5. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế
người tỉnh Bến Tre
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế *Điều kiện tự nhiên *Điều kiện tự nhiên
Sông Cửu Long khi chảy vào Việt Nam thì chia làm hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền trước khi đổ ra biển lại tách thành bốn nhánh sông mở ra như hình nan quạt là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Bốn dòng sông ấy đã chia một vùng đồng bằng Tây Nam Bộ rộng lớn thành ba dãy cù lao màu mỡ phù sa. Trải qua mấy trăm năm lịch sử, dưới bàn tay lao động và máu xương thấm xuống để mở đất và giữ đất của bao thế hệ, cho hôm nay nơi đây trở thành những địa danh xanh biếc những vùng dừa trù phú với ấn tượng không phai mờ trong lòng người bốn phương. Bến Tre quê hương của phong trào đồng khởi, tự hào xứ dừa Việt Nam.
Lãnh thổ tỉnh Bến Tre là một bộ phận trong vùng hạ châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía bắc. Toàn bộ lãnh thổ được bao bọc bởi bốn nhánh sông lớn, tạo cho tỉnh Bến Tre có dạng địa hình cù lao điển hình của vùng hạ châu thổ. Diện tích tự nhiên là 2.359,5 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10o20' vĩ độ Bắc và từ 106o48' đến 105o57' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 65km.
Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị xã Bến Tre, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện
Thạnh Phú. Dân số của tỉnh là 1.258.500 người [2,tr.35] với dân tộc chiếm đa số là người kinh.
Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm khoảng 26oC - 27oC và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 – 1.500mm. Nhìn chung, toàn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hằng năm [14,tr.11].
Địa hình của Bến Tre thấp, bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận.
*Đặc điểm kinh tế
Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển. Là tỉnh có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển, thông qua việc trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2010, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3461 ha.
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng lúa khá lớn, do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là sông Hàm Luông. Lúa là cây lương thực chính, cây
hoa màu cũng chiếm phần quan trọng như khoai lang, bắp, đậu và các loại rau. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm.
Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước, khoảng 35.000 – 37.000ha, những năm gần đây lại có chiều hướng tăng, năm 2010 vượt lên trên 50.000ha và đến năm 2012 diện tích trồng dừa hơn 52.000ha. Nước dừa là thức uống giải khát, cơm dừa dùng để làm dầu, ngoài ra các bộ phận khác của cây dừa có thể làm các vật dụng thủ công mỹ nghệ, làm thảm, mái che,… Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương. Đặc biệt, kẹo dừa chính là đặc sản của Bến Tre gắn liền với các thương hiêu nổi tiếng như: Thanh Long, Tuyết Phụng.