1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội

106 310 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 651 KB

Nội dung

Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Đây là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng nhiều của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư địa phương, điều này làm cho du lịch sinh thái được nhiều nước quan tâm, phát triển.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội 20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

BỀN VỮNG Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 362.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái bền vững

2.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra

cần giải quyết từ thực trạng phát triển du lịch sinh thái bền

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

SINH THÁI BỀN VỮNG Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH

3.1 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại.Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhucầu không thể thiếu trong đời sống của con người Đây là một trong nhữngngành dịch vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển của nhiều quốc gia,vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam Một trong những loạihình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng nhiều của xãhội là du lịch sinh thái Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồnlực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triểncộng đồng dân cư địa phương, điều này làm cho du lịch sinh thái đượcnhiều nước quan tâm, phát triển

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái,cùng với cách ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã và đang được đầu tưphát triển, đồng thời từ thực tiễn đặt ra yêu cầu phát triển bền vững du lịchsinh thái trở nên cấp thiết Để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vữngngành du lịch, trong Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, tại Thành phốHội An Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cả hệ thống chính trị cầnquyết liệt vào cuộc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển với phương châm

“mở cửa bầu trời” để ngành du lịch “cất cánh” Do vậy, du lịch nói chung

và du lịch sinh thái nói riêng đang được các cấp, các ngành, các địa phươngkhai thác ở mức độ khác nhau và mang lại hiệu quả cao đối với phát triểnKT-XH ở mỗi địa phương và trong cả nước

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến - là trung tâm kinh tế, chính trị,văn hóa của cả nước Trong những năm qua, ngành du lịch thủ đô khôngngừng phát triển cả về quy mô, loại hình trên toàn Thành phố và từng địaphương đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ănviệc làm, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ba Vì là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội, có điều kiện địa lý,

tự nhiên, dân cư, văn hóa, lịch sử, đã trở thành nơi tập trung nhiều

Trang 4

nguồn tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị như: Vườn quốc gia Ba Vì,

Ao Vua, Khoang Xanh- Suối Tiên, Đầm Long với hệ sinh thái phongphú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi xanh” phía Tây thủ đô

Hà Nội Đây còn là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống vănhoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao vớinhững phong tục, tập quán, văn hoá khác nhau Trong những năm quanhất là từ 2011 đến nay, du lịch Ba Vì nói chung, du lịch sinh thái nóiriêng đã có bước phát triển khá nhanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-

xã hội cho địa phương

Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thếmạnh của vùng Các khu du lịch sinh thái, quy mô còn khiêm tốn, sản phẩm dulịch chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những tiềm năng sẵn có

và chưa được đầu tư thỏa đáng, chưa có sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng;thêm vào đó việc khai thác quá mức không theo quy hoạch bảo tồn, thiếu sựbền vững đang đặt ra những vấn đề báo động về ô nhiễm môi trường sinh thái,

hệ lụy bức xúc về văn hóa - xã hội, suy giảm chất lượng cuộc sống cộng đồngtại các khu, điểm du lịch…tức là sự phát triển thiếu bền vững Vì vậy tác giả

chọn đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố

Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả trong nước và quốc

tế nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch sinh thái trong đó có du lịch huyện

Ba Vì, một số công trình tiêu biểu như:

Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, Đại học

Quốc gia Hà Nội Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa dulịch và môi trường Khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững,

du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm như du lịch miền núi, dulịch ven biển, du lịch sinh thái

Đoàn Liên Diễm (2003), “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại

Trang 5

học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã trình bày tổng quan nhữngvấn đề lý luận - thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; thực trạng và tiềmnăng phát triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững.

Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Tác giả đã cho học viên cáchnhìn riêng khác biệt về tiềm năng du lịch của Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến,trong đó có Ba Vì, vùng đất linh kiệt, lịch sử ngàn năm với tiềm năng đặc biệt đểphát triển một ngành công nghiệp không khói, sánh tầm khu vực và thế giới

Trần Đức Thanh (2004), “Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội ”,luận

văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài đã nghiên cứu tổng quan

cơ sở lý luận về du lịch sinh thái; đề cập đến kinh nghiệm và mô hình xâydựng, phát triển khu du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới; phân tíchtổng quan, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh tháihiện nay ở Thành phố Hà Nội; đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái làm

cơ sở cho đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái theo định hướng chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam

Nguyễn Văn Mạnh, Lê Trung Kiên (2005), Đặc điếm của du lịch sinh thái với khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 95.

Bài viết đã luận giải đặc điểm và các yếu tố ảnh hường đến du lịch sinh thái,nghiên cứu sự cần thiết và khả năng kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tạicác vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam

Tạ Minh Phương (2006), “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp’’ luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã tập trung phân tích và đánh giáthực trạng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề xuất phươnghướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bìnhtrong thời gian tới Tuy nhiên luận văn trên tiếp cận vấn đề du lịch sinh thái

Trang 6

Ninh Bình theo quan điểm kinh tế học phát triển, chưa đi sâu nghiên cứu luậngiải dưới góc độ kinh tế chính trị.

Lê Huy Bá (2006), “Du lịch sinh thái ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã đề cập đến lý luận du lịch sinhthái, vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát ứiển kinh tế - xã hội, luậngiải các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triền du lịch sinh thái

Nguyễn Đình Hòa, "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1 /2006 Bài viết giới

thiệu về những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái; phân tích các khíacạnh của du lịch sinh thái và đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịchnày hiện nay ở nước ta; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải phápnhằm hoạch định chính sách, quản lý kinh doanh du lịch sinh thái ở ViệtNam

Đỗ Thị Thanh Hoa (2007), ‘‘Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ Đề tài đã nghiên cứu tổng

quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch và khu du lịch sinh thái;

đề cập đến kinh nghiệm và mô hình xây dựng, phát triển khu du lịch sinhthái ở một số nước trên thế giới; phân tích tổng quan, thực trạng hoạt động

du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái hiện nay ở Việt Nam; đề xuấtcác tiêu chí khu du lịch sinh thái làm cơ sở cho đầu tư, phát triển các khu

du lịch sinh thái theo định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

Trần Đức Thắng (2008), “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc phương’’ luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã

đề cập đến những vấn đề chất lượng cuộc sống; đánh giá hiện trạng chấtlượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia CúcPhương và đề xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốcgia Cúc Phương

Trang 7

Lê Thị Ngoan (2009), “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh ”: Luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà

Nội Luận văn của các tác giả đã đề cập lý luận chung về du lịch sinh thái dựavào cộng đồng địa phương; đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịchsinh thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương; đềxuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ởkhu vực nhằm hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội địa phương với công tácbảo tồn và phát triển du lịch bền vững

Nguyễn Tấn Trung (2011), “Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai”: Đại học Quốc gia Hà Nội; luận văn thạc sĩ du lịch,

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn của các tác giả đã nghiêncứu du lịch sinh thái dưới góc độ chuyên ngành du lịch học và khẳng định vaitrò quan trọng của phát triển du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, đánh giá tiềm năng, thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đềxuất một số giải pháp phát triên du lịch sinh thái ở các địa phương đó

Nguyễn Hữu Vinh, “Những vấn đề về du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2012”, chuyên đề kinh tế du lịch Tác giả đã phân tích

thực trạng du lịch sinh thái Thành phố cần Thơ; đề ra giải pháp phát triển nhằmnâng cao hình ảnh du lịch sinh thái, loại hình du lịch đặc trưng của khu vựcsông nước Cửu Long, nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình này, thúc đẩy dulịch sinh thái của Thành phố phát triển bền vững

