1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO dục NGHỀ địa PHƯƠNG CHO học SINH QUA tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo

23 680 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 14,18 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Người thực hiện: Lê Thị Huyền TrânLĩnh vực nghiên cứu: Quản lý

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: THPT ĐIỂU CẢI

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI

NGHIỆM SÁNG TẠO

Người thực hiện: Lê Thị Huyền TrânLĩnh vực nghiên cứu: Quản lý học sinh

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Lê Thị Huyền Trân

2 Ngày tháng năm sinh: 29/09/1978

3 Nam, nữ: nữ

4 Địa chỉ: ấp 114, thị trấn Định Quán, Định Quán, Đồng Nai

5 Điện thoại: CQ: 0613639043 ; ĐTDĐ: 0988647705

6 E-mail:tran2978@yahoo.com.vn

7 Chức vụ: giáo viên trung học, tổ phó chuyên môn, PCT Công đoàn

8 Đơn vị công tác: THPT Điểu Cải

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2010

- Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ học

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn ngữ văn

- Số năm có kinh nghiệm: 15

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy tác phẩm văn chương ởtrường phổ thông

+ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạylàm văn lớp 12

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phát huy năng lực đọc văn chohọc sinh trong dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT

Trang 3

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp đang

ở mức cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội Một trong những nguyên nhânquan trọng dẫn đến thất nghiệp chính là công tác tuyên truyền tư vấn nghề nghiệp,định hướng nghề nghiệp của nhà trường và gia đình chưa đạt yêu cầu, dẫn đến họcsinh xác định sai ngành, nghề sẽ học và làm trong tương lai Đa phần học sinhchưa đánh giá đúng kỹ năng, sở trường, sở đoản của bản thân nên dẫn đến lúngtúng trong quá trình ngành học Việc các em chọn nghề theo kiểu a dua theo bạn bè

mà không căn cứ vào khả năng bản thân và nhu cầu của xã hội là những sai lầmdẫn đến thất nghiệp Bên cạnh đó, rất nhiều học sinh, sinh viên cho rằng ở cácthành phố lớn mới tìm được việc làm và có cơ hội làm giàu, nên phần lớn sau khitốt nghiệp THPT hay đại học các em đều rời quê hương đến các thành phố lớn.Nhưng thực tế, rất nhiều học sinh nông thôn đã không tìm được công việc ổn địnhtại thành phố

Năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phải dành mộtthời lượng nhất định để đưa nội dung giáo dục địa phương đến học sinh Việc đưanội dung giáo dục địa phương vào chương trình giáo dục không chỉ góp phần thựchiện mục tiêu gắn lí luận với thực tiễn mà còn giúp học sinh hiểu biết và gắn bóvới quê hương Nội dung giáo dục địa phương không chỉ phát huy được các giá trịvăn hóa, nghề nghiệp tại địa phương mà còn góp phần rèn luyện kĩ năng sống, giúphọc sinh thích ứng với môi trường xung quanh

Hiện nay việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) trongcác trường phổ thông là một phần quan trọng trong lộ trình đổi mới căn bản toàndiện giáo dục đào tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp họcsinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sángtạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được

sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này Ở giai đoạn giáo dụcTHPT định hướng nghề nghiệp, chương trình hoạt động trảinghiệm sáng tạo hướng tới sự phát triển các phẩm chất và nănglực liên quan đến người lao động; phát triển năng lực sở trường,hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, nănglực đánh giá nhu cầu xã hội và yêu cầu của thị trường lao động…,

từ đó có thể định hướng lựa chọn nghề phù hợp với bản thân

Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết và ý nghĩa của việc định hướngnghề, giáo dục kiến thức địa phương và việc tổ chức các HĐGD theo hướng tăngcường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, bản thân là giáoviên chủ nhiệm (GVCN), tôi đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục nghềđịa phương cho học sinh giúp các em nhận thức được những nghề nghiệp phổ biến

ở địa phương và có định hướng nghề trong tương lai

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của GVCN

Trang 4

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong trường THPT Hiện nay, hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được Bộ Giáodục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khóa Thông qua hoạt động hướngnghiệp, giáo viên sẽ giới thiệu, phân tích đặc điểm của một số ngành nghề, nhữngyêu cầu cần thiết để đáp ứng với từng lĩnh vực nghề, các thông tin liên quan đếnngành nghề trong xã hội Đồng thời, giúp học sinh tìm hiểu về chính bản thân mình

