lao động và thực

tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyờn ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và phỏp luật

Mó số : 60380101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG 5

1.1 Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tai nạn lao động 5

1.1.2 Khái niệm giải quyết tai nạn lao động và những vấn đề cần thực hiện khi giải quyết tai nạnlao động 8

1.2 Điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động 9

1.2.1 Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động 91.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tai nạn lao động13

1.2.3 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết tainạn lao động ở

Việt Nam 15

1.3 Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số quốc gia về giải quyết tai nạn laođộng 21

1.3.1 Những quy định của ILO về giải quyết tai nạn lao động 21

1.3.2 Những quy định của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết tai nạn lao động 23

1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH SƠN LA29

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động 29

2.1.1 Các quy định của pháp luật về xác định đối tượng được giải quyết chế độ tai nạn lao động 292.1.2 Các quy định của pháp luật về chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động 34

2.1.3 Các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết tai nạn laođộng 43

2.1.4 Các quy định của pháp luật về khai báo, lập hồ sơ và điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn laođộng 48

Trang 3

2.1.5 Các quy định của pháp luật về giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến giải quyết tainạn lao động 56

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động tại tỉnh Sơn La 59

2.2.1 Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động tại tỉnh Sơn

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động 70

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động 75

3.2.1 Một số yêu cầu trong hoàn thiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động 75

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những nội dung nghiên cứu và được trình bày trong bàiluận văn là do bản thânthực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ NgânBình Luận văn không phải là công trìnhnghiên cứu nào đã có trước đây Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực, mọi tài liệu thamkhảo được chú thích và trích dẫn đầy đủ theo danh mục Việc hoàn thành khóa luận được thực hiệntheo đúng quy cách, quy định của Nhà trường

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Đỗ Ngân Bình – Giảng viên Bộ môn Luật Laođộng vì những giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Cô để em hoàn thành luận văn này

HỌC VIÊN

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình tai nạn lao độngTNLĐ đã và đang diễn ra ngày càng gia tăng vềsố vụ và mức độ nghiêmtrọng, trở thành một vấn đề đáng báo động và được xãhội đặc biệt quan tâm

Mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng nghìn vụ TNLĐ, làm hàng trăm ngườichết: năm 2013 xảy ra6.695 vụ TNLĐ làm 6.887 người bị nạn; năm 2014 đã xảyra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bịnạn; năm 2015 xảy ra 7.620 vụ TNLĐlàm 7.785 người bị nạn trên toàn quốc Có thể thấy, cùng với

sự phát triển củakinh tế, của hoạt động sản xuất, mặc dù chúng ta đã có hệ thống pháp luật laođộngđiều chỉnh về TNLĐ, nhưng TNLĐ vẫn chưa được kiểm soát tốt , Cùngvới sự phát triển của kinh

tế và hoạt động sản xuất, số lượng các vụ và số ngườibị nạn do TNLĐ vẫn gia tăng mạnh qua cácnăm Vì vậy, việc nghiên cứu dướigóc độ khoa học pháp lý về giải quyết TNLĐ là cần thiết

Tai nạn lao động xảy ra vốn luôn nằm ngoài sự dự liệu, cũng như nằmngoài sự mong muốn của cácchủ thể khi tham gia quan hệ lao động Nhưng vìnhững lý do khác nhau, TNLĐ vẫn xảy ra và gầnnhư không tránh khỏi trong suốt những năm qua Khi xảy ra TNLĐ, NLĐ – chủ thể bị tai nạn sẽ bịảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất không chỉ về sức khỏe, mà việc suy giảm khả năng lao động cònkhiến họ có thể lâm vào tình trạng thất nghiệp, tàn phế cả đờigiảm sút hoặc mất khả năng lao động,thậm chí là tử vong Do đó đòi hỏi việc giải quyết TNLĐ đặc biệt là giải quyết chế độ cho họ phảiđảm bảo kịp thời, thỏa đáng; vấn đề mà trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế Bởivậy, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về các quy định của pháp luật về giải quyết TNLĐ hiệnhành là cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được một số giải pháp hữu hiệu góp phần hoàn chỉnh hệthống pháp luật, là cơ sở đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho các chủ thể liên quan, đặc biệt là NLĐ.Đồng thời, với thực tế sinh sống và làm việc trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc là Sơn La, tácgiả nhận thấy việc thực hiện pháp luật về giải quyết TNLĐ tại Sơn La còn tồn tại nhiều bất cập Do

đó, cần sự tìm hiểu nghiên cứu để chỉ ra những hạn chế từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệuquả thực hiện pháp luật về giải quyết TNLĐ tại địa phương

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Những công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật giải quyết tai nạn laođộng không nhiều, đặcbiệt là không có nhiều tác phẩm chỉ tập trung phân tíchnội dung này Có một số công trình đề cậptới những vấn đề liên quan tới giảiquyết tai nạn lao động: ở bậc khóa luận tốt nghiệp có đề tài

“Trách nhiệm củangười sử dụng lao động đối với vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”,tácgiả Nguyễn Thị Bình, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; ở bậc Thạc sĩ có đềtài “Chế độ tai nạn laođộng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giảPhạm Thị Phương Loan, Đại học Luật HàNội, năm 2011; đề tài “Chế độ bảohiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thựctrạng và giải pháphoàn thiện” của tác giả Vũ Tuấn Đạt, Đại học Luật Hà Nội, năm 2014 Ngoàiracòn có một số sách, tạp chí, bài báo nghiên cứu về lĩnh vực này Tuy nhiênnhững công trìnhnghiên cứu này phần nhiều đã không còn mang tính cập nhậtdo pháp luật lao động hiện hành đã cónhiều thay đổi so với thời kỳ công trìnhđược công bố

Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về thực tiễn thựchiện pháp luật về giải

quyết TNLĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La Do đó, t Tác giảchọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tai

Trang 6

nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La” để nghiên cứu trong luận văn trình độ thạc

sĩ của mình

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về giải quyết TNLĐ đối với NLĐ, tập trung nghiên cứu quyđịnh của pháp luật đối với NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp,

tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ ViệtNam, không nghiên cứu nhóm NLĐ là công chức, viên chứcnhà nước và NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Phạm vi nghiên cứu: Ppháp luật về giải quyết tai nạn lao động được hiểulà những quy định củapháp luật lao động hiện hành về giải quyết tai nạn laođộng, cụ thể là những quy định trong Bộ luậtLao động năm 2012, Luật Bảohiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 vàcác văn bảnhướng dẫn đang có hiệu lực

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng phápluật Việt Nam về giải quyếttai nạn lao động, thực tiễn thực hiện những quy địnhcủa pháp luật về giải quyết tai nạn lao độngtrên địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó đưara những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi pháp luậvề giải quyết tai nạn lao động tại Sơn La

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về giải quyết tai nạn lao độngnhư thế nào?

- Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tai nạn laođộng tại Sơn La có nhữngthành tựu và khó khăn gì?

- Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tai nạn lao độngtại tỉnh Sơn La?

6 Phương pháp nghiên cứu luận văn

Phương pháp liệt kê: Lliệt kê một số quy định của pháp luật liên quan đếnđề tài nhằm giúp ngườiđọc dễ dàng hiểu những vấn đề phân tích.;

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nnghiên cứu, phân tích các quy địnhcủa pháp luật thực định,phân tích thực trạng thực hiện pháp luật; từ đó tổng hợp,đưa ra đánh giá, nhận định về những thànhtựu cũng như hạn chế

Phương pháp so sánh: Đđược sử dụng để so sánh những quy định củapháp luật Việt Nam với thếgiới, quy định của pháp luật từng thời kỳ với nhau.Từ đó rút ra những điểm tiến bộ, để học tập,duy trì và hoàn thiện hệ thống phápluật

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giải quyết tai nạnlao động, kinh nghiệmcủa một số quốc gia và tổ chức quốc tế về vấn đề này, từđó rút ra bài học kinh nghiệm cho ViệtNam

Trang 7

Luận văn cũng sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật ViệtNam hiện hành về giảiquyết tai nạn lao động, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế làm cơ sở hoàn thiện pháp luật.