Phạm Lê Hồng Nhung (2012), “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại Thành phổ cần Thơ ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học cần Thơ, số 21 Tác giả

đã nghiên cứu tiến hành phân khúc thị trường du lịch sinh thái; đề xuất giải phápthu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách trong từng phân khúc; xây dựng chiếnlược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng cho du lịch sinh thái tháiThành phố cần Thơ

Vũ Mạnh Hoạch (2012), “Phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh NinhBình hiện nay”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị, Bộ quốc phòng

Trang 8

Luận văn của các tác giả đã nghiên cứu du lịch sinh thái dưới góc độ chuyênngành du kinh tế chính trị và khẳng định vai trò quan trọng của phát triển kinh tế

du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giátiềm năng, thực trạng, đưa ra những quan điểm cơ bản và đề xuất một số giảipháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình

Hà Xuân Hưng (2014), Bí thư Huyện ủy Ba Vì Bài viết: Chương trình

xúc tiến, quảng bá với chủ đề: "Du lịch Ba Vì đổi mới, thân thiện và phát triển"

Bài viết không chỉ để giới thiệu về Ba Vì với tiềm năng du lịch đặc biệt mà còncho học viên và người đọc tiếp cận với quan điểm, chủ trương, chính sách của

Hà Nội nói chung và Ba Vì nói riêng trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch để

Ba Vì là một điểm đến đầy hấp dẫn của Việt Nam, du khách bạn bè quốc tế

Phạm Minh Luân (2015), “Phát triển kinh tế du lịch ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay ”, luận văn cao học Kinh tế chính trị, Học viện chính trị,

Luận văn đã đưa ra quan niệm phát triển kinh tế du lịch; khẳng định cơ sở quantrọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế du lịch là xây dựng và phát triển cácsản phẩm du lịch bền vững Đồng thời, luận văn cũng làm rõ nội dung, tiêu chícũng như sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam nói chung vàThành phố Hà Nội cũng như Ba Vì nói riêng trong giai đoạn hiện nay

Các luận văn, luận án trên đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về du lịch, pháttriển du lịch, nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch… chỉ ra những tiềmnăng và lợi thế (tài nguyên thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ

đô ngàn năm văn hiến); thực trạng phát triển du lịch Hà Nội về quy hoạch, chínhsách đầu tư, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ lao động, thị trường, vai trò quản lýnhà nước… đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển dulịch Hà Nội từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Những công trình phát triển du lịch và phát triển DLST đã nêu trên đượcnhiều tác giả quan tâm, ở những góc độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, chưa

có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về phát triển

DLST bền vững Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái bền

Trang 9

vững ở huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội” làm công trình luận văn tốt nghiệp

của mình, không trùng lặp với bất cứ công trình nào mà tác giả đã tìm hiểu vànêu ở trên, đây là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Ngiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLST bền vững ở huyện Ba

Vì, Thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp triểnphát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2025

* Nhiệm vụ

- Luận giải làm rõ cơ sở lý luận phát triển DLST bền vững ở huyện

Ba Vì, Thành phố Hà Nội trong đó làm rõ những vấn đề lý luận chung vềphát triển DLST bền vững; quan niệm, nội dung và những nhân tố tác độngđến phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì

- Đánh giá thực trạng phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì Tập trungđánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân thành tựu và những vấn

đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vìthời gian qua

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển DLST bền vững huyện

Ba Vì, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển DLST bền vững dưới góc độ Kinh tế chính trị ởhuyện Ba Vì Thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung phát triển

DLST bền vững ở huyện Ba Vì: về kinh tế; về xã hội và về môi trường

Về không gian: Luận văn nghiên cứu ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Trang 10

Về thời gian: Khảo sát từ năm 2011 đến nay.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị quyết củaĐại hội đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội,Huyện ủy- HĐND -UBND huyện Ba Vì về phát triển kinh tế - xã hội nói chung vềphát triển DLST nói riêng

* Cơ sở thực tiễn

Thông qua điều tra, nghiên cứu, lấy số liệu tại địa phương và qua các báo cáocủa UBND các cấp, Sở du lịch TP Hà Nội, Phòng văn hóa Ba Vì

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duyvật lịch sử; phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị là phươngpháp trừu tượng hóa khoa học Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương phápđiều tra khảo sát thực tiễn

6 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xác định

chủ trương, giải pháp phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố Hà

Nội và các địa phương khác

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,học tập, giảng dạy môn Kinh tế Chính trị, Kinh tế du lịch trong các Học viện,trường đại học

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, 3 chương, (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về du lịch sinh thái bền vững

1.1.1 Quan niệm về du lịch

Du lịch là một hoạt động đã có từ lâu, nhưng trước đây nó không được

hiểu là du lịch Du lịch ban đầu chỉ là việc con người bắt đầu mở rộng giaolưu với thế giới bên ngoài bằng các cuộc di chuyển Ban đầu chỉ là khám phátìm vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với buôn bán vàthường thì sẽ lưu trú lại tại nơi đó một khoảng thời gian ngắn

Với sự phát triển của công nghiệp ngày càng mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII,hàng loạt các phương tiện di chuyển hiện đại được phát minh thì nhu cầu nghỉdưỡng, tham quan, nghiên cứu… trở nên dễ dàng hơn với mọi người Chính

vì lẽ đó hoạt động du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ

Năm 1925, hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Internation ofUnion Official Travel Organization) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấubước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch Đầu tiên,

du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rờikhỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh

để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh

Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá” [13,

tr15]

Tổ chức du lịch thế giới WTO định nghĩa: “Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi du lịch là

Trang 12

người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển”.[45, tr18]

Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và kinh tế hành hóa,

Du lịch với tư cách là ngành kinh tế xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX Đặc biệt từnhững năm 1950 trở về đây, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thànhngành kinh tế hết sức quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới Từ khi

du lịch xuất hiện đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch được đưa ra

tùy theo góc độ nghiên cứu Theo Luật Du lịch Việt Nam thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [36, tr.12] Quan niệm này

dường như nhấn mạnh đến hoạt động từ phía người đi du lịch, khi chỉ ra nộidung cốt lõi trong hoạt động đáp ứng nhu cầu chuyến đi của du khách; nóicách khác là bao gồm những hoạt động từ phía cung du lịch

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía

cạnh: “Trước hết, đó là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật” Theo nghĩa này, du lịch

được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch [42, tr284] Mặt khác, du

lịch được xem là “ngành kinh doanh tổng hợp, có hiệu quả cao về mọi mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ

đó làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh mang lại hiệu quả to lớn; có thể coi là góp phần xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại chỗ”.

Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở phía cung, với tư cách là một ngànhkinh tế [ 42, tr284]

Từ quan niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau:

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn

Trang 13

Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan vànghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việclàm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả cho rằng: Du lịch tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch

Như vậy, du lịch là một hoạt động có sự thống nhất biện chứng giữa ngườicung cấp và người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch

Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện vật chất kỹ thuật, nhu cầucủa con người thì du lịch cũng có sự phát triển mạnh mẽ về hình thức, loạihình du lịch Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên

du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người tathường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch.Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựngchiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướngchiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch Mỗi một loại hình dulịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách thức

tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình dulịch trong quá trình phục vụ khách du lịch Việc phân loại các loại hình dulịch căn cứ vào những tiêu thức cơ bản sau:

1 Phân theo địa lý, lãnh thổ: Cùng với sự phát triển kinh tế và quan hệ

ngoại giao giữa các nước, nhu cầu đi du lịch của khách không chỉ trong phạm

vi quốc gia mà phát triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia Căn cứ vàophạm vi địa lý lãnh thổ, có thể chia ra làm hai loại hình du lịch sau:

Du lịch nội địa: là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm

vi quốc gia của mình

Trang 14

Du lịch quốc tế: Đó là việc đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan

và du lịch

2 Theo nhu cầu (mục đích chuyến đi)

Căn cứ vào tiêu thức này có thể phân ra một số loại hình du lịch sau:

Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái hồi

sức lao động của con người Loại hình du lịch này có từ rất lâu, đặc biệt khi

du lịch chưa trở thành phổ biến với mọi người mà chỉ giành cho tầng lớp giàu

có và giai cấp thống trị Ngày nay, loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã thu hútđông đảo các tầng lớp dân cư tham gia

Du lịch công vụ Đó là loại hình du lịch của những người đi công tác, dự

các cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mụcđích du lịch Loại hình du lịch này có ưu thế, đối tượng khách tham gia có khảnăng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nước, của các tổ chức vàcác tập đoàn lớn Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức này bảo trợvới mức cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình

du lịch này rất lớn Mặt khác, do mối quan hệ họ còn là người xúc tiến đầu tư,thương mại và du lịch cho đất nước đến tham quan và du lịch

Du lịch chữa bệnh Là một trong những loại hình du lịch phát triển từ xa

xưa, loại hình du lịch này chủ yếu phát triển tại những nơi có nguồn nướckhoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyênthiên nhiên ( đất, nước, không khí, cỏ cây thiên nhiên, v.v) phục vụ việc điềudưỡng và chữa bệnh cho con người

3 Phân loại theo môi trường tài nguyên: (Du lịch sinh thái; Du lịch văn hóa- lịch sử)

Du lịch sinh thái Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản

sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bềnvững Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch này nhằm thưởng thức phongcảnh thiên nhiên đẹp đẽ và trở về với đời sống tự nhiên hoang giã

Trang 15

Du lịch tham quan văn hoá-lịch sử Đây là một loại hình du lịch mang tính

phổ biến nhất và là cốt lõi của các chương trình du lịch Con người khi đi du lịchvới những mục đích khác nhau, nhưng cái cốt lõi vẫn là tìm hiểu truyền thốngvăn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch

Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụkhách du lịch (trong đó cả khách du lịch nội địa lẫn khách du lịch quốc tế) đóngmột vai trò quyết định

4 Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: (du lịch miền biển, du

lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch nông thôn)

Như vậy đây là một ngành đặc biệt gồm nhiều mối quan hệ liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầuthăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách Hoạt động của ngành du lịch vừamang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành vănhoá - xã hội Việc phân loại các loại hình du lịch chỉ là tương đối, trên thực tếcác loại hình du lịch được cung cấp đan xen không có một loại hình riêng lẻ

Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội - dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhucầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa

bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác Phương thức đi

du lịch cũng đang trở nên rất đa dạng, nhiều loại hình du lịch mới đang trở nênđược yêu thích Ví dụ: hiện nay du lịch ở các khu vực tự nhiên đang rất được ưachuộng như: du lịch leo núi, du lịch thăm quan nghỉ dưỡng, du lịch đi bộ dãngoại, thăm các hang động trong đó du lịch sinh thái đã và đang phát triểnmạnh hơn bất kỳ một hình thức nào khác, đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận vàthực tiễn, cần có những phân tích đánh giá để có những giải pháp phù hợp nhằmphát triển du lịch sinh thái một cách hiệu quả, bền vững

1.1.2 Quan niệm về du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đãmau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khácnhau Đây là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác

Trang 16

nhau Đối với một số người “Du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kếthợp ý nghĩa của 2 từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái” vốn đã quen thuộc vớinhiều người Song ở góc rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm

“Du lịch sinh thái” là du lịch thiên nhiên mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầunhững năm 1800 (Ashton, 1993) Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch cóliên quan đến thiên nhiên như tắm biển, leo núi đều được hiểu là “Du lịchsinh thái”

Có thể nói cho đến nay khái niệm về “Du lịch sinh thái” vẫn còn đượchiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên,mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một quan niệm chungđược chấp nhận về “Du lịch sinh thái”, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tếchính thức về “Du lịch sinh thái” đều cho rằng “Du lịch sinh thái” là loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lýbền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với nhữngdiễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được nhữnggiá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động xấu các hệsinh thái và văn hoá bản địa

- Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái màđến nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh

thái Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” [1 , tr.11].

Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ đề cao trách nhiệm của du khách đốivới khu vực mà họ đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnhhưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cưdân địa phương, chưa đề cập tới các hoạt động cung cấp các sản phẩm du lịch

- Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Dulịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên

Trang 17

hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của cácloài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộngđồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại đó" [25, tr.11].

Ở Việt Nam, trong luật Du lịch do Quốc Hội thông qua 2005,có địnhnghĩa khá ngắn gọn về DLST:

“ Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [36, tr.32 ].

Theo Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho

nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [40 tr12]

Nhìn chung các khái niệm về du lịch sinh thái đang sử dụng tại ViệtNam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên,bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững,tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện

Theo đó, du lịch sinh thái hình thức phát triển du lịch bền vững Nộidung hoạt động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không đáp ứng yêu cầucủa mọi khách du lịch mà chỉ dành cho những người thật sự lấy giá trị sinhthái làm mục tiêu của chuyến đi Không chỉ đơn giản là "thưởng thức thiênnhiên" một cách thiếu ý thức, mà đòi hỏi con người phải biết tôn trọng, họchỏi và gìn giữ thiên nhiên Qua đó, có những hành động cụ thể để bảo tồnthiên nhiên và văn hóa của người dân, đem lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xãhội cho cộng đồng địa phương Khi đó, con người được thưởng thức, thu nhậnđược những bài học sâu sắc về thiên nhiên, con người và hệ sinh thái

Từ những quan niệm về du lịch sinh thái và từ thực tiễn hoạt động của

du lịch sinh thái, tác giả cho rằng: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có

Trang 18

trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độkhác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn cònđang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số

ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôidưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ đượchướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nângcao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ranhững tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bảnđịa DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu

tố cần:

Thứ nhất, Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa

vào thiên nhiên mà ở đó, mục đích chính của khách du lịch là tham quan, tìmhiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùngthiên nhiên đó

Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự

nhiên, văn hoá và xã hội

Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia

của cộng đồng cư dân địa phương

1.1.3 Quan niệm về du lịch sinh thái bền vững

Khái niện phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo

“tương lai của chúng ta” của Ủy ban môi trường và phát triển thuộc Ngânhàng thế giới (WB) năm 1987

Trang 19

Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầuhiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai,đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trườngsống Như vậy phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa xãhội một cách bền vững nhờ khoa học, công nghệ tiên tiến mà còn phải đảmbảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và chocác thế hệ sẽ tồn tại (những người đang sống và những người sẽ sống) Pháttriển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới vàcũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam Ở nước ta, kháiniệm phát triển bền vững mới được tiếp cận từ thật niên 1980, được khẳngđịnh trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước 1991-2000, bằng Chỉthị 36 CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị về công tác tăng cườngbảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Đồng thời cũngđược khẳng định thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội Đảng toànquốc lần X, XI, XII, trở thành những định hướng quan trọng cho các ngànhtrong đó có ngành du lịch

Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói lớn nhất trên phạm

vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào vào sự nghiệp phát triển kinh tế củamỗi quốc gia, bảo tồn các giá trị văn hóa cũng như có tác động đến mọi khíacạnh về tài nguyên và môi trường Từ quan niệm về DLST và phát triển bềnvững, tác giả quan niệm DLST bền vững như sau:

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm tổ chức, khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước để thu lợi ích kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người, trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

Du lịch sinh thái bền vững không những đóng góp tích cực cho sự pháttriển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đếnvăn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài

Trang 20

nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chínhcho việc bảo tồn thiên nhiên Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằnggiũa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyêntắc và các giá trị đạo đức.