để có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, nănglực bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội Hướng nghiệp chohọc sinh cũng là một nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Trong các giờ sinh hoạtlớp, GVCN tổ chức các hoạt động giúp học sinh có kĩ năng lựa chọn nghề trongtương lai bằng cách tổ chức thảo luận về ước mơ nghề nghiệp, làm trắc nghiệmkhách quan định hướng nghề nghiệp theo Key Jonh Holland… Bên cạnh đó,GVCN cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu thực tếnhững ngành nghề ở địa phương, để học sinh được kiến thức thực tế về nghềnghiệp, từ đó có định hướng về việc làm trong tương lai

2 Chương trình giáo dục địa phương

Thực hiện Công văn hướng dẫn của số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 7/7/2008của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương, bắtđầu từ năm học 2008- 2009 chương trình giáo dục địa phương đã được ngành giáodục đưa vào giảng dạy tại các trường THCS và THPT Năm 2015, Sở GDĐT ĐồngNai đã triển khai kết quả dự án nghiên cứu khoa học "Xây dựng và triển khai dạy học nộidung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai" và tổ chức tập huấn

về chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học cho cán bộ quản lý, giáoviên bậc THCS, THPT

3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, TrườngĐại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội): Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong

đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trựctiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hộivới tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩmchất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình Có thể kể ra một

số hình thức hoạt động TNST: Hình thức có tính khám phá (thực địa, thực tế, thamquan, cắm trại); hình thức có tính triển khai (dự án và nghiên cứu khoa học, hộithảo, câu lạc bộ); hình thức có tính trình diễn (diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa);hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thực hành lao động việc nhà, việc trường,hoạt động xã hội - tình nguyện) Hoạt động TNST hình thành ở người học các nănglực đặc thù sau: năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản

lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướngnghề nghiệp và năng lực khám phá và sáng tạo

4 Thực trạng giáo dục nghề địa phương và tổ chức hoạt động trải

nghiệm ở trường THPT Điểu Cải

Trong những năm học qua, ngành giáo dục cũng đã chú trong đến hoạt độnghướng nghiệp ở bậc THPT, xem đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trongtập huấn công tác chủ nhiệm lớp Chương trình giáo dục địa phương cùng với việc

tổ chức các HĐTNST cho học sinh đã được các địa phương trong cả nước triển

Trang 5

khai thực hiện Tuy nhiên, việc triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả tíchcực thì không phải giáo viên nào cũng làm hiệu quả Tại trường THPT Điểu Cải,

đa số GVCN lớp thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là tronggiờ sinh hoạt lớp nhắc nhở học sinh lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích,năng lực và nhu cầu xã hội; gợi ý cho học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp trênmạng thông tin; định hướng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể theo họcđại học, cao đẳng hoặc học nghề Đa phần cả GVCN lẫn học sinh đều chưa quantâm đến những nghề nghiệp phổ biến tại địa phương mình đang sống GVCN chưa

tổ chức cho học sinh trải nghiệm năng lực, sở thích nghề nghiệp của mình Họcsinh hiện nay đa số được cha mẹ chăm lo, ngoài giờ đi học chỉ chơi game hoặcsống ảo cùng các trang mạng xã hội như facebook, zalo… nên thiếu kiến thức thực

tế về nghề nghiệp Về phương pháp giảng dạy, giáo dục địa phương cần phải kết hợpgiảng dạy lý thuyết với các hoạt động thực tiễn như: Tham quan, dã ngoại, thực hành, tức

là phải kết hợp với tổ chức HĐTNST Việc tổ chức các hoạt động TNST cho HS khó thực

hiện vì hoạt động này tốn kém, cần kinh phí nhưng nhà trường không thể đáp ứng Bêncạnh đó, việc liên hệ với cơ sở đưa HS đi đôi khi cũng không thuận lợi dễ dàng, đòi hỏi sựnhiệt tình của giáo viên, học sinh và cả xã hội Về phía học sinh, do sự quá tải của chươngtrình và tâm lý thực dụng chỉ tập trung học các nội dung liên quan đến thi cử, do ảnhhưởng của lối học thụ động nên không thiết tha tham gia các hoạt động trải nghiệm, sángtạo