Từ việc nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, luận văn sẽ phân tích những kết quả đạt đượccũng như những hạn chế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nângcao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh

8 Bố cục của luận văn

Chương 1: Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động và pháp luậtvề giải quyết tai nạn laođộng

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động vàthực tiễn thực hiện tạitỉnh Sơn La

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật vềgiải quyết tai nạn lao động tại tỉnh Sơn La

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ

GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG 1.1 Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tai nạn lao động

1.1.1.1 Khái niệm tai nạn lao động

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, TNLĐ được hiểu là tai nạnbất ngờ xảy ra do lao độnghay trong quá trình lao động, có thể gây tử vong hoặcgây cho cơ thể tổn thương hoặc một rối loạnchức năng vĩnh viễn hay tạm thời

Có rất nhiều loại TNLĐ: ngã, đụng dập, điện giật, cháy, bỏng, các trường hợpnhiễm hóa chất cấptính do sự cố1… [12] Có thể thấy cách định nghĩa này củaTừ điển Bách khoa toàn thư Việt Namtập trung vào tính không lường trước củaTNLĐ, hậu quả gây ra cho sức khỏe con người và nguyênnhân dẫn đến TNLĐ.Từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis định nghĩa: TNLĐ làmột

sự kiện không được lập kế hoạch, không biết trước và không mong muốn cóthể hoặc không gâythiệt hại về thể chất và/hoặc phá hủy tài sản; hoặc bất kỳ sựkiện nào không mong muốn gây trởngại hoặc cản trở quy trình sản xuất hoặcmột quá trình2 Từ điển Lewis khi định nghĩa về TNLĐ

đã tập trung vào ý chícủa các chủ thể khi TNLĐ xảy ra – “không mong muốn” và “không biếttrước”,đồng thời cách định nghĩa này làm rõ hậu quả gây ra từ TNLĐ, có thể là thiệt hạicho conngười hoặc tài sản, thiệt hại này có thể là thiệt hại thực tế hoặc “đe dọa”gây thiệt hại, thiệt hại nàytác động trực tiếp tới quá trình làm việc và sản xuất.[13]đều đưa ra định nghĩa thống nhất vềTNLĐ, theo đó TNLĐ là tai nạn gây tổnthương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặcgây tử vong chongười lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiệncôngviệc, nhiệm vụ lao động

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TNLĐ nhưng nhìn chung đềuthống nhất cách hiểuTNLĐ là những tai nạn xảy ra bất ngờ, con người không thểdự báo trước về không gian và thờigian, gắn với quá trình làm việc của NLĐ trongmột khoảng thời gian và không gian cụ thể, để lạihậu quả chết người hoặc làm tổnthương, hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộphận nào đó trên cơthể NLĐ Có thể thể nói, so với quan điểm của thế giới thì cách định nghĩavềTNLĐ của Việt Nam trong văn bản pháp lý đã khá đầy đủ, chính xác và rõ ràng

1.1.1.2 Đặc điểm của tai nạn lao động

Từ cách hiểu về TNLĐ có thể xác định TNLĐ có những đặc điểm cơ bản sau:Thứ nhất, người bịTNLĐ phải là NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng laođộng trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức hoặc cho cá nhân; người thử việc,người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ3 Theoquy định tại khoản 1Điều 3 BLLĐ năm 2012, NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả nănglaođộng và làm việc theo hợp đồng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kếttheo một trongcác loại sau: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động xác định thời hạn từ

đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao độngtheo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn dưới 12 tháng (Điều22 -BLLĐ) Hình thức của hợp đồng lao động được thể hiện bằng vănbản hoặcbằng lời nói (Điều 16 – BLLĐ)

Trang 9

Thứ hai, hậu quả do TNLĐ gây ra làm ảnh hưởng tới các bộ phận, chứcnăng của cơ thể NLĐ nhưtổn thương gây ra gãy tay, gãy chân, mù mắt hoặcbản thân NLĐ tử vong Ngoài ra, TNLĐ còn cóthể dẫn tới sự thiệt hại về củacải, vật chất như sập nhà, hỏng máy móc, thiết bị

Thứ ba, địa điểm xảy ra TNLĐ được xác định tại một trong ba nơi: (1) tạinơi làm việc theo quyđịnh và thỏa thuận trong hợp đồng lao động; (2) ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của NSDLĐ; (3)trên tuyến đường đi và về hợp lý từ nơi ởđến nơi làm việc và ngược lại

Thứ tư, thời gian xảy ra TNLĐ được xác định gắn liền với địa điểm xảy raTNLĐ, đó là trong giờlàm việc hoặc ngoài giờ làm việc Việc xác định “tronggiờ làm việc” căn cứ vào sự thỏa thuận giữaNLĐ và NSDLĐ trên cơ sở quyđịnh của pháp luật, quy định của thỏa ước lao động tập thể (nếucó), hoặc trongnội quy lao động Thời giờ làm việc có thể là ban ngày hoặc ban đêm, không quá 8giờ/ngày và 48 giờ/tuần, chưa kể thời gian làm thêm khác (nếu có) Thời giờlàm việc cũng đượcxác định đối với các loại thời giờ như: nghỉ giải lao theotính chất của công việc, nghỉ cần thiếttrong quá trình lao động cho nhu cầu sinhlý tự nhiên của con người, thời giờ nghỉ mỗi ngày 60phút đối với lao động nữnuôi con dưới 12 tháng tuổi, nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữtrongthời gian hành kinh4 (Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP)

Thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy ra TNLĐ là thờigian ngoài giờ làm việckhi NLĐ đang làm công việc theo yêu cầu của NSDLĐvà thời điểm NLĐ bị tai nạn khi đang trênđường đi làm hoặc đang trên đườngvề trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

Thứ năm, TNLĐ xảy ra do sự tác động bởi những yếu tố nguy hiểm, độchại trong quá trình thựchiện công việc, nhiệm vụ mà NSDLĐ giao Bên cạnh đó,trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đang làmviệc do tác động bởi những yếu tốkhách quan, không phải do công việc gây ra như lũ lụt, động đất,hỏa hoạn cũng được coi là TNLĐ, miễn là tai nạn xảy ra khi họ đang làm nhiệm vụ vàthực hiệncông việc theo yêu cầu của NSDLĐ, không nhất thiết tai nạn đó phảido chính công việc họ đangthực hiện gây nên

Như vậy, có thể nói dấu hiệu quan trọng nhất để xác định TNLĐ là tai nạnđó luôn gắn liền với việcthực hiện công việc, nhiệm vụ của NLĐ Chỉ được coilà TNLĐ khi tai nạn đó xảy ra trong quátrình NLĐ thực hiện các nghĩa vụ laođộng được pháp luật quy định; theo nội quy, quy chế của đơn

vị sử dụng laođộng hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp 4Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động đồng lao động… Những trường hợp khácđều được coi là tai nạn rủi ro và từ đó việc giải quyết tai nạn đặt ra đối với NLĐ sẽ được thực hiệnvới những quyền lợi và chế độ khác

1.1.2 Khái niệm giải quyết tai nạn lao động và nNhững vấn đề cần thựchiện khi giải quyết tai nạn lao động

Giải quyết TNLĐ được hiểu là việc các chủ thể thực hiện trách nhiệm,nghĩa vụ của mình khi cóTNLĐ xảy ra, với mục đích đảm bảo quyền lợi củaNLĐ bị ảnh hưởng do TNLĐ và để Nhà nướcthực hiện chức năng quản lý Nhànước trong lĩnh vực lao động

Để giải quyết TNLĐ, trước hết, cần xác định được tai nạn xảy ra có là tainạn lao động hay không,với những biểu hiện và đặc điểm về người bị nạn, vềhậu quả của tai nạn, về địa điểm, thời gian xảy

ra tai nạn và nguyên nhân dẫn tớitai nạn Khi xác định được tai nạn xảy ra là tai nạn lao động, quátrình giải quyếtluôn cần sự tham gia của nhiều chủ thể với từng vai trò và trách nhiệm khác

Trang 10

nhau Cụ thể:- NSDLĐ có trách nhiệm: sơ Sơ cứu, cấp cứu kịp thời; thanh toán các chiphí điều trịcho người bị TNLĐ; trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị; thànhlập Đoàn điều tra về TNLĐ;xác định yếu tố lỗi của NLĐ trong việc xảy raTNLĐ, là cơ sở để bồi thường hoặc trợ cấp choNLĐ Đồng thời, NSDLĐ phảithực hiện việc khai báo, lập hồ sơ vụ tai nạn lao động, thống kê, báocáo vềTNLĐ Với những vụ TNLĐ chết người hoặc tai nạn nặng phải giữ nguyên hiệntrường;cung cấp tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theoyêu cầu của Đoàn điều tra tainạn lao động cấp trên; đồng thời thanh toán cáckhoản chi phí phục vụ cho việc điều tra TNLĐ.Trong trường hợp có khiếu nại,tố cáo đối với quyết định, hành vi của NSDLĐ, chính chủ thể này

sẽ giải quyếtlần đầu đối với khiếu nại, tố cáo đó

- Cơ quan bảo hiểm: khi Khi NLĐ tham gia BHXH, ngoài trách nhiệmgiải quyết TNLĐ củaNSDLĐ, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm chi trả chế độTNLĐ cho NLĐ bị tai nạn lao động Đây

là khoản trợ cấp quan trọng để bù đắphoặc thay thế thu nhập của NLĐ bị ảnh hưởng hoặc bị mất

do TNLĐ, từ đó giúphọ cũng như thân nhân của họ sớm ổn định lại cuộc sống, đảm bảo được mứcsống tối thiểu

- Trách nhiệm của những chủ thể khác:

+ Trường hợp tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặngtrở lên, cơ quan quản lý

về lao động địa phương phải thành lập Đoàn điều tra tainạn lao động Định kỳ thực hiện thống kê

và báo cáo tai nạn lao động 6 tháng đầunăm và trong một năm

+ Tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở: phải cử người tham

gia Đoàn điều tra tai nạn lao động

+ Người bị nạn, người biết sự việc và người có liên quan đến vụ tai nạn

lao động: cần khai báo trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về

những sự việc có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu

Ngoài ra, việc giải quyết tai nạn lao động còn bao gồm hoạt động giải

quyết khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của NSDLĐ: khi có căn cứ cho rằng

quyết định, hành vi của NSDLĐ là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền,

lợi ích hợp pháp của NLĐ thì người khiếu nại, tố cáo có quyền thực hiện khiếu

nại, tố cáo đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Đồng thời, cơ

quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về TNLĐ sẽ thực

hiện xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi vi phạm về tai nạn lao động

