Thành tựu, hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 53)

Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái bền vữngở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.1.1.Thành tựu trong phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, hoạt động DLST đã được các cấp lãnh đạo ở Ba Vì quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng thời ngày càng chú trọng tới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Với tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịch Thành phố Hà Nội, ngày 31/3/2011, Ban chấp hành đảng bộ huyện Ba Vì đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/ HU về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Tập trung đầu tư có trọng tâm để phát triển du lịch và dịch vụ thành ngành kinh tế trọng điểm”. Từ những mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra, UBND huyện đã có kế hoạch số: 81/ KH - UBND ngày 11/7/2011 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạo triển khai thực hiện đến các phòng, ban, ngành, UBND các xã và các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn, có cơ chế khuyến khích đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của du lịch Ba Vì, vì vậy

trong những năm qua, hoạt động DLST Ba Vì đạt được những thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Những kết quả đạt được cụ thể trên các mặt sau:

Một là: Hoạt động du lịch sinh thái liên tục phát triển về doanh thu đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bền vững.

* Hiệu quả kinh doanh của DLST tăng cao và ổn định.

Ngành du lịch Ba Vì trong những năm trước đây chưa chú trọng khai thác các sản phẩm DLST. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các chương trình DLST hiệu quả không cao do phải đầu tư tốn kém lại khá phức tạp do các điều kiện như: Bảo đảm an toàn cho du khách, hệ thống cơ sở hạ tầng đến các điểm có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây các đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành đã nhận thấy được “thị trường tiềm năng” đầy sức hấp dẫn của Ba Vì nên đã đầu tư, đưa vào giới thiệu chương trình DLST trên địa bàn huyện Ba Vì.

Bảng 2.4: Tình hình phát triển về du khách từ năm 2011-2015 Năm Tổng số lượt khách (Lượt) Kh. quốc tế (Lượt) Kh. nội địa (Lượt) Doanh thu (tỷ đ.) Nộp ngân sách (tỷ đ.) 2011 2.089.105 4.320 2.084.830 140 13 2012 2.217.250 7.713 2.209.537 180 15 2013 2.300.254 9.771 2.290.483 210 17 2014 2.380.000 9.825 2.371.048 223 19 2015 2.500.238 10.237 2.371.408 234 22

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 09)

Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của ngành du lịch từ năm 2011 đến 2015 trong bảng cho thấy:

Trong 5 năm qua ngành du lịch Ba Vì đã đạt mức tăng trưởng ổn định, tổng doanh thu đạt 986 tỷ đồng. Tổng lượt khách đạt 11.486.000 lượt người. Tốc độ tăng bình quân 9,62%.

Năm 2011 số lượng khách đến Ba vì là: 2.089.105 lượt ở thời điểm này khách chủ yếu thăm quan rừng quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Suối Hai. Đến năm 2015 là 2.500.238 lượt khách lúc này khách du lịch đã có thêm một số điểm DLST mới để thăm quan: Khu du lịch sinh thái Tiên Sơn- Suối Ngà; Khu du lịch sinh thái Long Việt, khu du lịch sinh thái Đầm Long. Như vậy, từ năm 2011 đến 2015 lượng khách đến thăm quan du lịch Ba Vì tăng 1,2 lần, trong đó khách quốc tế tăng từ 4.320 lượt khách lên 10.978 lượt khách, tăng 2,5 lần. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 13,6% năm.

- Doanh thu thuần tuý du lịch (không tính doanh thu xã hội) năm 2011 là: 140 tỷ đồng, năm 2015 là 234 tỷ đồng, tăng 1,67 lần. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40,8%/năm.