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về DLST, muốn chongành DLST thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:

Thứ nhất là thị trường về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du

lịch ngày càng tăng

Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Thứ ba là du lịch sinh thái trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và

cải thiện phúc lợi cho cộng đồng

Ba nhân tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, đảm bảo môi trường và cảnhquan cho mọi điểm du lịch Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch đã khẳngđịnh cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nótrong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng Vì nếu chỉriêng phát triển du lịch không thôi thì không phải là sự phát triển bền vững,vấn đề đặt ra là sự phát triển bền vững ấy như thế nào và để cho ai? Trong bốicảnh hiện nay những nước biết kết hợp giữa phát triển du lịch, bảo vệ môitrường tự nhiên và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng địa phương sẽ là nhữngnước thu được nhiều lợi ích nhất trong hoạt động du lịch Việt Nam có nhiềunguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nền văn hóa dân tộc hội đủ điều kiện

để phát triển du lịch; song song với quá trình phát triển cần phải luôn luônnhấn mạnh đến yếu tố bền vững theo nguyên tắc phù hợp với DLST, tức làphát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh việc giữ gìn môi trường tự nhiên vớiđảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư trong vùng

1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội 1.2.1 Quan niệm về phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba

Vì, Thành phố Hà Nội

Trang 21

Trên cơ sở những nội dung phân tích ở trên, tiếp cận phạm trù phát triểnDLST bền vững nói chung dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả cho rằng:

“Phát triển du lịch sinh thái bền vững là một hoạt động, dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của

du khách, góp phần phát huy lợi thế các nguồn lực sản xuất, duy trì ổn định và lâu dài các chỉ tiêu tăng trưởng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thúc đẩy văn hóa - xã hội địa phương phát triển, có đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn tài nguyên du lịch sinh thái cho các thế hệ tương lai

Từ cách hiểu về “Phát triển du lịch sinh thái bền vững”, tác giả quan niệm:

để phát triển DLST bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa

ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môitrường, bền vững về văn hóa, xã hội

Trong đó, bền vững về kinh tế cần được hiểu là sự phát triển ổn định

lâu dài, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế

của một quốc gia, của địa phương có tài nguyên du lịch sinh thái Sự bền vững về văn hóa, xã hội: Không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng

cuộc sống cho tất cả mọi người trong suốt quá trình phát triển Quá trìnhkhai thác đáp ứng nhu cầu phát triển DLST hiện tại không làm tổn hại, suythoái các giá trị văn hóa truyền thống đã có và để lại hậu quả xấu cho các thế

hệ tiếp theo Sự bền vững về môi trường: Phát triển DLST không làm suy

thoái hay hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việc sử dụngcác tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, vừa đáp ứngđược nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạocho tương lai để đáp ứng được nhu cầu cho thế hệ mai sau

Từ quan niệm và nội dung phát triển DLST bền vững ở trên, tác giảđưa ra quan niệm về phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì như

Trang 22

sau: “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì là hoạt động dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, tạo ra các sản phẩm DLST, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Ba Vì phát triển, đảm bảo cho DLST không chỉ đáp ứng tốt cho nhu cầu hiện tại mà phải có khả năng đáp ứng cho nhu cầu du lịch sinh thái của tương lai”.

Nội hàm quan niệm trên được hiểu ở những khía cạnh cơ bản sau:

Một là, chủ thể của phát triển DLST bền vững là cấp ủy, chính quyền

các cấp trong huyện Ba Vì và các cơ quan chức năng liên quan Đây là chủthể tổ chức, quản lý phát triển DLST bền vững, có nhiệm vụ xây dựng quyhoạch, kế hoạch, đề án phát triển, hướng dẫn kiểm tra thực hiện các chínhsách quy định, giúp đỡ tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp dulịch, các chủ thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch(tổ chức, doanhnghiệp, các hộ và nhân dân địa phương) Đây là những chủ thể trực tiếp tổchức, điều hành, thực hiện phát triển DLST bền vững được các cấp chínhquyền cấp phép kinh doanh và tạo điều kiện thực hiện các nội dung phát triểnDLST bền vững

Hai là, mục đích phát triển: nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quảcác nguồn tài nguyên của huyện, góp phần phần phát triển du lịch bền vững;tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu cho người dân; tăng quy

mô, số lượng, chất lượng và khai thác có hiệu quả tài nguyên sinh thái,bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa của huyện Ba Vì, tạo ra các sản phẩm,dịch vụ độc đáo, chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách,không chỉ hiện tại mà cả tương lai Làm cho du lịch thực sự trở thành ngành kinh

tế trọng điểm của Ba Vì, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng pháttriển Phấn đấu đưa địa phương trở thành trung tâm du lịch sinh thái của Thànhphố Hà Nội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - văn hóa- xãhội trên địa bàn huyện Ba Vì

Trang 23

Ba là, phương thức phát triển: Đây là hoạt động có sự tham gia của

nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy phương thức pháp triển DLST bền vững ởhuyện Ba Vì của mỗi chủ thể cũng khác nhau Cụ thể là:

- Đối với Đảng bộ, chính quyền các cơ quan ban ngành của huyện Ba

Vì, đề ra chủ trương, định hướng, xây dựng quy hoạch, đề án phát triển DLSTbền vững, sử dụng các công cụ, chính sách tác động vào các nội dung củaDLST bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch

và đảm bảo sự hài hòa lợi ích tập thể, doanh nghiệp và người dân

- Đối với các chủ thể kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau phải nắm vững chủ trương, định hướng của Đảng bộ, chính quyềnđịa phương và các cơ quan chức năng tổ chức kinh doanh theo đúng quy định,coi trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của địa phương, tạo ra nhiềusản phẩm du lịch độc đáo, nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ kinhdoanh du lịch, đảm bảo hài hòa lợi ịch kinh tế, xã hội và sự bền vững của cácnguồn tài nguyên

1.2.2 Nội dung phát triển du lịch sinh thái bền vững ở ở huyện Ba

Vì, Thành phố Hà Nội

Căn cứ vào quan niệm phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì, xácđịnh nội dung phát triển DLST bền vững hiện nay ở Ba Vì gồm những nộidung chủ yếu sau:

Một là, phát triển DLST bền vững về kinh tế Kinh tế là tiêu chí được

đánh giá dựa trên sự phát triển ổn định và lâu dài của sản phẩm du lịch, tạo ranguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đemlại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho người dân địa phương nơi có tiềm năng

du lịch Trước hết các khu DLST cần có sự mở rộng về quy mô, số lượng, nângcao chất lượng sản phẩm DLST: hoạt động kinh doanh DLST phải đạt hiệuquả kinh tế và được duy trì thường xuyên với mức độ ngày càng cao, đó là sựphát triển liên tục, không ngừng của hệ thống các khu DLST Trong đó, các

