Tài liệu là toàn bộ phân tích sắc nét về báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của công ty VNM được niêm yết trong suốt kì kế toán 2015, nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên chuyên ngành TCDN học viện tài chính cũng như các bạn sinh viên khác đang nghiên cứu, tìm hiểu thuyết trình, làm bài tập nhóm,... các môn như phân tích báo cáo tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp,...Bài viết là chuẩn mực phân tích báo cáo tài chính với nọi dung đầy đủ, văn phong chuyên nghiệp, và số liệu thực tế cụ thể được trình bày dưới 2 hình thức word và powerpoint nhằm hỗ trợ cho các bạn có nhu cầu thuyết trình hoặc làm slide cuối kì,...
Trang 1[H s phân tích ồ sơ phân tích ơ phân tích ]
Tình hình kinh doanh c a công ty ủa công ty
c ph n s a Vinamilk trong năm ổ phần sữa Vinamilk trong năm ần sữa Vinamilk trong năm ữa Vinamilk trong năm
2015
Nhóm: 4
L p tín ch : 11.6ớp tín chỉ: 11.6 ỉ: 11.6
Hà N i, ngày 15 tháng 3 năm…2017… ội, ngày 15 tháng 3 năm…2017…
Các đ ng ch biên : ồng chủ biên : ủ biên :
Trang 2Muc luc
A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SỬA VIỆT NAM- VINAMILK 3
I Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK 3
1 Thời kì bao cấp (1976-1986) 3
2.Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003) 4
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 4
3.Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-nay) 4
II-Những khó khăn và thuận lợi của ngành sữa Việt Nam 6
1.Những thuận lợi trong nước sẵn có của ngành sữa Việt Nam 6
2.Các thách thức trong nước của ngành sữa VN 7
3.Những thuận lợi và khó khăn từ thế giới đối với ngành sữa Việt Nam 8
B.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 10
I.Phân tích khái quát tình hình Tài sản 10
II- Phân tích khái quát tình hình Nguồn vốn 14
III Phân tích chính sách tài trợ của vinamilk 18
IV Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 20
V PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG 23
VI PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY VNM 2015 25
VII.Phân tích khái quát kết quả kinh doanh 30
VIII.Phân tích khả năng thanh toán và tình hình nợ 39
1.phân tích khả năng thanh toán 39
2.Phân tích tình hình nợ 40
31/12/ 2015 42
Trang 3IX Phân tích khả năng sinh lời của tài sản 43
X.Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ 47
XI Phân tích khả năng sinh lời hoạt động 49
1 Nhân tố hệ số khả năng sinh lời sau thuế (ROS) 50
2 Nhân tố hệ số khả năng sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế (Hht) 50
3 Hệ số khả năng sinh lời hoạt động bán hàng (Hbh) 50
4 Hệ số khả năng sinh lời tài chính (Htc) 50
C NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK 51
Trang 4A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SỬA VIỆT NAM- VINAMILK.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày -01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Giai đoạn hình thành và phát triển của VNM được chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn hình thành trong thời kì bao cấp, giai đoạn phát triển thời kì đổi mới và giai đoạn phát triển trong thời kì Cổ Phần Hóa
1 Thời kì bao cấp (1976-1986)
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost)
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ)
Lúc mới thành lập, VNM có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
Nhà máy bánh kẹo Lubico
Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)
Trang 52.Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam
1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
3.Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-nay)
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũngtrong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An
Trang 6 Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty
Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006 Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006,một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD
2012: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD cùng hàng loạt các nhà máy sữa khác như nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan.Năm 2015,vinamilk tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%
Năm 2016: Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại
Campuchia tính đến thời điểm này Không chỉ vậy, trong năm 2016 VNM còn chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN
Trang 7Chỉ sau vài tháng sau đó công ty mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, đưa sở hữu của Vinamilk tại Driftwood lên 100% Chính thức giới thiệu sang Mỹ hai sản phẩm sữa đặc và creamer đặc của Vinamilk mang thương hiệu Driftwood, tiên phong
mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ
II-Những khó khăn và thuận lợi của ngành sữa Việt Nam.
1.Những thuận lợi trong nước sẵn có của ngành sữa Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, là những điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sữa tại Việt Nam Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, ngành sữa Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sữa, kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phí cũng như các chính sách, cơ chế khuyến khích từ Nhà nước
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc ViệtNam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015) Các nhà chuyênmôn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn Tỷ lệ tăng trưởngGDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của ngườiViệt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêuthụ khoảng 15 lít sữa/năm Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người
Trang 8Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa Các đồng cỏ như HàTây, Mộc Châu, Bình Dương… cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện sinh trưởng tốt.
