1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh bến tre giai đoạn 2011 2015

72 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vừa qua đã bộc lộ những hạn chế và bất cập, trong đó đáng quan tâm nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chưa thực sự đáp ứng

Trang 1

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015



Chuyên ngành: Sư phạm GDCD

Mã ngành: 52140204

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Gvc Nguyễn Đại Thắng Nguyễn Thị Mỹ Lệ

MSSV: 6106624

Cần Thơ, 11/2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

- -

Trong bốn năm học vừa qua, được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy,

cô bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức hữu ích Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy,

cô của Khoa Khoa học chính trị, đặc biệt là thầy Nguyễn Đại Thắng, người

đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình để luận văn được hoàn thành

Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều của bạn

bè, thầy cô và gia đình trong việc tìm tài liệu và có những ý kiến đóng góp chân thành cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn

Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, nên quá trình thực hiện luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và bạn bè, tôi xin ghi nhận lại và khắc phục để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Sau cùng, xin kính chúc toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Khoa học chính trị luôn luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ và thành công trong sự nghiệp trồng người!

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013

Người viết

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 7

1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực 7

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 7

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực 11

1.2 Lý luận chung về nguồn nhân lực khoa học công nghệ và vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ 10

1.2.1 Khái niệm và vai trò của khoa học công nghệ 10

1.2.2.Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ 15

1.3 Vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và con người tỉnh Bến Tre 27

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế 28

2.1.2 Văn hóa xã hội và con người tỉnh Bến Tre 30

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở tỉnh Bến Tre hiện nay 31

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015 47

Trang 4

3.1 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay 47 3.2 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015 54

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ

sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ 54 3.2.2 Mở rộng hợp tác với các trường cao đẳng, đại học và các cơ quan khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế 57

3.2.3 Đánh giá, tuyển dụng, thu hút và đãi ngộ cán bộ khoa học và công

nghệ 62

KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển kinh tế - xã hội bao giờ cũng là mục tiêu cao nhất của mỗi quốc gia Muốn làm được điều đó các nước cần phải có những nguồn lực cơ bản như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, khoa học kĩ thuật,… và đặc biệt là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định, bởi vì tài năng và trí tuệ của con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học kĩ thuật, vốn,… và sử dụng những nguồn lực ấy vào trong sản xuất Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực luôn là giải pháp tối ưu của mọi quốc gia khi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội

Nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho sự phát triển Đặc biệt với mục tiêu đi tắt đón đầu về khoa học và công nghệ hiện đại thì việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói riêng là điều tất yếu khách quan Phát triển nguồn nhân lực được đặt ra như là một chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách vừa lâu dài Đồng thời đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa nước ta bắt kịp, hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta là một nước công nghiệp

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định “cùng với giáo dục đào tạo,

khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn

nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển

và ứng dụng khoa học, công nghệ” Khoa học và công nghệ có tác động to lớn

tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta

Trang 6

Bến Tre là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, những năm vừa qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,… Trong lịch sử chính điều kiện tự nhiên nơi đây đã góp phần tạo nên con người, vùng đất phương nam đặc sắc và cũng chính con người đã cải tạo thiên nhiên, đứng lên “Đồng khởi” viết nên những trang sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm Bến Tre là vùng đất giàu tiềm năng, nhiều nguồn lực phát triển Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vừa qua đã bộc lộ những hạn chế và bất cập, trong đó đáng quan tâm nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nhanh và bền vững, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn thấp, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ chưa thực sự được phổ biến rộng rãi Do Bến Tre có nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những xu thế đang thay đổi

Với những vấn đề nêu trên và với mong muốn đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre phục vụ quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tác giả lựa chọn vấn đề “Thực trạng và

giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015” làm đề tài nghiên cứu của

mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 -

2015 Đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh

Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trình bày những lý luận chung về nguồn nhân lực khoa học

công nghệ

Thứ hai, trình bày thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ tỉnh

Bến Tre giai đoạn hiện nay

Trang 7

Thứ ba, trên cơ sở trình bày những lý luận và thực trạng nguồn nhân lực

hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre qua đó luận văn

đề ra những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở tỉnh Bến Tre

Phạm vi nghiên cứu: tác giả chỉ tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay và trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: tác giả sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu đề tài đồng thời kết hợp các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh - đánh giá để giải quyết vấn đề đặt ra

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 8

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người, và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động

Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh

tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển

Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực Theo giáo sư viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất) Như vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai [12,tr.13]

Khi đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, có rất nhiều ý kiến khác nhau Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế cũng như tiềm tàng để phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng”

Ở nước ta, theo giáo trình nguồn nhân lực của nhà xuất bản Lao động xã hội định nghĩa: Nguồn nhân lực (human resources): Là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Trang 9

Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, (tỉnh, thành phố,…) và nó khác với các nguồn lực khác (tài chính, đất đai, công nghệ,…) ở chỗ nguồn lực con người với hoạt động lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và trong quá trình lao động nảy sinh các quan hệ lao động

và quan hệ xã hội [11,tr.7] Cụ thể hơn, nguồn nhân lực của một quốc gia biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, ở nghĩa rộng nhất thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội

- Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Hiện nay trong lĩnh vực lao động còn có khái niệm “nguồn lao động” là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Do đó, với khái niệm này thì nguồn nhân lực tương đương với khái niệm nguồn lao động

Nguồn nhân lực thể hiện toàn bộ những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên và có khả năng lao động (ở nước ta hiện nay là những người đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động)

Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Với cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên

Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô

Trang 10

và tốc độ tăng dân số Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần

là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc, tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động - bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng

Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển

Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới Trong bối cảnh

đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất Một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực

Trang 11

Việt Nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm tương đối mới mẻ Do vậy,

có ý kiến cho rằng nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa và không hiện thực; cho rằng Việt Nam phải xây dựng xong CNH, HĐH để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế tri thức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, mà còn cả các ngành truyền thống được cải tạo bằng khoa học công nghệ cao Do đó,không nên chờ cho đến khi sự nghiệp CNH, HĐH kết thúc mới tiến hành xây dựng kinh tế tri thức, mà ngay trong giai đoạn này, để phát triển và theo kịp các nước trên thế giới, chúng ta phải đồng thời quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận Đối với Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, rõ ràng chúng ta không thể xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển Thực ra đó là sự tiếp tục quá trình CNH, HĐH đất nước ở một trình độ cao hơn, dựa trên chất xám của con người Mặt khác,do xuất phát điểm của lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình Do đó,việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người để tiếp cận kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược Trong việc chuẩn bị ấy việc nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay

Để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt động khác Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là người lao động sản xuất, mà với tư cách là công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học

kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng

Trang 12

Một trong những hạn chế trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở nước ta là chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, nhất là chính sách thuế, đất đai, tín dụng…chưa khuyến khích và tạo ra động lực đẩy mạnh đầy tư trong nước để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, trong khi nguồn vốn trong dân còn rất lớn, nhưng dân chưa đầu tư vào các ngành chính sản xuất, mà chủ yếu là đầu tư vào dịch vụ, buôn bán, phi sản xuất Trong hoạt động mở rộng thị trường, kể cả thị trường nội địa và ngoài nước thì năng lực tổ chức thị trường còn yếu kém, chưa có chính sách khuyến khích tiêu dùng đúng hướng, nhất là khuyến khích tiêu dùng hàng nội, để kích thích sản xuất trong nước phát triển,

từ đó tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới giải quyết được vấn đề việc làm cho nguồn nhân lực

Với những lợi thế trên, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiến tới nền kinh tế tri thức vào những thập kỷ tới của thế kỷ XXI Tuy nhiên, bước đột phá sẽ phải từ việc đổi mới tư duy của quốc gia trong điều kiện mới của đất nước và thế giới Đồng thời tập trung cao vào việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực mới đạt chất lượng cao, phù hợp và đón đầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tới những năm 2020 Nguồn nhân lực Việt Nam hơn bao giờ hết cần được đào tạo để phát triển nội lực với giá trị mới và vượt qua được những thách thức mới của thị trường lao động trong nền kinh tế tri thức tương lai

Tóm lại, mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồn nhân lực của một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng nhất sau đây:

- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người;

- Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung lao động;

- Nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xã hội

1.1.2 Vai trò nguồn nhân lực

Như đã biết, xét đến cùng yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu Ph Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có những người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó Như vậy, vai trò của nguồn nhân lực xuất phát từ vai trò quan

Trang 13

trọng của con người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội

*Con người là động lực của sự phát triển

Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, vị trí địa lý…là những khách thể chịu sự khai thác cải tạo của của con người Các nguồn lực này tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn phát huy tác dụng phải có sự kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người Con người với tất cả những năng lực, phẩm chất tích cực của mình, bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo…tác động vào các nguồn lực khác nhau và gắn kết chúng lại để tạo ra hoạt động lao động phục

vụ cho nhu cầu của xã hội Chính con người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lượng sản xuất thì con người lại là nhân tố tạo ra các tư liệu lao động hiện đại, sử dụng, khai thác đưa chúng vào hoạt động lao động nếu không những nguồn lực khác đó chỉ là những vật chất vô tri, vô giác

Như vậy, để xã hội thực sự phát triển thì động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó chính là năng lực của con người Chính vì vậy, cần phải sử dụng và khai thác hợp lý sao cho nguồn nhân lực thực sự là động lực to lớn, hữu ích cho

sự phát triển

*Con người là mục tiêu của sự phát triển

Con người luôn hướng tới cái chân - thiện - mỹ, chính vì vậy, bất kể một hoạt động nào của con người đều có mục đích cụ thể, rõ ràng Mọi hoạt động sản xuất hàng hoá đang diễn ra cũng nhằm mục đích cuối cùng là thoã mãn tối

ưu lợi ích của người tiêu dùng, làm cho cuộc sống của con người không những đầy đủ về vật chất mà còn thỏa mãn cả về tinh thần Như vậy, nhu cầu tiêu dùng tức là lượng tiêu dùng của cải vật chất, tinh thần của con người có tác động quyết định tới việc cung hàng hoá trên thị trường Việc sản xuất cung ứng nhiều hay ít hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu của con người, mà theo thời gian nhu cầu của con người lại vô cùng phong phú, đa dạng nên đặt ra yêu cầu hàng hoá sản xuất phải phong phú về số lượng cũng như chủng loại Do vậy, phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là vì con người

Trang 14

Nói đến vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển là nói đến vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển Vai trò của con người đối với sự phát

triển thể hiện ở hai mặt, thứ nhất, con người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và kho tàng văn hóa; thứ hai, với tư cách là người lao động, tạo

ra tất cả các sản phẩm đó với sức lực và óc sáng tạo của họ

Để tồn tại và phát triển, con người phải được đáp ứng các nhu cầu về vật chất Sự tiêu dùng của con người không chỉ là sự tiêu hao kho tàng vật chất và văn hóa do con người tạo ra, mà chính là nguồn gốc của động lực phát triển xã hội Để không ngừng thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng trong điều kiện các nguồn lực đều có hạn, con người ngày càng phải phát huy đầy đủ hơn khả năng về thể lực và trí tuệ cho việc phát triển không ngừng kho tàng vật chất và tinh thần đó Chính vì vậy, sự tiêu dùng của con người, sự đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của con người là động lực phát triển Suy cho cùng, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường, khối lượng và cơ cấu tiêu dùng là một yếu tố quyết định quy mô và cơ cấu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Đảng ta xác định nhân tố con người chính xác là vốn con người, vốn nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì thế, giải phóng tiềm năng con người để phát huy tối đa nguồn nhân lực trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những quan điểm đổi mới

có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời

kỳ đổi mới Con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII xác định xây dựng với những đức tính “Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp,

có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao Vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và

xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [3,tr.27]

Chăm lo đến sự phát triển toàn diện của con người là chăm lo cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho

sự phát triển phồn vinh và thịnh vương của đất nước, thì đầu tư cho phát triển

Trang 15

nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là đầu tư chiến lược, đầu tư có hiệu quả nhất để khai thác và sử dụng nội lực cho phát triển, là cơ sở chắc chắn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ngày một nhanh, mà còn bền vững

1.2 Lý luận chung về nguồn nhân lực khoa học - công nghệ và vai trò của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ

1.2.1 Khái niệm và vai trò của khoa học và công nghệ

*Khái niệm khoa học công nghệ

Tập hợp từ “khoa học - công nghệ” nếu diễn đạt đầy đủ sẽ là “ khoa học -

kỹ thuật - công nghệ” Đây là ba lĩnh vực khác nhau về đặc điểm, tính chất và

do đó, chúng có vai trò và tác dụng khác nhau trong đời sống xã hội, trong sự phát triển kinh tế - xã hội Những sự khác nhau này sẽ quy định một cách tất yếu những sự khác nhau tương ứng trong cơ chế, chính sách và các biện pháp quản lý của nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật - công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và

sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy Khoa học

là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng Khoa học còn được xem là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác Vai trò của khoa học đối với con người và xã hội là vũ trang tri thức để nhận thức thế giới, là trau dồi trí tuệ, phát triển năng lực tinh thần làm cho con người và xã hội có hiểu biết, có học vấn, học thức, trở thành chủ thể hoạt động có lý trí sáng suốt chứ không mù quáng,

tự giác chứ không tự phát, hành động dưới sự dẫn dắt của lý luận và phương pháp chứ không giam hãm mình bởi kinh nghiệm thông thường hoặc bị thống trị bởi chủ nghĩa kinh nghiệm

