1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp chỉ đạo đối mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học xuân lâm

21 941 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Sau mộtthời gian thực hiện, đặc biệt từ khi có công văn chỉ đạo sinh hoạt chuyên môncủa Ban dự án Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn vấn đề nghiên cứu:

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc nền tảng, sự thành côngcủa Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn vào sự phát triển và chất lượng của cácbậc học tiếp theo Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là: “Hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh Tiểu học học lên các lớptrên…”

Năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai thí điểm Môhình trường học mới tại Việt Nam VNEN tại 1447 trường Tiểu học nhằm thựchiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới về đánh giá học sinh,đổi mới tổ chức lớp học Sau khi được tập huấn và nghiên cứu các văn bảnhướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam trường tôi đã tổ chứcthực hiện Song đây là quá trình thực nghiệm nên trong thời gian đầu triển khaichúng tôi gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về Tài liệu, phân phốichương trình, về phương pháp và hình thức dạy học cả về nhận thức của cha mẹhọc sinh… Mặc dù vậy chúng tôi đã từng bước khắc phục Trước hết là việc xâydựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường và cụm trường Sau mộtthời gian thực hiện, đặc biệt từ khi có công văn chỉ đạo sinh hoạt chuyên môncủa Ban dự án Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn

ở các trường triển khai Mô hình VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Từ khi thựchiện sinh hoạt chuyên môn theo công văn 86 chúng tôi đã giải tỏa được nhữngkhó khăn, vướng mắc trong dạy học, giáo viên được chia sẻ với đồng nghiệp vềnhững kinh nghiệm hay những điều chưa hiểu và dần dần việc sinh hoạt đã đivào nề nếp Qua một thời gian thực hiện chúng tôi đã đạt được những kết quả rấtkhả quan Chính từ đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn đã giúp giáo viên mạnhdạn tự tin, linh hoạt, sáng tạo, tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy học,tạo được không khí lớp học tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện Công tác chuyênmôn của nhà trường đã đi vào nề nếp và đã đưa chất lượng nâng lên rõ rệt

Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, là người

đã được tham gia tập huấn mô hình VNEN trong 5 năm liên tiếp và cũng là Báocáo viên triển khai đến các đồng chí giáo viên trực tiếp dạy về Mô hình trườnghọc mới VNEN tại nhà trường Bản thân tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm về:

“ Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm” Mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi

dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của nhà trường nơi tôi đang công tác

Trang 2

Tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau giữa cán bộ quản lý và giáoviên, giữa giáo viên và giáo viên, giữa các tổ, khối chuyên môn trong trường vàgiữa các trường tiểu học.

Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đónggóp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản toàn diện giáo dục tiểu học

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn

- Giáo viên trường TH Xuân Lâm

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của cấp trên

- Nghiên cứu các chỉ thị, quyết định của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đàotạo

- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp điều tra thống kê

- Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích

* Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp dự giờ khảo cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận:

Trong quá trình quản lý chuyên môn Trường Tiểu học có rất nhiều việcphải làm như quản lý chuyên môn đúng với quy định của nhà trường, tăngcường kết quả chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn, cải tiến chuyên môn… Trong

đó, quản lý hoạt động tổ chuyên môn là hết sức quan trọng bởi vì: Chẳng những

tổ chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy và hoạt động học (Hoạtđộng này là hoạt động đặc trưng là nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường, nó

tô đậm chức năng của Trường Tiểu học, đồng thời nó là cơ sở, là nền tảng đểthực hiện mục tiêu giáo dục) Mà còn quan trọng bởi vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

+ Vị trí: Trường Tiểu học là một hệ thống phức tạp, tổ chuyên môn là mộtphần tử của hệ thống đó Tổ chuyên môn là mộ tổ chức cơ sở trong bộ máytrường học, giúp cho người quản lý, giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáodục theo kế hoạch chung

Trang 3

+ Vai trò: Tổ chuyên môn chính là một nút thông tin trong hệ thống thôngtin trường học, là nơi tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục.