Việc đầu tư phát triển ngành sữa vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất với chi phí nhân công thấp đồng thời mang lạisinh kế cho người dân thiếu việc làm và thiếu thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, gắn liền lợi íchdoanh nghiệp với cộng đồng
2.Các thách thức trong nước của ngành sữa VN
Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao Tuy nhiên, trên thực tế hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tántrong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp Người dân không được hướng dẫn bài bản về kỹ thuật chăn nuôi, biệnpháp phòng trừ bệnh tật Thêm vào đó, người nuôi bò hoàn toàn thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác ảnh hướng trực tiếpđến quá trình chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vào hay chi phí đầu ra cho sản phẩm sữa thu hoạch
Trong năm 2009, sản xuất sữa nguyên liệu từ đàn gia súc trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 20-30% tổng mức tiêu thụ sữa ỞViệt Nam, chỉ có 5% của tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, phần còn lại được nuôi dưỡng bởi các hộ gia đình ở quy mônhỏ lẻ Đến cuối năm 2009, có 19.639 nông dân chăn nuôi bò sữa với mức trung bình là 5,3 con bò mỗi trang trại Hậu quả là các sảnphẩm sữa của Việt Nam là một trong những đắt nhất trên thế giới Chi phí trung bình của sữa ở Việt Nam là USD1.40/litre, so vớiUSD1.30/litre ở New Zealand và Philippines, USD1.10-1.20/litre tại Úc và Trung Quốc, và USD0.90/litre ở Anh, Hungary và Brazil,theo công bố của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
Trang 9Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng Do thiếu tiêu chí đánh giá cộngvới quy trình kiểm định chất lượng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày bán một cách công khai Vụviệc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnhhưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.
3.Những thuận lợi và khó khăn từ thế giới đối với ngành sữa Việt Nam.
- Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít rào cản và điều kiện hơn
- Tận dụng được lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa, như các lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP; từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Mỹ và các nước đối tác TPP; từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng đòi hỏi chungcủa TPP; từ việc mở cửa thị trường mua sắm công; từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường…
Khó khăn
- Từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho
sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO)
Trang 10- Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam Hiện nay,
các sản phẩm sữa trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa
- Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn rất lớn Hơn nữa, muốn
đáp ứng yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị từ nướcngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp Cáccông ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mấtcân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30% tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc Sự phụthuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến độnggiá của các sản phẩm sữa nhập khẩu Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), Việt Nam nhậpkhẩu 72 phần trăm của tổng sản phẩm sữa trong năm 2009, bao gồm 50 phần trăm sữa nguyên liệu và 22 phần trăm sữathành phẩm
Trang 11B.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Trang 13Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang dài
Đầu tư vào các công
ty liên kết ,liên doanh
Trang 14ngày đáo hạn
Tài sản dài hạn khác 260 584855042633 5.4424% 495005358897 4.8002% 89849683736 18.151% 0.642%
Chi phí trả trước dài
hạn 261 17(b) 417329840261 71.3561% 183505250834 37.0714% 233824589427 127.421% 34.285%Tài sản thuế thu nhập
15457989802876 lên 16731875433624) và tài sản dài hạn ( từ 10312148258081 lên 10746300510728) Đối với một công ty