Khoa học là biểu tượng về sức mạnh trí tuệ của con người và xã hội Nhờ

có khoa học mà con người không ngừng khám phá những bí mật của tự nhiên, khám phá ra quy luật của nó và làm chủ nó Khoa học còn phát hiện bản chất, quy luật vận động của xã hội, giúp con người có hiểu biết đúng và hành động

Trang 16

đúng Khoa học còn nghiên cứu chính bản thân con người, đặt con người vào đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, đem lại cho con người những tri thức để hiểu biết chính mình và đồng loại Khoa học cung cấp nhận thức và thúc đẩy hành động của con người, đảm bảo cho con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới một cách đúng quy luật

Công nghệ là một tập hợp các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó Sự tác động đó thường phải thông qua các phương tiện vật chất (máy móc, trang thiết bị, công cụ,…)

Công nghệ có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó Như vậy, công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để tạo ra của cải vật chất Cho đến hiện nay, khái niệm công nghệ chưa thực sự được thống nhất bởi vì số lượng các công nghệ quá lớn không thể thống kê một cách tuyệt đối, người sử dụng công nghệ trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau Tất cả những thành tựu về công nghệ đã dẫn đến kết quả làm cho lực lượng sản xuất phát triển năng suất lao động tăng cao Nhờ

đó mà loài người chuyển từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác cao hơn, chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác tiên tiến hơn

Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra hơn nữa thế kỉ nay cũng đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, sản xuất tự động hóa ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm dồi dào Tỷ lệ lao động trí óc ngày càng được tăng lên trong khi đó tỷ

lệ lao động chân tay giảm xuống làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp

*Vai trò của khoa học công nghệ

Thứ nhất, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nói đến vai trò nền tảng và động lực của khoa

học và công nghệ trong tiến trình CNH, HĐH dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ, quan điểm này được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong nghị quyết của các Hội nghị Trung ương bảy khóa VII, Hội nghị Trung ương hai khóa VIII và kết luận của Hội nghị Trung ương sáu khóa IX về phát

Trang 17

triển khoa học và công nghệ Ở các nước phát triển, vai trò của khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ là lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng hàng đầu, hay nói một cách khác là nền tảng, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Vai trò nền tảng của khoa học và công nghệ chỉ được phát huy khi có một nền khoa học và công nghệ phát triển, đủ khả năng giải quyết được những nhiệm vụ chủ yếu về khoa học và công nghệ do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đặt ra Vai trò, động lực của khoa học và công nghệ được thể hiện thông qua sự đổi mới không ngừng của công nghệ và sản phẩm, tạo ra năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Chỉ khi nào khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp hàng đầu thì vai trò nền tảng và động lực của

nó đối với phát triển kinh tế xã hội mới trở nên vững chắc và mạnh mẽ

Đối với các nước đang phát triển, muốn đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước thì đây là vấn đề nan giải, đầy khó khăn

và thách thức, bởi lẽ phải tiến hành song song cả hai quá trình: vừa thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa xây dựng và phát triển nền khoa học và công nghệ trong khi tiềm lực kinh tế quốc gia còn nhỏ bé Vai trò động lực của khoa học và công nghệ chỉ có thể thực hiện được một khi hoạt động khoa học và công nghệ gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh

tế - xã hội; khoa học và công nghệ phải là nhân tố động lực của quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên

sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Thế giới trong thế kỉ XX đã chứng kiến những thay đổi to lớn do khoa học và công nghệ mang lại không chỉ đối với các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, khoa học và công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực Trải qua vài thập kỷ xây dựng và phát triển, đến nay, nước ta đã có một tiềm lực khoa học và công nghệ đáng kể, lực lượng khoa học và công nghệ tương đối đông đảo trên 1,5 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, 30 nghìn cán bộ có trình độ trên đại học và khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật Thực tế cho thấy đội

Trang 18

ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực Cùng với đội ngũ cán bộ khoa học

và công nghệ đông đảo đó, chúng ta đã xây dựng được một mạng lưới khoảng

1050 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có hơn 450 tổ chức ngoài nhà nước Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, thư viện cũng được tăng cường và nâng cấp [9,tr.11]

Thứ hai, khoa học và công nghệ là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới Khoa học và công nghệ hướng mạnh vào việc đổi

mới, thay thế công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế Việc ứng dụng tiến bộ các công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tập thể và tổ chức xã hội, đặc biệt dần dần đã trở thành một phong trào quần

chúng sâu rộng:

- Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến sự phát triển của khoa học và công nghệ, đã ban hành nhiều chính sách đúng đắn nhằm phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vào kinh tế - xã hội Đồng thời nhận thức của toàn

xã hội về vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ đã được nâng lên đáng kể

- Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phát triển cả về số lượng và trình độ; có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hiện đại trên một số lĩnh vực

Khoa học và công nghệ ngày càng được xem là nhân tố hàng đầu trong cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất

mà còn là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ chủ nghĩa xã hội Ngày nay, muốn đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì phải phát triển nhanh và mạnh hơn nữa khoa học và công nghệ vì chỉ có như thế mới có thể phát huy hết khả năng của

Trang 19

nhân tố con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển của xã hội, tăng trưởng kinh

tế nhanh và bền vững

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc Tốc độ phát minh khoa học công nghệ ngày càng tăng Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn, sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt, truyền thông về khoa học công nghệ diễn ra sôi động Nhiều tri thức về công nghệ mới ra đời đòi hỏi nguồn nhân lực phải học tập và lao động thường xuyên, liên tục để thích nghi với những biến đổi mới của khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ phải được chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Trong tiến trình lãnh đạo

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam

đã có những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền khoa học và công nghệ của nước nhà Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh rằng, chúng ta phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại bằng cách dựa vào một nền khoa học và kỹ thuật tiên tiến