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1 Đặc điểm địa phương

Định Quán là một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xatrung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng

110 km ở phía bắc tỉnh Đồng Nai Dân số 194.143 người (theo số liệu điều tra dân

số năm 2009), gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Hoa, Tày, Khmer, Chơ

Ro, Châu Mạ, nhưng chủ yếu vẫn là dân tộc Kinh Huyện có con sông La Ngà làphụ lưu của sông Đồng Nai (phía tả ngạn)) chảy qua, có hồ nước nhân tạo là hồ Trị

An nằm ở phía tây địa giới huyện nên phù hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.Địa hình huyện gò đồi là chính, đất đỏ bazan phù hợp phát triển nông nghiệp, trồngnhiều loại cây công nghiệp như: cao su cà phê, hồ tiêu, mía và các loại cây ăn tráinhư: ổi, chôm chôm, xoài, bưởi, quýt…Toàn huyện có hai khu công nghiệp chủyếu sản xuất nông sản và may mặc

Trường THPT Điểu Cải, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, làngôi trường THPT duy nhất cho những học sinh ở các xã Phú Túc, Phú Cường,Suối Nho, Túc Trưng theo học Đây là trường có số lượng học sinh đông nhất sovới các trường THPT trong địa bàn huyện Định Quán Dân cư ở các xã này phầnđông làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ Địa phương có rất nhiều cơ sở, hộ giađình trồng cây cao su, cà phê, nấm và cây ăn trái như ổi, chôm chôm, bưởi… Donăm cạnh sông La Ngà nên có nhiểu hộ dân chăn nuôi heo, cá… Do đó, GVCN tổchức cho học sinh đi thực tế tìm hiểu các nghề thế mạnh tại địa phương mình sinhsống

2 Các bước tiến hành

Trang 6

Việc giáo dục nghề nghiệp địa phương được tiến hành bằng cách tổ chức chohọc sinh khảo sát thực tế, thu thập thông tin về một số nghề nghiệp phổ biến ở địaphương Việc tổ chức được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn ngành nghề và địa điểm phù hợp có ý nghĩa giáo dụchướng nghiệp

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết cho công tác tìm hiểu (thời gian, công việc cụthể, chi phí…)

Bước 3: Tổ chức đi thực tế tìm hiểu cụ thể nghề nghiệp

Bước 4: Học sinh thu thập, tổng hợp thông tin đã tìm hiểu, viết thành báo cáogiới thiệu cụ thể về nghề nghiệp mà mình đi thực tế

Bước 5: Đại diện nhóm học sinh tiến hành báo cáo kết quả tìm hiểu thực tếtrước lớp trong giờ sinh hoạt lớp Các học sinh theo dõi đặt câu hỏi về vấn đề màmình quan tâm Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về công tác tìm hiểu, báo cáo củahọc sinh và đưa ra lời khuyên

3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế giáo dục nghề địa phương

3.1 Lựa chọn ngành nghề và địa điểm tìm hiểu thực tế phù hợp

- Căn cứ vào đặc điểm địa phương, GVCN lực chọn một số ngành, nghề phổbiến cho học sinh tìm hiểu như sau:

+ Nhóm ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi: học sinh tham quan, tìmhiểu kĩ thuật trồng cây nông nghiệp như trồng nấm rơm, nấm tai mèo, bưởi, ổi,chôm chôm…, và chăn nuôi heo thịt, nuôi cá bè

+ Nhóm ngành thương mại và dịch vụ: học sinh tham quan, tìm hiểu nghềbuôn bán, may mặc, nấu ăn…

+ Nhóm ngành kĩ thuật công nghiệp: học sinh tham quan, tìm hiểu nghề sửachữa ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh, máy tính…

- GVCN chia học sinh thành các nhóm theo sở thích ngành nghề của các em

và tiến hành bầu chọn nhóm trưởng

- Lựa chọn địa điểm đi thực tế: Thông qua sự hiểu biết của học sinh về địaphương của mình, GVCN cùng với các nhóm trưởng, phối hợp với PHHS liên hệvới các chủ vườn cây ăn trái, chủ cơ sở chăn nuôi, các hộ gia đình buôn bán chohọc sinh đến tham quan, học tập