sữa như vinamilk thì mức tăng trên không quá đột biến, cho thấy sự phát triển ổn định của Công ty cũng như Công ty đã chiếm được thị trường nhất định trong nghành kinh doanh sữa và các sản phẩm có liên quan
- Về tài sản dài hạn: Cuối năm 2015 so với đầu năm, tài sản dài hạn tăng 1273885630748( 8.241%),là do các yếu tố Tài sản
cố định, Đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác đều tăng mạnh hơn sự sụt giảm của Các khoản phải thu dài hạn,
Bất động sản đầu tư Trong đó chủ yếu tăng ở khoản mục “ Đầu tư tài chính dài hạn”, tăng 269025504567 (40.073%)
Nguyên nhân chủ yếu là do Đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết của Vinamilk tăng trong năm 2015 Ngoài ra tài sản dài hạn tăng còn do Tài sản cố định tăng, chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất
và kinh doanh.Hơn nữa , việc tăng của các khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn (40.073%) và Tài sản dài hạn khác (18.151%) cho thấy việc đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường của Vinamilk diễn ra hết sức thuận lợi Điều
này bắt nguồn từ tình hình tài chính tích cực của thị trường trong năm 2015
Các khoản mục còn lại giảm bao gồm Các khoản phải thu dài hạn, Bất động sản đầu tư Các khoản mục này giảm gây ảnh hưởng nhất định đến việc gia tăng của tài sản dài hạn:
+ Bất động sản đầu tư giảm 5357663983 triệu đồng với tỉ lệ là 3.627% Có thể trong năm 2015, việc biến động của thị
trường bất động sản đã khiến công ty lo ngại về lợi nhuận thu được nên để đảm bảo vốn đầu tư, công ty đã bán bớt một số bất động sản đã đầu tư, từ đó làm giảm khoản mục này
Trang 15+Các khoản phải thu dài hạn giảm 1067518927 triệu đồng với tỉ lệ là 4.860% Có thể thấy rằng quản trị nợ phải thu của
công ty trong năm 2015 được tiến hành khá tốt
- Về tài sản ngắn hạn: Cuối năm so với đầu năm, giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng 1273885630748 với tỷ lệ tăng là 8.241%
Đây là mức tăng ổn định Tài sản ngắn hạn tăng lên là do các yếu tố Hàng tồn kho, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và
Tài sản ngắn hạn khác tăng , trong đó chủ yếu là do Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng (1199371435008, tăng
16.058%) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh lên phải kể đến đầu tư ngắn hạn như chứng khoán, trái phiếu,
các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống của Công ty Vinamlik tăng lên với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống Nguyên nhân là do trong năm 2015, Vinamilk đã tiến hành đầu tư vào các nghân hang thương mại nhằm tìm kiếm thếm lợi nhuận, đồng thời tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới.Nguyên nhân là do trong năm 2015, Vinamilk đã tiến hànhđầu tư vào các nghân hang thương mại nhằm tìm kiếm thếm lợi nhuận, đồng thời tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới
Tiền và các khoản tương đương tiền của Vinamilk giảm 169192827532 (11.074%) đã làm cho Tài sản ngắn hạn tăng
lên không nhiều Tiền và các khoản tương đương tiền giảm có thể là do tiền gửi có kì hạn 3 tháng trở xuống giảm
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 91630279477 triệu đồng(3.299% ), có thể thấy rằng việc thực hiện quản trị nơ của
công ty khá hiệu quả
Các yếu tố còn lại của Tài sản ngắn hạn đều tăng nhẹ Cụ thể:
+Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng 255271252753 triệu đồng (7.181%) Điều đó cho thấy việc tăng giá của những
nguyên liệu đầu vào, buộc doanh nghiệp phải phương pháp chuần bị hợp lý Doanh nghiệp cần dự trữ các sản phẩm sữa củamình để có thể có doanh thu tốt hơn vào năm tới Có thể thấy doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược và quản trị kế hoạch khátốt
+ Tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh 80066049996 triệu đồng(61.978%), trong đó chủ yếu là do Chi phí trả trước ngắn hạn tăng là 40353255043 triệu đồng (34.877%).