Quan điểm coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững được thể hiện, khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện hội nghị Trung ương cũng như các văn kiện đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối quan trọng về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo quan điểm của Đảng, là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh

tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo

Trang 20

ra năng suất lao động của xã hội cao Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đã chứng minh rằng, khoa học công nghệ là bộ phận, nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với các nước đang phát triển như nước ta Vai trò hết sức quan trọng của khoa học và công nghệ, xét về phương diện phát triển kinh tế, thể hiện trên một

số khía cạnh chủ yếu: phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại cũng như cơ cấu lao động xã hội; nâng cao hàm lượng trí tuệ và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ

*Khái niệm nguồn nhân lực khoa học - công nghệ

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ (Human Resources for Science and Technology) bao gồm những người sở hữu tri thức và tham gia vào các hoạt động khác nhau Hàm lượng tri thức tích lũy trong nhân lực khoa học và công nghệ có thể nhận được thông qua đào tạo chính thức hoặc thông qua tích lũy kinh nghiệm và các công việc liên quan đến

đổi mới Có 2 cách tiếp cận phổ biến về nhân lực khoa học và công nghệ:

Thứ nhất, nhân lực khoa học và công nghệ được mô tả trong cuốn sổ tay

của OECD năm 1995 với tên gọi “OECD’s Canberra Manual” [19,tr.61] và đã

được sử dụng phổ biến trong các quốc gia cũng như các tài liệu nghiên cứu Theo đó, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học về một lĩnh vực khoa học và công nghệ

- Tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có trình độ tương đương

Trên cơ sở này cách hiểu về nhân lực khoa học và công nghệ được diễn giải gồm những người: đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và làm việc trong một ngành khoa học và công nghệ; đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành khoa học và công nghệ nào; chưa tốt nghiệp

Trang 21

đại học hoặc cao đẳng, nhưng làm một công việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi trình độ tương đương

Cũng theo tài liệu này của OECD thì nhân lực khoa học và công nghệ có thể chia thành 2 loại:

- Nhân lực khoa học và công nghệ cấp độ đại học là những người hoàn thành một trong các điều kiện: Có bằng cao đẳng, đại học hoặc sau đại học về một lĩnh vực khoa học và công nghệ; tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có trình

độ tương đương

- Nhân lực khoa học và công nghệ cấp độ kỹ thuật viên là những người hoàn thành một trong các điều kiện: có chứng nhận tham gia các chương trình học mức độ thấp hơn cao đẳng, đại học về một lĩnh vực khoa học và công nghệ; tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có trình độ tương đương

Ngoài ra, OECD còn nhấn mạnh vào nhân lực nghiên cứu và triển khai và coi như một khái niệm hiểu theo nghĩa hẹp của nhân lực khoa học và công nghệ Nhân lực nghiên cứu và triển khai được xác định như “tất cả những người làm việc trực tiếp về nghiên cứu và triển khai cũng như những người cung cấp các dịch vụ trực tiếp như người quản lý, hành chính và thư ký nghiên cứu và triển khai” Theo chuyên môn thì nhân lực nghiên cứu và triển khai gồm các nghiên cứu viên – những người có chuyên môn tham gia vào việc hình thành và tạo ra tri thức, sản phẩm, qui trình, phương pháp và hệ thống mới cũng như quản lý các dự án liên quan; Kỹ thuật viên và tương đương - những người mà công việc chính của họ đòi hỏi tri thức công nghệ và kinh nghiệm trong một hoặc nhiều lĩnh vực kỹ thuật, vật lý, khoa học sự sống hoặc khoa học xã hội và nhân văn Các cán bộ tương đương thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai tương ứng dưới sự hướng dẫn của các nghiên cứu viên Cán bộ hỗ trợ khác

- những người có kỹ năng, không có kỹ năng, thư ký tham gia vào các dự án nghiên cứu và triển khai hoặc trực tiếp phối hợp trong các dự án đó Theo bằng cấp chính thức thì nhân lực nghiên cứu và triển khai gồm những người có bằng tiến sỹ, những người có bằng thạc sỹ và đại học dưới tiến sỹ, những người có chứng chỉ đào tạo nghề và những người có bằng cấp kỹ thuật khác

Trang 22

Thứ hai, theo UNESCO thì nhân lực khoa học và công nghệ được xác

định như “…tổng số những người tham gia trực tiếp vào hoạt động khoa học và công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ trong một tổ chức hoặc một đơn vị Nhóm này gồm cả những nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực hỗ trợ…” Nhà khoa học và kỹ sư đề cập đến những người sử dụng năng lực của họ để tạo ra tri thức khoa học, các nguyên lý kỹ thuật và công nghệ, có nghĩa là những người được đào tạo về khoa học và công nghệ tham gia vào công việc chuyên môn về các hoạt động khoa học và công nghệ, những người quản lý cấp cao và những người hướng dẫn thực hiện các hoạt động khoa học

và công nghệ Kỹ thuật viên đề cập đến những người tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ, những người đã qua đào tạo nghề hoặc đào tạo kỹ thuật trong một ngành tri thức hoặc công nghệ nhất định Nhân lực hỗ trợ đề cập đến những người mà công việc của họ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, có nghĩa là các cán bộ hành chính, thư ký, cán bộ có kỹ năng, có ít kỹ năng và chưa có kỹ năng trong các nghề khác nhau và tất cả các cán bộ hỗ trợ khác

Như vậy, ở đây có một sự khác nhau về cách tiếp cận nhân lực khoa học

và công nghệ giữa UNESCO và OECD Khái niệm nhân lực khoa học và công

nghệ của UNESCO nhấn mạnh vào hoạt động khoa học và công nghệ (nghề

nghiệp) không phân biệt bằng cấp, kể cả những cán bộ hỗ trợ cũng được tính vào nhân lực khoa học và công nghệ (những người này lại không được tính vào nhân lực khoa học và công nghệ trong định nghĩa của OECD) Ngược lại, những người có bằng cấp không tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ thì được tính vào nhân lực khoa học và công nghệ theo OECD nhưng lại không được tính vào nhân lực khoa học và công nghệ theo UNESCO Như vậy, khái

niệm của OECD nhấn mạnh vào tiềm năng nhân lực khoa học và công nghệ.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “nguồn nhân lực khoa học và công nghệ” người ta thường thống nhất nó với toàn bộ lực lượng lao động xã hội đã qua đào tạo, từ công nhân tới kỹ thuật viên, kỹ sư và những người có trình độ đào tạo cao hơn nữa (thạc sĩ, tiến sĩ), đó là cách tiếp cận theo trình độ đào tạo Trên thực tế, đội ngũ này có ít nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một số ít là có đóng góp trực tiếp, còn đa số thuộc về