Trang 24

yếu tố phục vụ cho phát triển DLST và hiệu quả sử dụng các yếu tố đó liêntục tăng, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu KT-XH của huyện Ba Vìnói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung Như vậy, bền vững về kinh tếtrước hết DLST phải phát triển cả về số lượng và quy mô: số lượng các khuDLST tăng lên theo thời gian trên cơ sở phát triển các loại hình DLST Theo

đó, nội dung cụ thể của phát triển DLST bền vững về kinh tế được thể hiện:

1- Kết quả và hiệu quả kinh doanh DLST là nội dung trực tiếp phản ánhtính bền vững về mặt kinh tế trong quá trình phát triển DLST Theo đó hoạtđộng SX-KD du lịch sinh thái liên tục phát triển về doanh thu, có đóng góp vàGDP của địa phương hàng năm đều tăng Nội dung này cũng thể hiện khả năngthích nghi, ứng phó với những biến động của môi trường kinh tế đến hoạt độngkinh doanh DLST ngày càng tốt hơn; năng lực cạnh tranh và năng lực liên kếtcác khu DLST không ngừng tăng lên

2- Nội dung quan trọng nhất trong phát triển DLST là tạo ra được thịtrường ổn định và ngày càng thu đông đảo du khách đến với các khu DLST

Ba Vì Muốn vậy phải tạo ra được nhiều các sản phẩm du lịch độc đáo, chấtlượng cao Hiện nay mặc dù Ba Vì có rất nhiều tiềm năng thế mạnh về pháttriển du lịch, song nhìn chung chất lượng các sản phẩm du lịch còn nhiều hạnchế so với các địa phương khác trong cả nước Vì vậy, khách du lịch đến với

Ba vì chủ yếu là vào mùa hè, thời gian lưu trú ngắn Để DLST phát triển bềnvững về kinh tế nhất thiết phải nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện

có và tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao mới và đặc biệt phải quan tâmđến phát triển thị trường du lịch

3- Tổ chức kinh doanh các sản phẩm DLST dựa trên điều kiện về thiênnhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩmthủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản) nhằm không ngừngthu hút, gia tăng số lượng du khách đến tham quan và quay trở lại các điểm dulịch; chủ động chia sẻ lợi nhuận thu được từ kinh doanh DLST (tài chính, nhân

Trang 25

lực hoặc vật chất) để hỗ trợ các hoạt động phục vụ cộng đồng với mục tiêu pháttriển KT-XH của địa phương, qua đó xóa đói giảm nghèo, đảm bảo hài hòa lợiích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh du lịch với địa phương và dân cư củahuyện Ba Vì

Hai là, phát triển DLST bền vững về xã hội Phát triển DLST bền vững

xét theo nghĩa rộng là việc thúc đẩy, phát triển và giải quyết tốt các mặt của quan

hệ sản xuất, trực tiếp là quan hệ sở hữu; quan hệ lợi ích giữa chủ doanh nghiệpkinh doanh du lịch với người lao động; quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước;quan hệ giữa những người lao động với nhau theo đúng quy định của pháp luật

1- Trước hết, phát triển DLST phải gắn liền với việc tạo ra ngày càng nhiềucông ăn việc làm cho người lao động cho cả nước mà trực tiếp là cư dân địa phương.cải thiện đời sống cho nhân dân tạo tính bền vững về xã hội nhất là ở địa bàn các xãmiền núi còn khó khăn của huyện Ba Vì Theo đó, trong quá trình phát triểnDLST cần ưu tiên sử dụng các dịch vụ và hàng hoá là sản phẩm nội địa hoặcsản phẩm, nguyên liệu được sản xuất tại địa phương nhưng không làm cạnkiệt tài nguyên; hỗ trợ các nhà cung ứng của địa phương phát triển, xúc tiến và báncác sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù của địa phương tại cơ sở lưu trú du lịch;thực hiện tốt chính sách chống bóc lột thương mại, bóc lột tình dục, đặc biệtđối với trẻ em chưa đến tuổi thành niên; công bằng trong việc tuyển dụng phụ

nữ, người dân tộc thiểu số ở địa phương, kể cả vị trí quản lý, có chính sáchriêng hỗ trợ nhân viên nữ (chế độ thai sản, đào tạo, tư vấn sức khỏe sinhsản…); tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trảlương đầy đủ

2- Phát triển DLST bền vững cần chú ý giải quyết hài hòa các mối quan

hệ lợi ích (lợi ích của chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái với lợi íchngười lao động làm thuê, lợi ích xã hội v.v…); không làm ảnh hưởng xấu đếnmôi trường sống xung quanh, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hộitrên từng địa phương Đây là nội dung rất quan trọng, bởi nó là vấn đề phức tạptrong tổ chức, quản lý hoạt động của bất kỳ loại hình kinh tế nào Trong đó, cần

Trang 26

chú ý giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người laođộng làm thuê Bởi đây là mối quan hệ có tác động tới thái độ, trách nhiệm củanhững người lao động trực tiếp quyết định hiệu quả kinh doanh và tính bền vữngcủa DLST

3- Phát triển du lịch sinh thái ở huyện Ba Vì phải góp phần bảo vệ, giữgìn bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc và địa

phương Nội dung này đòi hỏi phải: Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về

hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹcác tác động từ du khách; cung cấp, hướng dẫn và giải thích cho du khách thôngtin về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tại địa phương để du khách có thái độ vàhành vi phù hợp khi tham quan các điểm du lịch; thể hiện nét văn hóa, truyềnthống của địa phương trong kiến trúc, các dịch vụ của cơ sở lưu trú; tôn trọngquyền sở hữu trí tuệ của dân cư bản địa khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc, các

di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí,

ẩm thực; có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, vănhóa, khảo cổ hay các sản vật có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, hỗ trợ địaphương phát triển các loại hình văn hóa dân tộc; không mua bán, trao đổi vàvận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa vật thể thuộc sởhữu nhà nước hoặc đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;không lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

Ba là, phát triển DLST bền vững về môi trường Du lịch sinh thái có mối

quan hệ gắn bó mật thiết với môi trường, sinh thái Vì vậy, phát triển DLSTmuốn được hiệu quả cao và bền vững đòi hỏi phải khai thác và sử dụng mộtcách hợp lý (không vượt quá khả năng tự phục hồi) các nguồn tài nguyên táisinh và không tái sinh, tìm cách gia tăng sự bền vững của môi trường vàgiảm nhẹ tác động tiêu cực, vừa đảm bảo nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu

của thế hệ mai sau Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn

Trang 27

tại, phát triển của con người và sinh vật Theo đó, phát triển DLST bền vững

về môi trường sinh thái cần đảm bảo tốt các nội dung:

1- Phát triển DLST bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụngtiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, tàinguyên rừng, tài nguyên nước,…bảo vệ môi trường sinh thái Có biện pháp tích

cực trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (ưu tiên phát triển những sản phẩm du

lịch, dịch vụ thân thiện môi trường; cân nhắc thận trọng khi xây dựng các sảnphẩm tiêu dùng khó phân hủy và hạn chế sử dụng các sản phẩm ảnh hưởngkhông tốt tới môi trường sinh thái; thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượngđồng thời ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới, khuyến khích sửdụng năng lượng tái tạo; có biện pháp sử dụng lượng nước hợp lý, lắp các thiết

bị tiết kiệm nước, thu hồi và sử dụng nước mưa); giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(kiểm soát lượng khí thải, thay mới các công nghệ sản xuất nhằm hạn chế hiệuứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; phân loại rác thải để xử lý riêng

2- Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường (sản phẩm làm từ vật liệu táichế, chất tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ, sản phẩm có nhãn xanh), hạn chế sửdụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng cácsản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; áp dụngcác quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xóimòn, hợp chất gây suy giảm tầng ôzôn và chất làm ô nhiễm không khí, đất; thamgia vào các chiến dịch về môi trường hay biến đổi khí hậu của địa phương và

quốc tế (chương trình Giờ trái đất, trồng cây xanh, đi xe đạp…); bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên (không bắt giữ và tiêu thụ

động vật hoang dã; không bán quà lưu niệm, thực phẩm, món ăn làm từ động,thực vật hoang dã được bảo vệ theo pháp luật và các công ước quốc tế

3- Có chính sách, chương trình đào tạo, bảng thông tin phổ biến luật vềbảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái, cảnh quan, khai thác, mua bán động, thựcvật hoang dã cho nhân viên và khách hàng; đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảotồn đa dạng sinh học; hạn chế mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái tự nhiên,cảnh quan môi trường

Trang 28

1.2.3 Những nhân tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, luôn luôn chịu tácđộng của các nhân tố xung quanh Các nhân tố này đóng vai trò và ý nghĩa quantrọng, tác động lẫn nhau trong việc phát triển du lịch sinh thái Đối với Ba Vì, cácnhân tố tác động đến phát triển DLST bền vững gồm các nhân tố cơ bản sau:

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây

Bắc thủ đô Hà Nội Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người.Toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sôngHồng [33 tr3] Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình,phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có thủ

đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước Với vị trí trên

Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa- du lịch vớibên ngoài Đặc biệt thu hút được một lượng khách đông đảo từ Thủ Đô vàonhững ngày cuối tuần đến Ba Vì Tham quan nghỉ dưỡng Với điều kiện vị trí,như vậy, Ba Vì có điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển DLST,khách tham quan du lịch từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành Phố Hà Nội

sẽ không tốn quá nhiều thời gian để có những chuyến du lịch thưởng ngoạnthiên nhiên tại Ba Vì

Tuy nhiên, do vị trí địa lý của Ba Vì gần các tỉnh, huyện có điều kiện tự nhiên

và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển DLST nên đây cũng lànhững khó khăn thách thức không nhỏ đối với phát triển DLST ở Ba Vì

- Về khí hậu,

Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậunhiệt đới gió mùa Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khítượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình caonhất là 28,60c [33 tr4] Với đặc điểm này, đây là điều kiện thuận lợi, nơi nghỉ

Trang 29

mát lý tưởng và khu du lịch đầy tiềm năng để thu hút khách du lịch trong vàngoài nước Mặt khác, điều kiện trên tạo nên thế mạnh cho Ba Vì phát triểnmạnh những sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng phong phú đậm chất nhiệt đớinhư chè, sữa, các loại dược liệu quý…

Bên cạnh những tác động tích cực thì những tác động tiêu cực của thờitiết, khí hậu như: biến động nhanh và thất thường của thời tiết, đã tác động trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh, tính ổn định và sự bền vững của DLST trên địabàn huyện hiện nay

* Về tài nguyên thiên nhiên

Về Tài nguyên nước: Bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm.

Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Ba Vì là nơi có mạnglưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi haidòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà, với có hơn 50km đường bờ sông lớn(sông Đà, sông Hồng) và hơn 100km sông, suối nhỏ, có khoảng 1.500ha hồchứa nước (Hồ suối hai, hồ Cẩm Quỳ, hồ Tiên Xa, hồ Mèo Gù ), có một suốinước khoáng nóng ngầm ở Thuần Mỹ (nhiệt độ nước khoảng 40-50 độ C) làđiều kiện thuận lợi để phát triển DLDT Ngoài ra trong khu vực còn có nhiềucác dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớntạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh Đây cũng là lợi thế lớn để phát triển DLST Ba Vì

Tài nguyên sinh học: Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú Về

thực vật, hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại Gồmthực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu liệt kê được 812 loài thực vật bậc caovới 88 họ thực vật, gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa kim giao sến mật,sồi, dẻ gai Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Báchxanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt Về động vật, có 44 loài thú,

104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư [33, tr7] Đây là nguồn tài nguyênrừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thămquan, nghiên cứu…

Trang 30

Tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên trong DLST được phân thành

tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn (có quan hệ mật thiết với các nhân

tố con người và xã hội) Nói đến tài nguyên DLST không thể không kể đến tàinguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tàinguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên DLST Như vậy cóthể hiểu: tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, cáctuyến, hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tíchlịch sử, gái trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sửdụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST, lấy thiên nhiên và văn hóa bảnđịa làm cơ sở để phát triển Tài nguyên DLST là một bộ phận cấu thành trongtài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinhthái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rờikhỏi hệ sinh thái tự nhiên đó Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên

và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thànhphần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụthể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục

vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem

Đà, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Tiên Sa, Suối Mơ, Hồ CẩmQuỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị Nơi có nhiềutrang trại đông quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú như Sữa Ba Vì, Chè

Ba Trại, khoai lang Đồng Thái Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tạiThuần Mỹ Đây là nhân tố thuận lợi có ý nghĩa quyết định cho phát triển DLSTbền vững

Trang 31

Tài nguyên du lịch nhân văn: Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài

nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo,nghĩa là do con người sáng tạo ra Theo quan điểm chung được chấp nhậnhiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do

con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá, bao gồm các

truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người

sử-và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụmục đích du lịch Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai tháccác tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặctrưng cơ bản về văn hoá dân tộc, địa phương nơi mình đến

Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyềnthống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Daovới những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt Đến với Ba Vì, ấntượng đầu tiên du khách sẽ được chứng kiến nhiều di tích văn hoá dân gianvật thể và phi vật thể độc đáo Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡngkính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt là Đệ Nhất Phúc Thần TảnViên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử,gắn với truyền thuyết "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" và nhiều di tích lịch sử - vănhoá Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng, thuận lợi để

Hà Nội nói chung và Ba Vì nói riêng phát triển du lịch sinh thái

Gắn với các di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, phong tục tập quán của cácdân tộc, hàng năm Ba Vì còn diễn ra hàng trăm lễ hội Đáng chú ý là: Lễ hội đềnThượng, đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Tản Viên Sơn Thánh(Sơn Tinh) vào 14 tháng Giêng hàng năm; Tết Nhảy là nghi lễ cúng BànVương thủy tổ ngày xưa của dân tộc Dao và cúng tổ tiên của các gia đìnhngười Dao; lễ hội cồng chiêng và văn hóa ẩm thực của người Mường; Lễ hộiKhê Thượng của một ngôi làng cổ nằm ven sông Đà thuộc xã Sơn Đà

