1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

sáng kiến đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ trong trường trung học cơ sở

16 743 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây do yêu cầu phải thay đổi cách đánh giá về vai trò của người học sinh, của tài liệu học tập đòi hỏi người giáo viên không chỉ quan tâm đến việc dạy cái gì mà còn p

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ trong trường Trung học cơ sở

I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:

1 Tên sáng kiến:

Đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ trong trường Trung học cơ sở.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn: Đổi mới phương pháp

dạy và học tục ngữ cho học sinh lớp 7 ở trường Trung học cơ sở.

3 Tác giả:

Họ và tên: Bùi Thị Lan Anh - Nữ

Ngày sinh 13 tháng 06 năm 1978

Trình độ chuyên môn : Đại học

Chức vụ: Giáo viên THCS

Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Lập – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình

Điện thoại : 0363825165 Email:C2tanlap.vt@gmail.com

4 Đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Không

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị : Trường THCS Tân Lập

Địa chỉ : Thôn Việt Phong - Xã Tân Lập – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình Điện thoại : 0363825165 Email: C2tanlap.vt@gmail.com

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2015

Trang 2

BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

Đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ trong trường Trung học cơ sở.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Lĩnh vực chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ cho học sinh lớp 7 ở trường Trung học cơ sở

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết.

Như chúng ta đã biết sách giáo khoa Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, gắn kết ba phân môn (Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn Vì vậy sách giáo khoa Ngữ văn 7 hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy Ở chương trình Ngữ văn trung học cơ sở các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành Sáu kiểu văn bản trên được phân học thành hai vòng ( vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8-9) theo nguyên tắc đồng tâm

có nâng cao Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, nghị luận và điều hành Trong đó học kì II tập trung cho kiểu văn bản nghị luận Chính vì vậy mà sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm nghị luận dân gian đặc biệt vào chương trình đó là tục ngữ

Trong những năm gần đây do yêu cầu phải thay đổi cách đánh giá về vai trò của người học sinh, của tài liệu học tập đòi hỏi người giáo viên không chỉ quan tâm đến việc dạy cái gì mà còn phải suy nghĩ để xem dạy như thế nào, không chỉ quan tâm đến mục đích truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải

Trang 3

hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để từ đó hướng dẫn các em hình thành những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Để tiến hành được kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì người thầy giáo phải tiến hành những phương pháp hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học một cách thoải mái, hứng thú chứ không chỉ là thuyết giảng là trình bày những nhận thức, quan điểm của thày về tác phẩm văn chương Phải lấy hoạt động bên trong của người học sinh làm yếu tố quyết định

và phải coi học sinh là chủ thể nhận thức chứ không phải là đối tượng của quá trình nhận thức Muốn đạt được những điều đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học của mình

Qua kinh nghiệm thực tế từ các giờ dạy văn của bản thân đặc biệt là các giờ dạy tục ngữ, qua những tiết đi dự giờ, cũng như tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp tôi thấy các tiết dạy tục ngữ thường khô khan, ít thành công, ít tạo được sự lôi cuốn, hứng khởi của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, bởi

vì những bài học về tục ngữ thương bị xem là khô khan, là giáo lý (Nhất là những câu tục ngữ về con người và xã hội) Hoặc coi tục ngữ là dễ hiểu, nhưng chính vì dễ hiểu nên càng khó dạy Nhiều bài tục ngữ đọc lên hiểu ngay nên giáo viên không biết giảng giải cái gì trong đó, học sinh không biết mình phải học cái gì? Nhiều giáo viên diễn xuôi và giải thích nghĩa thuần túy câu tục ngữ nên đã đánh mất vẻ đẹp vốn có của những áng văn chương dân gian này Do vậy nội dung, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm cũng đến với học sinh nửa vời, hời hợt Cách thức tiến hành bước tìm hiểu nội dung văn bản của giáo viên đơn điệu và trùng lặp, thường tuần tự theo các bước tìm hiểu về nội dung về hình thức câu tục ngữ Về nội dung thì thường tập trung tìm hiểu về nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa rộng và nghĩa hẹp của câu tục ngữ, còn về kiến thức thì thường khai thác các yếu tố về vần, nhịp điệu, kết cấu và các biện pháp nghệ thuật khác Việc hướng dẫn giảng dạy cũng chưa thật tỷ mỉ, thậm chí có giáo viên chỉ cắt một nửa