+ Nhiệm vụ: Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch (cá nhân,tổ); Tổ chức thực hiện kế hoạch đó, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, đánh giákết quả giáo dục của học sinh

- Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo viên trong tổ Tổ chứcthực hiện các chuyên đề theo chỉ đạo; Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiếnkinh nghiệm

- Tổ chức thi đua trong tổ, nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên, đề nghịkhen thưởng, kỉ luật giáo viên

Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là hoạt động trong đó giáo viên họctập lẫn nhau, học tập thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, lànơi kết nối giữa lý thuyết với thực hành

Trên những quan điểm đó thì việc chỉ đạo Sinh hoạt chuyên môn theo môhình trường học mới VNEN có ý nghĩa hết sức quan trọng

Với tất cả lý do trên, đã khiến Ban giám hiệu chúng tôi rất quan tâm, trăn trở,tìm giải pháp quản lý mới, đúng đắn và phù hợp với thực tế của đơn vị mình và

đã mang lại kết quả cao Đồng thời, chúng tôi đã rút được kinh nghiệm cho bảnthân mình và bạn bè đồng nghiệp về công tác chỉ đạo quản lý hoạt động chuyênmôn trong nhà trường

2.2 Thực trạng:

2.2.1 Thực trạng của Trường Tiểu học Xuân Lâm.

- Về nhà trường: Tuy đã thực hiện thí điểm Mô hình VNEN được 5 năm vànhận được sự quan tâm của cấp trên nhưng hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu 3giáo viên nếu tính 1,5 giáo viên/1 lớp Các năm học trước nhà trường vẫn cònthiếu phòng học Tuy nhiên nhà trường vẫn tạo điều kiện để các lớp học theo

mô hình VNEN vẫn đảm bảo mỗi lớp/1 phòng học Năm học 2016 – 2017 được

sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự quan tâm của UBND huyện, nhàtrường đã được trang bị đủ phòng học Các phòng học được trang trí phù hợp vàđầy đủ các góc và các công cụ phù hợp hỗ trợ hiệu quả cho việc học theo môhình VNEN

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm bảo về số lượng

và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm tạo được sự đồng thuận trong việc quyết tâm chấn chỉnh kỷ cươngtrong dạy học có ý thức đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục,trong quản lý Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa năng động, sáng tạo vàlinh động trong dạy học để phù hợp với dạy học theo mô hình VNEN Chấtlượng sinh hoạt chuyên môn cũng như khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một sốgiáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn chưacao

- Về học sinh: Nhìn chung học sinh chăm ngoan nhưng phong trào tự họcchưa cao Một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con emmình khi học ở nhà Nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến mô hình

Trang 4

VNEN, mặc dù hàng năm trong các hội nghị phụ huynh nhà trường đã tuyêntruyền rộng rãi để phụ huynh nắm bắt và hiểu hơn về mô hình Tài liệu học theo

mô hình là tài liệu 3 trong một nhưng số lượng còn ít và là sách thử nghiệmđược cấp nên học sinh chưa được đem về nhà, chính vì vậy việc xem trước tàiliệu và sự hướng dẫn của phụ huynh chưa có nên cũng phần nào ảnh hưởng đếnchất lượng học tập của học sinh

Trong một số buổi sinh hoạt chuyên môn nội dung đưa ra trao đổi cònchưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạyhọc và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ Về việc dự giờ trong một

số lần sinh hoạt chuyên môn còn chưa có hiệu quả do trong không gian lớp học(theo mô hình VNEN) còn chật hẹp, số lượng giáo viên dự giờ đông, học sinhtrong lớp nhiều Sau khi dự giờ xong, đến phần thảo luận đánh giá rút kinhnghiệm, một số giáo viên chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp hoặc

có đóng góp còn nể nang, chưa có tinh thần cầu thị, cầu tiến còn thụ động trôngchờ ỷ lại sự điều hành của Ban giám hiệu, của tổ trưởng, tổ phó

Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên đòi hỏi ban Giám hiệu chúng tôiphải có kế hoạch và biện pháp cụ thể và khoa học để chỉ đạo tốt công tác dạy vàhọc mà đặc biệt là công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn

2.2.2 Thực trạng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn:

- Ở nhà trường việc sinh hoạt chuyên môn theo mô hình VNEN đã sinhhoạt thường xuyên, đều đặn song vẫn còn đơn điệu và còn nặng về lý thuyết