- GVCN cùng nhóm trưởng tiền trạm địa điểm thực tế

3.2 Lập kế hoạch

- Thời gian, nội dung thực hiện cụ thể:

- Liên hệ các hộ gia đình, chủ cơ sở trồng nấm, bưởi, trang trại nuôi heo, cửa hàng buôn bán

- Ngày 25/9/2016, đi thực tế tìm hiểu nghề trồngtrọt và chăn nuôi

GVCNGVCN + học sinh cả lớp

GVCN + Nhóm trưởng

Học sinh + GVCN

Trang 7

- Kinh phí, phương tiện thiết bị:

+ Mỗi học sinh đóng góp 20.000đồng

+ Phương tiện di chuyển: xe đạp, xe máy

+ Học sinh sử dụng các thiết bi ghi hình thu phát thông tin cá nhân như điệnthoại, máy quay và giấy vở

+ Sử dụng phương tiện trình chiếu như máy chiếu, máy vi tính của nhà

trường

3.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

GVCN định hướng cho học sinh các nội dung tìm hiểu về nghề nghiệp màhọc sinh tham gia trải nghiệm, cụ thể:

- Học sinh chủ động tiếp xúc với các chủ cơ sở và công nhân để tìm hiểuthông tin về đặc điểm và yêu cầu của nghề (lưu ý những khó khăn và thuận lợi)

- Tham gia vào hoạt động thực hành của nghề để có được những cảm nhận vềnghề

Học sinh hoạt động theo nhóm, tuyệt đối tuân theo những quy định ban đầu.nhóm trưởng điều hành nhóm

Phân công cụ thể:

- Nhóm tìm hiểu ngành nghề nông nghiệp và chăn nuôi: Vể trổng trọt, tìmhiểu quy trình, kĩ thuật trồng cây ổi tại vườn ổi của anh Nguyễn Thanh Duy, ấpTam Bung, xã Phú Túc, cây bưởi tại vườn bưởi của anh Nguyễn Thanh Minh, ấpnagoa – xã suối Nho và kĩ thuật trồng nấm tại cơ sở trồng nấm tai mèo của ôngLương Văn Năm, ấp 5, xã Suối Nho Về chăn nuôi, tìm hiểu quy trình, kĩ thuậtnuôi heo thịt tại trại nuôi heo của ông Nguyễn Văn Vang, ấp Chợ, xã Suối Nho

- Nhóm tìm hiểu các nghề thương mại, dịch vụ và kĩ thuật: Tìm hiểu thông tin

về nghề buôn bán tại cửa hàng tạp hóa của bà Trần Ngọc Mai, ấp Chợ, xã Phú túc

và kĩ thuật, dịch vụ nấu ăn tại dịch vụ nấu ăn Duy Tân, ấp Tân Lập, xã Phú Túc

Một số hình ảnh thực tế của học sinh:

Hình ảnh các học sinh tham quan và học tập kĩ thuật nuôi trồng nấm tai mèo:

Trang 8

Hình ảnh các học sinh tham quan và học tập kĩ thuật trồng cây ổi và trồng

bưởi da xanh

Trang 9

Học sinh tham quan tìm hiểu về nghề buôn bán tạp hóa tại cửa hàng tạp hóa

Cô Thủy của bà Trần Ngọc Mai, chợ Phú Túc

Trang 10

Học sinh trải nghiệm thực tế nghề nấu ăn tại dịch vụ nấu ăn Duy Tân, Phú

Túc

4 Báo cáo kết quả trải nghiệm thực tế

Trang 11

Sau ngày tham quan trải nghiệm thực tế, tìm hiểu kĩ thuật chăn nuôi, trồngtrọt các loại cây trồng, vật nuôi phổ biến tại địa phương, thu thập thông tin về cácloại hình dịch vụ, thương mại, các học sinh viết bài thu hoạch và báo cáo trước tậpthể lớp Các báo cáo được tổ chức thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp đầu tuần.

Học sinh Nguyễn Thị Thúy Kiều thuyết trình về kĩ thuật trồng cây ổi

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w