- Về cơ cấu tài sản : Đầu năm 2015 , Tài sản ngắn hạn của công ty là 59.9841%, chiếm phần lớn tỷ trọng tài sản Đến cuối năm 2015, Tài sản ngắn hạn có tỉ trọng là 60,89%, Tài sản ngắn hạn tiếp tục chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu của công
ty Có thể thấy rằng trong năm 2015, Vinamilk đã chú trọng vào việc sản xuất sản phẩm để tiêu thụ, tập trung đầu tư các chứng khoán ngắn hạn hơn là việc đầu tư Tài sản cố định
- Nhìn chung, vì Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất nên trong cơ cấu tài sản thì tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn Tuy nhiên, tỷ trọng của tài sản dài hạn của Vinamilk vẩn còn nhỏ hơn 50% tổng tài sản là một vấn đề cần phải đáng lưu tâm Về lâu dài, công ty Vinamilk nên đẩy tỷ lệ tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định lên trên50% tổng tài sản thì điều đó sẽ phù hợp hơn cơ cấu tài sản
Trang 16II- Phân tích khái quát tình hình Nguồn vốn
Phải trả ngắn hạn khác 319 23(a) 644468337067 10.7334% 598428618781 10.9737% 46039718286 7.69% -0.240%Vay ngắn hạn 320 24(a) 1475358507208 24.5716% 1279525014840 23.4634% 195833492368 15.31% 1.108%
Trang 17%
170803788339 5
6.63% 0.000%
Đánh giá: Tổng nguồn vốn cuối năm tăng 1708037883395 triệu đồng tương ứng với 6.63 % Trong đó Nợ phải trả cuối năm tăng 584358619318 triệu đồng (9.79%) so với đầu năm và Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 1123679264077 triệu đồng (5.68%) cho thấy việc Tổng nguồn vốn tăng cuối năm chủ yếu do việc tăng Vốn chủ sở hữu, mặt khác việc tỷ trong
Vốn chủ sở hữu đầu năm cũng như cuối năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với Nợ phải trả, điều đó cho thấy Công ty đang
mở rộng quy mô nguồn vốn chủ yếu thông qua việc huy động Vốn chủ sở hữu, những vẫn phụ thuộc một phần vào tài chính bên ngoài bằng việc tăng tỷ trọng các khoản nợ phải trả, qua việc Nợ phải trả cuối năm 2015 tăng so với đầu năm, chứng tỏ
Trang 18doanh nghiệp dù là có nguồn tài chính rất mạnh nhưng vẫn muốn tận dụng tối đa nguồn lực vào huy động vốn bên ngoài Tuy nhiên, tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp như vậy vẫn chưa xác định được đã hợp lý hay chưa, việc điều chỉnh luồng vốn như trên liệu đã quá vội vàng không, đã ổn định chưa? Có chứa rủi ro cao không?
Nhận xét: Công ty có cơ cấu nợ rất vững chắc, tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn cuối năm là 23.8526% tăng hơn so với đầu năm là
23.1660%, tuy có tăng nhẹ nhưng đây là tỉ lệ rất an toàn trong cơ cấu ngành, đảm bảo tính thanh khoản rất tốt, tạo được niềm tin cho
các chủ nợ (nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhà phân phối, ngân hàng,…) Tuy nhiên, nó cũng thể hiện công ty rất thận trọng và chưa dám
sử dụng đòn bẩy nợ để tăng hiệu quả kinh doanh
*Phân tích nợ phải trả
Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 584358619318 triệu đồng(9.79%) , chủ yếu là do Nợ ngắn hạn tăng 551036479190 triệu đồng(10.10%) Còn về Nợ dài hạn cũng tăng 33322140128 triệu đồng (6.45%).Cụ thể sự biến động cảu các yếu tố như sau:
- Nợ ngắn hạn cuối năm 2015 là 6004316835213 đã tăng hơn so với đầu năm 2015, đây là chỉ tiêu tăng chủ yếu trong tổng nợ
6554260196767 triệu đồng Trong tổng nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm 91.6094% vào cuối năm 2015 ( tăng lên 0.263% so
với đầu năm) Chính sách huy động Nợ ngắn hạn cho thấy nhu cầu Vốn lưu động trong năm của Công ty là rất lớn, Việc này, giúp hạn chế lượng tiền nhàn rỗi tai doanh nghiệp, giúp giảm chi phí sử dụng vốn, tận dụng việc dùng lãi vay làm “lá chắn thuế” Nhưng mặt khác, khi sử dụng lượng lớn Nợ ngắn hạn thì sức ép trả lãi nghân hàng trong thời gian ngắn sẽ gia tăng với Vinamilk , tăng rủi ro đồng thời gây hoang mang cho các nhà đầu tư
