1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNHHĐH đất nước

33 785 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ BỘ MÔN QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”. -1- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực 5 1.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7 2.1. Số lượng lao động 7 2.2. Cơ cấu nguồn lao động có nhiều bất cập 9 2.3. Nguyên nhân gây ra những bất cập 17 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 22 4.1. Những giải pháp chung 22 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 25 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU -2- Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, con người càng tỏ rõ vai trò của mình trong tiến trình phát triển của xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy lợi ích của con ngtười làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Đối với Việt Nam, là một nước đông dân trên thế giới, có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, muốn đáp vứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhất là đáp ứng cho yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải có một kế hoạch rõ ràng về đào tạo, huy động, và sử dụng lực lượng lao động. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích luỹ từ nội bộ kinh tế còn thấp. Ngoài ra tiềm lực con người, tài nguyên khoáng sản không nhiều… Do đó để tiếp cận với nền khoa học, kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn và đuổi kịp với sự phát triển của các nước; Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Sự khẳng định này là bài học rút -3- ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại đều do chính con người quyết định. Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” để hoàn thành bài tiểu luận này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN -4- 1.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực - Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường, không kể bị khuyết và dị tật bẩm sinh. - Nguồn nhân lực có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. - Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội. - Là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc hưu trước tuổi theo quy định của bộ luật lao động ). - Nguồn nhân lực là tiềm năng của lao động trong thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. Số lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố lãnh thổ, khu vực thành thị – nông thôn… các phương thức tác động và sự phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bao gồm : công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, công tác phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ, các chương trình dinh dưỡng, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề -5- Nguồn nhân lực gồm hai bộ phận: - Bộ phận hoạt động; - Bộ phận chưa hoạt động. 2.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa. - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Phát huy nguồn nhân lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY -6- 2.1. Số lượng lao động Việt Nam là một nước có tổng số dân số thuộc loại cao trên thế giới. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên và đã đạt được những thành công đáng kể. Đó là giảm được tốc độ tăng dân số từ trên 2%/năm xuống còn 1,7%/năm vào năm 1999. Tuy nhiên với tình hình dân số đông như vậy vẫn là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Ta hãy xét bảng sau để đánh giá tình hình dân số cũng như lực lượng lao động của Việt Nam: Bảng 1: Dự báo dân số việt Nam 1/4 năm 1994-2024 (Đơn vị: Nghìn người) Nhóm tuổi 1994 1999 2004 2009 0 - 9 17381,4 16592,5 15780,5 15320,0 10 - 14 8542,5 8853,3 8270,1 8112,5 Dân số trong tuổi lao động 38462,0 44470,2 50656,3 55606,0 60-64 1814,4 1704,9 1678,3 1868,1 65 trở lên 3559,4 4168,0 4537,2 4752,7 Dân số cả nước 70777,9 76787,1 82004,2 87218,1 Tỷ lệ % so với dân số 54,34 57,91 61,77 63,76 Nhóm tuổi 2014 2019 2024 0 - 9 15424,8 15056,7 14270,9 10 - 14 7506,4 7680,6 7632,1 Dân số trong tuổi lao động 59253,1 61264,5 62947,2 60-64 2756,8 3914,3 4733,5 65 trở lên 5060,6 6105,0 8077,9 Dân số cả nước 92216,5 96706,2 100491,4 -7- Tỷ lệ % so với dân số 64,25 63,75 62,64 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giai đoạn 2001-2005 , hay cụ thể hơn vào năm 2004, dân số nước ta là 82004,5 nghìn người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 50656,3 nghìn người, chiếm 61,77% so với dân số. Đây là một áp lực lớn cho xã hội trong việc giải quyết việc làm. Bước sang năm 2005, theo dự báo của bảng trên sẽ có khoảng 8853,3 nghìn người bước vào độ tuổi lao động và đây là con số đủ khả năng cung cấp nhu cầu lao động của xã hội. Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy dân số trong độ tuổi lao động liên tục tăng qua các năm. Cụ thể , năm 1994 chiếm 53,34% so với dân số, năm 1999 chiếm 57,91% và năm 2004 sẽ chiếm khoảng 61,77%. Con số này cho chúng ta biết tỷ lệ tăng trưởng dân số tuy đã hạ xuống nhưng vẫn ở mức cao, áp lực công việc nặng nề, nếu không có những phương pháp giải quyết thích hợp sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng cho chúng ta thấy một khả năng dồi dào về lao động, có đủ khả năng giải quyết mọi công việc. Trên thực tế, năm 1998, cả nước có khoảng 45,2 triệu lao động, so với năm 1995 tăng 3,91 triệu người, trung bình tăng 1,3 triệu người hàng năm. Đây là kết quả của tốc độ tăng dân số tương đối cao và ổn định của những năm trước. Trong đó số lao động có khả năng lao động cũng tăng từ 83,7% năm 1995 lên 84,4% năm 1998. Năm 1996, lực lượng lao động nước ta là 35,9 triệu người. Tốc độ tăng bình quân 2,95%/năm.Với số lao động mới tăng thêm, 4 triệu người, số lao động thất nghiệp hoàn toàn chưa được giải quyết việc làm năm 1996 là 0,7 triệu người, năm 1997 là 1,05 triệu người; số lao động dôi ra do chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp phải tìm việc làm mới cho khoảng 3 triệu người; yêu cầu của việc nâng quỹ thời gian lao động trong nông thôn đã được sử dụng 72,11% năm 1996 lên 75% năm 2000. Trong 4 năm (1996-2000) đã có 8 triệu người cần được giải quyết việc làm. -8- 2.2. Cơ cấu nguồn lao động có nhiều bất cập. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước không chỉ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao về tay nghề và trí tuệ mà còn phải có cơ cấu hợp lý. Chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay nhìn chung thấp, điều đó không chỉ thể hiện ở tình trạng sức khoẻ và trình độ chuyên môn kỹ thuật yếu mà còn thể hiện ở những bất cập trong cơ cấu nguồn lao động. Về sức khoẻ, mặc dù đã có những tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo, đông dân nên phần lớn dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em và bộ phận dân số ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Về lề lối, tác phong làm việc, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên còn chậm chạp, thiếu động lực sáng tạo trong lao động. Về mặt cơ cấu lao động của nước ta quả thật còn rất nhiều nan giải cần phải giải quyết được thể hiện qua thực trạng sau: Thứ nhất, tuy tỷ lệ biết chữ của nước ta cao so với một số nước nhưng trình độ văn hoá vẫn thuộc loại thấp, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế phân theo trình độ văn hoá (%) 1996 1997 1998 Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Chưa biết chữ 5,8 62,3 5,1 61,6 3,8 62,4 Chưa tốt nghiệp cấp I 20,9 56,4 20,3 55,5 18,5 56,1 Đã tốt nghiệp cấp I 27,8 49,7 28,1 49,2 29,4 45,3 -9- Đã tốt nghiệp cấp II 32,1 48,3 32,4 48,1 32,3 48,3 Đã tốt nghiệp cấpIII 13,5 44,1 14,1 44,0 16,0 44,2 Nguồn: Thực trạng lao động - Việc làm ở Việt Nam, nxb Thống kê 1996-1998 Theo số liệu của bảng trên, tỷ lệ người chưa biết chữ đã giảm, là kết quả của chương trình xoá mù chữ do Chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I trong hai năm 1997-1998 đẫ giảm từ 20,3% xuống 18,5% nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao và tốc độ chậm, trong khi đó cơ cấu lao động theo trình độ cấp I, II, III chuyển biến còn rất chậm. Thực tế là tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp I năm 1996 là 27,8% nhưng đến năm 1998 cũng mới chỉ là 29,4%; lao động tốt nghiệp cấp III năm 1996 là 13,5% đến năm 1998 là 16%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III chiếm một tỷ lệ không cao trong toàn lao động, do đó cơ hội tìm việc làm là rất khó khăn. Thứ hai, vẫn tồn tại một cách quá cao tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật. Thực hiện CNH-HĐH là chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ cao, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao dộng xã hội cao. Thực chất đây là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Bước chuyển này sẽ vô cùng khó khăn nếu không đi trước một bước trong việc chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH song tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao (88%), cơ cấu nguồn lao động còn quá lạc hậu so với nhiều nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Trong khi lực lượng lao động lành nghề ở các nước công nghiệp chiếm tới 35% trong tổng số lực lượng lao động xã hội thì nước ta chỉ có 5,5%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, và các nhà khoa học của họ chiếm tới 30% còn nước ta mới có 6,5%. Chúng ta đang rất thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật (tính đến giữa năm 1999 số này mới có khoảng 14%). Trong một số ngành kinh tế quan trọng -10- [...]