Trang 32

Theo thống kê, hiện nay Ba Vì có 25 làng nghề, trong đó có 6 làng nghềtruyền thống được công nhận và cấp bằng danh hiệu Các làng nghề đều cónhững nét đặc sắc riêng biệt như: Làng nghề nón ở thôn Liễu Châu, PhúXuyên thuộc xã Phú Châu; làng nghề chế biến chè búp khô ở thôn ĐồngChằm, Trung Hạ Chu Minh ở xã Ba Trại; làng nghề chế biến Tinh Bột ở thônMinh Hồng xã Minh Quang đều được coi là những tiềm năng du lịch nhânvăn quý giá, nhiều nơi đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch,được nhiều du khách biết đến.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Số lượng dân cư và chất lượng lao động là yếu tố tác động trực tiếp và

quyết định hiệu quả kinh doanh của DLST nói riêng và sự phát triển KT - XH của

huyện nói chung Đồng thời ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thựcvật Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cưquá đông trình độ dân trí thấp Các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái đạtkết quả cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lao động phục vụ tại

các điểm du lịch sinh thái Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì thái độ ứng xử với tự nhiên sẽ tốt hơn, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững Do

vậy, để phát triển các hoạt động DLST đòi hỏi đội ngũ lao động làm du lịchđặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái, những người trực tiếpgiao tiếp và cung cấp thông tin tới khách du lịch phải có trình độ quản lý, kỹnăng nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức và hiểu biết về môi trường sinh thái

và bản sắc văn hóa địa phương

Theo số liệu thống kê, dân số Ba Vì tính đến thời điểm năm 2015 trên265.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống [33, tr.1]

Đó là đội ngũ quan trọng để hình thành nguồn nhân lực cho phát triển DLST

Có thể nói nguồn nhân lực là chìa khóa để ngành du lịch phát triển bền vững.Chất lượng nguồn nhân lực của huyện mặc dù ngày càng được nâng cao,

Trang 33

nhưng so với nhu cầu phát triển DLST bền vững trong giai đoạn hiện naythì vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là lao động phục vụ phát triển DLST cònthiếu và yếu Trong đó, sự yếu kém của lực lượng lao động biểu hiện qua kĩnăng, trình độ, thái độ phục vụ khách du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển du lịch Ba Vì nói chung và DLST bền vững nói riêng Vì vậy,những năm tới, việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực với tư cách

là yếu tố đầu vào các ngành sản xuất - kinh doanh, trong đó có DLST là yêucầu bức thiết cần được chú trọng ở Ba Vì

- Chủ trương, chính sách

Đây là nhân tố quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi hoặc không thuậnlợi (cả môi trường pháp lý và môi trường kinh tế) đối với sự phát triển của dulịch nói chung và DLST nói riêng Trên cơ sở chủ chương, chính sách củaĐảng và Nhà nước về phát triển DLST, địa phương cần cụ thể hóa thànhnhững cơ chế, chính sách cụ thể để định hướng, quản lý và hỗ trợ DLST trênđịa bàn huyện phát triển theo hướng bền vững Cơ chế, chính sách của địaphương càng đúng đắn, thống nhất, phù hợp thì hiệu lực quản lý càng cao;đồng thời sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp và người kinh doanh du lịch yêntâm, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, tạo ra sản phầm DLST có giá trịngày càng lớn Ngược lại cơ chế, chính sách không phù hợp, không đồng bộ

sẽ thủ tiêu động lực, kìm hãm sự phát triển của DLST

Trong những năm qua, huyện Ba Vì đã có rất nhiều cố gắng, bước đầu đã tạo rađược những điều kiện căn bản cho DLST phát triển, như: cụ thể hóa chính sách vềđất đai theo Luật đất đai của Nhà nước mới ban hành, hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sáchđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, có nhiều chính sách cụ thể trong đào tạolao động - gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển du lịch sinhthái,… Điều đó được thể hiện bằng Nghị quyết số 09 NQ/HU của Huyện ủy Ba Vìgiai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyhoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết đối với ngành du lịch Chính điều này đã có tácđộng rất lớn tới ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng Thực tế thời gian qua

Trang 34

cho thấy, với chủ trương, đường lối đúng đắn, ngành du lịch sinh thái Ba Vì đã cóbước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển

Tuy nhiên, để đảm bảo cho DLST phát triển bền vững thì cần sự nỗ lực hơnnữa của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng trong việc hoạch định

cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý của các lực lượng đối với loại hìnhkinh tế này nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trườngtrong hoạt động kinh doanh của DLST Song, cần phải có nhận thức đúng đắn rằng,việc thực hiện và nâng cao công tác quản lý là nhằm tạo ra môi trường ngày càngthuận lợi đảm bảo cho DLST phát triển nhanh và bền vững

- Cơ sở hạ tầng, vật chất- kỹ thuật

Đây nhân tố quan trọng, là “cốt vật chất” tác động trực tiếp tới sự phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và DLST trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng Cơ sở hạ

tầng vật chất - kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật để khaithác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làmthỏa mãn nhu cầu của du khách Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cungcấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí,thông tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên và vănhoá… của khách du lịch Mặc dù du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa nhiều vàothiên nhiên và việc khai thác kinh doanh du lịch sinh thái phải đảm bảo nguyên tắchạn chế tối đa việc tác đến môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái

Tuy nhiên, đây là một hoạt động dịch vụ phục vụ “con người” do đó cơ sở kỹthuật hạ tầng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và thu hútkhách du lịch đó là: đường sá giao thông, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y

tế, các dịch vụ bổ sung như hệ thống thông tin liên lạc, các hoạt động vui chơi giải trí,hàng lưu niệm… đặc biệt vấn đề thông tin liên lạc là một khâu quan trọng đối vớiphát triển kinh tế du lịch sinh thái

Trang 35

Tóm lại: Tài nguyên du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội khá đa dạng,

phong phú cả về tự nhiên và nhân văn Giá trị nổi trội và cơ bản là tài nguyên du lịchtâm linh với điểm nhấn là khu du lịch đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và đền Bác

Hồ đều nằm trên núi Ba Vì, đồng thời tiềm năng DLST cũng là một thế mạnh của Ba

Vì với khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Ba Vì, Suối Hai, Ao Vua, KhoangXanh Đây là lợi thế so sánh quan trọng để DLST Ba Vì phát triển bền vững, mạnh

mẽ trong thời gian tới

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu

có liên quan Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ quan niệm về dulịch, du lịch sinh thái, DLST bền vững; quan niệm về phát triển DLST bền vững,quan niệm về phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì; xác định nội dung và chỉ ranhững nhân tố tác động đến sự phát triển DLST bền vững ở địa phương Đây chính

là cơ sở lý luận có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển DLST bềnvững, từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp kịp thời, thúc đẩy loại hình kinh tếnày tiếp tục phát triển đúng hướng trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời gian tới

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái bền vững

ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.1.1.Thành tựu trong phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, hoạt động DLST đã được các cấp lãnh đạo ở Ba

Vì quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng thời ngày càng chú trọngtới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch Với tiềm năng, thế mạnh

về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịchThành phố Hà Nội, ngày 31/3/2011, Ban chấp hành đảng bộ huyện Ba Vì đãban hành Nghị quyết 09-NQ/ HU về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba

Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo Nghị quyết đã đề ra mục

tiêu: “Tập trung đầu tư có trọng tâm để phát triển du lịch và dịch vụ thành ngành kinh tế trọng điểm” Từ những mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra,

UBND huyện đã có kế hoạch số: 81/ KH - UBND ngày 11/7/2011 về pháttriển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạo triển khaithực hiện đến các phòng, ban, ngành, UBND các xã và các doanh nghiệp kinhdoanh hoạt động du lịch trên địa bàn, có cơ chế khuyến khích đầu tư, tuyêntruyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của du lịch Ba Vì, vì vậy

Trang 37

trong những năm qua, hoạt động DLST Ba Vì đạt được những thành tựu quantrọng góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển Những kết quả đạt được cụthể trên các mặt sau:

Một là: Hoạt động du lịch sinh thái liên tục phát triển về doanh thu

đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng tích cực, bền vững.