1.2 Điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động

1.2.1 Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết

tai nạn lao động

Trang 11

Ở nước ta Ttình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần

đây tăng báo động về cả số vụ và mức độ nghiêm trọng, trở thành một vấn đềđược xã hội đặc biệt quan tâm

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2015 cả

nước đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động làm chết 666 người, 7.785 người bịthương, thiệt hại 153,97 tỷ đồng Trong đó, ngành xây dựng đứng đầu về tai nạnlao động, chiếm 35,2% số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết;tiếp đó đến các ngành cơ khí chế tạo (chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và8,1% tổng số người chết); dịch vụ (chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8%tổng số người chết); dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa (chiếm 5,9% tổng số vụchết người và 6,1% tổng số người chết); khai thác khoáng sản (chiếm 5,5% tổng

số vụ chết người và 6,9% tổng số người chết); nông lâm nghiệp (chiếm 5,5%tổng số vụ chết người và 5% tổng số người chết)

Trong đó, các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất đượcghi nhận là: ngã từ trên cao (chiếm 28,1% tổng số vụ chết người và 26,4% tổng

số người chết); điện giật (chiếm 18,9% tổng số vụ chết người và 17,2% tổng sốngười chết); vật rơi, đổ sập (chiếm 16,8% tổng số vụ chết người và 22,6% tổng

số người chết); tai nạn giao thông (chiếm 13% tổng số vụ chết người và 12%tổng số người chết); máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn (chiếm 5,95% tổng số vụ chếtngười và 5% tổng số người chết); vật văng bắn (chiếm 7,1% tổng số vụ chếtngười và 6,5% tổng số người chết)

Dưới đây là bảng So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2015, qua đóthấy được tình trạng đáng báo động về TNLĐ ở Việt Nam:

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giảm

1 Số vụ 6.709 7.620 +911 (13,6 %)

Trang 12

Về tình hình TNLĐ theo loại hình cơ sở sản xuất: Ttheo báo cáo thống kê

của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 40,2% số vụ tai nạn chết người và40,1% số người chết xảy ra ở loại hình công ty cổ phần; 31,5% số vụ tai nạn chếtngười và 34,1% số người chết xảy ra ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn;loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 10,1% số

vụ tai nạn chết người và 9,6% số người chết; loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộkinh doanh cá thể chiếm 8,8 % số vụ tai nạn chết người và 8,0% số người chết;loại hình công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,3% số vụ tainạn chết người và 1,2% số người chết Như vậy, loại hình công ty cổ phần vàcông ty trách nhiệm hữu hạnTNHH là khu vực doanh nghiệp để xảy ra nhiều vụTNLĐ nhất, một phần do đây là những loại hình doanh nghiệp chiếm đa số đangtồn tại và hoạt động tại Việt Nam Thêm vào đó, phần lớn công ty ở Việt Nam

Trang 13

hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế, chủ sử dụng lao động

chủ yếu quan tâm tới lợi nhuận, cố tình hoặc vô ý không chú trọng tới công tác

an toàn lao động; trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ; không trang bị đầy đủ

phương tiện bảo hộ cho NLĐ … do đó dễ xảy ra TNLĐ

Về tình hình TNLĐ ở các địa phương: các Các vụ TNLĐ xảy ra thường

tập trung ở những tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai

thác mỏ và xây dựng Trong năm 2015, TP Hồ Chí Minh là địa phương có số

người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất, với 105 vụ TNLĐ chết người làm 108

người chết, trong tổng số 1.525 vụ TNLĐ, làm 1.547 người bị nạn Tiếp đến là

các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, TP Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tĩnh,

Long An, Thái Nguyên, Thanh Hóa Đáng chú ý, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và

Long An là những địa phương tăng cao cả về số vụ TNLĐ và số vụ TNLĐ chết

người Đồng Nai là tỉnh có số vụ TNLĐ nhiều nhất cả nước với 2.230 vụ, nhưng

chỉ với 29 vụ TNLĐ chết người, làm 29 người chết5

5 3 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thông báo số 537 /TB-LĐTBXH ngày 26 tháng 02 năm

2016 về

Tình hình tai nạn lao động năm 2015

16

Như vậy, đã 5 năm liên tiếp (2011-2015) TP Hồ Chí Minh luôn đứng đầu

về số vụ TNLĐ làm chết người Bên cạnh đó, những tỉnh thành: TP Hà Nội,

Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Long An là những

cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong thống kê 10 địa phương xảy ra nhiều vụ

TNLĐ chết người trên cả nước trong 5 năm trở lại đây [7]

Với số liệu thống kê về tổng số vụ tai nạn lao động, tương đương trên cả

nước sẽ có hơn 500 người bị tai nạn/tháng, hơn 130 người/tuần, 27 người/ngày

và khoảng 3,4 người/giờ (tính theo 8 giờ làm việc) Chưa kể, đây chỉ là con số

Trang 14

thống kê của 18.375/265.000 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ chưa tới 10%) Số doanhnghiệp còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã “bỏ qua” việc báo cáo

về tình hình TNLĐ, do đó số vụ tai nạn lao động trên thực tế có lẽ còn lớn hơnnhiều lần

Bên cạnh đó, việc xảy ra tai nạn lao động gây nên nhiều ảnh hưởng tới cả

NLĐ và NSDLĐ

Nguyên nhân TNLĐ có nhiều, song theo báo cáo của Bộ Lao

động-Thương binh và Xã hội, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới TNLĐ được xác định chủyếu do lỗi của NSDLĐ (chiếm 52,8% trong các vụ gây ra chết người) với cácbiểu hiện chủ yếu: không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết

bị không đảm bảo an toàn lao động; không huấn luyện an toàn lao động choNLĐ; do tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo; không trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động Chính ý thức phớt lờ các quy định về

an toàn lao động trong tổ chức thi công, sản xuất và hoạt động của NSDLĐ đãđẩy NLĐ vào thế phải đối diện với những rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàntính mạng của bản thân Bên cạnh đó, chính NLĐ cũng tự đặt bản thân vào nguyhiểm trong quá trình lao động khi vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao độnghoặc không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Khi TNLĐ xảy ra, chịu thiệt thòi lớn nhất chính là NLĐ Thực tế, NLĐ

không những bị tổn hại về tính mạng hoặc sức khỏe, khả năng làm việc mà còn đểlại những dư chấn về tâm lý, đặc biệt khi việc xảy ra TNLĐ khiến họ rơi vào cảnhtàn phế Khi đã mất sức khoẻ, ít có lao động nào có thể đảm nhiệm được công việc

cũ với mức thu nhập như trước đó Khi người bị tai nạn trở nên tàn phế, đồng17

nghĩa với mất việc làm, thất nghiệp và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,

Trang 15

đó chính là hệ luỵ khó có thể giải quyết được Từ đó, gia đình của họ cũng gặpkhốn khó do mất người thân hoặc mất trụ cột lao động trong nhà, dẫn đến cuộcsống bị đảo lộn, thu nhập giảm sút và có thể rơi vào tình trạng đói nghèo.

Khi TNLĐ xảy ra, chủ sử dụng lao động cũng phải gánh chịu không ít

thiệt hại do tốn kém chi phí y tế, giám định thương tật, bồi thường, trợ cấp chonạn nhân… Bên cạnh đó, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp cũng bị ảnhhưởng nghiêm trọng, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải khắc phục hậuquả, phục vụ điều tra nguyên nhân gây tai nạn

Với những thực tế khách quan đó, việc xây dựng và hoàn thiện khung

pháp lý về giải quyết TNLĐ là một yêu cầu vô cùng cần thiết và cấp bách KhiTNLĐ đang trở thành một vấn đề đáng báo động đặt ra với toàn xã hội, số vụTNLĐ xảy ra ngày càng tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng; hậu quả mà nógây ra cũng vô cùng nặng nề, thiệt hại cả về tính mạng, tài sản; mức độ ảnhhưởng không chỉ dừng lại đối với mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp

mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung về kinh tế-xã hội của đất nước Do đó,cần thiết pháp luật phải có những quy định cụ thể về giải quyết TNLĐ, đảm bảoviệc giải quyết quyền lợi cho chủ thể bị ảnh hưởng bởi TNLĐ, để họ được hỗtrợ, đảm bảo cuộc sống tối thiểu do TNLĐ mà bị ảnh hưởng Đồng thời, xâydựng nên một cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm đối với các chủ thểtrong việc để xảy ra TNLĐ; góp phần nâng cao ý thức của các chủ thể trong việcphòng, tránh TNLĐ; giúp ổn định quan hệ lao động

1.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tai nạn lao độngPháp luật về giải quyết TNLĐ được xây dựng và nghiên cứu với những

nội dung cơ bản sau:

Quy định về đối tượng được giải quyết chế độ tai nạn lao động, trong đó

xác định những chủ thể nào; trong những điều kiện, trường hợp cụ thể nào được

Trang 16

xác định là tai nạn lao động và hưởng chế độ tai nạn lao động.

