1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

34 790 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 878 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM MỤC LỤC 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4 1.1. Tài nguyên du lịch 4 1.1.1. Quan niệm 4 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch 4 1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với phát triển du lịch 5 1.2. Khai thác tài nguyên du lịch 6 Chương 2 7 TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM 7 2.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch ở Việt Nam 7 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 7 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 14 2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam 19 2.2.1. Thành tựu 19 2.2.2. Thách thức 22 Chương 3 26 GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 26 3.1. Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 26 3.2. Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam 27 3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch: 27 3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: 28 3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 28 3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch: 29 3.2.5. Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch: 29 3.2.6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế: 30 3.2.7. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch: 30 C. PHẦN KẾT LUẬN 32 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 2

- - 1

Đề tài: 1

1

Giảng viên giảng dạy Học viên thực hiện 1

Huế 04/2017 1

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1 Tài nguyên du lịch 5

1.1.1 Quan niệm 5

1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch 5

1.1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với phát triển du lịch 6

1.2 Khai thác tài nguyên du lịch 7

Chương 2 8

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM 8

2.1 Tiềm năng tài nguyên du lịch ở Việt Nam 8

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 8

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 15

2.2 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam 20

2.2.1 Thành tựu 20

2.2.2 Thách thức 22

- Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch 23

- Về bảo vệ môi trường 23

Chương 3 27

GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 27

3.1 Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 27

3.2 Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam 28

3.2.1 Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch: 28

3.2.2 Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: 29

3.2.3 Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 29

3.2.4 Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch: 30

3.2.5 Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch: 30

Trang 3

3.2.7 Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch: 31

C PHẦN KÊT LUẬN 33

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

2 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030, Tổng cục du lịch 34

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

- 

 -ài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm

du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia T

Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế

Tuy nhiên hiện nay việc khai thác các tài nguyên du lịch để đưa vào phát triển

du lịch ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cần có những biện pháp hơp lí, những hướng đi mới để phát triển

Đó là lí do em chọn đề tài: “Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam”.

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

- 

 -Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Tài nguyên du lịch

1.1.1 Quan niệm

1.1.1.1 Du lịch

Theo Luật du lịch thì “Du lịch là các họat động có liên quan đến chuyến đi củacon người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

1.1.1.2 Tài nguyên du lịch

Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20-02-1999 thì TNDL là cảnhquan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao độngsáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố

cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam thì “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiênnhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của conngười và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị dulịch”

Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy,tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quảhoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu

1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch

Trang 6

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân vănđang được khai thác và chưa được khai thác.

1.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mụcđích du lịch

1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn

hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình laođộng sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được

sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cánhân Để có thể khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch nhằm phục vụ dulịch cần phải nghiên cứu và có chiến lược khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên này

1.1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với phát triển du lịch

1.1.3.1 Quyết định phương hướng phát triển du lịch.

- Khuyến khích kinh doanh

- Thu hút đầu tư kinh doanh

- Thu hút du khách đến tham quan

- Phối hợp hoạt động giữa các ngành

- Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động

1.1.3.2 Xây dựng sản phẩm du lịch.

- Các loại hình du lịch

- Quy mô dịch vụ du lịch

- Chất lượng dịch vụ du lịch

- Đối tượng tiêu dùng sản phẩm

1.1.3.3 Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

- Xây dựng hạ tầng xã hội

- Xây dựng cơ sở lưu trú

Trang 7

- Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

1.2 Khai thác tài nguyên du lịch

Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch:

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch;

- Áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý;

- Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý;

- Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên,bảo vệ môi trường

Trang 8

Chương 2

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI

NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

2.1 Tiềm năng tài nguyên du lịch ở Việt Nam

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.

2.1.1.1 Địa hình, đất đai, địa mạo

Bốn vùng núi chính:

- Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)

Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ Tại đây có nhiều danh lamthắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thácBản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản thế giới(Quảng Ninh) Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) với 2.431m, cao nhất vùng ĐôngBắc

- Vùng núi Tây Bắc

Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá Đâylà vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt biển - nơi nghỉmát lý tưởng, tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, XáPhó

Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnhnúi Phan Si Păng, cao 3.143m, cao nhất Đông Dương

- Vùng núi Trường Sơn Bắc

Trang 9

Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có vườn quốcgia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những đường đèonổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Hải Vân Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh đượcthế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩđại lần thứ hai.

- Vùng núi Trường Sơn Nam

Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đấtrộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía tây) Vùng đất đầy huyền thoại nàycòn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc củacác bộ tộc ít người Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuốithế kỷ 19

Hai đồng bằng lớn:

Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ)

Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sôngHồng và sông Thái Bình Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hìnhthành nền văn minh lúa nước

Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)

Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi Đây là vựa lúa lớnnhất của Việt Nam

Là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mátvùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Ðảo,Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so vớimặt biển Thị trấn Sa Pa hấp dẫn với những biệt thự cổ kính và những công trình hiệnđại nằm xen giữa các vườn đào và hàng sa mu xanh ngắt Đặc biệt, tuyến đường Sa Panằm trong danh sách 10 con đường mòn tuyệt vời nhất khắp thế giới dành cho du kháchthích đi bộ nhẹ nhàng vào ban ngày do nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely

Trang 10

Planet công bố Con đường này sẽ đưa bạn hòa nhập vào cuộc sống bản địa giữa nhữngcánh đồng lúa bậc thang và các ngôi làng gần đó Hơn nữa, những thửa ruộng bậc thangtuyệt đẹp trải dài theo những sườn núi, quanh co theo những cung đường nơi đây đãđược tạp chí Travel and Leisure của Mỹ công bố là một trong 7 thửa ruộng bậc thangđẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới Thành phố Ðà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổitiếng với rừng thông, thác nước và vô số loại hoa Khách du lịch tới Ðà Lạt còn bịquyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ rưng và cồngchiêng Tây Nguyên trong những đêm văn nghệ.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bìnhthấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á So với các nướcnày, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của ViệtNam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này vớinơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao)

Hà Nội

Trang 11

Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa khô từ tháng 10 năm trước đếntháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn cógiá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâmtrồi nẩy lộc Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão Trong tháng 8, 9,

10, Hà Nội có những ngày thu Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát Những ngàycuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC) Trung bình mùahạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC) Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưatrung bình hàng năm: 1.800mm

Hải Phòng

Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC,lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa câytrái xanh tươi

Đà Nẵng

Trang 12

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Nhiệt

độ trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng

9, 10 hàng năm

Khánh Hòa

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mangtính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà Nhiệt độ trung bình năm là26,5ºC Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm

Lâm Đồng

Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trungbình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC Lượngmùa trung bình năm 1.755mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Mùa mưa từtháng 4 đến tháng 11 Có nắng trong tất cả các mùa Nhờ khí hậu đó cả thành phố ĐàLạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bìnhhàng năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng

Thành phố Hồ Chí Minh

Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bìnhnăm 1.979mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình cả năm27,5ºC, không có mùa đông Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng

2.1.1.3 Thủy văn

- Sông ngòi:

Trang 13

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ Dọc bờ biển, cứ khoảng20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi làsông Cửu Long) ở miền Nam.

- Vùng biển:

Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam du khách

sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như; Trà Cổ, Sầm Sơn,Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên Có nơi núi ăn lan rabiển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là disản thiên nhiên thế giới

Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh,Vũng Tàu, Sài Gòn,

Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảolớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa vàTrường Sa

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là cácbãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng

có Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn,Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né,Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc…

Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần côngnhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoạihạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo Hiện nay, vịnhHạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vậnđộng bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới” Bên cạnh đó, 3 vịnh là HạLong, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹpnhất thế giới

Ngoài ra, nhiều bãi biển và đảo được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch

uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch như:

Trang 14

biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹpnhất hành tinh vào năm 2005; bãi Dài ở Phú Quốc năm 2008 đã đứng đầu trong số 5 bãibiển đẹp và sạch trên thế giới trong cuộc bình chọn dài ngày mang tên "HiddenBeaches" của hãng tin ABC News; Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượngnhất Đông Nam Á năm 2010 do tạp chí New York Times chọn Đặc biệt, năm 2011 CônĐảo nằm trong top 20 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới do tạp chí du lịch Travel and Leisure(Mỹ) bình chọn và là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳnghỉ lãng mạn do cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet (Anh) bầu chọn.

2.1.1.4 Hệ sinh thái

Việt Nam sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổitiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc giaCúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảoở Bà Rịa-Vũng Tàu Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chimsếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tếvề bảo tồn chim Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc vềlịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo,cảnh quan kì vĩ, huyền bí,tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO côngnhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 Hệ thống hang động Phong Nha đãđược Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giátrị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao vàrộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất Đặc biệt, hangSơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám hiểmcông nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa đượcmột tòa nhà chọc trời tại New York Còn điểm kết của hang là bất tận.” - Đó là nhữngdòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, trên tạp chí National Geographic

Bên cạnh đó, tính đến năm 2011, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 "Khudự trữ sinh quyển thế giới", đó là: Vườn Quốc gia Cát Tiên (nay là Khu dự trữ sinhquyển Đồng Nai) (2001), Rừng ngập mặn Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí Minh (2000),Quần đảo Cát Bà ở thành phố Hải Phòng (2004), Châu thổ sông Hồng (vùng đất ngập

Trang 15

nước ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) (2004), Ven biển và biểnđảo Kiên Giang (2006), miền Tây Nghệ An (2007), Cù Lao Chàm ở Hội An - QuảngNam (2009), và Mũi Cà Mau ở tỉnh Cà Mau (2009).

Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suốikhoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), suối khoángnóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ,Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng BìnhChâu - Hồ Cốc (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trởthành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.

2.1.2.1 Kiến trúc, mỹ thuật

Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc cógiá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như:Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến(Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và ÐìnhBảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đìnhHuế

Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này Người Việt bấy giờ "bắc

gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam chích quái) Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa

Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn trên cọc thấp Lọai nhà sàn này tồn tại đến ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng đồng bằng

Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng

Trang 16

Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúcchùa.

Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4 tầng Văn hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp

Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói); phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam Phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với kiến trúc cung đình

Đời nhà Trần

Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và thành quách Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên)

Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiếntrúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau:

Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương,Thượng Điện Mỗi nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng vàchắc chắn Sân trong, vườn hoa, cây cảnh góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn

Trang 17

Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối cácnhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứnóng Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính.

Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây

Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các cổng khá đồ sộ

Đời nhà Lê

Đầu thể kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hìnhphát triển chính là cung đình và lăng mộ

Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, cónhững thành tựu mới Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa, kỹthuật xây dựng tháp và trang trí tượng

Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiếntrúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánhghen, đấu vật v.v

Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩymạnh lên một mức cao mới Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảngvà chùa Tây Phương

Đời nhà Nguyễn

Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhàNguyễn chuyển vào Huế Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một sốcông trình văn hoá như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cưmới ở Hà Nội

Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếulà thành quách, cung điện và lăng tẩm Nền văn hoá Việt Nam ở Huế đã phong phúthêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội

Ngày đăng: 30/07/2017, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w