* Hiệu quả kinh doanh của DLST tăng cao và ổn định

Ngành du lịch Ba Vì trong những năm trước đây chưa chú trọng khaithác các sản phẩm DLST Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng cácchương trình DLST hiệu quả không cao do phải đầu tư tốn kém lại khá phứctạp do các điều kiện như: Bảo đảm an toàn cho du khách, hệ thống cơ sở hạtầng đến các điểm có tài nguyên du lịch Tuy nhiên trong những năm gần đâycác đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành đã nhận thấy được “thịtrường tiềm năng” đầy sức hấp dẫn của Ba Vì nên đã đầu tư, đưa vào giớithiệu chương trình DLST trên địa bàn huyện Ba Vì

Kh nội địa (Lượt)

Doanh thu (tỷ đ.)

Nộp ngân sách (tỷ đ.)

Trang 38

Trong 5 năm qua ngành du lịch Ba Vì đã đạt mức tăng trưởng ổn định,tổng doanh thu đạt 986 tỷ đồng Tổng lượt khách đạt 11.486.000 lượt người.Tốc độ tăng bình quân 9,62%

Năm 2011 số lượng khách đến Ba vì là: 2.089.105 lượt ở thời điểm nàykhách chủ yếu thăm quan rừng quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ SuốiHai Đến năm 2015 là 2.500.238 lượt khách lúc này khách du lịch đã có thêm một

số điểm DLST mới để thăm quan: Khu du lịch sinh thái Tiên Sơn- Suối Ngà; Khu

du lịch sinh thái Long Việt, khu du lịch sinh thái Đầm Long Như vậy, từ năm

2011 đến 2015 lượng khách đến thăm quan du lịch Ba Vì tăng 1,2 lần, trong đókhách quốc tế tăng từ 4.320 lượt khách lên 10.978 lượt khách, tăng 2,5 lần Tỷ lệtăng trưởng hàng năm đạt 13,6% năm

- Doanh thu thuần tuý du lịch (không tính doanh thu xã hội) năm 2011là: 140 tỷ đồng, năm 2015 là 234 tỷ đồng, tăng 1,67 lần Tỷ lệ tăng trưởngbình quân hàng năm đạt 40,8%/năm

- Nộp ngân sách nhà nước (chỉ tính đơn vị ngành quản lý trực tiếp) năm

2011 là 13 tỷ đồng, năm 2015 là 22 tỷ đồng, tăng 1,7 lần tỷ lệ tăng trưởngbình quân hàng năm là 32 %/năm

- Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ, công nhân viên làm du lịchsinh thái tăng từ 750.000 đồng/người/tháng năm 2011 lên 1.250 đồng/người/thángnăm 2015

Hoạt động kinh doanh của các đơn vị DLST không những đem lại lợi ích

cho Nhà nước, Doanh nghiệp, người lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn

đối với phát triển kinh tế vùng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm

của huyện Ba Vì đạt 13,5% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực Đến năm 2015, nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỉ trọng 52%; nhóm ngành

nông- lâm -thủy sản chiếm 31%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm17% trong cơ cấu kinh tế [52, tr5]

Trang 39

Những đơn vị kinh doanh hiệu quả đó là: Công ty cổ phần du lịch AoVua- Khoang Xanh, Thiên Sơn- Suối Ngà, Tản Đà, Khu du lịch Đầm Long,vườn Quốc gia Ba Vì

Từ cơ cấu kinh tế trên cho thấy ngành dịch vụ ở Ba Vì (bao gồm dịch

vụ thương mại và du lịch) đã có bước phát triển mạnh mẽ, đã khẳng định vịtrí của mình góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nhữngnăm trước, Ba Vì vẫn luôn xác định là một huyện nông nghiệp nên xác định

cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - du lịch Phát triểnDLST những năm qua đã cho thấy dịch vụ du lịch ngày càng có những đónggóp tích cực vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địaphương Hiện nay cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng rồi đếndịch vụ và cuối cùng mới là nông nghiệp Với mức tăng trưởng như thờigian qua cho thấy du lịch Ba Vì đang có những bước đi đúng hướng, tạo đàcho sự phát triển bền vững

* Số lượng, chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái ngày một tăng

Sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm hai thành phần quan trọng: tàinguyên du lịch sinh thái và các dịch vụ hành hóa du lịch (vận chuyển, lưu trú-

ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm) Du khách đến điểm thăm quan du lịch,ngoài việc thăm quan còn tiêu dùng các sản phẩm du lịch, như vậy sản phẩm

du lịch có phong phú, hấp dẫn mới thu hút được du khách

- Tài nguyên du lịch sinh thái

Được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh sắc tươi đẹp và hùng vĩ,huyện Ba Vì hình thành 3 vùng du lịch chính là vùng chân núi Ba Vì, khu vực

hồ Suối Hai và vùng phụ cận, khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ và rừngnguyên sinh Bằng Tạ Trên địa bàn huyện đã có 15 đơn vị kinh doanh du lịchsinh thái với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vănhóa, cộng đồng, hội thảo… trong đó hai loại hình du lịch sinh thái và nghỉdưỡng hoạt động có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia Tiêu biểunhư: Vườn quốc gia Ba Vì, là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều

Trang 40

cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng

Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên Sơn - Suối Ngà, Ao Vua, KhoangXanh, Hồ Tiên Sa Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng,đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa Chínhnhững điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành mộtnơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước

Bên cạnh đó nhiều khu DLST như: Tản Đà Spa Resort, khu du lịch sinhthái Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Khoang Xanh - Suối Tiền, hồ Suối Hai,Thiên Sơn - Suối Ngà… với các sản phẩm chủ yếu như tham quan, nghỉdưỡng, vui chơi giải trí, ăn uống đã thu hút đông đảo du khách trong vàngoài nước

- Các dịch vụ hàng hóa du lịch (lưu trú-ăn uống, vui chơi giải trí, muasắm, vận chuyển, thông tin liên lạc)

Từ năm 2011 đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nóichung và DLST nói riêng ở Ba Vì được chú trọng đầu tư, số lượng cácdoanh nghiệp đầu tư vào phát triển DLST có xu hướng tăng, với các doanhnghiệp đang hoạt động có sự mở rộng về quy mô Các khách sạn, nhà nghỉ,nhà khách được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm thay đổi nhanh chóng

số lượng và chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú của Ba Vì

+ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ

Đến 31 tháng 12 năm 2015 toàn huyện có 16 cơ sở lưu trú du lịch với

537 phòng ngủ Trong tổng số 537 phòng ngủ có 49 phòng ngủ đạt tiêuchuẩn ba sao, 192 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao, 65 phòng đạt tiêu chuẩn 1sao Các cơ sở lưu trú nằm rải rác ở các xã : Tản Lĩnh có 204 cơ sở lưu trú,Vân Hòa 132 cơ sở lưu trú, Cẩm Lĩnh có 156 cơ sở lưu trú

Các cơ sở lưu trú đã được ngành du lịch thẩm định, phân loại hạngtheo quy định của Nhà nước là 12 cơ sở, trong đó có 6 khách sạn và 5 nhà

Ngày đăng: 27/07/2017, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w