+Các khoản mục Phải trả người bán, Phải trả người lao động, Phải trả ngắn hạn khác là khoản mục có sự gia tăng với số tiền chênh lệch lần lượt là 295073416337 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 15.54% , 288999210052 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 176.78% và 46039718286 tương ứng với tỷ lệ 7.69% so với đầu năm Công ty cần thường xuyên theo dõi các khoản công nợ
để thanh toán kịp thời khi đến hạn.Mặt khác Công ty cần có những biện pháp quản lý và sử dụng Vốn lưu động tiết kiệm hơn
để giảm áp lực cho nguồn vốn tài trợ
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng là do lợi nhuận tăng nên tỷ lệ trích từ lợi nhuận cũng tăng Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng
49745047787 triệu đồng với tỷ lệ 13.98% so với đầu năm 2015
- Nợ dài hạn cuối năm 2015 là 549943361554 triệu đồng, có tăng so với đầu năm là 516621221426 triệu đồng Nguyên nhân có
thể là do việc đầu tư vào Tài sản cố định của Vinamilk trong năm 2015 Trong đó tăng chủ yếu do Vay dài hạn tăng
Trang 1921786592301 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 6.29% Điều này giúp công ty giảm áp lực thanh toán cũng như áp lực trả nợ trong ngắn hạn Tuy nhiên khi gia tăng Nợ dài hạn thì chi phí sử dụng vốn cũng tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty trong lâu dài
+ Khoản mục phải trả dài hạn khác giảm mạnh từ 8192561774 triệu đồng xuống còn 2814519233, tương ứng với chênh lệch là 5378042541(65.65%) Nguyên nhân có thể là do Công ty đã sử Tiền và các khoản tương đương tiền để trả nợ dài hạn Việc nàygiúp công ty tăng cường khả năng tự chủ tài chính và giảm thiểu rủi ro, đồng thời làm giảm tốc độ tăng của khoản mục vay dài hạn
*Phân tích Vốn chủ sở hữu
-Nhận xét:
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn khoảng gần 80% trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cho thấy tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu của công ty và mức độ ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu phần nào khẳng định được quy mô và tình hình hoạt động trong những năm gần đây của công ty
- Vốn chủ sở hữu cuối năm 2015 tăng 1123679264077 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 5.68% Sự gia tăng này chủ yếu do Quỹ
đầu tư phát triển tăng 3288685511606 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ 130414.46% Nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm
2015 của Công ty có sự ra tăng Quỹ đầu tư phát triển tăng cho thấy Công ty đang muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư chiều sâu, tạo cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh của doanh của Công ty
- Vốn cổ phần của Công ty tăng them 2000207940000 triệu đồng (19.99%), chiếm tỷ trọng 6.845% cho thấy tiềm năng huy động
vốn từ thị thị trường chứng khoán là khá thuận lợi, đặc biệt là uy tín của một Công ty lớn như Vinamilk
- Chênh lệch tỷ giá có biến động mạnh, cuối năm so với đầu năm đã tăng 8490698397 triệu đồng Nguyên nhân chính là nhận
thức được xu hướng tăng của của tỷ giá trong năm, VInamilk đã chủ động ấn định tỷ giá cho những hợp đồng thanh toán vào cuối năm, từ đó hưởng lợi thế từ biến động tỷ giá khi đánh giá lại các khoản phải trả, làm gia tăng vốn chủ
Nhận xét chung : Nhìn chung, ta thấy các chỉ tiêu về nợ phải trả cũng như nguồn vốn đều có sự biến động nhất định và phần lớn đều tăng do quy mô hoạt động của công ty Vinamilk liên tục tăng qua các năm Đó là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư của Vinamilk Đây là một trường hợp tương đối hiếm trong khi bối cảnh nền kinh tế VN đang bị khủng hoảng trầm trọng như hiện
Trang 20nay Trong thời điểm khó khăn như hiện nay thì việc tăng cường nguồn vốn bằng các khoản nợ là môt sự mạo hiểm rất lớn so với việchuy động từ các nhà đầu tư.Tuy nhiên, về lâu dài công ty Vinamilk nên tận dụng tốt hiệu quả đòn bẩy tài chính cũng như lợi ích của
“lá chắn thuế” bằng việc tăng cường các khoản vay ngắn hạn và dài hạn nhưng vẫn giữ được tính thanh khoản tốt thì sẽ có thể tạo thêm được nhiều lợi nhuận hơn cho các chủ sở hữu (tăng ROE)
III Phân tích chính sách tài trợ của vinamilk.