Trang 23

lực lượng chủ yếu phục vụ trực tiếp cho việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Do đó để xem xét nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho việc tạo ra những tiến

bộ của khoa học và công nghệ, ta cần xem xét đội ngũ này theo các chức năng nghề nghiệp mà họ đóng góp trong việc tạo ra tiến bộ khoa học và công nghệ, cần phân biệt hai loại hình nhân lực sau đây:

- Nhân lực kỹ thuật: Bao gồm toàn bộ lực lượng lao động xã hội đã qua đào tạo, từ công nhân tới kỹ thuật viên, kỹ sư và cả những người có trình độ đào tạo cao hơn nữa (thạc sĩ, tiến sĩ) tham gia trong các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội

- Nhân lực khoa học và công nghệ: bao gồm toàn bộ lực lượng lao động

xã hội trực tiếp góp phần tạo ra sự tiến bộ của khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, đời sống và tiến bộ xã hội

Như vậy đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ bao gồm các loại nhân lực tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ với các chức năng:

- Nghiên cứu sáng tạo (các nhà khoa học và kỹ sư);

- Giảng dạy khoa học và công nghệ;

- Quản lý (trong khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh,…);

- Khai thác và sử dụng công nghệ (các kỹ thuật viên, các đốc công, giám sát viên, công nhân lành nghề,…);

- Trực tiếp tác nghiệp, vận hành thiết bị, máy móc (công nhân kỹ thuật)

*Vai trò của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ

Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới cho thấy, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tích lũy vốn vật chất Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa trên cải tiến công nghệ và phát triển vốn con người hay vốn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ

Không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực cho phát triển khoa học và công nghệ có chất lượng cao còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn

đề về môi trường và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội Trong bối cảnh hội nhập

Trang 24

kinh tế, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng

Nghị quyết số 27 Hội nghị Trung ương 7 khóa X về trí thức cũng khẳng định: “ đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ, đãi ngộ người tài là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc” Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt phát triển, trọng dụng

và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

và là nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ XXI

Quan điểm của Đảng ta về nhân lực khoa học và công nghệ đã được khẳng định ngay từ những năm đầu tiên Việt Nam giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về trọng dụng nhân tài khoa học, đặc biệt quan tâm tới việc tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho các nhân tài hoạt động khoa học Theo Người, phát hiện nhân tài đã khó nhưng việc khó hơn là làm thế nào để đức, tài của họ được phát huy cao nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Từ những năm 40-50 của thế kỷ XX, đã có nhiều nhân tài người Việt, khâm phục lý tưởng, hoài bão và nhân cách Hồ Chí Minh, đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, đi theo Người vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ như Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Tiến sĩ Lương Định Của, nhà văn hóa Phạm Huy Thông… Nhiều người trong số đó sau này đã đảm nhận cương vị chủ chốt về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa của đất nước và được tôn vinh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay từ đợt xét tặng đầu tiên cho những công trình khoa học xuất sắc của họ cho đất nước

Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật luôn quan tâm và đề cao vai trò của nhân tài khoa học, nhưng trên thực tế chúng ta hầu như chưa có chính sách cụ thể nào để thực sự trọng dụng, sử dụng và tôn vinh cán bộ khoa học Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về chính sách đãi ngộ và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, phải coi đây là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết kịp thời Nhân lực khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng nhất trong các nguồn lực, là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của đất nước Từ ngàn xưa

Trang 25

ông cha ta đã rất coi trọng lực lượng này, như câu nói nổi tiếng của nhà bác học

Lê Quý Đôn “Phi trí bất hưng”, câu nói của Nhà sử học Thân Nhân Trung đời nhà Lê, thế kỷ XV: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi thấp Cho nên các bậc thánh Đế, minh Vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên…” Trong tờ Báo Cứu quốc

số 91 ra ngày 14/11/1945, Bác Hồ đã từng kêu gọi “…Kiến thiết cần có nhân tài Nhân tài ở nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều….” Điều này cũng có nghĩa đất nước không có nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đủ mạnh thì không thể phát triển được Sức mạnh của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực khoa học và công nghệ

Đảng và Nhà nước ta cũng luôn đặt đội ngũ tri thức nói chung, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nói riêng ở vị trí rất quan trọng, nó được thể hiện qua nhiều Nghị quyết của Đảng và đặc biệt là sau Đại hội VIII, Đảng ta có Nghị quyết Trung ương 2 trong đó có đề cập đến vấn đề khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo Điều này một lần nữa đã khẳng định vai trò, vị trí của nhân lực khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà toàn Đảng, toàn dân đang nổ lực thực hiện

1.3 Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH

*Là lực lượng đi đầu trong phong trào tiến quân vào khoa học và công nghệ, trước hết là địa bàn nông nghiệp và nông thôn

Thực chất của quá trình CNH, HĐH là quá trình vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội của đất nước, địa phương từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, từ chủ yếu dựa vào vốn và lao động thủ công là chính sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả cao, chủ yếu dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp bao gồm yếu tố khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, phương pháp công nghiệp và kỹ năng sản xuất hiện đại Trong phong trào tiến quân vào khoa học và công nghệ thì đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ phải là lực lượng xung kích thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, trước hết ở khu vực nông nghiệp và nông thôn Trên trận địa

Trang 26

này có các hướng cơ bản như: Tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo; góp phần thực hiện chương trình giải quyết việc làm; đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn nông nghiệp và nông thôn; tham

gia tích cực vào chương trình khuyến nông, lâm và ngư nghiệp

*Lựa chọn, phổ cập và tạo ra những công nghệ tiên tiến

Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang phát triển vô cùng nhanh chóng, tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử nhân loại, một nền “kinh tế dựa trên khoa học và công nghệ” đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp Cùng với kết cấu hạ tầng truyền thống, kết cấu hạ tầng thông tin là tiền đề, là điều kiện quan trọng để mở đường cho việc phổ cập các công nghệ tiên tiến trong các ngành sản xuất, dịch vụ, quản lý nhà nước và điều hành xã hội, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh

Lĩnh vực công nghệ sinh học: Mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam và Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ

ở tỉnh Bến Tre tới năm 2020 là nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu

về công nghệ sinh học trong, ngoài nước phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho

sự phát triển của một số ngành sản xuất quan trọng, trước hết là nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm; nâng cao sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và tài nguyên sinh vật

Lĩnh vực tự động hóa: Mức độ tự động hóa là một trong những thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế Trong giai đoạn tới nhiệm vụ của nhân lực khoa học và công nghệ địa phương là tập trung vào việc lựa chọn, ứng dụng, làm chủ các công nghệ tự động hóa nhập từ nước ngoài trong một số ngành công nghiệp chủ chốt của Tỉnh, ở một số khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Đồng thời, chú trọng ứng dụng công nghệ tự động hóa đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quốc phòng - an ninh

Lĩnh vực vật liệu tiên tiến: Lựa chọn và làm chủ được các công nghệ sản xuất vật liệu tiên tiến tiếp thu từ nước ngoài Đồng thời, đẩy nhanh nghiên cứu tạo ra một số công nghệ của riêng địa phương trong việc sản xuất các vật liệu

Trang 27

tiên tiến từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương (chẳng hạn nguyên liệu từ

nhật kiến thức thường xuyên

Trước hết là phát triển kinh tế, nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh là lực lượng nòng cốt nhất trong việc thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh

tế của Tỉnh (trong phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, thương mại và dịch vụ) Ngoài các ngành kinh tế, nhân lực khoa học và công nghệ còn có vai trò trong việc phát triển lĩnh vực xã hội (y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, giải trí,…) Trong các hoạt động phát triển kinh tế xã - hội phải luôn chú ý tính bền vững (xã hội, môi trường), đồng thời sẵn sàng ứng phó với những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh (thiên tai, biến đổi khí hậu,…)

Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhân lực khoa học và công nghệ của Tỉnh còn có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các kế hoạch phòng thủ, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sửa chữa, bảo trì các loại vũ

khí, quân trang, quân dụng

*Phục vụ đắc lực công tác quản lý nhà nước

Nhân lực khoa học và công nghệ làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn là một trong những bộ phận nhân lực khoa học và công nghệ quan trọng

Trang 28

bậc nhất của tỉnh Họ là những người cung cấp tri thức khoa học cho cấp lãnh đạo làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đời sống xã hội của địa phương, đồng thời họ cũng chính là những người tham gia trực tiếp vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Như vậy, cần phải phát triển cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu của bộ phận cán bộ này để họ có thể cung cấp luận

cứ khoa học xác đáng cho các cấp lãnh đạo cũng như trực tiếp tham gia quản lý nhà nước địa phương một cách có hiệu quả, ứng dụng một cách tốt nhất các

công nghệ mới trong quản lý nhà nước nói chung

Phối hợp với các chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ trong và ngoài nước về các lĩnh vực khác nhau để tập trung vào:

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như của từng ngành nghề, địa phương phù hợp với tình hình biến động của quốc gia và thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh

- Xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ nói riêng, phù hợp với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với quốc tế

- Tạo luận cứ khoa học hỗ trợ quá trình ra quyết định của bộ máy quản

lý nhà nước trên địa bàn

- Dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của thế giới khả dĩ tác động đến Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng

Và hơn thế, nhân lực khoa học và công nghệ có một vị trí hết sức quan trọng trong xã hội, có quan hệ mật thiết đến sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, địa phương Chính vì vậy, đi đôi với phát triển về trình

độ học vấn cần phải đặc biệt chú ý phát triển về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng

xử của nhân lực khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung, nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre nói riêng

Do đó, điều quan trọng là chuẩn bị cho tỉnh nhà sẵn sàng ứng phó với môi trường bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng để thúc đẩy tiềm năng khoa học

và công nghệ của Tỉnh, không có con đường nào khác hơn là đào tạo và nâng

cao trình độ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH BẾN TRE

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và con người tỉnh Bến Tre

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế

*Điều kiện tự nhiên

Sông Cửu Long khi chảy vào Việt Nam thì chia làm hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu Sông Tiền trước khi đổ ra biển lại tách thành bốn nhánh sông mở ra như hình nan quạt là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông

và sông Cổ Chiên Bốn dòng sông ấy đã chia một vùng đồng bằng Tây Nam Bộ rộng lớn thành ba dãy cù lao màu mỡ phù sa Trải qua mấy trăm năm lịch sử, dưới bàn tay lao động và máu xương thấm xuống để mở đất và giữ đất của bao thế hệ, cho hôm nay nơi đây trở thành những địa danh xanh biếc những vùng dừa trù phú với ấn tượng không phai mờ trong lòng người bốn phương Bến Tre quê hương của phong trào đồng khởi, tự hào xứ dừa Việt Nam

Lãnh thổ tỉnh Bến Tre là một bộ phận trong vùng hạ châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía bắc Toàn bộ lãnh thổ được bao bọc bởi bốn nhánh sông lớn, tạo cho tỉnh Bến Tre

có dạng địa hình cù lao điển hình của vùng hạ châu thổ Diện tích tự nhiên là 2.359,5 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10o20' vĩ độ Bắc và từ 106o48' đến 105o57' kinh độ Đông Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 65km

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị

xã Bến Tre, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh

và 8 huyện: huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện

Trang 30

Thạnh Phú Dân số của tỉnh là 1.258.500 người [2,tr.35] với dân tộc chiếm đa

số là người kinh

Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm khoảng 26oC - 27oC và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 – 1.500mm Nhìn chung, toàn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hằng năm [14,tr.11]

Địa hình của Bến Tre thấp, bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh

tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận

*Đặc điểm kinh tế

Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ Những con sông lớn và vùng biển Đông

ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển Là tỉnh

có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển, thông qua việc trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Năm

2010, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3461 ha Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng lúa khá lớn, do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là sông Hàm Luông Lúa là cây lương thực chính, cây

Trang 31

hoa màu cũng chiếm phần quan trọng như khoai lang, bắp, đậu và các loại rau Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm

Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước, khoảng 35.000 – 37.000ha, những năm gần đây lại có chiều hướng tăng, năm 2010 vượt lên trên 50.000ha

và đến năm 2012 diện tích trồng dừa hơn 52.000ha Nước dừa là thức uống giải khát, cơm dừa dùng để làm dầu, ngoài ra các bộ phận khác của cây dừa có thể làm các vật dụng thủ công mỹ nghệ, làm thảm, mái che,… Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương Đặc biệt, kẹo dừa chính là đặc sản của Bến Tre gắn liền với các thương hiêu nổi

tiếng như: Thanh Long, Tuyết Phụng

2.1.2 Văn hóa - xã hội và con người tỉnh Bến Tre

Nằm giữa vùng sông nước mênh mông, nơi hội tụ của 3 cù lao lớn Bến Tre như một cái quạt xòe ra với những nan quạt là những con sông lớn, nhỏ Sắc thái địa lý khá đặc biệt với những phần đất không bị nhiễm mặn, Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi và vùng đất này trở nên hấp dẫn hơn với những vườn trái cây ngon ngọt và những vườn hoa, cây cảnh lộng lẫy nhất nhì Đồng bằng sông Cửu Long Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn - Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng

Như một lẽ cộng sinh giữa con người và môi trường thiên tạo, đã trở thành một kết nối tự nhiên không thể tách rời Đã bao đời dừa trải khắp triền sông, giăng lũy giăng thành chở che bao bọc, dừa có trong giấc mơ, giản dị trong cơm ăn áo mặc hoà quyện với khí phách tâm hồn dạn dày trong tự hào một dáng đứng kiêu sa Về đến quê hương Bến Tre ta thấy đâu đâu cũng có sự hiện hữu của những rặng dừa xanh biếc, buổi chiều xuôi trên dòng Hàm Luông chở nặng phù sa ta thấy đâu đây vẻ đẹp lấp lánh của những rặng dừa như nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết về quê hương anh:

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Trang 32

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: “dừa có tự bao giờ?”

