1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN nâng cao nhận thức cho học sinh trường THPT tôn đức thắng về việc quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

27 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Ba là, tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệmôi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và cóhiệu quả các nguồn lực bên t

Trang 1

Nâng cao nhận thức cho học sinh trường THPT Tôn Đức Thắng về việc quản

lý, bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Biểnkhông chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giaothương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòngđồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thểhiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân,toàn dân, của cả hệ thống chính trị

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộcViệt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử Nắm vững và vận dụng quy luật đó, ngày

nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định Giáo dục Quốc phòng - Anninh là một bộ phận quan trọng trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, đáp ứngyêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới Trong

những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục Quốc phòng - An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân”

Luật Giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định mục

tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diệncho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọngđối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũtrang nhân dân Việt Nam Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thứctrách nhiệm công dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lựcthù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xâydựng, củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Do đó việc giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninhtrong hệ thống trường THPT là hết sức cần thiết Nhưng thực tế trong chương trìnhgiáo dục hiện hành nội dung kiến thức có đề cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưanhiều Khi hỏi các em học sinh về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa, đa số các em học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc” Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm

Trang 2

năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải học sinh nào cũng trả lờiđược Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện naycòn yếu.

Thời gian qua, tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến ngàycàng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, trong đó có ViệtNam Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa và vận mệnh của đất nước đều nhận được sự quan tâm của mọi ngườitrong đó có học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước

Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và ngoàinước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước ta, làmmất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đối với học sinh là lực lượngđông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội; là bộ phận năng động, nhạybén, có khả năng thích nghi cái mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống

và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản lĩnh chính trị có hạn, mức độ kiềm chế vànăng lực đề kháng trước những cám dỗ còn thấp, dễ bị lôi kéo bởi những nguồnthông tin sai lệch

Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng

cao nhận thức cho học sinh trường THPT Tôn Đức Thắng về việc quản lý, bảo

vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

NQ/TƯ ngày 09/02/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó

nhấn mạnh rằng thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương Nghị quyết

đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020 bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Một là, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển

trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghềbiển với cơ cấu đa dạng, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệuquả cao với tầm nhìn dài hạn;

Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm

quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triểnvùng biển, ven biển, các hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng côngnghiệp hoá và hiện đại hoá;

Trang 3

Ba là, tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ

môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và cóhiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh cácnguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước;

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 09/02/2007 của BanChấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-

CP ngày 30/5/2007 về Chương trình hành động của Chính phủ; Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về phê duyệt Đề

án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định

số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 về phê duyệt Đề án đảm bảo mạng lưới thông tinbiển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 về phê duyệt Đề án đẩymạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hảiđảo Việt Nam Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã chủ động xây dựng kếhoạch, trực tiếp triển khai chương trình hành động cùng với sự nỗ lực của các cấp,các ngành, toàn dân và đã đạt được những kết quả quan trọng: kinh tế biển, venbiển được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tàinguyên biển kết hợp phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuấtkhẩu thuỷ sản, phát triển nuôi trồng gắn liền với nâng cao hiệu quả khai thác, đánhbắt; tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch; kết hợp phát triển kinh tế biển bền vữngvới đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biển; xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứngchân ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trênbiển; xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo;quy hoạch, triển khai xây dựng cụm công nghiệp ven biển; đẩy mạnh công tác quản

lý nhà nước về biển và công tác cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế cảng

và du lịch; thiết lập các dự án, công trình nâng cao chất lượng môi trường ven biển,cải thiện môi trường ven biển phục vụ phát triển kinh tế-xã hội mang tính bềnvững

Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bước vào thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyềnthiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triểncủa dân tộc ta Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nétđộc đáo của dân tộc Việt Nam trong quá khứ Đó cũng chính là nét độc đáo của bảnsắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyênmới - kỷ nguyên của khoa học - kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.Càng tự hào và trân trọng di sản của quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơidậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủquyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, ViệtNam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức Các thế lực thù địch

Trang 4

chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xãhội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạngViệt Nam hiện nay Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dungđặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và anninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hộichủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và anninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị củađất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thùđịch, không để bị động, bất ngờ”