- Nội dung sinh hoạt chuyên đề đã có nội dung nhưng chưa sáng tạo nênhiệu quả đem lại chưa cao

- Chất lượng chuyên môn về khả năng tự bồi dưỡng của một số giáp viêncòn hạn chế Một số giáo viên chưa mạnh dạn tự đánh giá, rút kinh nghiệm triệt

để trong dự giờ, góp ý

- Vẫn còn tình trạng chưa chịu khó, ngại đổi mới, vẫn còn tình trạng ỷ lại,trông chờ Vẫn còn một số giáo viên tiếp cận mô hình trường học mới VNENchưa tốt

Như vậy, từ thực trạng trên, giáo viên có tiếp thu và hiểu được nội dung

của việc sinh hoạt tổ song để áp dụng vào giảng dạy, nâng cao chất lượng thì rõràng còn nhiều hạn chế cần khắc phục

Sau 5 năm nghiêm cứu, trải nghiệm tôi mạnh dạn đề xuất với nhà trường

áp dụng một số biện pháp: “ Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn” bước

đầu có kết quả khả quan rõ rệt

2.3 Các biện pháp thực hiện:

Xuất phát từ thực tiễn chỉ đạo quản lý sinh hoạt chuyên môn tại trường tôiđưa ra một số biện pháp áp dụng cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc sinh hoạt tổ theo năm

học, tham mưu cùng Ban giám hiệu cơ cấu tổ trưởng chuyên môn có năng lực và có trách nhiệm cao.

1.1 Cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là tập thể giáo viênphụ trách các lớp thuộc cùng một khối hoặc hai đến ba khối lớp do điều kiện

Trang 5

từng trường cụ thể Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng phụ trách Tổ trưởng tổchuyên môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm hàng năm.

- Tiêu chuẩn cơ bản của tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên mônphải có uy tín về mặt chuyên môn, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục,

có khả năng đoàn kết, thống nhất và tập hợp các giáo viên trong tổ

1.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn:

- Nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của từng giáo viên trong tổ, sửdụng đúng năng lực, sở trường, nguyện vọng của từng giáo viên

- Xây dựng, quy định về kế hoạch của tổ, hướng dẫn cá nhân làm kếhoạch

- Tổ chức và tiến hành cho giáo viên thực hiện kế hoạch

- Xây dựng và thực hiện nền nếp lam việc của tổ

- Quản lý và điều hành thực hiện chương trình trong phạm vi tổ Yêu cầuđiều hành đúng tiến độ, đủ nội dung và không bị cắt xén

1.3 Nội dung quản lý và biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn:Yêu cầu chung của việc quản lý Tổ chuyên môn là động viên khuyếnkhích hoạt động sư phạm của tập thể và tạo điều kiện cho mọi người tự hoạtđộng nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

a Tổ trưởng chuyên môn có công việc hàng ngày hoàn toàn giống nhưmột giáo viên bình thường nên bị hạn chế về sự hoạt động để thực hiện chứctrách của mình nhưng Tổ trưởng cũng là người hiểu rõ toàn bộ công việc nênthuận lợi trong tổ chức hoạt động kiểm tra

b Lựa chọn tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn trước hết phải

là người đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm và

tổ chức hoạt động Đồng thời, tổ trưởng chuyên môn phải là người có uy tín vàhứng thú nghề nghiệp, được tập thể bạn bè đồng nghiệp tin yêu

c Phương pháp quản lý: Muốn có người tổ trưởng chuyên môn đảm bảođược các yêu cầu về uy tín, trình độ, năng lực quản lý nói trên thì bản thânngười Phó Hiệu trưởng phải tham mưu cho Hiệu trưởng đối thoại với người địnhchọn và trao đổi với các giáo viên để tham khảo ý kiến Hiệu trưởng tổng hợp,phân tích các tư liệu, so sánh với tiêu chuẩn và ra quyết định

Căn cứ vào các nội dung quản lý và biện pháp quản lý hoạt động Tổchuyên môn trong năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016; 2016 – 2017 nhà trường

đã lựa chọn Tổ trưởng Tổ chuyên môn như sau:

2014 – 2015 Lê Thị BìnhNguyễn Thị Hằng Tổ 1,2,3Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp huyệnLà GV giỏi cấp huyện

