Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM (Trang 28)

- Về bảo vệ môi trường

3.2.Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam

Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:

3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch:

Ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch theo ưu thế nổi trội về tài nguyên tự nhiên và văn hóa; mở rộng các loại hình du lịch mới (du thuyền, caravan, MICE, du lịch giáo dục, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp, du lịch ẩm thực); liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề, liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế, liên kết ngành hàng không, đường sắt, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng; phát triển sản phẩm du lịch theo đặc trưng 7 vùng lãnh thổ, bao gồm:

- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: du lịch danh lam thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.

- Vùng Bắc Trung bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch đường biên.

- Vùng duyên hải Nam Trung bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, văn hóa biển và ẩm thực biển.

- Vùng Tây Nguyên: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.

- Vùng Đông Nam bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông, tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch; nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch; phát triển hệ thống dịch vụ công cộng, tiện nghi, hiện đại; đảo bảm hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch; đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục…; phát triển hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn, phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác…

3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, kỹ năng nghề du lịch; rà soát mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; xây dựng chuẩn trường đào tạo du lịch, hoàn thiện các chương trình đào tạo và khung đào tạo; nâng cao tỷ lệ đào tạo, tập trung phát triển

nguồn nhân lực bậc cao; tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch:

Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút; ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày; chuyên nghiệp hóa, tập trung quy mô lớn cho hoạt động xúc tiến, quảng bá trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trường và gắn chặt với chiến lược sản phẩm-thị trường; xây dựng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trên cơ sở phát triển các thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng…

Định hướng phát triển thị trường:

+ Thị trường nội địa: phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng tới đối tượng khách nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, mua sắm, nghỉ cuối tuần.

+ Thị trường quốc tế: thu hút các thị trường khách quốc tế gần (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, Ấn Độ).

3.2.5. Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch:

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, thương hiệu du lịch quốc gia và các thương hiệu du lịch quan trọng, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, các khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển; tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; bảo tồn, nâng cấp các di tích, di sản…; rà soát, điều chỉnh bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng điểm du lịch, xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước, khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch, kích cầu du lịch nội địa…

3.2.6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế:

Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, hội nghề nghiệp du lịch toàn cầu; tăng cường năng lực các tổ chức nghiên cứu và phát triển về du lịch; chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam; chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế; đẩy nhanh chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; mở rộng và phát huy triệt để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương…

3.2.7. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch:

Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương; xây dựng năng lực tập trung cho cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia; phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, hiệp hội nghề nghiệp; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, các vùng và địa phương; nghiên cứu hình thành các tổ chức phát triển du lịch vùng theo nguyên tắc tự nguyện; thúc đẩy việc hình thành các tổng công ty du lịch có khả năng vươn ra quốc tế; tăng cường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực hoạt động du lịch; hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành du lịch; Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp thống nhất quản lý, bảo hộ, tôn vinh hệ thống chứng chỉ về chất lượng du lịch; tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng hoạt động du lịch; hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách cho các lĩnh vực then chốt tạo tiền đề cho phát triển du lịch; huy động các nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên du lịch; phát huy các nguồn lực tri thức khoa học công nghệ, lao động sáng tạo của các thành phần xã hội; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc; tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch; thực hiện nghiêm túc quy định về quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền; nâng cao nhận thức xã hội về du lịch…

Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện

Giai đoạn 2011 – 2015: tăng cường năng lực bộ máy quản lý; đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp quy; xây dựng và triển khai các chiến lược thành phần; thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, theo các

vùng, các chuyên đề và các khu du lịch; triển khai các chương trình, đề án ưu tiên; hình thành và áp dụng các tiêu chuẩn, nhãn du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm.

Giai đoạn 2016 – 2020: tổ chức đánh giá kế hoạch hành động giai đoạn 2011 – 2015; điều chỉnh và tiếp tục triển khai nội dung nhiệm vụ của giai đoạn trước và khởi động thực hiện các chương trình, đề án mới trong giai đoạn 2016 – 2020.

Các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện: Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội du lịch và các hội nghề nghiệp; doanh nghiệp du lịch và tổ chức, đơn vị liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, để đạt được những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Việt Nam cần có sự vào cuộc, chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành liên quan nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

C. PHẦN KÊT LUẬN

---

---  ---

Với lịch sử 4000 năm, Việt Nam có đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn để phát triển du lịch, cạnh tranh với các trung tâm du lịch ở Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói riêng. Tuy nhiên hiện nay nền du lịch nước ta vẫn rất non trẻ và thua xa các nước bnaj.

Có tiềm năng mà không đầu tư đúng mức là một sự lãng phí. Có cơ hội mà không có sự chuẩn bị để đón nhận và tận dụng hết mức cơ hội thì đó là điều rất đáng tiếc, bởi biết bao giờ cơ hội mới đến lần thứ hai.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gia ngày càng lớn, yếu tố may rủi hay cơ hội và nguy cơ đều sẽ ngày càng nhiều. Muốn tận dụng được cơ hội và đối phó được với rủi ro, du lịch Việt Nam càng phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ là thiết yếu nhất

Do xuất phát điểm thấp vì vậy không thể đòi hỏi sự ra tăng về số luợng ngay lập tức, điều mà ngành du lịch Việt Nam cần quan tầm là dựa vào những tiềm năng có sẵn để phát triển du lịch về cả về chiều rộng và chiều sâu.

Trước xu thế gia tăng của du lịch thế giới hiện nay và những dự báo khả quan của Tổ chức Du lịch thế giới cho du lịch châu á, đặc biệt là vùng Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cần tận dụng, phát huy hiệu quả những cơ hội và lợi thế sẵn có và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để trong tương lai không xa trở thành một quốc gia có nền du lịch phát triển theo quan điểm phát triển bền vững.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

---

---  ---

1. Bài giảng “Địa lý du lịch”, TS. Nguyễn Tưởng, ĐHSP Huế.

2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng cục du lịch.

3. Thuật ngữ địa lý dùng trong nhà trường, Nguyễn Minh Tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Nguồn tài liệu từ các trang web trên internet: Bách khoa wikipedia www.wikipedia.vn

Tổng cục du lịch http://www.vietnamtourism.com/

Viện nghiên cứu phát triển du lịch http://itdr.org.vn/

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM (Trang 28)