Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong thời kỳ kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập. So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện, tiền đề để phát triển đất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác ,nguồn nhân lực phải chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố hạt nhân là Đà Nẵng. Diện tích vùng 28.877 km2, dân số khoảng trên 6,2 triệu người, mật độ dân cư 214 ngườikm2. Đây được xem là trung tâm kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của miền Trung. Cũng như với Việt Nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng cũng xem nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng tuy có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp, còn nhiều hạn chế cần có những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động để đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A PHẦN MỞ ĐẦU 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5
1.1 Nguồn nhân lực 5
1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội 8
1.2 Vùng kinh tế trọng điểm 10
1.2.1 Quan niệm về vùng kinh tế trọng điểm 10
1.2.2.Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam 11
Chương II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC MIỀN TRUNG 14
2.1 Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở nước ta 14
2.1.1 Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở nước ta 14
2.1.2 Sự phát triển và phương hướng phát triển trong tương lai của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 16
2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 19
2.2.1 Lợi thế nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong phát triển kinh tế xã hội 19
2.2.2 Thách thức đối với nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong phát triển kinh tế xã hội 20
Chương III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 24
C PHẦN KẾT LUẬN 29
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NNL: Nguồn nhân lực.
VKTTĐMT: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
KTTĐ: Kinh tế trọng điểm
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
-
-Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồnnhân lực, vốn và tài nguyên So với các nước láng giềng chúng ta có lợi thế đôngdân, tuy nhiên nếu không được qua đào tạo thì dân đông sẽ là gánh nặng dân sốcòn nếu được qua đào tạo chu đáo thì đó sẽ là nguồn nhân lực lành nghề, có tácđộng trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia Một đội ngũ nhân lựclành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấp dẫn to lớn để thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào Việt Nam
Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố,nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người Điều khẳngđịnh trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong thời kỳ kinh tế thị trườngtheo xu hướng hội nhập So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện, tiền đềđể phát triển đất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn nhânlực có vai trò quyết định Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác ,nguồn nhân lựcphải chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước
ta Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưanước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển
Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố hạt nhân là Đà Nẵng Diện tích vùng28.877 km2, dân số khoảng trên 6,2 triệu người, mật độ dân cư 214 người/km2.Đây được xem là trung tâm kinh tế - chính trị, khoa học - kỹ thuật, an ninh quốcphòng của miền Trung Cũng như với Việt Nam nói chung, vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung nói riêng cũng xem nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhấtđể phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và Vùngkinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng tuy có nguồn nhân lực dồi dào nhưngchất lượng lao động còn thấp, còn nhiều hạn chế cần có những giải pháp nângcao chất lượng nguồn lao động để đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất
Bắt nguồn từ những lý do trên nên em chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG KINHTẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG”
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
-
-Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Nguồn nhân lực
1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1.1 Nguồn nhân lực
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực Có thể hiểunguồn nhân lực theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Về quan niệm nguồn nhân lực theo nghĩa rộng: Phạm Minh Đức cho rằng:
“Nguồn nhân lực chỉ khả năng và của lực lượng lao động, đó không chỉ là sốlượng và khả năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hóa, thái độ đối với côngviệc và mong muốn tự hoàn thiện đối với lực lượng lao động Theo Trương ThịMinh Sâm: “ Nguồn nhân lực là tổng hợp những tiềm năng lao động của conngười có trong một thời điểm xác định Tiềm năng đó bao hàm thể lực, trí lực vàtâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử dân tộc của một bộphận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội)” Theo NguyễnThanh: “Nguồn nhân lực là tổng thể các chỉ số phát triển con người mà con người
có được nhờ sự trợ giúp của cộng đồng xã hội và sự nỗ lực của bản thân, là tổnthể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách đạo đức, lí tưởng, chấtlượng văn hóa, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bảnthân con người xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sựphát triển và tiến bộ xã hội” Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: xéttrên bình diện quốc gia hay địa phương nguồn nhân lực được xác định là “ tổngthể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao
Trang 5động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việclao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nóichung) bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động,chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Theo cáchhiểu này, nguồn nhân lực là nguồn lao động sẵn sàng tham gia lao động trongphạm vi quốc gia, vùng hay địa phương Một cách chung nhất, có thể hiểu nguồnnhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật cókhả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực là tổng hợp những năng lực cả về thể lực và trí lực của nhóm người, một tổ chức, một địa phương hay một quốcgia Độ tuổi lao động được qui định cụ thể ở mỗi nước có khác nhau Ở Việt Namhiện nay, theo qui định của Bộ luật lao động, tuổi lao động của nam từ 15 đến 60
và của nữ từ 15 đến 55 tuổi
Như vậy, nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là một bộ phận dân số, nguồn nhânlực được xét dưới góc độ tiềm năng, bao gồm thể lực, trí lực, tâm lực thể hiện sốlượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực
-Về quan niệm nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp: T heo Begg, Fischer vàDornbusch: nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tíchluỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập cao trong tươnglai Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trongquá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai Cách hiểu này còn hạn hẹp,chỉ giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người và chưa đặt ra giới hạn vềmặt phạm vi không gian của nguồn nhân lực Bộ luật lao động qui định nguồnnhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động Nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân
số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và người ngoài độ tuổi lao độnglàm việc trong nền kinh tế quốc gia
Như vậy, nguồn nhân lực đựơc biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng:
- Về số lượng: nguồn nhân lực phụ thuộc vào thời gian làm việc có thể cóđược của cá nhân và quy định độ tuổi lao động của mỗi quốc gia Số lượng nguồnnhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Nếu sốlượng không tương xứng với sự phát triển (thừa hoặc thiếu) thì sẽ ảnh hưởng
Trang 6không tốt đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nếu thừa sẽ dẫn đến thấtnghiệp, tạo gánh nặng về mặt xã hội cho nền kinh tế; nếu thiếu thì không có đủlực lượng nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinhtế đất nước.
- Về chất lượng, nguồn nhân lực đựơc biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thầnthái độ, động cơ, ý thức lao động, văn hoá lao động công nghiệp, phẩm chất tốtđẹp của người công dân đó là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Trong ba mặt: thểlực, trí lực, tinh thần thì thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phươngthức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn Ý thức tinh thần đạo đức tácphong là yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động chuyển hoá của trí lực thành thựctiễn Trí tuệ là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực bởi nó
có con người mới có thể nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vàoquá trình hoạt động sản xuất và cải biến xã hội Mác và Ăng ghen đã nói “Tất cảcái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ”
Từ những quan niệm của các tác giả nước ngoài và các tác giả trong nước,
có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hợp những con người cụ thể có khả năng thamgia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực; tiềm nănglao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhấthữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách)và tính năng động xã hội củacon người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia Tính thống nhất đóđược thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứngyêu cầu phát triển
Nói cách khác, nguồn nhân lực bao gồm những người trong độ tuổi lao động
có khả năng tham gia vào nền sản xuất xã hội theo Luật lao động quy định
Nguồn nhân lực guồn nhân lực có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấuthành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năngđộng xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nền văn hoá Do vậy, có thể
cụ thể hoá các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực theo các nhóm sau đây:
+ Qui mô dân số, lao động và sức trẻ;
Trang 7+ Trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực liên quan vàphụ thuộc vào sự phát triển nền giáo dục-đào tạo và dạy nghề một quốc gia;
+ Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người, yếu tố liên quan đếnchính sách giải phóng sức lao động, tạo động lực phát triển, phát huy tài năng;+ Truyền thống lịch sử và nền văn hoá hun đúc lên bản lĩnh, ý chí, tác phongcủa con người trong lao động;
1.1.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trílực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạođức, tình cảm trong sáng Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đôngvề số lượng, nhưng phải đi vào thực chất
1.1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực
Theo Tổ chức lao động quốc tế: “Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sựchiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo chung mà còn là phát triềnnăng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệuquả cũng thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.Theo Liên Hợp Quốc:
“Phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng conngười nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.”
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
Trong mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn laođộng luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong cácnguồn lực để phát triển kinh tế
Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động là cha, đấtđai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số mộtcủa lực lượng sản xuất Trong truyền thống Việt Nam xác định ''Hiền tài lànguyên khí của quốc gia " Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò củalao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất;
Trang 8chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà cònlớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer).
Thứ nhất là, nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế- xã hội Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tốquyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác Giữanguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoahọc công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhânlực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàngđầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồidưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâucũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồnnhân lực một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực,
là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nộilực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiênkhông mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triểnbền vững nếu hội đủ bốn điều kiện :
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó
+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo.+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba
Thứ hai là, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao độngthủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạocùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đạinhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là một quá trình tấtyếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khi đất nước tađang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế
Trang 9tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thànhcông của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bềnvững Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làmyếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước nhằm phát triển bền vững
Thứ tư là, nguồn nhân lực là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhânlực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn
1.2 Vùng kinh tế trọng điểm
1.2.1 Quan niệm về vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng có ranh giới “cứng” và ranh giới “mềm”.Ranh giới “cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới
“mềm” gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó
Một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổcủa nó theo cùng một thời gian Thông thường nó có xu hướng phát triển nhất ởmột hoặc vài điểm, trong khi đó ở những điểm khác lại chậm phát triển hoặc trìtrệ Tất nhiên, các điểm phát triển nhanh này là những trung tâm, có lợi thế so vớitoàn vùng
Từ nhận thức về tầm quan trọng kết hợp với việc tìm hiểu những kinh nghiệmthành công và thất bại về phát triển công nghiệp có trọng điểm của một số quốcgia và vùng lãnh thổ, từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hànhnghiên cứu và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm Vấn đề phát triển ba vùngkinh tế trọng điểm của cả nước được khẳng định trong các văn kiện của Đảng vàNhà nước
Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải thoả mãn các yếu tố sau:
Trang 10 Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu được đầu tư tích cực sẻ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
Hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định, đã tập trung tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động lỹ thuật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn với các nhà đầu tư, có tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước )
Có khả năng tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng đồng thời có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tự đảm bảo cho mình mà còn có khả năng hỗ trợ một phần cho các vùng khác khó khăn hơn
Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước Từ đây, tác động của nó là lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn
Như vậy, mục đích của phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng đều nhằmtạo căn cứ xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội theo lãnh thổ và phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm cho pháttriển bền vững và đạt hiệu quả cao trên khắp các vùng đất nước
Căn cứ chủ yếu để phân vùng là sự đồng nhất về các yếu tố tự nhiên, dân cư và
xã hội; hầu như có chung bộ khung kết cấu hạ tầng, từ đó các địa phương trongcùng một vùng có những nhiệm vụ kinh tế tương đối giống nhau đối với nền kinhtế của đất nước cả trong hiện tại cũng như trong tương lai phát triển
1.2.2 Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm là mắc xích quan trọng tạo động lực tăngtrưởng nhanh cho nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập trongnước và quốc tế
Các vùng KTTĐ phải trở thành động lực phát triển theo hướng nâng cao tínhtập trung và mức độ đậm đặc về kinh tế trên mỗi vùng
Trang 11Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạomối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng lãnh thổkhác nhau của nước ta, kể từ cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chínhphủ đã lần lượt phê duyệt Quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg
và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội 3 vùng KTTĐ quốc gia đến năm 2010, bao gồm 3 vùng KTT Đ ở Bắc Bộ,Trung Bộ và Nam Bộ
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một
số tỉnh có liên quan Theo đó, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, hợp nhất toàn bộ diệntích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội Như vậy, Vùngkinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, HảiDương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thànhlập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương là:thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh KiênGiang và tỉnh Cà Mau Theo đó, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồngbằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiệnđại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quantrọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặtvăn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị
và an ninh quốc phòng vững chắc
Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm cho đến nay:
I - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Trang 13Chương II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
MIỀN TRUNG
2.1 Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
ở nước ta
2.1.1 Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở nước ta.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự hình thành và phát triển các khối kinhtế tầm cỡ châu lục và liên châu lục đã thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trìnhkhu vực hóa và toàn cầu hóa Để tăng trưởng nền kinh tế, các nước phát triển đãlợi dụng triệt để và ra sức phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của biển như:Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc Nhận thức
rõ vai trò tối hậu của kinh tế biển, từ lâu Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã rấtquan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo, đặc biệt là Vùngkinh tế trọng điểm miền Trung
Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển về kinh tế biển và sự thích ứng về chiếnlược nêu trên, mùa xuân năm 1992, các nhà khoa học vật lý hải dương, công trìnhbiển và thềm lục địa thuộc Phân viện Khoa học Việt Nam tại TP.HCM đã quyếtđịnh một chương trình nghiên cứu các điều kiện tự nhiên cùng các điều kiện kinhtế xã hội và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế, chính trị, vănhóa xã hội và an ninh quốc phòng nhằm tìm kiếm, lựa chọn các vị trí có thể xâydựng được cảng biển nước sâu và khu công nghiệp dọc duyên hải miền Trungbao gồm các cửa biển: Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (Bình Định); SaHuỳnh, Trà Cầu, Cửa Đại, vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi); Kỳ Hà, vịnh Đà Nẵng
Trang 14(Quảng Nam) và Chân Mây (Thừa Thiên Huế) Sau khi phân tích và tổng hợp cáckết quả nghiên cứu, đã lựa chọn được 3 địa điểm hội tụ đủ điều kiện để xây dựngcảng biển nước sâu và khu công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ đó là: DungQuất (đông bắc Quảng Ngãi), Chân Mây (đông nam Thừa Thiên Huế), Nhơn Hội(Bình Định) Các kết quả nghiên cứu và đề xuất trên đã được Đảng và Nhà nướcphê duyệt và ra các quyết định quan trọng có tác động to lớn lâu dài đối với lịchsử phát triển kinh tế xã hội của miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Mùa thu năm 1994, với sự phê duyệt Dự án cảng biển nước sâu và khu côngnghiệp Dung Quất đã dẫn đến sự ra đời Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kéodài từ Liên Chiểu (Quảng Nam – Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi) và hìnhthành trục phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ dọc theo vùng duyên hải kéodài từ Đà Nẵng đến Dung Quất cùng với đường quốc lộ 24 và 14 nối Tiểu vùngsông Mê Kông
Mùa xuân năm 1996 với sự phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và khu côngnghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ Chân Mây đã dẫn đến sự phát triển Vùngkinh tế trọng điểm miền Trung ra đến Thừa Thiên Huế và mùa thu năm 2004 vớisự phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và khu kinh tế Nhơn Hội đã dẫn đến sự
mở rộng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về phía Nam đến Bình Định(đường 19)
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích 27.884km2, dân số khoảng6,2 triệu người (năm 2010) và dự báo đến 2025 là 8,15 triệu người, với chuỗi đôthị đang phát triển nằm trải dài trên 558km bờ biển, đó là: Huế, Đà Nẵng, Hội
An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như: Chân Mây –Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và
an ninh quốc phòng Là mặt tiền của cả nước, tiểu vùng sông Mê Kông và châu Á