2015 – 2016 Lê Thị BìnhNguyễn Thị Hằng Tổ 1,2,3Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp huyệnLà GV giỏi cấp huyện

2016 - 2017 Nguyễn Thị Hằng Tổ 1,2,3 Là GV giỏi cấp Tỉnh

Lê Thị Hiền Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp Tỉnh

Trang 6

Qua việc lựa chọn Tổ trưởng chuyên môn phù hợp nên công tác chuyênmôn nhà trường diễn ra thuận lợi, những khó khăn trong việc thực hiện dạy họctheo mô hình trường học mới VNEN đã được giải đáp kịp thời, việc thực hiệnđánh giá nhận xét học sinh theo thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộgiáo dục và đào tạo được tất cả các giáo viên thực hiện đúng theo tinh thần củathông tư

Từ việc bố trí được những đồng chí có tay nghề vững vàng, biết điều hànhcông việc của Tổ chuyên môn Tôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên mônVNEN theo từng tháng cụ thể như sau:

* Ví dụ: KÕ ho¹ch chuyªn m«n th¸ng 11 - n¨m häc 2015 - 2016 Công tác chuyên môn:

- Họp chuyên môn các lớp VNEN, các lớp báo các tình hình thực hiệnviệc triển khai các nội dung trong tháng 10

- Tiếp tục xây dựng các nền nếp, trang trí lớp học, ôn tập kiến thức

- Tuần 1,2,3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ đúng lịch với nội dung:Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học ở cả 2 Tổ

- Tuần thứ 4: Ngày 28 tháng 11 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trườngđúng lịch với nội dung: Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học

Chọn Một GV Khối 4,5, một GV khối 2,3 dạy đề góp ý rút kinh nghiệm

về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học phù hợp với đơn vị trường

* Lịch cụ thể:

chú

Tuần 1 7/11/2015 Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh

Tài liệu hướng dẫn học thông qua dự giờ vớiquy trình 4 Bước của Công văn 86

- Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.

- Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.

Tuần 2 14/11/2015 Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh

Tài liệu hướng dẫn học thông qua dự giờ vớiquy trình 4 Bước của Công văn 86

- Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.

- Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.

Tuần 4 28/11/2015 - Dự giờ các lớp theo mô hình VNEN Sinh hoạt

về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học

-Thông qua dự giờ với quy trình 4 Bước của

Trang 7

Biện pháp 2: Quản lý nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn, định

hướng các chuyên đề sinh hoạt tổ.

2.1 Các bước tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn:

- Công tác chuẩn bị: Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động, thiết bị,thời gian

- Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn:

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn do Tổ trưởng tổ chuyên môn điều hành

+ Sinh hoạt chuyên môn trường do Phó Hiệu trưởng chuyên môn điều hành.+ Sinh hoạt chuyên môn cụm do Cụm trưởng điều hành

Khi sinh hoạt chuyên môn cần xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, địnhhướng thảo luận, gợi ý thảo luận, lắng nghe thảo luận Tất cả các thành viênđều được tham gia nội dung sinh hoạt

- Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn: Người điều hành sẽ đánh giá những ưuđiểm, phương hướng triển khai và vận dụng kết quả vào thực tế dạy học tạitrường mình

2.2 Định hướng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn

Căn cứ theo Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyênmôn ở các trường triển khai Mô hình VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014; quyđịnh thời gian sinh hoạt chuyên môn 4 lần/tháng Trong đó 3 lần sinh hoạt Tổchuyên môn, 1 lần sinh hoạt chuyên môn trường và cứ 2 tháng thì sinh hoạt cụmtrường (Từ 2 đến 4 trường tham gia) có các nội dung chuyên đề sinh hoạtchuyên môn sau:

2.2.1 Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp dạy học:

SHCM về nội dung phương pháp dạy học được tổ chức thông qua hoạtđộng dự giờ, nghiên cứu bài bài học Quy trình gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và suy ngẫm

Bước 3: Thảo luận chung

Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học

* Ví dụ nội dung một buổi sinh hoạt chuyên môn về Phương pháp dạy học:

Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phương pháp dạy học được tổ chứcthông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài bài học Quy trình gồm 4 bước sau:

Trang 8

Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nội dung.

Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào nội dung cụ thể mà giáo viên, cán bộquản lý quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ trong hoạtđộng dạy học Trong kế hoạch cần nêu rõ: bài dạy minh họa, người dạy minhhọa, thời gian và địa điểm dạy, Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng

ký, lựa chọn bài học, chủ động sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thểcủa buổi sinh hoạt chuyên môn

- Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy Trong quá trình chuẩn bị, giáoviên nên trao đổi về kế hoạch bài dạy với các đồng nghiệp cùng tổ, cùng trườnghoặc trường bạn Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu bài học, đối chiếu mục tiêu bàihọc với trình độ học sinh, điều kiện trường lớp để dự kiến điều chỉnh nội dungdạy học, tiến trình diễn ra các hoạt động dạy học, phương tiện và đồ dùng dạyhọc cần thiết,

- Phân công giáo viên, tổ chuyên môn hoặc nhà trường hỗ trợ giáo viên dạyminh họa và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác Lưu ý, không dạy trước chohọc sinh bài sẽ dạy minh họa Bố trí lớp dạy minh họa có đủ chỗ ngồi hoặc đứngcho người dự giờ thuận lợi khi quan sát Có thể điều chỉnh số lượng người dựgiờ phù hợp với không gian lớp học

Chính vì vậy ngay từ đầu năm chúng tôi đã xây dựng những tiết dạychuyên đề, phân công giáo viên dạy minh họa Với Mô hình Trường học mới,việc dự giờ của giáo viên cũng có nhiều thay đổi, giáo viên dự giờ không ngồiyên một chỗ, không chăm chăm quan sát người dạy mà quan sát chủ yếu là cáchoạt động học tập và thái độ của học sinh, quan sát cách làm việc của Hội đồng

tự quản lớp học và đội ngũ trưởng nhóm học tập, quan sát xem học sinh có thamgia hoạt động tích cực, có say sưa hứng thú với bài học hay không và sự hỗ trợcủa giáo viên đối với học sinh xem có kịp thời hay không…Bên cạnh đó cũngđánh giá được lớp đã trang trí đủ các góc học tập chưa, các công cụ hỗ trợ choviệc học tập của học sinh đã hiệu quả hay chưa…

Bên cạnh đó, cần tập trung cho giáo viên dạy minh họa, đảm bảo trongnăm học tất cả giáo viên dạy VNEN đều được dạy minh họa, có trao đổi rút kinhnghiệm sau khi dạy Chú trọng tới các nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợpvới nhiệm vụ năm học và điều kiện nhà trường như: Phương pháp giáo dục tíchcực, phương pháp “Bàn tay nặn bột, phương pháp sử dụng và bảo quản thiết bịdạy học,

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và rút kinh nghiệm.

- Việc tổ chức dạy minh họa và dự giờ cần lưu ý không làm ảnh hưởng đến

việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh

- Khi dự giờ, người dự giờ phải chuyển đối tượng quan sát từ giáo viên sanghọc sinh, cần quan sát một cách tỉ mỉ thái độ, nét mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ, sựquan tâm của học sinh với bài học, mối quan hệ giữa các học sinh, việc làm và

Trang 9

sản phẩm học tập của học sinh Người dự giờ cần chọn vị trí thuận lợi để có thể

dễ dàng quan sát hoạt động học của học sinh (có thể đứng hai bên lớp, đứng gầnhọc sinh/nhóm học sinh) nhằm trả lời các câu hỏi:

+ Học sinh có nắm được yêu cầu của các hoạt động học tập không?

+ Học sinh có thực sự tự học, có tích cực thực hiện các hoạt động họckhông?

+ Nhóm trưởng điều hành hoạt động học nhóm như thế nào? Các thành viêntrong nhóm có tích cực, hợp tác khi học nhóm không?

+ Sản phẩm của từng nhóm/từng học sinh như thế nào?

+ Giáo viên có điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học không? Nếu có điều chỉnhthì điều chỉnh như thế nào?

+ Giáo viên giám sát, hỗ trợ hoạt động học của từng nhóm, từng học sinhnhư thế nào?

+ Hội đồng tự quản và các công cụ của lớp học (Góc học tập, góc thư viện,góc cộng đồng) được phát huy tác dụng như thế nào trong giờ học ?