Trang 21Nhìn bảng phân tích trên ta có thể thấy hoạt động tài trợ cuối năm 2015 và đầu năm 2015 không có sự thay đổi nhiều Cả đầu năm và cuối năm 2015 hệ số tài trợ thường xuyên đều lớn hơn 1 và vốn lưu chuyển đều lớn hơn 0 Có thể nói tình hình hoạt động tài trợ của doanh nghiệp khá ổn định do hệ số tài trợ thường xuyên và vốn lưu chuyển năm 2015 tăng so với năm 2014 một chút.Vì hệ
số tài trợ thường xuyên lớn hơn 1 và vốn lưu chuyển quá lớn nên chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ cao
Phân tích chi tiết:
- Vốn lưu chuyển cuối năm 2015 là 10.727.558.598.411 đồng tăng 722.849.151.558 đồng hay 7,22% so với vốn lưu chuyển đầu
năm 2015 Doanh nghiệp cỏ thể nói đã dùng một nữa nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn Cả nguồn vốn dài hạn và tài sảntài hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn lớn hơn nên vốn lưu chuyển cũng tăng Có thể đấy doanh nghiệp đã và đang rất ổn định về tình hình hoạt động, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính đem lại sự ổn định, an toàn trong công ty Tuy nhiên các nhà quản trị trong công ty cũng có thể nên cân nhắc về tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, tránh để vốn thừa quá nhiều
- Trong cuối năm 2015, tài sản dài hạn của công ty tăng 434.152.252.647 đồng hay 4,21% so với đầu năm 2015 cũng có thể do công ty có sự mở rộng về quy mô kinh doanh, có thể mở rộng về mặt hàng thị trường để hướng thêm tới nhiều đối tượng khánh hàng Tuy 4,21% so với toàn công ty không nhiều nhưng đây là công lớn tương ứng với 434.152.252.647 đồng thì quy mô của công ty cũng
mở rộng tương đối nhiều Việc mở rộng kinh doanh là phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước đang có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn vốn, đảm bảo an toàn khi tài trợ cho các tài sản dài hạn này
- Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2015 tăng 1.157.001.404.205 đồng hay 5,69% so với đầu năm 2015 Sự tăng lên này là do sự tăng mạnh của vốn chủ sở hữu 1.123.679.264.077 đồng tương ứng với mức tăng 5,67% và nợ dài hạn tăng 33.322.140.128 đồng tăng ứng với mức tăng 6,45% Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của nợ dài hạn Điều này cho thấy công ty đang dùng chính sánh tăng sử dụng vốn nợ, có thể thấy doanh nhiệp sử dụng vốn rất hiểu quả khi sử dụng nhiều hơn vốn vay, có thể giữ lại một ít lợi nhuận để tiếp tục đầu tư tránh tình trạng lãng phí vốn
Trong cả ngắn hạn và dài hạn thì điều này đều đem lại lợi ích cho công ty khi đứng trước các cơ hội khác để đầu tư Nhưng điềunày cũng đồng thời làm tăng áp lực sinh lời của công ty lên đội ngũ quản trị Việc phân chia lợi nhuận cho các cổ đông cũng đang được thực hiện hiểu quả tạo tâm lý tốt cho các cổ đông Tuy nhiên việc sử dụng vốn vay nhiều cũng cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng
để tránh lãng phí khi sử dụng không hết vốn mà vẫn phải trả chi phí vay, cần phải có chính sách kĩ lưỡng giữa những nhà quản trị và
cổ đông
Qua bảng ta có thể thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp rất dồi dào gần gấp đôi tài sản dài hạn cả cuối năm 2015 và đầu năm 2015 cho thấy khả năng chi trả của doanh nghệp và rất lớn Nhìn chung công ty đang áp dụng chính sách tương đối an toàn, làm
Trang 22chi phí sự dụng vốn bình quân cao Điều này thỏa mãn nguyên tắc cân băng tài chính, đảm bảo an toàn, những sẽ khó đảm bảo mục tiêu tối thiểu chi phí sử dụng vốn Tuy nhiên thì tình hình tài trợ vốn của công ty đang rất tốt về mọi phương diện.
IV Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
CHỈ
TIÊU NĂM 2015 NĂM 2014
SO SÁNH CHÊNH LỆCH TỶ LỆ (%) 1.LCT 40.080.384.510.746 +
648.981.742.038 +
166.272.240.339 =
40.895.638.493.123
35.072.015.514.696 + 573.569.553.162 + 272.372.842.337 = 35.917.957.910.195
Trang 23- Do ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn: trong trường hợp các nhân tố khác không đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn thay đổi từ 0,5867 lần lên 0,6045 lần từ đó làm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,0448 lần.
Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan Về khách quan, có thể là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trong năm 2015 buộc công ty phải gia tăng dự trữ nguyên vật liệu để tránh biến động tăng giá, điều này làm tăng hàng tồn kho Về chủ quan, có thể do chính sách đầu tư của công ty trong từng thời kì và do trình độ quản lý, tổ chức,
sử dụng vốn lưu động trong quá trình hoạt động
Do số vòng quay vốn lưu động thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, số vòng quay vốn lưu động năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,02399, làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,0145 lần
Trang 24Số vòng quay vốn lưu động tác động cùng chiều đến hiệu suất sử dụng vốn, kể cả khi DN không thay đổi chính sách đầu tư nhưng làm tăng được số vòng quay vốn lưu động thì cũng sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng vốn và ngược lại Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan Về chủ quan, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng hay giảm, lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào trình độ quản lý vốn lưu động, từ việc quản lý vốn bằng tiền cho đến vốn trong thanh toán và hàng tồn kho Đây là các
bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn nên việc quản lý các loại vốn đó quyết định, chi phối đến số vòng quay vốn lưu động, từ đó tác động đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Nguyên nhân khách quan tác động đến số vòng quay vốn lưu động có thể là do đặc thù mỗi một loại hình, ngành nghề kinh doanh
Trong khi chỉ nhìn vào sự tăng, giảm của hệ số đầu tư ngắn hạn một cách độc lập, ta không thể đánh giá được hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh biến động như thế nào, chính sách đầu tư có hợp lý hay không thì nhìn vào sự thay đổi của số vòng quay vốn lưu động ta đánh giá luôn được sự thay đổi của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Số vòng quay vốn lưu động chứng tỏ DN đã gia tăng được năng lực, trình độ quản lý vốn lưu động nói riêng cũng như vốn kinh doanh nói chung Vậy để tăng được hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, DN cần xuất phát từ vấn đề nâng cao năng lực quản trị vốn lưu động ngắn với việc xây dựng chính sách đầu tư cho tài sản ngắn hạn hợp lý, từ đó tăng khả năng sinh lời cho DN
V PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG.
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG
Đơn vị: triệu đồng
Tổng luân chuyển thuần
(LCT)
40080384510746 +648981742038 +166272240339
= 40895638493123
35072015514696 +573569553162 +272372842337
=35917957910195 497768058298 13,86%
Số dư bình quân Vốn lưu
động (sld)
(16731875433624 +15457989802876)/2
Trang 253 Luân chuyển thuần bình
153 tỉ đồng Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của VNM tăng lên nhờ các tác động của 2 nhân tố sau:
Do số dư bình quân vốn lưu động trong năm 2015 so với năm 2014 đã tăng thêm 1824 tỉ đồng với tốc độ tăng 12,78% Khi cố định luân chuyển thuần ở kì gốc, vốn lưu động tăng đã làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cụ thể: Số vòng quay vốn lưu động giảm 0,29 vòng và kì luân chuyển vốn lưu động tăng 18,28 ngày Số dư bình quân vốn lưu động tăng chủ yếu là do tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cụ thể là khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng hơn 1000 tỉ đồng trong năm
2015 Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng do nhiều nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan Nguyên nhân khách quan có thể là do trong năm 2015 tỉ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, tỉ giá qui đổi trái phiếu, kì phiếu thay đổi làm cho các khoản đầu tư tài chính của VNN như trái phiếu, kì phiếu của công ty này tăng giá Nhưng nguyên nhân chủ quan có thể thấy trong bảng cân đối và thuyết minh BCTC thì trong năm 2015 DN này có dư một lượng tiền nhàn rỗi nên đã đem gửi ngân hàng hơn 1000 tỉ đồng., ngoài ra việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng giúp cho VNM tăng được hơn 100 tỷ đối với khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Như vậy xét về phía chủ quan, vốn lưu động bình quân tăng chính là do quyết định đầu tư của
DN trong năm 2015
Trang 26 Do tổng luân chuyển thuần trong năm 2015 so với năm 2014 đã tăng gần 5000 tỉ đồng với tốc độ tăng 13,86% Khi số dư bình quân vốn lưu động cố định ở kì gốc, luân chuyển thuần tăng đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên và là nguyênnhân chính dẫn đến sự thay đổi này, cụ thể:
Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2015 tăng thêm 0,31 vòng giúp cho kì luân chuyển vốn lưu động giảm được 19,63 ngày trong năm 2015 Luân chuyển thuần trong năm tăng lên chủ yếu nhờ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng Nhờ lợi thế là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, thị phần rộng lớn, hệ thống phân phối rộng khắp, danh mục sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu sữa ở mọi lứa tuổi và quan trọng nhất là có một chính sách truyền thông quảng cáo dẫn đầu về uy tín đã giúp cho doanh nghiệp này đạt trên 40 nghìn tỷ, lãi tăng trưởng 28% năm 2015
Liên hệ 2 nhân tố trên ta thấy rõ Vốn lưu động tăng 12,78% nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của luân chuyển thuần 2015 Điều đó đã thể hiện những nỗ lực của VNM trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho tốc độ luân chuyển vốn tăng ổn định năm 2015 Tuy nhiên vốn lưu động bình quân tăng với tốc độ gần bằng tốc độ của luân chuyển thuần, về lâu dài điều này sẽ gây nguy hiểm đến tốc độ luân chuyển vốn VNM cần chú ý hơn về các khoản đầu tư, nên ra quyết định gửi tiền cho hợp lí khi mà DN này có hơn 1000 tỉ để gửi tiết trong khi phải đi vay ngắn hạn 1000 tỉ Việc cân đối vốn lưu động tăng ở mức hợp lí sẽ giúp cho tốc độ luân chuyển vốn của VNM được cải thiện hơn rất nhiều
VI PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY VNM 2015.
