1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN cứu KHOA học hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông

8 569 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 195,89 KB

Nội dung

4/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở một số trường trung học; - Nghiên cứu thực tiễn: khảo sát thực trạng hành vi bắt nạt ở một số trường học; - Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục nhó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

- -ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HÀNH VI BẮT NẠT TRONG NHÓM TRẺ EM TRAI Ở BẬC TRUNG HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Sinh viên thực hiện: Phạm Đình Hiếu

Mã sinh viên: 1662030010 Lớp: K19 - ĐHKT Điện – Điện tử Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Viết Báu

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

I THÔNG TIN CHUNG

Sinh viên thực hiện: Phạm Đình Hiếu

Mã sinh viên: 1662030010

Lớp: K19 - ĐHKT Điện – Điện tử

1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở một số trường trung học Trên cơ sở đó đề xuất tiếp hướng nghiên cứu tiếp vấn đề này

2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận: 1/ Đưa ra một số thuật ngữ 2/ Đưa ra các biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới hành vi bắt nạt 3/ Biểu hiện của trẻ bị bắt nạt và hậu quả của việc bị bắt nạt 4/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở một số trường trung học;

- Nghiên cứu thực tiễn: khảo sát thực trạng hành vi bắt nạt ở một số trường học;

- Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục nhóm trẻ bắt nạt với chuyên gia nước ngoài

3 Phương pháp nghiên cứu

Hồi cứu tư liệu; phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích thống kê

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1/ Về lí luận

Đề tài đã đưa ra một số khái niệm, thuật ngữ như sau: 1/ Hành vi: là những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất đinh 2/ Bắt nạt: là hành vi cố ý của cá nhân hoặc nhóm được lặp đi, lặp lại dùng sức mạnh vật chất hoặc tâm lý của mình nhằm chi phối hoặc gây áp lực lên một cá nhân, làm cho cá nhân đó phải phục tùng, hoặ lo lắng, sợ sệt 3/ Hành

vi bắt nạt ở trẻ em: là hành vi tiêu cực được lặp đi, lặp lại nhiều lần (từ hai lần trở lên) với một trẻ khác yếu thế hơn về thể chất hoặc tình cảm, xảy ra bất kể lúc

Trang 3

nào do một hoặc nhiều người khác thực hiện, gây nên tổn thương nhất định về thể chất, tâm lý, tinh thần

Ở Việt Nam, tình trạng bắt nạt trong các trường học đang gia tăng Việc nghiên cứu hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở trường trung học cơ sở sẽ góp phần làm rõ hành vi bắt nạt, biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, trẻ bị bắt nạt, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới hành vi bắt nạt, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt của trẻ em trai trong trường trung học cơ sở, nhằm đề ra các kiến nghị góp phần hạn chế tình trạng bắt nạt trong nhà trường và góp phần thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Và theo nhóm tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở trẻ em trai ở trường trung học cơ sở là: 1/ Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hành vi bắt nạt của trẻ em trai ở trường trung học cơ sở 2/ Tác động của môi trường gia đình, nhà trường đến hành vi bắt nạt của trẻ em trai ở trường trung học cơ sở 3/ Ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trai vì các em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất, về cơ thể, tâm lý cũng như về các mối quan hệ

Theo các yếu tố trên, các đặc điểm, biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới hành vi được mô tả như sau:

- Đặc điểm chính của trẻ đi bắt nạt là bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, cần trở thành trung tâm gây sự chú ý, có những thái độ không lành mạnh

về bạo lực Đa số trẻ hay bắt nạt người khác cảm thấy tự tin Chúng là những đứa “không biết sợ” và to khỏe, những đặc điểm mà bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ

- Những biểu hiện của trẻ đi bắt nạt được xem xét trên ba yếu tố là thời gian, mức độ và mục đích gây ra tổn thương đối với người khác Theo cách này, các nhà nghiên cứu đã xác định được các biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, và các biểu hiện phải diễn ra nhiều lần, cụ thể như sau: trêu chọc bạn theo cách xấu, dọa dẫm những bạn nhỏ hơn hoặc ít có khả năng bảo vệ bản thân hơn; tỏ ra là “bề trên” với người khác; đánh bạn như là một cách khẳng định sự khống chế của