Quy định về chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động: Nội dung này

xác định trách nhiệm giải quyết chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, theo đó pháp18

luật xác định trách nhiệm này đối với hai chủ thể: NSDLĐ và cơ quan BHXH.Đối với từng chủ thể, pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện chitrả, mức chi trả, nguyên tắc chi trả các khoản bồi thường, trợ cấp Theo đó, tùyvào việc xác định yếu tố lỗi của NLĐ, NSDLĐ sẽ có trách nhiệm chi trả bồithường hoặc trợ cấp cho họ Cơ quan BHXH tùy từng trường hợp, có tráchnhiệm chi trả các khoản trợ cấp: trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấpphục vụ, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ

Quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết TNLĐ: Trách

nhiệm của người sử dụng lao động trong giải quyết chế độ cho người lao động bịtai nạn lao động: bên cạnh trách nhiệm về bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ khixảy ra TNLĐ, NSDLĐ còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác tronggiải quyết TNLĐ như: sơ cứu, cấp cứu kịp thời; thanh toán các chi phí điều trị;trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị cho NLĐ; khai báo, lập hồ sơ vụ TNLĐ;thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động; thànhlập Đoàn điều tra về tai nạn lao động cấp cơ sở; giải quyết khiếu nại lần đầu đốivới quyết định, hành vi của mình…

Để giải quyết chế độ cho NLĐ bị TNLĐ, không chỉ có vai trò, trách

nhiệm của NSDLĐ, mà cần đến sự cùng tham gia giải quyết của các chủ thểkhác, được pháp luật lao động xác định cụ thể và rõ ràng: trách nhiệm của cơquan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong giải quyết tai nạn làm chếtngười hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên; trách nhiệm của Công đoàn

Trang 17

trong cử người tham gia Đoàn điều tra TNLĐ; trách nhiệm khai báo của người bịnạn, người biết sự việc và người có liên quan đến vụ TNLĐ.…

Quy định về khai báo, lập hồ sơ và điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao

động: Nhằm thực hiện mục đích quản lý và xử lý TNLĐ, pháp luật lao động đãđưa ra những quy định cụ thể, chi tiết về lập hồ sơ vụ TNLĐ Đặc biệt nhằm đạtđược hiệu quả và giải quyết thỏa đáng, kịp thời TNLĐ, pháp luật xác định cụ thể

về thành phần, thẩm quyền, trách nhiệm của đoàn điều tra TNLĐ; thời hạn vàtrình tự điều tra Đồng thời, quy định rõ về trách nhiệm và thời hạn thực hiệnthống kê, báo cáo TNLĐ của các chủ thể: NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước vềlao động cấp tỉnh

19

Quy định về giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến giải quyết tai

nạn lao động: (1) giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó xác định chủ thể có thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

về TNLĐ; (2) giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, TNLĐ khác có dấuhiệu tội phạm; (3) xử lý vi phạm hành chính những hành vi vi phạm về TNLĐ,trong đó pháp luật quy định cụ thể về nguyên tắc, hình thức xử phạt, những hành

vi được xác định là vi phạm pháp luật về TNLĐ và mức phạt tương ứng

1.2.3 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết

tai nạn lao động ở Việt Nam

1.2.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1994

Giai đoạn 1945-1994 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của

hệ thống pháp luật lao động Việt Nam nói chung và pháp luật về giải quyết TNLĐnói riêng với sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994 – một văn bản quy phạmpháp luật thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao, phạm vi áp dụng rộng Trước khi cóBLLĐ, chúng ta chỉ có những văn bản pháp lý tồn tại dưới dạng văn bản dưới luật

Trang 18

như Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư… hệ thống văn bản này chưa đủ mạnh để điềuchỉnh quan hệ xã hội liên quan đến giải quyết chế độ TNLĐ.

Giai đoạn trước năm 1945: Đđất nước chìm đắm trong ách thống trị của

thực dân Pháp, chúng thao túng ta về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

và cả hệ thống pháp luật Đối với giải quyết chế độ TNLĐ, thực dân Pháp chỉthực hiện chế độ trợ cấp cho công chức Việt Nam làm việc và phục vụ cho các

cơ quan của Pháp; còn những NLĐ, công chức, viên chức không làm việc chochúng sẽkhác không được hưởng trợ cấp TNLĐ Có thể nói đây là thời kỳ đentối của xã hội Việt Nam, NLĐ không được hưởng quyền lợi gì mà còn bị áp bức,bóc lột thậm tệ

Giai đoạn 1945 – 1954: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã tạo

ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam, miền Bắc giành được chính quyền

và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa Ngay sau khi giành thắng lợi, dưới sựlãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, miền Bắc bắt tay vào khôi phục đấtnước sau chiến tranh, cùng với công cuộc diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.Chúng ta bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước mới, trong đó chú trọng xây20

dựng hệ thống pháp luật mơi, thay thế những quy định, chính sách hà khắc trước

đó của thực dân Pháp Ngày 20/5/1950, Chính phủ Việt Nam ban hành Sắc lệnh

số 76/SL quy định chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất Sắc lệnhquy định nếu công chức chết do TNLĐ thì vợ (chồng), các con được hưởng trợcấp Tuy nhiên Sắc lệnh này vẫn chưa thể hiện được tính xã hội khi quy định đốitượng áp dụng chỉ là những công chức nhà nước, còn nhóm đối tượng là NLĐchiếm đông đảo trong xã hội, thực hiện những công việc nặng nhọc, độc hại lạikhông được hưởng trợ cấp

Trang 19

Giai đoạn 1954 - 1975: quy Quy định về giải quyết TNLĐ trong giai đoạn

này đã có sự tiến bộ hơn thời kỳ trước, biểu hiện ở việc đối tượng áp dụng chế độTNLĐ đã được mở rộng, không chỉ công chức, viên chức nhà nước mà cả côngnhân cũng là chủ thể được hưởng Ngày 01/01/1961, Chính phủ ban hành Nghịquyết số 80 phê chuẩn Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân vàviên chức nhà nước Đến ngày 27/12/1961, Nghị định số 218/NĐ-CP ra đời kèmtheo bản Điều lệ Theo bản Điều lệ này, chế độ TNLĐ được áp dụng đối với côngnhân và công chức, viên chức nhà nước; mức trợ cấp được hưởng là 100% lươngcộng phụ cấp (nếu có) trong suốt thời gian điều trị cho đến khi ổn định thương tật.Sau khi điều trị người bị nạn sẽ được xếp hạng thương tật và hương trợ cấp tínhtheo tháng lương chính Nếu NLĐ bị suy giảm 5-30% khả năng lao động thì đượctrợ cấp một lần, bị suy giảm từ 31% trở lên thì được trợ cấp hàng tháng, mức trợcấp bằng 7-70% lương chính

Giai đoạn 1975 – 1994: đây Đây là thời kỳ đất nước hoàn toàn giải phóng,

tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VI được tổ chức, đây là đại hội đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển

xã hội Việt Nam, kể từ đây đất nước đi theo chế độ kinh tế thị trường, xóa bỏbao cấp Sau đại Đại hội, rất nhiều văn bản đã được ban hành hướng dẫn chi tiết

về giải quyết chế độ TNLĐ như Chỉ thị số 162/CT ngày 03/5/1985 quy định vềviệc tăng cường công tác BHXH đối với công nhân viên chức; Quyết định

131/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tỷ lệ trích nộp kinh phí BHXH

do Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số43/NĐ-CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời về chế độ BHXH Sau một nămtriển khai thực hiện Nghị định 43, ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội21

khóa IX đã thông qua Bộ luật lao độngBLLĐ và có hiệu lực kể từ ngày

Trang 20

01/01/1995, sau đó bộ luật được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tìnhhình thực tế vào các năm 2002, 2006, 2007 Bộ luật đã dành riêng một chươngnói về an toàn lao động – vệ sinh lao động và 3 điều luật trực tiếp quy định vềgiải quyết chế độ TNLĐ tại các điều 105, 107, 108; trở thành cơ sở pháp lý quantrọng bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong nền kinh tế thị trường mà Việt Nam mớitrên bước đường chuyển đổi.