2 Cơ sở thực tiễn

Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc

chủ quyền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều này đã được chứng

minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học Các tư liệu khoa học và pháp lý đượccông bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyềnliên tục, của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử Tuy nhiên những năm gần đây, TrungQuốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: cảntrở ngư dân Việt Nam đánh bắt thủy - hải sản, tấn công các tàu Việt trên vùng biểncủa chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảoHoàng Sa…Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêmtrọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâmphạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển củaViệt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đềtrên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên

bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp

Trước thực trạng về tình hình diễn biến ở khu vực ngày càng phức tạp, bêncạnh đó một bộ phận không nhỏ người dân còn thờ ơ, chưa chú trọng cũng nhưxem trọng việc kết hợp cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàndân, an ninh nhân dân Vì vậy tôi nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình là làmthế nào để nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ biển đảo của tổ quốc gia cho mọingười, đặc biệt là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước

Tại các đơn vị trường THPT hầu như các giáo viên giảng dạy bộ môn quốcphòng thường giảng dạy theo kiểu thuyết trình truyền thụ kiến thức nên vấn đề vềbiển đảo của Việt Nam được giáo viên giảng dạy theo cách đó dẫn đến gây nhàmchán cho học sinh và các em chưa thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mìnhtrong việc quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 5

Vì vậy, trong quá trình giáo dục bộ môn tôi đã tìm tòi, đổi mới và sáng tạotrong công tác giáo dục của mình Để nâng cao nhận thức cho các em, giúp các emnắm được một cách sâu sắc và thấy được vị trí, vai trò của mình: Qua một số tiếthọc trong chương trình môn học Giáo dục An ninh- quốc phòng 11, tôi đã giáo dụccũng như hướng dẫn các em tìm hiểu thông qua sách báo, các phương tiện thông tinnhư internet, tình hình thực tế của địa phương…để tìm hiểu và từ các em nêu quanđiểm và nhận xét của mình để tổng hợp thành một báo cáo để báo cáo trước lớp.Cùng với giảng dạy trên lớp, tôi phối hợp với các lực lượng giáo dục trong ngoàinhà trường ( như bộ phận Đoàn thanh niên, Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp,Ban chỉ huy quân sự huyện….) để giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức vềviệc quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

Với cách giáo dục này này tôi đã giúp các em chủ động hơn, ý thức hơn vànắm được kiến thức kĩ hơn, tốt hơn từ đó các em thấy được thực tế vấn đề như thếnào, để các em tích cực hơn nữa trong công cuộc cùng toàn Đảng, toàn dân thamgia quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO

HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1 Tăng cường giáo dục quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Tôn Đức Thắng.

Giáo dục quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyềnbiển, đảo Việt Nam cho học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng đắn khách quan vềcác quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo ViệtNam

Giáo dục quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh gồm các nội dung sau:

Bảo vệ các quyền của quốc gia theo các chế độ pháp lý khác nhau, phù hợpvới luật pháp quốc tế trên các vùng biển khác nhau, trên các đảo, quần đảo và thềmlục địa của quốc gia

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc giatrên vùng biển quốc gia; bảo vệ những đặc quyền về bảo tồn, quản lý, thăm dò khaithác tài nguyên thiên nhiên trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa củaquốc gia Vấn đề chủ quyền và lợi ích kinh tế của nước ta trên biển có mối quan hệ

Trang 6

gắn bó chặt chẽ, mật thiết không tách rời nhau Các hoạt động thăm dò, khai tháctài nguyên, bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm được xem như là một biểu hiện cụthể của quyền làm chủ trên các vùng biển của Nhà nước Việt Nam.

Bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình và ổn định trên các vùng biển của ta làđiều kiện tiên quyết, là tiền đề cần thiết để phát triển, khai thác biển và từng bướctiến ra biển một cách vững chắc Muốn khai thác được lợi ích, tiềm năng của biển,trước hết phải làm chủ được biển, tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển để tạođiều kiện cho phát triển kinh tế biển, đó là nội dung cấp thiết về bảo vệ biển, đảotrong tình hình hiện nay

Bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển là công việc khó khăn vàphức tạp đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trên các lĩnh vực, nâng cao ý thứccủa cả dân tộc về biển và làm chủ biển, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủquyền và các quyền lợi quốc gia trên biển

Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên các vùng biển

Biển là môi trường mở, có điều kiện thiên nhiên khá khắc nghiệt và nhiềubiến động, thường xuyên có sự giao lưu quốc tế và từ đó các luồng văn hóa, tưtưởng độc hại cũng dễ dàng thâm nhập vào đất liền Hơn nữa, các quy chế pháp lý

ở mỗi vùng biển cũng khác nhau; do vậy, việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội

và văn hóa trên biển vô cùng phức tạp Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và vănhóa trên biển vừa mang tính chất đối nội, vừa mang tính chất đối ngoại, đồng thời

nó còn thể hiện năng lực làm chủ vùng biển quốc gia trước cộng đồng thế giới vàkhu vực Do vậy, chúng ta phải tăng cường khả năng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn

xã hội và văn hóa trên các vùng biển, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước

Nội dung chiến lược bảo vệ biển, đảo hiện nay của Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm cả bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân bảo vệ mục tiêu chiến lược biển đảo, bảo vệ các dự án phát triển trên các vùngbiển, phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước mạnh về biển

Bảo vệ công cuộc lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân trêncác vùng biển, phòng chống thiên tai, địch họa và các rủi ro khác; bảo vệ lợi ích vàquyền công dân của người dân đã được chính sách của Đảng, Nhà nước ta thừanhận; bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nhân dân được sống trong môi trường tựnhiên, môi trường văn hóa xã hội trong sạch, lành mạnh Mọi hoạt động kinh tếtrên vùng biển là sự thể hiện làm chủ của nhà nước Việt Nam trên các vùng biểncủa mình Các hoạt động đó chỉ có thể đạt được hiệu quả khi phát huy được vai tròlãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành, từ trung ương đếntừng địa phương cơ sở, vai trò làm chủ và ý thức của nhân dân làm ăn trên biển

Trang 7

Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên biển ngày càng vững chắc làm cơ sởcho bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia trên biển là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địacủa Tổ quốc Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, ác liệt, sự lãnh đạo của Đảngcàng phải được tăng cường và chỉ có như vậy mới phát huy được cao nhất bản lĩnh,trí tuệ, khí phách con người Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, mà ởđây là bảo vệ chủ quyền biển, đảo Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi mà yêucầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa đặt ra ngày càng cao, với nhiều tìnhhuống phức tạp, khó lường thì vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải được nhận thứcđầy đủ và khẳng định trong thực tiễn Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủtrương, phương châm, đối sách chiến lược để xử lý những vấn đề nảy sinh trongtranh chấp chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Phải xây dựng các tổ chức đảng trongcác lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, các địa phương ven biển trongsạch, vững mạnh; đồng thời, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ Nếu xa rời sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệpbảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa sẽ mất phương hướng hoạt động; các đơn

vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ này sẽ thiếu đi sức mạnh về tư tưởng, tổ chức

và khả năng sẵn sàng chiến đấu; khi có tình huống phức tạp xảy ra sẽ lúng túng, xử

lý thiếu chính xác, hiệu quả thấp Bởi vậy, các cấp cần làm tốt công tác tuyêntruyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các đối tượng về sự cần thiết phải tăngcường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển,đảo, thềm lục địa của Tổ quốc Từ đó, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện,đảm bảo hiệu lực lãnh đạo của Đảng ngày càng cao trong mọi hoạt động của các tổchức, lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Nâng cao hiệu quả công tác Đảng,

công tác chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa chính

là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ này Bởi vậy, công tác Đảng,công tác chính trị cần bám sát sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, thực tiễn hoạtđộng của bộ đội trên các vùng biển, đảo, nhà giàn, trực tiếp đối mặt với những hànhđộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta để đổi mới nội dung,hình thức hoạt động cho phù hợp Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền về chủ quyền biển, đảo để nhân dân Việt Nam, cộng đồng quốc tế hiểu vànắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũngnhư chủ quyền biển Việt Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy địnhtrong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 Đồng thời, tuyên truyền về cácđiều khoản và nghĩa vụ chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam khi hoạtđộng trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; quanđiểm chủ đạo, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong thực thi quyền tài phán quốc