Về Bến Tre, bạn sẽ gặp những người dân đôn hậu, những con người đã

“bám chặt quê hương”, đã đứng lên “dựng những pháo đài” ở xã Định Thủy, cái nôi của cuộc Đồng Khởi năm xưa Những con người với tinh thần tự lực, tự cường, thông minh, bất khuất vượt mọi khó khăn chinh phục miền đất hoang vu

từ những buổi đầu khai sinh lập địa Đi thăm những di tích lịch sử như Nhà truyền thống Đồng Khởi Mỏ Cày, tìm hiểu dấu tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ở Thạnh Phú bên dòng sông Cổ Chiên, khu di tích Nguyễn Đình Chiểu và những đình chùa cổ xưa, nghe những điệu lý, câu hò mênh mông trên sông nước, bạn mới hiểu hết vẻ đẹp văn hóa của mảnh đất xứ dừa này

Bến Tre là quê hương Đồng Khởi, nổi tiếng với tên tuổi của nữ tướng Nguyễn Thị Định và sự ra đời của “đội quân tóc dài”; của liệt sĩ Trần Văn Ơn… đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của quê hương Vùng đất “địa linh nhân kiệt” này còn sinh ra nhiều danh nhân như: nhà giáo Võ Trường Toản, học giả Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ đã để lại cho quê hương một gia tài đồ sộ với hơn 500 bài thơ, bài văn

Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, Bến Tre cũng đã sinh ra những người con mà tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh nền văn hóa nước nhà Lịch sử báo chí Việt Nam đã được khởi đầu bởi những con người có trình

độ uyên thâm như: nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký – người làm báo đầu tiên ở Việt Nam, người thông thạo 27 thứ tiếng nước ngoài (12 ngôn ngữ phương Tây, 15 ngôn ngữ phương Đông) Trong khoảng thời gian 40 năm (1858 - 1898), Trương Vĩnh Ký đã để lại cho đời 118 tác phẩm, bao gồm sách nghiên cứu, sưu tầm, dịch, phiên âm trong đó có hàng chục quyển sách viết bằng Pháp văn; Sương Nguyệt Anh, người con gái tài hoa của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – chủ bút tờ “Nữ Giới Chung” và Lê Hoằng Mưu – chủ bút tờ “Lục Tỉnh Tân Văn” Mảnh đất này còn đóng góp những nghệ sĩ tài năng cho đất nước như: nghệ sĩ Nhân dân Lê Long Vân (Ba Vân), người đã toàn tâm toàn ý dâng trọn cuộc đời cho sân khấu cải lương; nhà nghiên cứu mĩ thuật Nguyễn Phi Hoành; họa sĩ Lê Văn Đệ; kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát; nhà điêu khắc Diệp Minh

Trang 33

Châu, một gương mặt mới của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam và tên tuổi của Ông đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư của Châu Âu

Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhất trí đánh giá Bến Tre là một trong những cái nôi dân ca Nam Bộ mang đậm dấu ấn vùng sông nước và đồng bằng sông Cửu Long Ở Bến Tre có nhiều làn điệu dân ca như: hát ru, hò, lý, nói thơ, nói vè, đồng dao, hát huê tình, hát đối đáp, hát sắc bùa Bến Tre với 75 điệu lý khác nhau, là một trong những cái nôi của dân ca Nam Bộ, là vùng đất tiềm năng cho những điệu hò trên sông nước và hò trên cạn ra đời Nơi đây còn có kho tàng văn học dân gian với những chuyện cổ, thơ ca, câu đố… với những câu chuyện nổi tiếng từ thời khẩn hoang, như chuyện kể về ông Gốc, ông Ó, thời nhà Nguyễn và những ông già Ba Tri…

Bến Tre, xứ sở của những đảo dừa, quê hương của những người con trung dũng, kiên cường không chỉ làm nên chiến công oai hùng trong chiến tranh mà còn đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ đất nước đổi mới Năm 1996, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; năm 1997 được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học Liên tục trong nhiều năm, Bến Tre có số học sinh giỏi cấp quốc gia thuộc loại cao của Đồng bằng sông Cửu Long Với những thành tích đó, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã được Nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng III, hạng II, hạng I

Cuộc sống của người dân Bến Tre đang khởi sắc, hứa hẹn những mùa bội thu Nhiều sản phẩm của xứ dừa đã bước ra thế giới, làm giàu cho quê hương trên con đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải phát huy mọi nguồn lực cần thiết trong nước và từ nước ngoài bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và các lợi thế về điều kiện địa lý, thể chế chính trị… Trong

đó nguồn nhân lực và đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta đã xác

Trang 34

định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội bền vững

Bến Tre là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, từ khi Tỉnh bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật đó là sự huy động hiệu quả những nhân tố để phát triển và nhân tố góp phần quan trọng nhất trong sự phát triển đó là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung Trong giai đoạn vừa qua, đội ngũ cán bộ

khoa học và công nghệ của Tỉnh tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng

Bến Tre tính đến 12/2012 thì dân số của tỉnh là 1.258.500 người [2,tr.35], trong đó nam là 617.186 người (chiếm 49,04%) và nữ là 641.314 người (chiếm 50,96%) Dân số thành thị là 126.335 người (chiếm 10,04%) và nông thôn là 1.132.165 người (chiếm 89,96%) Theo thống kê năm 2012, tổng số dân trong

độ tuổi lao động của tỉnh Bến Tre là 891.688 người (chiếm 70,89% dân số)

[2,tr.36]

*Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Muốn có được nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn về số

lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Thứ nhất, về số lượng nguồn nhân lực hoạt động tronh lĩnh vực khoa học

và công nghệ tỉnh Bến Tre

Hoạt động khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất, tiếp thu khoa học và công nghệ trong nhân dân, với chức năng nghiên cứu khoa học, quản lý ứng dụng những thành tựu công nghệ vào thực tiễn cuộc sống Trong 5 năm qua, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre đã triển khai nghiên cứu 63 đề tài, dự án cấp tỉnh và 04 dự án cấp Trung ương và nhiều đề tài, dự án cấp cơ sở góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ đổi mới công nghệ theo hướng sạch, tiết giảm năng lượng, giảm chi phí sản xuất một số sản phẩm chế biến từ dừa, thủy sản, xử lý nước sạch, góp phần phục vụ thiết thực cho sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân Hầu hết

Trang 35

các đề tài, dự án đã nghiệm thu được ứng dụng vào thực tế có hiệu quả đạt 94,87% Trong năm 2012, đã quản lý và tổ chức 66 đề tài, dự án trong đó có 45

đề tài, dự án năm 2011 chuyển sang và triển khai 20 đề tài, dự án thuộc danh mục năm 2012 [18,tr.2] Nhìn chung, công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất tại địa phương không chỉ thể hiện

cụ thể ở từng đề tài dự án mà còn góp phần đáng kể vào những thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre cũng được tăng lên qua các năm, trong năm 1999 số lượng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này chỉ

có 57 người với nam là 32 người (chiếm 56,1%) và nữ là 25 người (chiếm 43,9%), đến năm 2010 đã tăng lên con số 1.162 người với nam là 785 người (chiếm 67,56%) và nữ là 337 người (chiếm 32,44%), và đến tháng 12 năm 2012 thì con số này tăng lên khá nhanh 2.971 người trong đó nữ là 1.376 người chiếm 49,3% và nam là 1.415 người chiếm 50,7% [16,tr.2]

Từ những số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre mỗi năm có sự tăng nhanh và đặc biệt đến năm 2012 thì số lượng này tăng lên rõ rệt

Thứ hai, về chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre

Nhìn chung, nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực về mặt chất lượng, cán bộ khoa học công nghệ tích cực học tập, nghiên cứu, bổ sung tri thức, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo con

đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cụ thể như sau:

- Cơ cấu theo trình độ chuyên môn:

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cơ cấu theo trình độ chuyên môn: 25 tiến sĩ chiếm 0,9%, 218 thạc sĩ chiếm 7,81%, đại học và cao đẳng 967 người chiếm 34,64%, trình độ khác chiếm 56,64% Trình

độ của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Tỉnh ngày càng được nâng cao, bình quân mỗi năm tăng 7,2% [17,tr.4]

- Cơ cấu theo ngành nghề đào tạo:

Trang 36

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của Tỉnh phân theo ngành đào tạo tương đối phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế 18,7% thuộc lĩnh vực sức khoẻ: 17,4% nông lâm thủy sản và thú y; 15,5% khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; 8,9% kỹ thuật và công nghệ kỹ thuật; 7,5% kinh doanh và quản lý; 6,6% khoa học xã hội; 5,5% xây dựng và kiến trúc; 4,2% nhân văn; 15,7% các ngành đào tạo khác [17.tr.5]

- Cơ cấu theo độ tuổi:

Năm 2012, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc nhóm tuổi từ 35 - 55 tuổi, chiếm 51,06%, ở nhóm tuổi này phần lớn cán bộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khoa học

và công nghệ; Nhóm cán bộ trẻ từ 35 tuổi trở xuống chiếm 46,57%; Nhóm cán

bộ từ 56 - 60 tuổi chiếm 2,15%; Nhóm cán bộ từ 61 - 65 tuổi chiếm 0,18% và trên 65 tuổi chiếm 0,04% [17,tr.6]

Các nhóm tuổi của lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ hiện nay đã được phân bổ tương đối hợp lý hơn, tỷ lệ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm hoạt động khoa học và công nghệ đã được nâng lên, đồng thời tỷ lệ cán bộ trẻ cân đối hợp lý, đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động khoa học và công nghệ của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay

Thứ ba, về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre

Về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực và đã đạt được rất nhiều thành tựu để từ đó góp phần vào thắng lợi chung trong sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa của tỉnh Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở tỉnh Bến Tre góp phần giải quyết các vấn đề trọng yếu sau:

- Nông nghiệp:

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ là đội ngũ đi tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ Hoạt động triển khai các đề tài, dự án đã mang lại một số kết quả khả quan, tác động của khoa học kỹ thuật đối với đời sống sản xuất tương đối rõ,

Ngày đăng: 17/09/2015, 08:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Ngọc Lan (2012), “Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”
Tác giả: Bùi Thị Ngọc Lan
Năm: 2012
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật
Năm: 1991
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật
Năm: 2001
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật
Năm: 2006
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật
Năm: 2011
7. Đặng Hữu Toàn (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – một “đột phá chiến lược” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Triết học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – một "“đột phá chiến lược” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”
Tác giả: Đặng Hữu Toàn
Năm: 2012
8. GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”
Tác giả: GS.TS Bùi Văn Nhơn
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2006
9. Hoàng Văn Phong (2003), “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Tác giả: Hoàng Văn Phong
Năm: 2003
10. Lê Hữu Nghĩa (2003), “Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội” Tạp chí Cộng sản, số 692 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”
Tác giả: Lê Hữu Nghĩa
Năm: 2003
11. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2008) “Giáo trình Nguồn nhân lực”, Nxb Lao động xã hội, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguồn nhân lực
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
12. PGS.TS Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh (2009), “Kinh tế nguồn nhân lực”, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế nguồn nhân lực”
Tác giả: PGS.TS Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
13. Phạm Ngọc Anh (2011), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp phát huy nguồn lực của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp phát huy nguồn lực của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước”
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Năm: 2011
15. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến (2010), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến (2010)
Tác giả: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến
Năm: 2010
18. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre (2012), Báo cáo tổng kết Tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre (2012)
Tác giả: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre
Năm: 2012
19. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”(1975), xuất bản tại Pari Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cẩm nang về đo lường nguồn "nhân lực KH&CN"”
Tác giả: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”
Năm: 1975
20. TS. Nguyễn Duy Hùng (2008), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức”
Tác giả: TS. Nguyễn Duy Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011)
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Năm: 2011
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012)
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Năm: 2012
2. Cục thống kê tỉnh Bến Tre (2012), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2012 Khác
14. Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bến Tre (2012), Địa lí tỉnh Bến Tre Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w