- Nếu dự giờ có quay video, cần chú ý chọn vị trí đặt máy quay hợp lý để cóthể bao quát toàn cảnh lớp học, có thể tập trung vào một số học sinh nhóm họcsinh điển hình để có tư liệu chia sẻ và thảo luận

- Giáo viên dự giờ không ngồi yên một chỗ ghi chép mà có thể lựa chọn chomình một vị trí thích hợp để quan sát học sinh và có thể kiểm tra ngay học sinhtrong một hoạt động nào đó Trong quá trình dự giờ người dự có thể ghi hìnhtoàn bộ dễn biến của tiết dạy bằng máy quay hoặc điện thoại Đây chính là hìnhthức dự giờ theo VNEN và cũng chính là một trong những hình thức đổi mớicủa sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Bước 3: Thảo luận chung

Các giáo viên cùng chia sẻ suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắngnghe và tôn trọng lẫn nhau Việc thảo luận không tập trung vào đánh giá xếploại giáo viên, không xếp loại giờ dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tìnhhuống quan sát được từ hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờhọc Trước hết, cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, bên cạnh

đó, có thể chỉ ra nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt được kết quảtrong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học nhằm tạo

cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập

Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận vàgợi ý các vấn đề cần suy ngẫm để hoạt động học của học sinh được tốt hơn.Người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho các giờdạy của mình

Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học

Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dựgiờ, các giáo viên (đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ), các tổ chuyên môn(đối với SHCM cấp trường), các trường (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõphương hướng áp dụng để đổi mới hoạt động dạy và hoạt động học theo môhình trường học mới vào thực tiễn dạy học ở lớp, trường mình

Trang 10

2.2.2 Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh.

Sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh: Từ năm học 2014-2015 cáctrường học theo mô hình VNEN đánh giá HS theo thông tư 30 ngày 28 tháng 8năm 2014 Năm học 2016 – 2017 để giải quyết những bất cập trong Đánh giáhọc sinh theo Thông tư 30, Bộ GD&ĐT đã Ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tất cả giáo viên đã hiện theo đúngtinh thần thông tư 22 Mỗi giáo viên cần thấy rõ trách nhiệm của bản thân Saukhi dự giờ và quan sát tiết dạy, sau nội dung chia sẻ, để thấy được kĩ thuật đánhgiá của giáo viên, khả năng tự đánh giá của HS, qua việc quan sát các hoạt độngcủa học sinh giúp cho người dự biết được mức độ hoàn thành của học sinh vàkhả năng học sinh tự đánh giá lẫn nhau

Thông qua bài học, học sinh được đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá họcsinh Từ đó giúp học sinh biết được mình đã đạt được mục tiêu bài học đến đâuphần nào chưa hoàn thành sẽ tiếp tục thực hiện

Đối với nội dung về đánh giá thường xuyên (ĐGTX) nên tổ chức SHCMthông qua hoạt động dự giờ Đối với nội dung đánh giá định kỳ (ĐGĐK) nên tổchức SHCM qua nghiên cứu đề kiểm tra, cách xây dựng ma trận đề kiểm tra, nộidung dạy học, kết quả học tập của học sinh, Cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị.

Bước 2: Tổ chức triển khai

Bước 3: Thảo luận chung

Bước 4: Áp dụng vào đánh giá học sinh

Ví dụ: Minh hoạ tiết dạy trong sinh hoạt theo nội dung Đánh giá học sinh.

Trong bài 8A- môn Tiếng Việt - Lớp 4: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ (Tiết 2)

6 Tìm hiểu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây.

Tên người: Bạch Cư Dị, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni, Tin-tin,

Gioóc Ê- giê, An-đrây-ca, Tô-mát Ê- đi- xơn, An- be Anh-xtanh

Tên địa lí: Hà Lan, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a, Bru- nây, Niu

Di-lân, Lốt Ăng-giơ-lét, Tô-ki-ô, A-ma-dôn, Đa-nuýp

Em và bạn cùng bàn trao đổi, chia sẻ các câu hỏi sau:

- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt gồm những từnào?

- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt gồm một

bộ phận là những từ nào?

- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp sang Tiếng Việt gồm hai

bộ phận là những từ nào?

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w