... triển nguồn nhân lực - Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta - Giáo dục đào tạo giữ vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục đào tạo có nhiệm vụ nâng cao dân chí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo điều kiện phát triển tài năng - Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát... làm và tìm được việc làm trong nước và xuất khẩu lao động - Phát triển nguồn nhân lực về số và chất lượng phải gắn với việc sử dụng nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho yêu -21- cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động 3.1.1 Một số quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực. .. quả đầu tư giáo dục ở nước ta còn quá thấp CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ CNH – HĐH ĐẤT NƯỚC 3.1 Những giải pháp chung - Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sâu rộng hơn, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong đó ưu tiên cho... học - công nghệ và sự nghiệp củng cố an ninh quốc phòng - Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân - Phát triển nguồn nhân lực phải tính đến sự hội nhập quốc tế và khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hóa dân tộc 3.1.2 Từ những đánh giá tổng quát trên, có thể đưa ra phương hướng để nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong thời gian tới như... công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các khoá học trong nước và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong nước và yêu cầu toàn cầu hoá giáo dục đại học trong thế kỷ XXI Quan tâm thích đáng tới việc đổi mới các hoạt động phục vụ giảng dạy và học tập trong các trường đại học để nâng cao chất lượng phục vụ đặc biệt là hệ... viện Các cán bộ, nhân viên thư viện và các cán bộ chủ chốt trong các bộ phận phục vụ cần cần dược đào tạo lại ở trong nước và ngoài nước để có kỹ năng và phương thức hoạt động đáp ứng đồng bộ yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo Từng bước trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại để đáp ứng yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo Các... và vùng kinh tế biển làm cho kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc - Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người dân như: chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… tạo điều kiện cho người dân nói chung và nguồn nhân lực, lực lượng lao động của tỉnh khoẻ về thể chất, ... 19,9 23,8 32,9 Nguồn: Thời báo kinh tế, số 13 ngày 31/1/2000 Nhìn vào biểu trên ta thấy, nếu như năm 1979, cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật của nước ta là tương đối phù hợp với yêu cầu thực hiện CNH-HĐH đất nước (tỷ lệ phổ biến của cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật của các nước đã thành công trong -11- CNH-HĐH là 1 đại học, cao đẳng/ 4 trung học chuyên nghiệp/10 công nhân kỹ thuật và lúc đó tỷ lệ... công nhân đa chức năng Thứ ba, để tiết kiệm nguồn lực và thời gian, cần sắp xếp lại và nâng cấp các trường đào tạo nghề sẵn có, khuyến khích luồng học sinh vào để khắc phục quy mô nhỏ, vốn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí đơn vị cao trong đào tạo nghề hiện nay Đồng thời tiến hành các thay đổi cần thiết trong các chương trình học và phân ngành đào tạo sao cho có thể phản ánh được các thay đổi trong. .. - Xây dựng và sớm thực hiện quy chế đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai 3.2.4 Xây dựng con người Việt nam kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế xã hội -29- - Kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần cho nhân dân - Phát triển nguồn nhân lực về số và chất lượng phải . độ đại học, cao đẳng trở lên từ năm 1979 đến năm 1989 tăng rất nhanh (3,4 lần), trong thời gian đó số công nhân kỹ thuật lại giảm rất nhanh (2,26 lần). Vì thế, chúng ta đang còn ở trong tình. động là % trong tổng số. (2): Tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước trong tổng số lao động của mỗi ngành kinh tế. Bảng 4 cho ta thấy lao động trong khu vực nhà nước chỉ chiếm 10% trong tổng. là 16%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III chiếm một tỷ lệ không cao trong toàn lao động, do đó cơ hội tìm việc làm là rất khó khăn. Thứ hai, vẫn tồn tại một cách quá cao tình

Ngày đăng: 03/04/2015, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w