Trang 8

gia trên các vùng biển, đảo, quần đảo và các khu vực đặc quyền kinh tế biển Đặcbiệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là các địa phươngven biển và lực lượng vũ trang thấy rõ tình hình phức tạp ở Biển Đông, yêu cầu caocủa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh nước ta mở cửa, hội nhập.Trên cơ sở đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp sứcmạnh trong nước và sức mạnh của cộng đồng quốc tế để thực hiện thắng lợi nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Cùng với đó, công tác Đảng, công tácchính trị phải hướng vào xây dựng tổ chức, con người vững mạnh; đẩy mạnh phongtrào Thi đua Quyết thắng; thực hiện tốt công tác dân vận, tham gia giúp dân nuôitrồng thủy sản, phát triển kinh tế biển, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển ngày càng vững chắc

Tăng cường lãnh đạo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng

cường QP-AN trên biển Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta được thể hiện rõ

trong Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lượcbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít,

hỗ trợ lẫn nhau, tạo sức mạnh để phát huy nguồn lực từ biển, xây dựng tiềm lựcquốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, mở rộng giao thương quốc tế

và khu vực Bởi vậy, các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêmtúc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hìnhmới Theo đó, phát triển kinh tế biển phải tương xứng với vị thế và tiềm năng củabiển nước ta; kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP-AN, bảo vệ chủquyền, biển, đảo Việc kết hợp phải được thực hiện trong từng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trên từng địa bàn; trong tăngcường tiềm lực, lực lượng, thế trận QP-AN và nhiệm vụ, phương án, kế hoạch tácchiến, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Để việc gắn kết hai nhiệm vụ đó manglại hiệu quả thiết thực, cần xây dựng các chính sách phù hợp nhằm khai thác tiềmnăng, lợi thế từ biển; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với tăng cườngQP-AN trên biển Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tụcxây dựng lực lượng, tổ chức điều chỉnh, bố trí và triển khai phát triển kinh tế - xãhội trên vùng biển, đảo kết hợp với thế trận QP-AN một cách hợp lý; thúc đẩynhanh quá trình dân sự hóa trên biển gắn với xây dựng thế trận QP-AN, “thế trậnlòng dân” vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpbảo vệ chủ quyền biển, đảo Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọngđối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng Trước yêu cầu mới của sự nghiệpbảo vệ chủ quyền biển, đảo, Đảng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạođối với từng nhiệm vụ, từng lực lượng và trong từng tình huống Trước hết, là đổimới nội dung, phương pháp, hình thức, phong cách lãnh đạo nhằm hiện thực hóachủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng trong bảo vệ chủ quyền biển,đảo, thềm lục địa của Tổ quốc Các tổ chức đảng cần chú trọng thực hiện tốt côngtác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra những bài học trong lãnh đạo, chỉ

Trang 9

đạo nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là trong những tình huống khókhăn, phức tạp Đây cũng là cơ sở để hiện thực hóa đường lối, chủ trương sát đúngvới sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ Đồng thời, tìm ra phương pháp lãnh đạophù hợp trong từng thời điểm và đổi mới phong cách lãnh đạo phải theo hướng pháthuy vai trò của cấp ủy, cán bộ chủ trì, đề cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, đảngviên, thường xuyên sâu sát, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, giải quyết cóhiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh Thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ cơ

sở, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, quan tâm bảo đảm tốt chế độ, chínhsách, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ quản

lý, bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

2 Giáo dục cho học sinh hiểu rõ các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt nam của nhà nước ta trong thời gian qua.

Để bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ cuộc sống làm

ăn bình thường của nhân dân ta trên các vùng biển đồng thời thực hiện đầy đủnghĩa vụ quốc tế của một quốc gia ven biển, Việt Nam đã tổ chức, duy trì thườngxuyên các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ và quản lý, giữ vững trật tự, an ninh trêncác vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta

Công tác quản lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam lànghĩa vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, mà không phải làtrách nhiệm của riêng một lực lượng nào Trách nhiệm quản lý, bảo vệ các vùngbiển Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như LuậtBiên giới quốc gia (Điều 31, 36, 37), Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (Điều 1), Nghịđịnh số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Biên giới quốc gia (Điều 26 đến Điều 32); Nghị định