Trang 4

mình; ép bạn làm những việc xấu, nặng nhọc hoặc bẩn thỉu như mang vác đồ dùng học tập, trực nhật thay phiên mình, chở đi học,…; lấy trộm đồ đạc hoặc cố tình làm hỏng đồ đạc của người khác; hạ thấp hoặc làm nhục bạn trước người khác hoặc nhiều người khác nhau; không có biểu hiện cảm thông

- Nguyên nhân của hiện tượng đi bắt nạt được chia làm hai nhóm Nhóm thứ nhất là nguyên nhân đến từ các yếu tố về môi trường và xã hội như là lớp đông học sinh, thành tích học tập của trẻ không cao hoặc bị sức ép cạnh tranh, trẻ không khẳng định được bản thân ở các hoạt động chính thức của nhà trường,

và có một số trường hợp bị bắt nạt đã phản kháng trở thành người đi bắt nạt Nhóm thứ hai là nguyên nhân đến từ các yếu tố tâm lý cá nhân như là những trẻ

đi bắt nạt kẻ khác thường có nhu cầu lớn về việc được không chế hoặc đánh bại

kẻ khác, trẻ đi bắt nạt thường có thái độ thù địch hoặc tiêu cực với những người

có vị thế cao hơn, chúng thích thú trước những tình huống gây tổn thương người khác hoặc bắt người khác phải chịu đựng, trẻ đi bắt nạt thường thấy mình “có lợi” từ các hành vi gây tổn thương người khác về vật chất hoặc về tinh thần Đối với trẻ bị bắt nạt, đa số các em có tính thụ động, dễ bị khống chế, thiếu khả năng xã hội hoặc yếu đuối về thể chất hoặc ít bạn bè, các em có những yếu

tố bất lợi về thể hình hoặc xuất thân Tùy vào những tình huống cụ thể, trẻ bị bắt nạt có thể có biểu hiện thường xuyên bị trêu chọc theo cách xấu như bị gọi tên xấu, thô tục, bị coi là ngu ngốc, bị sai khiến, bị đe dọa, bị lờ đi,… trẻ bị bắt nạt thường xuyên bị thâm tím, bị xé rách quần áo, bị thương mà không rõ nguyên nhân hoặc không thể đưa ra giải thích, bị mất cắp đồ hoặc luôn bị phá hỏng đồ đạc Những hành vi bắt nạt để lại nhiều hậu quả cho trẻ Trẻ bị bắt nạt thường lo lắng, đau khổ, mất tự tin trong sinh hoạt, học tập Những trẻ bị bắt nạt thường xuyên có thể có những biểu hiện tệ hơn như không dám ở lâu một mình trong phòng, viện nhiều lý do để không đến lớp, điểm số học tập kém và sống thu mình Đối với nhiều trẻ là nạn nhân liên tiếp của hành vi bắt nạt thì sự bẽ mặt,

sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát

Trang 5

Chúng cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại, có khi hình thành ý nghĩ

tự tử

2/ Về thực tiễn

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá được thực trạng hành vi bắt nạt trẻ em trai ở trung học cơ sở Mục đích của cuộc khảo sát nhằm xác định những nguyên nhân dẫn tới hành vi bắt nạt của học sinh nam, đánh giá thực trạng nhận thức và những biểu hiện hành vi bắt nạt, đánh giá thực trạng về hậu quả đối với học sinh, qua đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị hợp lý cho những bước nghiên cứu tiếp theo Đối tượng khảo sát bao gồm 317 học sinh của hai trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) và THCS Cầu Diễn (huyện Từ Liêm), 65 giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý, và nghiên cứu 7 trường hợp điển hình thuộc hai trường trên Kết quả của cuộc khảo sát cho ta thấy bức tranh như sau:

Đầu tiên, nhận thức của học sinh về hành vi bắt nạt, đề tài đã đưa ra ba tiêu chí để học sinh lựa chọn “thế nào là hanh vi bắt nạt”:

- Hành động xảy ra một lần hoặc nhiều lần với bạn bè nhưng không gây tổn thất về thể chất hoặc tâm lý, tinh thần

- Hành vi tiêu cực lặp đi, lặp lại nhiều lần với một trẻ khác yếu thế hơn về thể chất hoặc tình cảm, xảy ra bất kể lúc nào do một hoặc nhiều người khác thực hiện, gây tổn thương nhất định về thể chất hoặc tâm lý, tinh thần

- Hành vi được thể hiện bằng hành động gây tổn thất lơn về thể chất hoặc tâm lý, tinh thần Đa số học sinh ở cả hai trường đã chọn phương án số hai Đây

là nhận thức đúng về hành vi bắt nạt mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu Tuy nhiên, vẫn còn tới 21,5% học sinh chọn phương án số ba, đó là hành vi bạo lực học đường mà các em đã nhầm lẫn cho là hành vi bắt nạt Ngoài ra, khi tìm hiểu khái niệm riêng của học sinh về vấn đề này, đề tài đã thu được nhiều ý kiến

về hành vi bắt nạt, ví dụ như hành vi cậy mạnh bắt nạt yếu, hành vi xúc phạm đến thân thể, tổn hại đến tinh thần của bạn, hành vi bắt nạt luôn gây ra với những bạn luôn mách lẻo thầy/ cô và với các bạn có tính kiêu căng, thích thể

Trang 6

hiện mình, có anh chị bảo về ở ngoài Nhìn chung, nhận thức của học sinh là đúng đắn và thống nhất với quan niệm về hành vi bắt nạt đã nêu trên, và có một điểm cần quan tâm là những học sinh đi bắt nạt thường có chỗ “chống lưng”

Về nhận thức của học sinh về những biểu hiện của hành vi bắt nạt, kết quả cho thấy trong số 20 biểu hiện mà đề tài đã đưa ra thì có 8 biểu hiện được đa số học sinh lựa chọn (từ 71% đến 87,9%), các biểu hiện đó là: đe dọa bạn từ hai lần trở lên, nhổ nước bọt vào người bạn vài lần, chặn đường bạn để khám túi từ hai lần trở lên, thường xuyên ngáng đường không cho bạn đi, nhiều lần bắt bạn mang cặp hộ, hay bắt bạn chép bài cho mình, vài lần ép buộc bạn phải đưa tiền cho mình, và hay ép buộc bạn làm những điều mà bạn không thích Ngoài ra, có một số biểu hiện của hành vi bắt nạt trong thực tế mà học sinh đã đưa ra như sau: gọi hội người bên ngoài là dân anh chị đến đánh bạn, chửi tên bố mẹ bạn, đánh bạn và cấm bạn không nói cho mọi người biết, bắt bạn đưa đồ của bạn cho minh làm của riêng và phải giữ kín, bí mật đe dọa, bắt bạn là nhiều điều cho mình Như vậy, những biểu hiện mà học sinh đưa ra cơ bản đúng là hành vi bắt nạt, riêng biểu hiện gọi hội người bên ngoài là dân anh chị tới đánh bạn thực chất là hành vi bạo lực

Về thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh ở nhà trường trung học cơ sở hiện nay, với hai câu hỏi:

- Đã bao giờ em bị bạn bắt nạt chưa?

- Đã bao giờ em đi bắt nạt một bạn nào chưa?

Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh bị bắt nạt và đi bắt nạt là không nhiều), trong đó số học sinh bị bắt nạt nhiều hơn hai lần số học sinh bị bắt nạt Và cũng theo ý kiến của các em, nơi hay xảy ra tình trạng bắt nạt nhất là sân trường, tiếp theo là hành lang, cầu thang, lớp học, đường từ trường về nhà, đường từ nhà đến trường và ở nhà

Cũng theo kết quả điều tra cho biết có bảy hậu quả thường gặp ở những học sinh đi bắt nạt những học sinh khác là bị nhiều bạn bè xa lánh, kết quả học tập giảm sút, khó kết bạn với người khác, luôn coi mình là anh hùng, là người mạnh

Trang 7

hơn người khác, không tôn trọng người khác, hay giận dữ, bốc đồng và thích bạo lực Đối với các em bị bắt nạt thì hậu quả khá nặng nề và kéo dài, nó đe dọa tinh thần của các em, khiến các em này không yên tâm học tập, thậm chí là không dám đi học, hoặc bỏ học, kết quả học tập giảm sút, các em bị bắt nạt sẽ thêm nhút nhát, bi quan, trở nên xa lánh người khác, không hòa đồng, thu mình trước mọi người, tủy thân và hay tự ái, dẫn tới những vấn đề về tâm lý như tự ti,

tự kỷ, trầm cảm, tự cô lập mình, trở nên điên loạn, và có thể dẫn đến tự tử,…

Đó là những hậu quả đáng lo nhất dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho sự phát triển nhân cách của các em Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hành vi bắt nạt trong nhà trường hiện này là ghét nhau, muốn thể hiện sức mạnh bản thân, thích người khác phục tùng mình, muốn uy hiếp người khác, ghen tức với bạn Và các em đi bắt nạt thường có đặc điểm hung hăng, hay vi phạm kỷ luật của nhà trường, lười học, dữ tợn, học dốt

Song song với việc khảo sát, đề tài đã tiến hành nghiên cứu bảy trường hợp điển hình ở cả hai trường Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu là quan sát các hành vi và hoạt động của học sinh đi bắt nạt và học sinh bị bắt nạt, phỏng vấn, trò chuyện với các đối tượng, với giáo viên và cha mẹ học sinh,… Qua các phân tích cụ thể, đề tài càng khẳng định được các yếu tố chủ quan, khách quan của hành vi bắt nạt, đó là do bản thân các đối tượng, do môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội chưa

đủ sức triệt tiêu hành vi bắt nạt ở học sinh Điều đó đặt ra cho công tác giáo dục của nhà trường những định hướng cả về cách nhìn nhận hiện tượng, cả về nội dung và phưưong pháp giáo dục phù hợp để giải quyết tình trạng bắt nạt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường trung học cơ sở nói riêng

3/ Một số khuyến nghị

Nhóm tác giả tin tưởng rằng tình trạng học sinh bắt nạt nhau sẽ giảm, tăng tính thân thiện, đoàn kết, hợp tác trong trường hợp nếu các giải pháp sau được thực hiện:

Trang 8

Nhà trường cần tăng cường đạo đức, lối sống cho học sinh, thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể, xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa các học sinh;

Nhà trường cần chủ động phối hợp với các lực lượng trong việc giáo dục học sinh có hành vi bắt nạt bạn bè, nhất là phối hợp với gia đình, tổ chức Đoàn, Đội, củng cố lại mạng lưới tư vấn học đường tại mỗi cơ sở trường học để học sinh có nơi giải tỏa những suy nghĩ, khó khăn, vướng mắc của mình và thầy cô định hướng đúng cho học sinh;

Tại các lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần đi sâu, đi sát học sinh, gặp gỡ riêng hoặc dành tiết sinh hoạt tập thể đề giải quyết những mâu thuẫn nhỏ nhất ngay từ đầu

Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Sở Giáo dục & Đào tạo cần có chuyên đề

“Giáo dục trẻ bắt nạt” cho cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp;

Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có tài liệu, văn bản chỉ đạo và tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để các em học cách tôn trọng người khác, biết làm chủ bản thân, các em trong nhóm nguy cơ có khả năng phòng, tránh hành vi bắt nạt;

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép nghiên cứu tiếp một đề tài về giải pháp/ biện pháp hạn chế hành vi bắt nạt trong nhà trường phổ thông hiện nay

Ngày đăng: 05/08/2017, 19:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w