1.2.3.2 Giai đoạn từ năm 1994 đến trước năm 2006

Giai đoạn 1994 – 2006 là giai đoạn đánh dấu một bước tiến mới của hệ

thống pháp luật Việt Nam về giải quyết TNLĐ với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xãhộiBHXH năm 2006 Để chuẩn bị cho sự ra đời của văn bản này, trước đó nhiềunghị định, thông tư đã được ban hành như Nghị định 12/1995 quy định về việcban hành Điều lệ BHXH, Nghị định 100/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Thông tư số 06/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp BHXHtheo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 về việc điều chỉnh tiền lương,trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương, Nghị định

208/2004/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH…

Trên cơ sở sự ra đời của những văn bản trên và tình hình thực tế quan hệ

xã hội về BHXH ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia loại hình bảo hiểm nàyngày càng tăng, nhất là đối với nhóm NLĐ và cán bộ, công chức, viên chức nhànước Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa to lớn khi họ bị rơi vào những tình huống rủi

ro, làm mất hoặc ảnh hưởng thu nhập như TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, tửtuất… vì vậy cần có một văn bản pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh loại quan hệnày Ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Bảohiểm xã hội gồm 11 chương, 141 điều Đối với vấn đề TNLĐ, Luật BHXH dành

Trang 21

một mục lớn tại chương 3 để điều chỉnh quan hệ xã hội này, từ điều 38 đến điều

48, trong đó quy định cụ thể đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng, mức hưởng

Bên cạnh đó, thời kỳ này một loạt những văn bản hướng dẫn BLLĐ liên

quan đến giải quyết TNLĐ đã được ban hành nhằm hướng dẫn và nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật về vấn đề này, có thể kể đến: Thông tư 19/1997/TT- BLĐTBXH hướngdẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị TNLĐ;

Thông tư 34/1994/TT-LB hướng dẫn thi hành các chế độ trợ cấp BHXH về ốm

đau, thai sản, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ; Thông tư

03/1998/BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN hướng dẫn về khai báo và điều tra

TNLĐ; Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi

thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

1.2.3.3 Giai đoạn từ năm 2006 đến trước năm 2012

Nhìn lại giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006, ta có hai2 dấu ấn quan trọng

trong tiến trình lập pháp liên quan đến TNLĐ Đó là sự ra đời của BLLĐ năm

1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Luật BHXH năm 2006 (sửa đổi, bổ

sung năm 2011) Có thể nói đây là những thành quả lớn của pháp luật Việt Nam

trong việc điều chỉnh quan hệ lao động nói chung và giải quyết TNLĐ nói riêng,

tạo một cơ sở pháp lý vững chắc để các chủ thể liên quan bảo vệ quyền và lợi ích

của mình cũng như giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

phát sinh Trên cơ sở sự ra đời của hai văn bản quy phạm pháp luậtquan trọng

trên, nhiều văn bản dưới luật sau đó cũng đã nhanh chóng được ban hành nhằm

hướng dẫn cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn, giúp việc áp dụng pháp luật được chính

xác, hiệu quả

Các văn bản hướng dẫn BLLĐ liên quan đến giải quyết TNLĐ có thể kể

đến Nghị định 703/2006/NĐ-CP hướng dẫn về khoản tiền trợ cấp cho gia đình,

cán bộ, công nhân viên bị chết vì TNLĐ; Nghị định 122/2008/NĐ-CP hướng dẫn

Trang 22

về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH mộtlần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT hướng dẫn tổ chức thựchiện công tác an toàn- vệ sinh lao động trong cơ sở lao động…

Đối với văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hộiBHXH có Nghịđịnh 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội vềBHXH bắt buộc, Nghị định 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực BHXH, Thông tư 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giámđịnh mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Có thể nói với hệ thống văn bản điều chỉnh về TNLĐ này cơ bản đã khá

đầy đủ, hoàn chỉnh, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp23

pháp của NLĐ cũng như các chủ thể liên quan, tạo động lực cho kinh tế - xã hộingày càng phát triển

1.2.3.4 Giai đoạn từ năm 2012 đến nay

Sau 15 năm thi hành BLLĐ năm 1994, với nhiều lần sửa đổi bổ sung qua

các năm 2002, 2006 và 2007, Bộ luật lao động cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộcsống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động Tuynhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của thị trường lao động,quan hệ lao động nói riêng đã có những đổi mới đòi hỏi Bộ luật lao độngBLLĐcần phải được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện hơn Đồng thời,trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gianhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ luật lao độngBLLĐ cần phảiđược sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội trong tình hình mới, đồng thời nội luật hoá các quy định của các Công ướccủa Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và phù hợp với pháp luật lao động của các

Trang 23

nước ASEAN, thông lệ quốc tế.

Trước những yêu cầu thực tế đó, Bộ luật lao động năm 2012 đã được Quốc

hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông quangày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, bao gồm 17 Chương và

242 Điều Trong đó, liên quan đến giải quyết TNLĐ, BLLĐ 2012 đã có những bổsung quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ đối với người bị tai nạn lao động Đồngthời, sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực, một hệ thống các văn bản dưới luật hướngdẫn nội dung này cũng nhanh chóng được soạn thảo và ban hành, tạo khung cơ sởpháp lý vững chắc cho việc áp dụng bộ luật, như: Nghị định 45/2013/NĐ-CPhướng dẫn Bộ luật lao độngBLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và antoàn lao động, vệ sinh lao động; Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ; Thông tư04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chiphí y tế của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.…

Sau 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và các văn bản hướng

dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao độngNSDLĐ, góp phần thực hiện24

mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện chính sách, chế độ BHXH cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập và đặt ra nhucầu khách quan về việc sửa đổi Luật BHXH một cách căn bản nhằm thiết lậpkhung chính sách, pháp luật BHXH phù hợp với sự phát triển của kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 20/11/2014, pháp luật lao động đã ghinhận một bước tiến mới đó là sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội số

58/2014/QH13 năm 2014 được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII

Trang 24

gồm 9 chương với 125 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 với nhiềusửa đổi, bổ sung căn bản Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh và đảmbảo tốt hơn quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ bảo hiểm.

Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật

An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 gồm 7 chương, 93 điều, có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/7/2016, trong đó luật hóa các quy định đã được nêu tại cácnghị định, thông tư trước đó về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, giải quyết tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như quy định một cách tập trung các nộidung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động đang được nêu một cách phân tántại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, giờ được trình bày tại Chương III (Cácbiện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp) Với sự ra đời của Luật An toàn, vệ sinh lao động cácquy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Mục 3 Chương III,khoản 4 Điều 84, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 86, các điều 104, 105,

106, 107, 116 và 117 của Luật bảo hiểm xã hộiBHXH số 58/2014/QH13 hết hiệulực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Ngay sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao độngATVSLĐ được thông qua

Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật: Nghị định số37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắtbuộc; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật An toàn, vệ sinh lao động.…

Có thể nói với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giải

quyết TNLĐ đã hình thành một khung pháp lý cơ bản, vững chắc và đầy đủ điều25

chỉnh hoạt động giải quyết TNLĐ Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ

Trang 25

quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng như góp phần kiểm soát, xác định tráchnhiệm của các chủ thể liên quan trong giải quyết TNLĐ đảm bảo tính hiệu quả.1.3 Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số quốc

gia về giải quyết tai nạn lao động

1.3.1 Những quy định của ILO về giải quyết tai nạn lao động

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thành lập năm 1919 Lúc mới

thành lập, ILO là tổ chức độc lập liên kết với Hội Quốc Liên Đến năm 1946,ILO ký Hiệp định quy định các mối quan hệ với Liên Hợp quốc và trở thành tổchức chuyên môn đầu tiên của Liên Hợp quốc ILO được thành lập trên cơ sởbốn mục tiêu chiến lược: thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bảntại nơi làm việc; tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nữ giới và nam giới nhằm bảo đảmcông việc và thu nhập bền vững; tăng cường tính phổ cập và hiệu quả của bảotrợ xã hội cho tất cả mọi người; làm vững mạnh nguyên tắc ba bên và đối thoạitập thể Để thực hiện các mục tiêu trên, ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao độngquốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó quy định cáctiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do thương hội,quyền được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức,không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…) Đến nay,ILO đã thông qua 189 Công ước và 227 Khuyến nghị

Việt Nam tái gia nhập ILO năm 1992 và hoạt động như một thành viên đạidiện của Ban Điều hành ILO từ năm 2002 Văn phòng ILO tại Việt Nam chínhthức hoạt động vào năm 2003 Là một thành viên của tổ chức lao động quốc tếnên việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của tổ chức này về giải quyếtTNLĐ là việc làm cần thiết, quan trọng giúp chúng ta thấy được sự tương đồngcũng như khác biệt giữa hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, từ đó tiếp thu có

Trang 26

chọn lọc những quy định tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội cụ thểtrong nước để áp dụng, qua đó hoàn chỉnh hệ thống pháp luật lao động trongnước về vấn đề này.