161/2003/ NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giớibiển (Điều 22)

Điều 9 Nghị định 161/2003/ NĐ- CP của Chính phủ quy định: “Quản lý, bảo

vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vựcbiên giới biển là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng

vũ trang, chính quyền địa phương và mọi công dân”

Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chínhphủ) đã quy định Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biểncủa Việt Nam Điều 21, Chương III đã nêu: việc kiểm soát trên biển của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được giao cho các lực lượng: Hải quân nhân dân vàcác đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo; Bộ đội Biênphòng Việt Nam; Cảnh sát nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên biển;Các lực lượng nửa vũ trang trên các thuyền vận tải và tàu thuyền đánh cá của ViệtNam được trao trách nhiệm kiểm soát theo từng yêu cầu công tác và có mang dấuhiệu rõ ràng; và Các lực lượng kiểm soát chuyên môn của các ngành: Hải quan, Y

tế, Kiểm dịch làm nhiệm vụ kiểm soát từng mặt công tác của ngành mình

Trang 10

Cần lưu ý, một số nội dung của Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 trái vớiquy định của Luật Biên giới quốc gia thì bị bãi bỏ; Điều 40 Luật Biên giới quốc gianăm 2003 quy định: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004;Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ” Theo khoản 5 Điều 111Công ước luật biển năm 1982 quy định: “Quyền truy đuổi chỉ có thể được thựchiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiệnbay khác có mang các dấu hiện ở bên ngoài chỉ rõ ràng rằng, các tàu hay phươngtiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan nhà nước và được phép làm nhiệm vụnày” Như vậy, lực lượng tuần tra kiểm, soát trên biển phải là lực lượng vũ trang(quân đội, công an) hoặc của lực lượng khác được Nhà nước trao quyền nhưng phảiphù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Vídụ: Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký

ngày 25/12/2000 quy định Lực lượng kiểm soát của Việt Nam bao gồm: Cảnh sát

biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Quyết định số 13-HĐBT ngày 11/2/1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã nhấnmạnh việc tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền và an ninh các vùng biển và thềmlục địa Việt Nam Tại Mục II Quyết định này đã phân công phạm vi tuần tra kiểmsoát trên các vùng biển và thềm lục địa như sau: Bộ đội Hải quân phụ trách chủ yếu

là vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địaViệt Nam; Bộ đội Biên phòng phụ trách vùng nội thuỷ, lãnh hải và làm nòng cốttrong hoạt động của dân quân, tự vệ trên biển; Lực lượng Công an nhân dân phụtrách việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên biển, các bến đậu,các nơi trung chuyển, các bến bãi bốc dỡ hàng hoá dân sự, các công trình nổi trênbiển, các cửa sông lớn; và lực lượng của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản (nay

là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Tổng công ty Dầu khí (nay là Tậpđoàn Dầu khí quốc gia), Hải quan… không ấn định phạm vi phụ trách riêng

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc duy trì và bảo vệ phápluật trên các vùng biển và thềm lục địa, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vềLực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (trước đó là Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biểnViệt Nam ngày 28/3/1998) Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm

2008 đã quy định: Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên tráchcủa Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảmviệc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địacủa Việt Nam Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động theo quy định củaPháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam (Điều 1); Lực lượngCảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lýthống nhất của Chính phủ Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạtđộng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 2); và Lực lượng Cảnh sát biển

Trang 11

Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam Trong phạm

vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có tráchnhiệm thực hiện, phối hợp với các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật Quy chế phối hợp hoạt động, trách nhiệm cụ thể của các lựclượng do Chính phủ quy định (Điều 3) Các nội dung nói trên của Pháp lệnh lựclượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008 đã kế thừa Pháp lệnh lực lượng Cảnh sátbiển Việt Nam năm 1998, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình vànhiệm vụ mới của Tổ quốc trong việc quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo vàthềm lục địa Việt Nam

Để quản lý và bảo vệ khu vực biên giới biển, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 quy định về Quy chế khu vực biên giớibiển Theo đó, khu vực biên giới biển đã được quy chế hóa như sau:

Một là, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ biên

giới quốc gia trên biển và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biêngiới biển; Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thống nhất hướng dẫnchỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp ven biển tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quyđịnh của pháp luật; Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, Ủy ban nhândân các cấp thực hiện chính sách xây dựng biên giới, các điều ước quốc tế về biêngiới mà Việt Nam đã ký kết với các nước hữu quan Phối hợp với Bộ Quốc phònghướng dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và giải quyết côngviệc liên quan đến hai bên biên giới; Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ,ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp bảo vệ an ninh khu vực biên giới biển; gắn anninh biên giới với an ninh nội địa Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướngdẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và đấu tranhphòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới biển; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản

lý nhà nước về biên giới quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướngdẫn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quyđịnh của pháp luật; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ của mình,thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ,hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành chức năng Xây dựngquy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân ở khu vực biên giới; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh

tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới biển.Chỉ đạo các lực lượng, ban, ngành ở địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòngtrong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ở khuvực biên giới biển thuộc địa phương quản lý (Điều 22);

Trang 12

Hai là, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách chủ trì, phối

hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địaphương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn anninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; Trong khu vực biên giớibiển, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc giađược bố trí lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng cácloại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và xây dựng cáccông trình phục vụ nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn anninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển (điều 23)

Trên cơ sở Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủquy định về Quy chế khu vực biên giới biển, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư

số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 để hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên.Theo đó, tại mục 1 phần III của Thông tư này đã nhấn mạnh: Bộ đội Biên phòng làlực lượng nòng cốt chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng quân đội, công

an, cảnh sát biển, hải quan và các lực lượng liên quan khác trong việc thực hiệnnhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển

Như vậy, các lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biểnbao gồm: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng và Hải quân, hoạt động phối hợp giữacác lực lượng này sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định Các lực lượng kiểmtra, kiểm soát chuyên ngành gồm: Kiểm ngư, Thanh tra giao thông, Hải quan,Thanh tra môi trường, Y tế và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam v.v

Hiện nay, nhiều Bộ, ngành có liên quan trực tiếp và có chức năng về quản lýbiển Ví dụ như, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vậntải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng Cục Hải quan,

Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ủy banQuốc gia tìm kiếm - cứu nạn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan vv

Nhiệm vụ của các lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Tham gia quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa, Đảng vàNhà nước ta đã giao cho nhiều cơ quan, tổ chức đảm nhiệm trọng trách quan trọngnày trước Đảng, Nhà nước và nhân dân Điều đó đã được quy định cụ thể trongnhiều văn bản pháp luật

Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chínhphủ) về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của ViệtNam Tại Điều 22 Nghị định này đã quy định nhiệm vụ cho các lực lượng kiểmsoát trên các vùng biển của Việt Nam, đó là bảo vệ chủ quyền và các quyền củaViệt Nam trên các vùng biển, chống lại mọi âm mưu và hành động xâm phạm dưới

Trang 13

mọi hình thức các vùng biển và thềm lục điạ Việt Nam (điểm a); Giám sát, kiểmsoát các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáplãnh hải Việt Nam, trong việc chấp hành nghị định này và các luật lệ, quy định hiệnhành về hải quan, y tế, tài chính, xuất cảnh, nhập cảnh, di cư, nhập cư, của ViệtNam (điểm b); Giúp đỡ các cơ quan khác có nhiệm vụ quản lý trên biển thực hiệntốt chức năng kiểm soát đã được Nhà nước giao phó (điểm c).

Theo Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008, lực lượng cảnhsát biển Việt Nam có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, trong nội thủy, lãnh hải và vùng nước cảng biển của Việt Nam, lực

lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định củapháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên đểbảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống

ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu,vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá,

vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác (Điều6);

Hai là, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soáttheo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà ViệtNam là thành viên để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo vệ tài nguyên,phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống cáchành vi buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, vận chuyển tráiphép và buôn bán người, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý…(Điều7);

Ba là, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế

trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của phápluật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để gópphần giữ gìn an ninh, trật tự, hòa bình và ổn định trên các vùng biển (Điều 8)

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ thu thập, tiếp nhậnthông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam làthành viên; tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển, và thực hiện cáchoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường biển (điều 9),phốihợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng tài sản củangười và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa ViệtNam, phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang để bảo vệ chủ quyền, anninh quốc gia trên các hải đảo, vùng biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam và quyềnchủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w