Đơn vị: triệu đồng
Trang 27Qua bảng số liệu trên ta thấy số vòng luân chuyển hàng tồn kho của VNM trong năm 2015 giảm 0,46vòng với tốc độ giảm 6,68% so với năm 2014 làm cho kì luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2015 tăng thêm 3,74 ngày với tốc độ tăng 7,16% so với năm 2014 VIệc tăng thời hạn tồn kho bình quân đã làm cho doanh nghiệp bị lãng phí một lượng HTK khá lớn trị
Trang 28giá hơn 247 tỉ đồng Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm hơn so với năm trước là do các nhân tố sau tác động
Trị giá bình quân HTK
Trị giá hàng tồn kho bình quân trong kì năm 2015 tăng hơn 267 triệu đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng 7,79% Khi cố định giá vốn hàng bán ở kì gốc, trị giá tồn kho tăng lên đã làm giảm tốc độ luân chuyển HTK, cụ thể:
Số vòng luân chuyển HTK giảm 0,5 vòng so với năm 2014 làm cho kì luân chuyển HTK tăng thêm 4,96 ngày Trị giá HTK tăng lên
do trong năm 2015 HTK của VNM tăng nhẹ 259 tỉ đồng (6,78%) Trong khi chi phí nguyên liệu sữa đầu vào nhập khẩu từ thị trường quốc tế giảm 20-50% nhưng nguyên vật liệu nhập vào của VNM vẫn tăng hơn ngàn tỉ năm 2015 Rõ ràng VNM đã tăng mua nguồn nguyên liệu sữa đầu vào với khối lượng lớn trong khi thành phẩm sản xuất của công ty lại giảm hơn 100 tỉ đã đặt ra dấu hỏi lớn cho
DN này về việc tăng nguồn nguyên liệu với mục đích gì Theo tìm hiểu, công ty này không phân phối nguyên liệu sữa bột mà chỉ cung cấp sữa thành phẩm trên thị trường Nguyên nhân sâu xa có lẽ do DN chuẩn bị cho việc tự chủ nguyên liệu vì nguồn cung cấp nguyên liệu bột sữa từ thế giới chưa đủ đáp ứng sản xuất và xuất khẩu cho DN này Việc cắt giảm lệ thuộc vào nguyên liệu sữa thế giới sẽ làm nguyên liệu sữa trong tương lai bị giảm đáng kể, vì vậy DN này có thể đang dự trữ nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho khâu sản xuất
Do giá vốn hàng bán trong năm 2015 tăng thêm gần 138 tỉ đồng với tốc độ tăng 0,58% so với năm 2014 Giá vốn hàng bán tăng trong điều kiện hàng tồn kho không thay đổi sẽ làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thêm, cụ thể:
Số vòng luân chuyển HTK 2015 tăng 0,04 vòng và kì luân chuyển HTK bình quân chỉ giảm chưa đến 1 ngày so với năm 2014 Tổng thành phẩm của VNM trong năm 2015 giảm xuống rõ nhưng giá vốn tăng nhẹ cũng là điều hợp lí Sữa là nhu cầu thiết yếu của các hộ gia đình đặc biệt là với Việt Nam quốc gia có dân số trẻ hóa Không chỉ vậy, thị hiếu của người tiêu dùng rất khắt khe, việc lựa chọn một thương hiệu sữa đảm bảo an toàn đối với khách hàng rất quan trọng Trong điều kiện thị trường sữa cạnh tranh gay gắt từ các hãng sữa ngoại uy tín và nổi tiếng như ABBOT, NESTLE, MEAD JOHNSON,…việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm là cần thiết,
Trang 29nhất là khi VNM đã vất vả có được 50% thị phần sữa tại VN Vì vậy các chi phí như chi phí giám sát, chi phí quản lí, kiểm định chất lượng, chi phí bảo quản,…của VNM tăng lên đáng kể đã đẩy giá vốn lên cao
Trang 30Liên
hệ cả 2nhân
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh