Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ chiếm khoảng 27% dân số cả nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ sở thờ tự (trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ,…).Trong xu thế đổi mới hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế xã hội, sự đổi mới trong tư duy lý luận, trong nhận thức về tôn giáo cũng đã và đang diễn ra.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
1.1 Tôn giáo 4
1.1.1 Quan niệm 4
1.1.2 Vai trò 5
1.1.3 Nguồn gốc 5
1.2 Tính chất của tôn giáo 8
1.2.1 Tính lịch sử của tôn giáo 8
1.2.2 Tính quần chúng của tôn giáo 8
1.2.3 Tính chính trị của tôn giáo 9
Chương 2 10
ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM 10
2.1 Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam 10
2.1.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 11
2.1.2 Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay 12
2.2 Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống xã hội Việt Nam 12
Chương 3 17
GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÔN GIÁO VIỆT NAM 17
C PHẦN KẾT LUẬN 20
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
-
-iện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay
H
Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người Vấn đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ - chiếm khoảng 27% dân số cả nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ sở thờ tự (trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ,…)
Trong xu thế đổi mới hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội, sự đổi mới trong tư duy lý luận, trong nhận thức về tôn giáo cũng đã và đang diễn ra
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống xã hội Việt Nam”
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG
-
-Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Tôn giáo
1.1.1 Quan niệm
Theo định nghĩa của giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với sự siêu việt hóa,… Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R Otto (1869-1937) cho rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh”
Theo định nghĩa sinh học và tâm lý học về tôn giáo tìm kiếm cơ sở của tôn giáo trong các quá trình sinh học hay tâm sinh học của con người hoặc tách tôn giáo ra từ tâm lý cá nhân hay tâm lý nhóm Một trong những người sáng lập ra tâm lý học tôn giáo là nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng người Mỹ, V Jemes (1842-1910) giải thích tôn giáo nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể: “Chúng ta thỏa thuận gọi tôn giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng - Thượng đế”
Quan niệm của C Mác (1818-1883) và Ph Ăngghen (1820-1895) cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, được phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phương pháp xuất phát điểm Hai ông đã nêu đặc trưng tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và con người Các ông cho rằng tôn giáo không có lịch sử riêng của mình, không có bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngoài thế giới Tôn giáo phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội; sự tiến hóa của tôn giáo diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội Trong tôn giáo, con người biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tưởng tượng, đứng đối lập với nó như một vật xa lạ
Trang 4C Mác viết: “…tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới Con người chính
là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược”
Ph Ăngghen viết: “…tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
Như vậy, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tôn giáo Dưới góc độ khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo hướng nghiên cứu của mình Mỗi khái niệm về tôn giáo đều chưa làm cho các nhà nghiên cứu hay chính những chức sắc, tín đồ tôn giáo vừa lòng Bởi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần có nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của mỗi người Trên quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen về tôn giáo, có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người trong xã hội, tôn giáo tạo cho con người có niềm tin vào thế giới vô hình nơi hư vô, nhưng con người vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân theo
1.1.2 Vai trò
- Là chỗ dựa tinh thần vững chắc của con người
- Có hệ thống chuẩn mực đạo đức để con người noi theo
- Khơi nguồn cảm hứng để sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc
1.1.3 Nguồn gốc
1.1.3.1 Nguồn gốc xã hội của tôn giáo
Sự kém phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, sự áp bức về chính trị, sự o ép về tinh thần và những thất vọng, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
Trang 5Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém cuộc sống của con người hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và họ cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn Vì vậy, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn và thần thánh hoá những sức mạnh của tự nhiên thành siêu tự nhiên
Khi xã hội phân chia giai cấp, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên Con người lại cảm thấy bất lực, sợ hãi trước những sức mạnh tự phát của những lực lượng xã hội Không cắt nghĩa được nguyên nhân và bản chất của các hiện tượng xã hội như: giàu nghèo, bệnh dịch, chiến tranh, … con người thường hướng niềm tin ảo tưởng vào “thế giới bên kia” dưới hình thức các tôn giáo V.I Lênin đã chỉ râ: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép mầu, v.v ”
1.1.3.2 Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
- Từ sự hạn chế của nhận thức, con người đã mượn thần, thánh để lý giải cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội, bù lấp cho nhận thức còn hạn chế của mình
Trong điều kiện xã hội nhất định, ranh giới giữa "biết" và "chưa biết" vẫn tồn tại
Có những điều khoa học đã chứng minh nhưng do trình độ dân trí còn hạn chế nên vẫn
là mảnh đất tốt cho tôn giáo tồn tại và phát triển Những hiện tượng tự nhiên như mưa bão, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa, đã tác động trực tiếp đến đời sống con người, gây ra nhiều hậu quả Sự bất lực, sợ hãi khiến con người thờ cúng, cầu khấn các lực lượng tự nhiên để mong được che chở Nhiều hiện tượng bí ẩn của tự nhiên cho đến nay khoa học chưa giải thích được buộc con người phải biến tự nhiên thành những vị thần Nghĩa là, điều gì mà con người chưa nhận thức được, điều đó dễ bị tôn giáo thay thế
Mác viết: Chính sự dốt nát của con người mà sinh ra tôn giáo, và chính tôn giáo lại kìm hãm con người trong sự dốt nát ấy
- Từ đặc điểm có khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá của quá trình nhận thức của con người
Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng khái quát hoá, trừu tượng hoá bao nhiêu thì nhận thức của con người càng có khả năng xa rời và phản ánh
Trang 6sai hiợ̀n thực, từ đú dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hoá đụ́i tượng nhận thức dẫn đờ́n tụn giáo ra đời Lờnin chỉ rừ: “Ngay trong sự khái quát giản đơn, trong ý niợ̀m chung
sơ đẳng nhất cũng cú mụ̣t phần ảo tưởng Phần ảo tưởng lại đợc cường điợ̀u, phúng đại… và hình thành nh? ng quan niợ̀m hoang t ởng về “Thượng đờ́”, về thiờn đường, địa ngục”
1.1.3.3 Nguụ̀n gụ́c tõm lí của tụn giáo
- Sự sợ hãi, cụ đơn, thất vọng của con người, sự “ngẫu nhiờn”, “bất ngờ” trước sức mạnh tự phát của tự nhiờn và xã hụ̣i
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điờ̉m "Sự sợ hãi sinh ra thần linh" (Người đầu tiờn đưa ra luận điờ̉m này là thi sĩ Latin Lucrờce: thờ́ kỉ I trước Cụng nguyờn) V.I Lờnin tán thành ý kiờ́n đú và Người phõn tớch thờm "Sự sợ hãi trước thờ́ lực mự quáng của tư bản - mự quáng vì quần chỳng nhõn dõn khụng thờ̉ đoán trước được nú - là thờ́ lực bất cứ lỳc nào trong đời sụ́ng của người vụ sản và tiờ̉u chủ cũng
bị đe doạ đem lại cho họ sự phá sản "đụ̣t ngụ̣t", "bất ngờ", "ngẫu nhiờn", làm cho họ phải diợ̀t vong, biờ́n họ thành kẻ ăn xin, kẻ bần cựng, và dụ̀n họ vào cảnh chờ́t đúi, đú chớnh là nguụ̀n gụ́c sõu xa của tụn giáo hiợ̀n đại" (1)
- Những tình cảm, tõm lý như lòng biờ́t ơn, sự kớnh trọng những người cú cụng mụ̣t cách sựng bái, những tình cảm vui sướng bất ngờ… cũng dễ dẫn người ta đờ́n với tớn ngưỡng tụn giáo
- Tớn ngưỡng tụn giáo còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của mụ̣t bụ̣ phận nhõn dõn, gúp phần bự đắp những hụt hẫng trong cuụ̣c sụ́ng, an ủi vỗ về cho những sụ́ phận lỳc sa cơ lỡ vận Vì vậy, dự chỉ là hạnh phỳc hư ảo nhưng nhiều người vẫn tin và bấu vớu vào
Hơn nữa tụn giáo ớt nhiều đều cú sự giao thoa và gắn bú với văn hoá dõn tụ̣c, với phong tục tập quán và truyền thụ́ng văn hoá của mỗi cụ̣ng đụ̀ng người nhất định Do đú, sinh hoạt tớn ngưỡng tụn giáo còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của mụ̣t bụ̣ phận nhõn dõn Những nguụ̀n gụ́c của tụn giáo cú mụ́i quan hợ̀ biợ̀n chứng với nhau Trong đú, nguụ̀n gụ́c kinh tờ́ – xã hụ̣i cú vai trò quyờ́t định
(1) V.I Lênin đã dẫn 1979, t17, tr 515 - 516.
Trang 7Tóm lại, con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người Tôn giáo còn tồn tại lâu dài Chỉ khi nào những nguồn gốc của tôn giáo không còn nữa, thì khi đó tôn giáo sẽ tự mất đi
1.2 Tính chất của tôn giáo
1.2.1 Tính lịch sử của tôn giáo
- Tôn giáo chỉ xuất hiện khi trình độ tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định, với những điều kiện lịch sử nhất định
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 - 6 triệu năm) Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ nhận thức nhất định, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định
Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại người khôn ngoan (Homo Sapiens) hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 - 35.000 năm Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ Thực tế các tôn giáo lớn như: Phật giáo ra đời từ thế kỷ VI – V (TCN) ở phía miền Ấn Độ; Đạo Kitô ra đời thế kỷ I ở La Mã; Đạo Hồi ra đời muộn hơn vào thế kỷ VII ở bán đảo Arập
- Trong từng thời kỳ lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với sự biến động của lịch sử Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển nhưng không phải là một hiện tượng vĩnh hằng Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo Tôn giáo sẽ tồn tại chừng nào con người chưa thể khám phá những bí ẩn của tự nhiên - xã hội và sức mạnh của con người chưa có khả năng chi phối được sức mạnh của tự nhiên
1.2.2 Tính quần chúng của tôn giáo
Trang 8Tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện ở chỗ số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm
tỷ lệ cao trong dân số thế giới và tôn giáo là nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động
Tôn giáo là sinh hoạt của một bộ phận nhân dân lao động, phản ánh hạnh phúc hư
ảo ở thế giới bên kia Ngoài ra, tôn giáo còn là sự phản ánh khát vọng của con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Tôn giáo về cơ bản là tiêu cực nhưng mặt khác tôn giáo cũng có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện Vì thế, còn nhiều người trong các tầng lớp xã hội tin theo Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số thế giới Chỉ tính những tôn giáo lớn, đã có tới 2/3 dân số thế giới
đi theo:
+ Kitô giáo (gồm Công giáo, Tin lành, Anh giáo và Chính thống giáo): số lượng tín đồ là 2 tỉ, chiếm 33% dân số thế giới
+ Hồi giáo: số lượng tín đồ là 1, 3 tØ, chiếm 22% dân số thế giới
+ Ấn Độ giáo: số lượng tín đồ là 900 triệu, chiếm 15% dân số thế giới
+ Phật giáo: số lượng tín đồ là 360 triệu, chiếm 6% dân số thế giới (2)
1.2.3 Tính chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích Giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo như một thứ công cụ, phương tiện nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị
Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện nay đều xuất phát từ những
ý đồ của các thế lực khác nhau lợi dụng tôn giáo thực hiện mục đích chính trị Những cuộc thập tự chinh thời Trung cổ ở châu Âu hay những xung đột tôn giáo ở bán đảo Ban
N - Căng, Ân Độ, Pakixtan, đều không ngoài những mục đích đó
Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện những mục đích ngoài tôn giáo của chúng
Tóm lại, tôn giáo vừa có tính lịch sử, tính quần chúng vừa có tính chính trị
(2) Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o: VËn dông NghÞ quyÕt §¹i héi IX vµo gi¶ng d¹y m«n häc CNXHKH, H2003 tr82.
Trang 9Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau và cũng là quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng (Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ - chiếm khoảng 27% dân số cả nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ sở thờ tự (trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ,…) Trên toàn quốc, hiện nay có 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng Trong đó, có nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng lại có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình Việt Nam nằm ở vị trí giữa ngã ba của Đông Nam Á, giáp biển Đông - là nơi giao lưu của nhiều luồng tư tưởng văn hoá khác nhau và có
vị trí thuận lợi cho việc tiếp thu hai nền văn minh ở phương Đông, đó là nền văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ
Với địa hình đa dạng và phong phú, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên vừa ưu đãi vừa luôn đặt con người trước những nguy cơ, thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến nhu cầu cậy nhờ vào
sự che chở của các lực lượng siêu nhiên Việt Nam vốn là nơi quần cư của nhiều tộc người, lại có sự pha tạp của nhiều dòng máu nên nhu cầu tâm linh cũng vô cùng phong phú, đa dạng Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với quá trình giữ nước, ý thức chống giặc ngoại xâm đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân và của dân tộc, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo
lý “uống nước, nhớ nguồn” Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ
Trang 102.1.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Một là: Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo.
Có những tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn giáo mới ra đời ở Việt Nam; trong đó có 6 tôn giáo lớn được Nhà nước thừa nhận về mặt tổ chức là:
- Phật giáo, (Ở Ấn Độ xuất hiện từ thế kỷ 6 trước công nguyên và truyền vào nước ta những thế kỷ đầu công nguyên Hiện nay có khoảng trên 10 triệu tín đồ)
- Công giáo, (xuất hiện cách đây hơn 2000 năm, du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ XVII, hiện nay có khoảng 5 triệu tín đồ)
- Tin lành (xuất hiện vào thế kỷ 16 ở Châu Âu, du nhập vào Việt nam năm 1911 Hiện nay có 400.000 tín đồ)
- Hồi giáo (Ra đời đầu thế kỷ 7 ở ArậpR, du nhập vào Việt nam khoảng thế kỷ
15, hiện nay có khoảng 90.000 tín đồ)
- Cao Đài (ra đời ở Nam Bộ năm 1926, hiện có khoảng 2 triệu tín đồ với nhiều hệ phái khác nhau nhưng lớn nhất là phái cao Đài Tây Ninh)
- Hoà Hảo (ra đời ở An Giang năm 1939, hiện có hơn 1 triệu tín đồ)
Hai là: các tôn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen và hoà đồng, không có kỳ thị,
tranh chấp và xung đột tôn giáo
Ba là: các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du nhập từ
bên ngoài, ít nhiều đều có sự biến đổi và mang dấu ấn Việt Nam
Bốn là: sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống và
tình cảm, phong tục tập quán và nhân dân
Trước đây, trong một thời gian dài, chúng ta đã coi tôn giáo như là "tàn dư" của xã hội cũ, là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người Tôn giáo bị xem như cái đối lập với chủ nghĩa xã hội, với khoa học, kỹ thuật hiện đại và cần phải loại bỏ
Gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định mang tính khách quan, khoa học về tôn giáo, xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có một số giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích của toàn dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới và do vậy, cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc họach định chính sách tôn giáo, bảo vệ và tu tạo các di sản văn hóa tôn giáo
Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực tham