Tính đến tháng 6/2016, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của ILO,

trong đó có 5/8 Công ước cơ bản Liên quan đến giải quyết TNLĐ, ILO cũng đã 26ban hành nhiều Công ước đa phương, trong đó có thể kể đến Công ước 121 vềtrợ cấp TNLĐ thông qua ngày 08/7/1964; Công ước 155 về An toàn lao động, vệsinh lao động và môi trường làm việc được thông qua ngày 22/6/1981; Công ước

số 174 năm 1993 về phòng ngừa những TNLĐ nghiêm trọng; Công ước số 187năm 2006 về cơ chế thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động Khuyến nghị 97 về bảo vệsức khỏe NLĐ ở nơi làm việc năm 1953; Khuyến nghị 121 về trợ cấp TNLĐ vàbệnh nghề nghiệp năm 1964 Trong số những Công ước trên Việt Nam đã thamgia Công ước số 155 năm 1981 và Công ước số 187 năm 2006

Trong những Công ước của ILO có quy định liên quan đến giải quyết

TNLĐ, đã xác định một số nội dung:

Về đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ: là Là người lao động, bao gồm cả

công chức, người học việc Điều 3 Công ước 155 có nêu “người lao động” baogồm tất cả những người đang được sử dụng, kể cả công chức; Công ước 121, Điều

4 quy định “Luật pháp quy định quốc gia về trợ cấp TNLĐ cần bảo vệ tất cả NLĐ

kể cả những người học việc trong khu vực tư nhân và nhà nước, bao gồm các hợptác xã và khi NLĐ chính trong gia đình chết thì phải quy định rõ những ngườiđược hưởng trợ cấp” Như vậy, phạm vi áp dụng chế độ trợ cấp TNLĐ cho ngườilao động theo ILO là rất rộng, bao gồm tất cả NLĐ, không phân biệt NLĐ đó đanglàm việc cho doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, cá nhân hay tổ chức Tuy nhiênCông ước cũng có sự linh hoạt đối với những quốc gia thành viên có hệ thốngkinh tế và y tế chưa phát triển đầy đủ có thể đề cập trong tuyên bố phê chuẩn

Trang 27

Công ước áp dụng ngoại lệ đối với một số điều khoản hoặc đối với NLĐ trên biển

và công chức trong trường hợp quốc gia đó phải bảo đảm quyền lợi tối thiểu củanhóm NLĐ đó tương đương với chế độ quy định trong Công ước

Về điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ: theo Theo Công ước 121 năm 1964,

người lao động bị TNLĐ được hưởng trợ cấp TNLĐ khi thuộc một trong cáctrường hợp sau: (1) tình trạng sức khỏe kém; (2) do sức khỏe kém nên không thểlàm việc nên không có thu nhập, như đã định nghĩa trong luật pháp và quy địnhquốc gia; (3) mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng tạo thu nhập trên mức độthương tật đã được pháp luật quy định, có thể trở thành thương tật vĩnh viễn hoặcmất một khả năng nào đó; (4) người trong gia đình mất đi sự hỗ trợ do NLĐ chính27

chết Trong đó Điều 7 Công ước cũng nêu: mỗi nước thành viên phải đưa ra địnhnghĩa về TNLĐ, trong đó nêu các điều kiện để tai nạn giao thông được coi làTNLĐ

Về các chế độ mà NLĐ bị TNLĐ sẽ được hưởng, gồm: chăm sóc sức khỏe

và các trợ cấp đi kèm cho người sức khỏe yếu như khám đa khoa, chuyên khoa,khám nha khoa, chăm sóc sức khỏe tại nhà, tại bệnh viện, cung cấp thuốc men,trang thiết bị y tế (Điều 10, 11, 12 Công ước 121 năm 1964); trợ cấp bằng tiềntheo các chế độ nêu trong Điều 6, khoản b, c và d (Điều 13 đến Điều 22 Côngước 121 năm 1964) Quyền được hưởng trợ cấp không phụ thuộc vào thời gianlàm việc, thời gian đóng bảo hiểm Trợ cấp được trả trong suốt thời gian hưởng:trong trường hợp mất khả năng lao động thì không cần trả trợ cấp bằng tiền mặttrong 3 ngày đầu tiên nếu luật pháp của một nước thành viên quy định một

khoảng thời gian chờ hưởng trợ cấp vào ngày Công ước này có hiệu lực, nhưngnước đó phải trình bày lý do thực hiện điều khoản này vào báo cáo Công ước

Trang 28

nộp cho Tổ chức Lao động quốc tế theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức hoặc khinước thành viên đó thực hiện một tuyên bố ngoại lệ Công ước 121 năm 1964cũng quy định cụ thể quyền khiếu nại của NLĐ trong trường hợp bị từ chối trợcấp hoặc chất lượng, số lượng trợ cấp không đúng quy định (Điều 23 Công ước).Công ước của ILO cũng quy định rất cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ

của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ bị TNLĐ: các nướcthành viên có trách nhiệm chung đối với việc cung cấp các trợ cấp được quyđịnh bởi Công ước này và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để phục vụ mục tiêu

đó Và mỗi nước thành viên phải tiến hành các biện pháp để phòng tránh TNLĐ,cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng để giúp người tàn tật trở lại công việctrước đây (Điều 25, 26 Công ước 121)

Có thể thấy hệ thống pháp luật của ILO liên quan đến giải quyết TNLĐ là

tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh, góp phần giúp NLĐ có được cơ sở pháp lý mangtầm vóc quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình

1.3.2 Những quy định của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết tai

nạn lao động

28

Để giúp hệ thống pháp luật về giải quyết TNLĐ của Việt Nam ngày càng

hoàn chỉnh, phù hợp với thực tế thì việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luậtcủa các quốc gia trên thế giới sẽ có vai trò rất lớn, giúp chúng ta có những họchỏi để sửa đổi, bổ sung pháp luật; đồng thời có những tiếp thu một cách có chọnlọc những kinh nghiệm tiến bộ, đúng đắn để áp dụng vào thực tế lập pháp ViệtNam Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đề cập tới hai hệ thống phápluật về giải quyết TNLĐ của hai nước là Thái Lan và Đức, đại diện cho hai nềnvăn hóa Á và Âu

1.3.2.1 Giải quyết tai nạn lao động theo pháp luật Thái Lan

Trang 29

Về đối tượng được giải quyết chế độ TNLĐ: theo Theo quy định của Luật

Bảo hiểm xã hội Thái Lan thì đối tượng được giải quyết chế độ TNLĐ là tất cảNLĐ được thuê mướn làm việc thường xuyên, làm việc tạm thời, làm việc thaythế, làm việc theo mùa vụ hay theo từng công việc cụ thể có hợp đồng hoặckhông có hợp đồng ở độ tuổi không quá 60

Nguồn bồi thường, trợ cấp TNLĐ là từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ do NSDLĐ

đóng góp từ 0,2 -2% quỹ lương, phụ thuộc vào sự phân loại doanh nghiệp (tức làdựa vào nguy cơ gây TNLĐ, tần suất xảy ra TNLĐ hàng năm của doanh nghiệp).Trách nhiệm của NSDLĐ trong giải quyết TNLĐ là: đóng góp kinh phí

vào quỹ BHXH; đăng ký với hệ thống bảo hiểm về số lượng NLĐ theo mẫu, báocáo TNLĐ cho quỹ bảo hiểm và Ủy ban bồi thường trong vòng 5 ngày kể từngày xảy ra tai nạn; lập sổ thống kê về TNLĐ của doanh nghiệp theo quy định.Nếu NSDLĐ không ghi chép vào sổ ốm đau, tổn thương và chết của bất cứ NLĐnào của mình trong thời gian 5 ngày hoặc đưa thông tin giả sẽ bị phạt một khoảntiền bằng 50% số tiền tương ứng với số tiền mỗi NLĐ có thể được hưởng, số tiềnnày sẽ được đóng tích lũy vào quỹ bảo hiểm Nhà nước

Quyền lợi của NLĐ bị TNLĐ: được bồi thường ở tất cả các mức thương

tật, được trả các chi phí về y tế; được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng khi

bị thương tật tạm thời hoặc bị thương tật vĩnh viễn; được hưởng các dịch vụphục hồi chức năng bao gồm điều trị y tế, mổ, nằm viện; được đào tạo nghề;được bồi thường khi bị chết bao gồm tiền mai táng phí, trợ cấp một lần và thânnhân người bị TNLĐ nhận trợ cấp hàng tháng Người lao động không được bồi29

thường trong trường hợp xảy ra TNLĐ do bị ngộ độc hoặc say rượu do bản thânhoặc do cố ý tự sát hoặc do cẩu thả vô ý thức

Trang 30

Có thể thấy ưu điểm của việc giải quyết TNLĐ theo pháp luật Thái Lan là:việc bồi thường TNLĐ sẽ do quỹ BHXH chi trả trên cơ sở đóng góp của

NSDLĐ tại các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, điều này có ýnghĩa chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, đảm bảo cho NLĐ được bồi thường

mà không phụ thuộc vào NSDLĐ, việc bồi thường diễn ra nhanh chóng, ngoài raquỹ này còn có cơ chế đầu tư trở lại cho doanh nghiệp để cải thiện điều kiện laođộng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn TNLĐ

Tuy nhiên, pháp luật Thái Lan khi quy định về vấn đề này còn hạn chế khichỉ bảo vệ những NLĐ bị TNLĐ mà lỗi do NSDLĐ, nếu tai nạn xảy ra do lỗicủa NLĐ thì họ không được giải quyết chế độ, điều này khiến những NLĐkhông may để xảy ra tai nạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn

1.3.2.2 Giải quyết tai nạn lao động theo pháp luật CHLB Đức

Pháp luật về giải quyết TNLĐ của Đức chủ yếu dựa trên những quy định tạiLuật bảo hiểm năm 1911, sửa đổi bổ sung năm 1993 Cụ thể quy định như sau:

Về đối tượng được giải quyết chế độ TNLĐ: là Là tất cả NLĐ, kể cả NLĐ

bị tai nạn trên đường đi làm, dọc đường giữa các phân xưởng, giữa nơi ở và nơilàm việc Trường hợp tai nạn có chủ ý, mưu tính trước sẽ không được áp dụnggiải quyết chế độ TNLĐ