Trang 4

phẩm văn học dân gian Hoặc dạy tục ngữ thường đi vào giảng nghĩa là chính, thậm chí có giáo viên còn yêu cầu học sinh đọc diễn cảm câu tục ngữ sau Có những vấn đề tưởng như giản đơn nhưng nhiều học sinh thậm chí cả giáo viên có khi còn nhầm lẫn tục ngữ với thành ngữ, những câu tục ngữ có hình thức 6/8 thường bị nhầm lẫn với ca dao

Từ thực tiễn dạy và học tục ngữ nói trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tục ngữ tôi quyết định lựa chọn vấn đề đổi mới

Phương pháp dạy và học tục ngữ trong trường Trung học cơ sở làm đối tượng

nghiên cứu

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

a Mục đích của giải pháp:

Nội dung giáo dục ở bậc trung học cơ sở là một nội dung giáo dục toàn diện, phần lớn là những nội dung có phần ổn định bền vững và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại Trong đó môn học ngữ văn được coi là môn học quan trọng nhất, để thông qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt

Việc dạy môn ngữ văn phải nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về cách nắm bắt kiến thức một cách cơ bản nhất, nó rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động trong tương lai Chuẩn bị cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, phẩm chất để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động

Từ những mục đích giáo dục trên, tục ngữ được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở bậc trung học cơ sở với mục đích góp phần bồi dưỡng tâm hồn, vốn sống và năng lực văn học cho học sinh, giáo dục cho các em lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, đề cao trí tuệ của con người từ đó góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ

Trang 5

Với một số lượng vừa phải, phù hợp với đối tượng học sinh, tục ngữ bao gồm các các câu nói triết lý được đúc rút từ những kinh nghiệm trong cuộc sống mang đậm tinh giáo dục như :

+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

+ Tục ngữ về con người và xã hội

Trong thời gian vừa qua bằng việc vận dụng một số đổi mới trong cách dạy và học tục ngữ cho học sinh lớp 7 tôi thấy rằng kết quả của những giờ học tục ngữ có hiệu quả hơn hẳn những giờ học mà trước đây chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống Những giờ học này học sinh được thực sự hoạt động chứ không phải chỉ là cái bình chứa kiến thức Nhờ được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp nhận văn bản văn chương mà các em phát huy được những năng lực chủ quan như phân tích, đánh giá, suy luận, khái quát, tưởng tượng Không chỉ là người học, học sinh còn là người đồng sáng tạo, học sinh được chủ động tìm tòi khám phá nội dung văn bản thông qua đó nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách và kỹ năng văn học cho học sinh Giúp học sinh trau dồi tư tưởng, tâm hồn trong sáng hơn, có tình yêu đối với nền văn học dân tộc Như thế việc đổi mới phương pháp dạy và học tục ngữ là thực sự cần thiết và quan trọng với công tác giảng dạy môn ngữ văn trong trường THCS

b Nội dung giải pháp:

Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận có nâng cao mảng Văn học dân gian Việt

Nam ở chương trình ngữ văn 7 Vấn đề đổi mới Phương pháp dạy và học tục

ngữ trong trường Trung học cơ sở là vấn đề đặc biệt quan trọng Vậy làm sao

để thành công khi giảng dạy thể loại này, giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu để vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói hàng ngày theo tôi cần làm tốt một

số vấn đề sau:

Trang 6

I YÊU CẦU CƠ BẢN VỚI GIÁO VIÊN :

Xuất phát từ những mục đích giáo dục và bồi dưỡng kiến thức, kinh

nghiệm cho học sinh thông qua giảng dạy về tục ngữ Để có thể thành công trong giảng dạy người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tục ngữ để định hướng học sinh khai thác phân tích theo thi pháp thể loại:

1, Để dạy tục ngữ được tốt trước hết người giáo viên cần phải nắm thật

chắc khái niệm về tục ngữ: “ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn

định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kỹ năng của nội dung về mọi mặt (Tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy

nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày” Đây là một thể loại văn học dân gian

(Tục: Thói quen có từ lâu đời và được mọi người công nhận, ngữ: Lời nói)-SGK-NV7 tập II trang 3,4

Từ quan niệm trên về tục ngữ ta nhận thấy tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn có cấu trúc cân đối, nó thiên về trí tuệ và nhận định cuộc đời Đó

là một phán đoán đã được đúc kết từ trong cuộc sống hàng ngày và đã được vận dụng trong lời ăn tiếng nói cũng như trong đời sống sinh hoạt xã hội của quần chúng nhân dân Tục ngữ là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian Điều này giải thích vì sao sự diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và các nhà văn hoá dân gian Điều đó cũng có nghĩa

là tục ngữ, từ lâu đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhác nhau và ở góc độ nào cũng đem đến cho chúng ta những điều thú vị Tục ngữ có kiểu xây dựng hình tượng trên tình huống cụ thể nhưng trở thành hình thức xã hội của thông tin

tư tưởng, điều này lý giải được sự hàm súc của cảm xúc và tư tưởng trong tục ngữ Tuy tục ngữ có cấu trúc ngắn gọn, thậm chí chỉ vẻn vẹn có bốn từ (Tấc đất,

Trang 7

tấc vàng) song tục ngữ cũng được xem như là một tác phẩm thu nhỏ M.Gorxki

đã nói một cách rất hình ảnh:

“ Nói một cách chung, tục ngữ biểu hiện một cách gương mẫu kinh

nghiệm đã sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử của người lao động Nhà văn rất cần làm quen với tài liệu này Nó sẽ dạy cho nhà văn cách thu gọn tiếng như một người nắm ngón tay để thành quả đấm” (Tôi học viết văn như thế nào - 1934).

2, Phân biệt tục ngữ với các thể loại dân gian khác:

Bên cạnh đó để tránh cho học sinh có sự nhầm lẫn về thể loại giữa tục ngữ

- thành ngữ, tục ngữ - ca dao, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách nhận biết và phân biệt tục ngữ với các thể loại này

Thực chất mỗi câu tục ngữ là một châm ngôn như tóm tắt một tác phẩm

-một tác phẩm thu nhỏ, là -một câu nói diễn đạt -một ý trọn vẹn Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn hàm xúc, kết cấu bền vững Theo L Ô-dê-rốp, trong “ Sự tiết kiệm trong nghề thơ, Tác phẩm mới, số12,1971” thì “ Tục ngữ có bao nhiêu

là ý nghĩa, bao nhiêu hiện tượng phong phú và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao”

Còn thành ngữ là một tập hợp từ, có kết cấu tương đối bền chặt theo

truyền thống ngôn ngữ của một dân tộc, diễn tả một khái niệm tương đương như

một từ Ví dụ thành ngữ “Đầu tắt mặt tối” tương đương với từ: Bận mải;

“ Cao như sếu” tương đương từ : cao

Giữa tục ngữ với ca dao thì tục ngữ thiên về trí tuệ, kinh nghiệm, nhận

định cuộc đời Còn ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người Ca dao là phần lời của những bài hát dân gian còn tục ngữ dùng để nói và viết Tuy nhiên

ta vẫn thường gặp những câu tục ngữ có hình thức gần với hình thức của ca dao 6/8

Trang 8

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Do đó khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tục ngữ giáo viên phải đặc biệt lưu ý điều này

II- PHƯƠNG PHÁP DẠY TỤC NGỮ:

Giáo sư Đỗ Bình Trị cho rằng: Dù khai thác tác phẩm dưới góc độ của

bất cứ môn khoa học nào nhất là khai thác về mặt nội dung người ta vẫn cần rút

ra những nội dung ý nghĩa thích hợp thông qua một sự giải mã nó theo cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật (Phân tích tác phẩm văn học dân gian - nhà xuất bản

giáo dục 1992)

Tục ngữ thường dùng để nói và viết chứ không phải để làm lời hát như ca dao do đó nó dễ thuộc dễ nhớ về những tính cân đối, gọn và cô đúc đến mức không thể gọn hơn được nữa Vì vậy dạy và học tục ngữ là để giúp cho học sinh hiểu sâu sắc thêm, nhận thức thêm nhiều vấn đề tri thức kinh nghiệm, đời sống

xã hội, gia đình, bè bạn và con người nói chung, về những quy luật tâm lý tình cảm Xét ở mục đích khác thì việc nhận thức đầu tiên là giúp cho học sinh sống hoàn thiện mình hơn, trong thực tiễn cuộc sống những người nói giỏi viết hay đều phải hiểu tục ngữ

Khác với giờ dạy ca dao hay các tác phẩm trữ tình, trong giờ dạy tục ngữ người giáo viên gây tình huống bằng sự thuyết phục của trí tuệ và sự vỡ nổ trong

lý trí chứ không phải bằng cảm xúc

Thực tế từ thực nghiệm của bản thân qua các giờ dạy tục ngữ tôi thấy để dẫn dắt học sinh vào bài học tự nhiên nên có những hình thức đặc biệt, chẳng hạn tận dụng những bức thư, những tác phẩm sử dụng tục ngữ thành công hay

Trang 9

những tình huống giao tiếp ngoài đời vận dụng thành thạo tục ngữ để vào bài gây tình huống hoặc từ định nghĩa tục ngữ để phân biệt với ca dao trước khi vào phân tích

Khi phân tích tục ngữ người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện

từ nhiều phía Trong “ Tục ngữ Việt Nam” khi đề cập về nghĩa của tục ngữ Chu Xuân Diên viết “ Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng” Nghĩa đen cần được khai thác trước, nghĩa đen thường gắn với hình ảnh

mà tác giả dân gian sử dụng Sau nghĩa bóng thường là phần hồn, phần tư tưởng

mà câu tục ngữ hướng tới Nghĩa hẹp của câu tục ngữ thường dẫn tới ảnh hưởng

tư tưởng của câu tục ngữ trong phạm vi chuyên môn cụ thể hay phạm vi đời sống hẹp, còn nghĩa rộng chính là tính chất triết lý khái quát cuối cùng được nâng lên

ở mức cao nhất trong phạm vi rộng Khi phân tích câu tục ngữ: “ Học ăn, học

nói, học gói, học mở” nghĩa đen của vế 3 và 4 trong câu tục ngữ này được bắt

nguồn từ câu chuyện về một số gia đình giàu sang ở Hà Nội ngày xưa thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh bầy lên mâm Lá chuối tươi giòn dễ gãy, rách nên đòi hỏi cả người gói và người mở phải hết sức khéo léo Bởi người gói có khéo tay thì mới gói được còn người mở cũng phải hết sức cẩn thận thì mới không làm cho nước chấm bắn tung toé vào những người xung quanh Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay lịch thiệp Suy rộng ra học gói học mở có thể hiểu là mỗi con người đều phải biết tự học hỏi rèn luyện để mọi hành vi ứng xử của mình đều chứng tỏ là người lịch sự, tế nhị có văn hoá thành thạo trong công việc và biết đối nhân xử thế

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cũng cần phải chú ý một điều rằng tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và tâm hồn của nhân dân Nó có ý nghĩa rất sâu sắc tuy nhiên tục ngữ cũng có khi không hoàn toàn đúng bởi vì nó mang tính

Trang 10

kinh nghiệm và chủ yếu là kết quả của kinh nghiệm Mà sự khái quát chân lý dựa vào kinh nghiệm thì dù phong phú đến đâu cũng chưa thể toàn diện, khoa học và chuẩn xác được Điều này sẽ giúp người giáo viên chủ động trong việc xử lý các tình huống sư phạm nếu như có những học sinh đưa ra ý kiến phản bác Chẳng

hạn trên thực tế có khi “ Mau sao ”mà trời vẫn không nắng hoặc “ Vắng sao ”mà

trời vẫn không mưa

Đối với những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về con người và xã hội giáo viên cũng cần chú ý phát hiện thêm những yếu tố mới phát sinh hoặc không

phù hợp Ví dụ câu tục ngữ: “ Chưa học bò chớ lo học chạy” câu này ý nói: Học

phải đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, không thể học tắt, tức là ta mới chỉ nghiêng về nghĩa hẹp trong khi đó nghĩa rộng của nó có lúc không còn đúng nữa trong thực tế trên cơ sở những hệ thống tuần tự có những lúc người ta phải biết

đi đường tắt trước một thời đại bão táp của thông tin và khoa học để rút ngắn sự tổn thất về thời gian cũng như trên thực tế có không ít những đứa trẻ trốn bò

Tục ngữ đôi khi còn có những cấu trúc cân đối mở buộc người dạy và

người học phải suy nghĩ Chẳng hạn câu tục ngữ “ Thuốc đắng dã tật, sự thật

mất lòng” Nếu chỉ căn cứ vào sự đăng đối của câu chữ thì chúng ta chỉ thấy rằng

thuốc đắng thì giã tật, sự thật tất yếu phải đau xót dẫn tới sự tổn thương Nhưng

nếu người dạy nhìn câu tục ngữ này với góc độ “ Cấu trúc cân đối mở ” thì cái

vế thứ 2 chưa được nêu ra:

Thuốc đắng giã tật

Sự thật mất lòng ?

Sự thật mất lòng thì chỉ là vế tương đương với thuốc đắng từ đó chúng ta thấy câu tục ngữ còn chuyển tải biết bao thông tin trí tuệ

Ngày đăng: 03/08/2017, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w