Nguồn bồi thường, trợ cấp TNLĐ: từ Từ Quỹ bồi thường tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp do NSDLĐ đóng góp Tỷ lệ đóng góp phụ thuộc vào mức độrủi ro/nguy cơ bị TNLĐ của từng doanh nghiệp/đơn vị và phụ thuộc vào tổngquỹ tiền lương, tiền công Tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ từ 0,2% đến 2% tổng quỹtiền lương, tiền công, theo sự phân lạo doanh nghiệp (căn cứ vào nguy cơ, tầnsuất xảy ra TNLĐ hàng năm của doanh nghiệp) Tỷ lệ đóng góp sẽ được định kỳxem xét theo tình hình TNLĐ thực tế và tình hình chi trả của doanh nghiệp.Quyền lợi của NLĐ bị TNLĐ: được Được trả tiền điều trị bằng 80% số

Trang 31

tiền kiếm được và tối đa bằng số tiền công thuần túy của người bị nạn; được trợcấp tiền trong thời gian thích nghi lại với nghề nghiệp, gọi là “tiền quá độ” hoặc30

trường hợp người đó không còn khả năng làm việc hoặc không đi làm được;được trợ cấp thương tật nếu sau 13 tuần khả năng lao động của NLĐ bị tai nạngiảm ít nhất 20%, còn nếu không còn đủ khả năng lao động thì sẽ được đền bùtiền “trợ cấp thương tật đầy đủ” có giá trị bằng 2/3 số tiền kiếm được trong mộtnăm lao động; người bị nạn có ít nhất một con được nhận số tiền quá độ bằng80% tiền công và nếu nuôi vợ hoặc chồng không đi làm thì tiền quá độ là 70%đến tối đa là số tiền công thuần túy; được thanh toán tiền tuất, tiền trợ cấp chothân nhân người chết; được hưởng các biện pháp trợ cấp nghề nghiệp nhằm khôiphục lại nghề, đặc biệt đảm bảo chi phí cho việc bồi dưỡng, đào tạo NLĐ đểthích nghi lại với công việc

Cũng giống như Thái Lan, Đức thành lập một Quỹ riêng để giải quyết cácchế độ cho người lao động bị TNLĐ thay cho NSDLĐ, như vậy việc bồi thường,trợ cấp sẽ được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng hơn, hạn chế rủi ro cho NLĐtrong trường hợp NSDLĐ trốn tránh nghĩa vụ hoặc gặp khó khăn về tài chính,không hoặc chậm giải quyết chế độ cho NLĐ

Ngoài ra quỹ còn có cơ chế đầu tư trở lại cho doanh nghiệp để cải thiện

điều kiện lao động Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tích cực và chủ độngtham gia cũng như đóng góp vào Quỹ thay vì tìm cách trốn tránh nghĩa vụ Mứctiền mà NSDLĐ phải đóng vào quỹ khá thấp, chỉ chiếm 0,2-2% quỹ lương củadoanh nghiệp, bảo đảm không làm ảnh hưởng tới chế độ tài chính cảu doanhnghiệp dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đồng thời NLĐ lại được hỗ trợ đầy

đủ ở tất cả các mặt

Trang 32

Điểm nổi bật của quy định về TNLĐ của Đức là Quỹ bảo hiểm TNLĐ

được thành lập theo ngành nghề, đặt dưới sự điều chỉnh của Hiệp hội, hiện nay ởĐức có khoảng 111 Hiệp hội chuyên ngành Những Hiệp hội này được đặt dướihình thức công ty dịch vụ công, hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính và

tổ chức, có vai trò giám sát, kiểm tra công tác an toàn lao động của các doanhnghiệp Việc tổ chức theo mô hình như thế này sẽ có ưu điểm trong việc huyđộng vốn và quản lý dễ dàng hơn

Tuy nhiên, mô hình giải quyết TNLĐ của Đức cũng có một số hạn chế, đó

là Hiệp hội chuyên ngành do các doanh nghiệp thành lập nên, trong đó có cả31

Hiệp hội công nghiệp, nông nghiệp… Do đó không phải thành viên Hiệp hội nàocũng có kiến thức pháp luật đúng đắn, đầy đủ nên việc xác định đâu là TNLĐ,đâu là tai nạn rủi ro nhiều khi còn nhầm lẫn, dẫn đến áp dụng sai chế độ chongười bị nạn

1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua những quy định của ILO về chế độ TNLĐ có thể nói, về mặt nội

dung đây là những quy định tiến bộ, nhân văn; về mặt hình thức khá đầy đủ, cụthể, với đối tượng áp dụng rộng rãi, không có sự phân biệt giữa những NLĐ vớinhau; quyền lợi mà NLĐ bị TNLĐ được hưởng đầy đủ từ khâu sơ cứu, cấp cứucho đến khi điều trị khỏi; nghĩa vụ của NSDLĐ và các chủ thể có liên quan cũngđược quy định rõ ràng, cụ thể Về cơ bản, những quy định của Việt Nam về vấn

đề này đã khá phù hợp, tương thích với quy định của ILO Chúng ta đã ban hànhrất nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho NLĐ khi bị TNLĐ Tuynhiên pháp luật Việt Nam cần tiếp tục học hỏi trong quá trình hoàn thiện quyđịnh về giải quyết TNLĐ của mình, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổchức này

Trang 33

Về quy định TNLĐ của Thái Lan, một quốc gia cùng nằm trong khối

ASEAN với Việt Nam, ta có thể học hỏi ở quốc gia này một số ưu điểm của họtrong việc quy định giải quyết TNLĐ trên cơ sở xây dựng một quỹ bảo hiểm vềTNLĐ riêng thay NSDLĐ chi trả các khoản bồi thường, trợ cấp cho người laođộng bị TNLĐ; quỹ sẽ do NSDLĐ đóng góp theo tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vàomức độ rủi ro của từng doanh nghiệp

Đối với Đức, ta có thể học hỏi từ họ kinh nghiệm xây dựng một chế độ

TNLĐ với việc thành lập quỹ TNLĐ theo lĩnh vực, theo ngành nghề hoặc theovùng để thuận lợi trong việc giải quyết chế độ cho NLĐ và có sự chia sẻ rủi rogiữa các doanh nghiệp, hơn là việc xây dựng chế độ TNLĐ theo hướng độc lập,riêng lẻ và tự chủ như hiện nay của Việt Nam, không có khả năng bảo vệ tốtquyền lợi cho NLĐ bị TNLĐ, lại không phát huy được tinh thần tự giác đónggóp của NSDLĐ

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục đích giải quyết những vấn đề lý luận của toàn bộ luận văn,

Chương 1 đã trình bày và làm sáng tỏ hai nội dung sau:

Thứ nhất, những vấn đề chung về giải quyết TNLĐ, trong đó tập trung làm

rõ: khái niệm và đặc điểm cơ bản của TNLĐ, qua đó giúp xác định một tai nạnxảy ra là TNLĐ thông qua các đặc điểm về người bị tai nạn lao động, hậu quả dotai nạn lao động, địa điểm và thời gian xảy ra TNLĐ; những vấn đề cần thực hiệnkhi giải quyết TNLĐ tương ứng với trách nhiệm của các chủ thể NSDLĐ, cơ quanbảo hiểm, Công đoàn, người bị nạn hoặc người liên quan đến TNLĐ… khi giảiquyết tai nạn lao động

Thứ hai, những vấn đề chung về sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn

Trang 34

đề giải quyết tai nạn lao động, trong đó phân tích và chỉ rõ: sự cần thiết của việcđiều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động trước thực tếTNLĐ đang ngày càng gia tăng và nghiêm trọng cũng như những hậu quả nặng nề

mà TNLĐ gây ra đối với NLĐ, NSDLĐ và sự phát triển ổn định của kinh tế-xãhội đất nước; trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cácquy định pháp luật về giải quyết TNLĐ, hệ thống pháp luật Việt Nam về giảiquyết TNLĐ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và tương thích vớithế giới

33

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN

LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH SƠN LA

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động

2.1.1 Các quy định của pháp luật về xác định đối tượng được giải quyết

chế độ tai nạn lao động

* Quy định về chủ thể NLĐ thuộc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn

lao động

Việc quy định những chủ thể thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ có ý

nghĩa quan trọng, bởi đây là cơ sở, tiền đề để tiến hành những bước tiếp theo nhưxác định chủ thể bồi thường, xây dựng hồ sơ, thủ tục, giải quyết khiếu nại tốcáo… Bởi vậy, trong các văn bản pháp lý của Việt Nam từ trước tới nay đều cónhững quy định khá chi tiết về nội dung này, cụ thể:

Theo Bộ luật Lao động 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2007 quy định: TNLĐ

là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ Nhưvậy đối tượng hưởng chế độ TNLĐ theo bộ luật này chính là NLĐ Vậy chủ thể

Trang 35

nào được xác định là người lao động? Điều 6, BLLĐ quy định: người lao động làngười ít nhất để 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.Ngoài ra pháp luật cũng cho phép sử dụng lao động dưới 15 tuổi trong một sốnghề mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định, tuy nhiên phải có sự đồng

ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu (Điều 120, BLLĐ)

Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 hướng dẫn việc thực

hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp có chỉ rõ đối tượng áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ là nhữngNLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan,

tổ chức và liệt kê cụ thể đó là những loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chứcnào Thông tư cũng quy định NLĐ của những cơ quan, tổ chức này đang trongthời gian học nghề, tập nghề cũng thuộc đối tượng được áp dụng chế độ TNLĐ.35

Có thể thấy với cách quy định và hướng dẫn như tại Thông tư số

10/2003/TT-BLĐTBXH thì chỉ những NLĐ làm việc cho doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức mới thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ Điều đó có nghĩaThông tư không áp dụng đối với những NLĐ làm việc cho NSDLĐ là cá nhân,

từ đó có thể hiểu những NLĐ làm việc cho NSDLĐ là cá nhân không thuộc đốitượng hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ Rõ ràng điều này không phù hợpvới tinh thần của BLLĐ và Công ước số 155 mà Việt Nam đã tham gia ngày03/10/1994, Công ước này quy định chế độ TNLĐ được áp dụng cho tất cả

người lao động, không phân biệt (Điều 3, Công ước 155)

Đồng thời theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, không áp dụng chế độ

TNLĐ đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng Theo quyđịnh những NLĐ trong trường hợp này sẽ được NSDLĐ trả tiền bảo hiểm xã hội

Trang 36

vào lương và họ tự đóng bảo hiểm theo hình thức tham gia BHXH tự nguyện.Điều này rất rủi ro cho NLĐ nếu xảy ra TNLĐ, vì thông thường họ sẽ không tựđóng bảo hiểm khi thời gian làm việc ít và mức lương đối với những công việcngắn hạn thường không cao Đồng thời, trong trường hợp này cũng không côngbằng đối với NLĐ, không thể vì tính chất hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn mà xácđịnh họ được hưởng chế độ TNLĐ khác nhau.

Nhận thức được những điểm hạn chế tại các văn bản pháp luật cũ khi quy

định về đối tượng được giải quyết chế độ TNLĐ Pháp luật lao động đã có nhữngsửa đổi cần thiết, phù hợp và thể hiện bước tiến khi quy định về nội dung này

Bộ luật lao động năm 2012 đưa ra cách hiểu về NLĐ: là người từ đủ 15

tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trảlương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều3) Từ đó, bộ luật đưa ra định nghĩa về chủ thể NSDLĐ, được xác định gồm:doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,

sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (khoản 2 Điều 3)

Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Chính phủ

hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sửdụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đãliệt kê các chủ thể sử dụng lao động mà khi NLĐ làm việc cho những nhóm chủ36

thể này sẽ được xác định thuộc đối tượng giải quyết TNLĐ, cụ thể gồm: Các cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Các tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Hợp tác xã; Các cơ quan, tổchức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có trụ sởđóng trên lãnh thổ Việt Nam; Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động

Trang 37

Như vậy, rõ ràng với quy định của pháp luật lao động hiện hành, đối tượng

được giải quyết TNLĐ đã được mở rộng về mặt phạm vi so với tinh thần của phápluật lao động giai đoạn trước; theo đó, vớitheo quy định mới, những NLĐ làmviệc cho cá nhân cũng là chủ thể được giải quyết TNLĐ nếu có sự kiện xảy ra.Bên cạnh đó, tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT của

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điềutra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động khi xác định về đối tượng NSDLĐ cũngcho thấy một điểm tiến bộ trong quy định của pháp luật, đó là đưa chủ thể “doanhnghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu tại các công trình ở nước ngoài đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc tại các công trình đó” có trách nhiệm giải quyếtTNLĐ Đồng thời, nhóm chủ thể này cũng được đề cập tại Nghị định số

115/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điềucủa Luật Bảo hiểm xã hộiBHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đóquy địnhngười đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanhnghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưaNLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì NLĐ cũng sẽ được hưởng chế độ TNLĐ từ bảohiểm xã hội nếu có sự kiện rủi ro xảy ra NhữnQg quy định này sẽ bảo vệ mộtcách tốt hơn lợi ích chính đáng của NLĐ, mở rộng chủ thể NLĐ được giải quyết

và đảm bảo quyền lợi cho họ nếu bị TNLĐ khi làm việc bên ngoài lãnh thổ ViệtNam vẫn được pháp luật Việt Nam bảo vệ

Một điểm thay đổi quan trọng khác của pháp luật lao động khi quy định về

đối tượng được giải quyết chế độ TNLĐ được ghi nhận tại Luật Bảo hiểm xã hộinăm 2014 Theo đó, Luật BHXH 2014 đã mở rộng đối tượng áp dụng chế độTNLĐ đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 thángđến dưới 03 tháng từ ngày 01/01/2018 cũng sẽ là chủ thể được giải quyết chế độ

Trang 38

TNLĐ Luật An toàn, vệ sinh lao độngATVSLĐ cũng thể hiện một bước tiến khiđưa chủ thể NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động là chủ thể được thamgia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện

Tại văn bản luật này cũng đưa ra những trường hợp loại trừ việc hưởng chế

độ TNLĐ của NLĐ mà pháp luật lao động chưa từng quy định trước đó, đó là khiNLĐ bị TNLĐ từ một trong những nguyên nhân: do mâu thuẫn của chính nạnnhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc,nhiệm vụ lao động; do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; do sử dụng

ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật

Có thể nói, với những sửa đổi và bổ sung mang tính cơ bản, khác biệt

quan trọng trong quy định về xác định chủ thể được giải quyết chế độ TNLĐ củapháp luật lao động hiện hành đã cho thấy sự tiến bộ trong lập pháp, những thayđổi cần thiết, không chỉ phù hợp với yêu cầu của thực tế xã hội, của quan hệ laođộng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những NLĐ mà còn là sự sửa đổi giúp phápluật Việt Nam phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, với những Công ước mà ViệtNam đã tham gia Những bổ sung, sửa đổi này bảo đảm cho công tác tổ chứcthực hiện giải quyết TNLĐ hạn chế vướng mắc, đồng thời, bảo đảm tính côngbằng cho đối tượng hưởng chế độ

* Quy định điều kiện được xác định là tai nạn lao động

Việc quy định những chủ thể NLĐ để xác định thuộc đối tượng được giải

quyết chế độ TNLĐ có thể gọi là điều kiện “cần”, để họ được giải quyết theo chế

độ TNLĐ còn phải xét tới điều kiện “đủ” Đó là điều kiện để xác định tai nạnxảy ra đối với những NLĐ đó là tai nạn lao động

Tùy thuộc vào mục đích điều chỉnh của Nhà nước, các trường hợp được

xác định là TNLĐ ở từng thời kỳ có sự khác biệt Trong cơ chế tập trung bao

Trang 39

cấp, Nhà nước là chủ sử dụng lao động của toàn bộ lực lượng lao động trong xãhội, các trường hợp được coi là TNLĐ được xác định rất rộng Ngoài nhữngtrường hợp NLĐ bị tai nạn khi đang thực hiện nghĩa vụ lao động, bất kỳ ai thamgia vào việc cứu tài sản của Nhà nước mà bị tai nạn cũng được tính là TNLĐ vàđược hưởng chế độ như NLĐ bị TNLĐ Quy định này của Nhà nước, xét vềphương diện khoa học là chưa phù hợp Hiện nay, pháp luật đã có những sự điều38

chỉnh và xác định phạm vi giải quyết chế độ hợp lý hơn Hiện nay pháp luật đã

có những điều chỉnh và xác định phạm vi giải quyết chế độ hợp lý hơn

Theo quy định của những văn bản pháp luật lao động hiện hành chỉ có quy

định tại Điều 142 BLLĐ và khoản 8 Điều 3 Luật ATVSLĐ thống nhất đưa rađiều kiện để xác định một tai nạn xảy ra là TNLĐ, đó là tai nạn này phải xảy ratrong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.Nghị định số 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATVSLĐ và Thông tư số

08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 Hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổnghợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình TNLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất antoàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng đều không đưa ra quy định nào hướng dẫncác quy định trong luật cũng như đưa ra các điều kiện cụ thể để xác định TNLĐ.Tuy nhiên, tTheo quy định tại các văn bản pháp luật lao động trước đó

tại Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết một

số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,

vệ sinh lao động; quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số

12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT đã thống nhất cách xác định tai nạn lao động Cụ thể, tại Điều

12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết một số điềucủa BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh

Trang 40

lao động; Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT Theođóđã xác định, tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơthể NLĐ hoặc gây tử vong xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau được xácđịnh là tai nạn lao động:

+ Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, bao gồm:

Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công

việc, nhiệm vụ lao động được phân công;

Tai nạn xảy ra đối với NLĐ trong thời gian ngừng việc giữa giờ để thực

hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sởcho phép như vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh

Tai nạn xảy ra trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện

vật, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc

39

+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện

công việc theo yêu cầu của NSDLĐ mà các công việc đó gắn liền với việc thựchiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công như tham dự hội nghị, hộithảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế…

+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về hợp lý từ nơi ở đến nơi làm việc

hoặc ngược lại

Trước đây, tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của

Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có đưa ra cách giải thích vềtrường hợp này tại Điều 18, theo đó: Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảngthời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làmviệc Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thườngtrú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại Tuy nhiên, nhữngvăn bản này hiện nay đã hết hiệu lực và cácnhững văn bản pháp luật hiện hành

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w