- Nộp ngân sách nhà nước (chỉ tính đơn vị ngành quản lý trực tiếp) năm 2011 là 13 tỷ đồng, năm 2015 là 22 tỷ đồng, tăng 1,7 lần tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 32 %/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ, công nhân viên làm du lịch sinh thái tăng từ 750.000 đồng/người/tháng năm 2011 lên 1.250 đồng/người/tháng năm 2015

Hoạt động kinh doanh của các đơn vị DLST không những đem lại lợi ích cho Nhà nước, Doanh nghiệp, người lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm của huyện Ba Vì đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Đến năm 2015, nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỉ trọng 52%; nhóm ngành nông- lâm -thủy sản chiếm 31%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 17% trong cơ cấu kinh tế [52, tr5].

Những đơn vị kinh doanh hiệu quả đó là: Công ty cổ phần du lịch Ao Vua- Khoang Xanh, Thiên Sơn- Suối Ngà, Tản Đà, Khu du lịch Đầm Long, vườn Quốc gia Ba Vì...

Từ cơ cấu kinh tế trên cho thấy ngành dịch vụ ở Ba Vì (bao gồm dịch vụ thương mại và du lịch) đã có bước phát triển mạnh mẽ, đã khẳng định vị trí của mình góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Những năm trước, Ba Vì vẫn luôn xác định là một huyện nông nghiệp nên xác định cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - du lịch. Phát triển DLST những năm qua đã cho thấy dịch vụ du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Hiện nay cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng rồi đến dịch vụ và cuối cùng mới là nông nghiệp. Với mức tăng trưởng như thời gian qua cho thấy du lịch Ba Vì đang có những bước đi đúng hướng, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

* Số lượng, chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái ngày một tăng

Sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm hai thành phần quan trọng: tài nguyên du lịch sinh thái và các dịch vụ hành hóa du lịch (vận chuyển, lưu trú- ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm). Du khách đến điểm thăm quan du lịch, ngoài việc thăm quan còn tiêu dùng các sản phẩm du lịch, như vậy sản phẩm du lịch có phong phú, hấp dẫn mới thu hút được du khách.

- Tài nguyên du lịch sinh thái

Được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh sắc tươi đẹp và hùng vĩ, huyện Ba Vì hình thành 3 vùng du lịch chính là vùng chân núi Ba Vì, khu vực hồ Suối Hai và vùng phụ cận, khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ và rừng nguyên sinh Bằng Tạ. Trên địa bàn huyện đã có 15 đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, cộng đồng, hội thảo… trong đó hai loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hoạt động có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia. Tiêu biểu như: Vườn quốc gia Ba Vì, là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều

cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên Sơn - Suối Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa.. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

Bên cạnh đó nhiều khu DLST như: Tản Đà Spa Resort, khu du lịch sinh thái Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Khoang Xanh - Suối Tiền, hồ Suối Hai, Thiên Sơn - Suối Ngà… với các sản phẩm chủ yếu như tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ăn uống đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

- Các dịch vụ hàng hóa du lịch (lưu trú-ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, vận chuyển, thông tin liên lạc).

Từ năm 2011 đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Ba Vì được chú trọng đầu tư, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển DLST có xu hướng tăng, với các doanh nghiệp đang hoạt động có sự mở rộng về quy mô. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm thay đổi nhanh chóng số lượng và chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú của Ba Vì.

+ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ

Đến 31 tháng 12 năm 2015 toàn huyện có 16 cơ sở lưu trú du lịch với 537 phòng ngủ. Trong tổng số 537 phòng ngủ có 49 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn ba sao, 192 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao, 65 phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Các cơ sở lưu trú nằm rải rác ở các xã : Tản Lĩnh có 204 cơ sở lưu trú, Vân Hòa 132 cơ sở lưu trú, Cẩm Lĩnh có 156 cơ sở lưu trú

Các cơ sở lưu trú đã được ngành du lịch thẩm định, phân loại hạng theo quy định của Nhà nước là 12 cơ sở, trong đó có 6 khách sạn và 5 nhà

nghỉ. Trong 7 khách sạn đựơc thẩm định, có 5 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 2 sao (3 khách sạn 2 sao và 1 khách sạn 3 sao. Số khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 5) [Phục lục 3]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tổng hợp trên chúng ta có thể thấy mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở Ba Vì trong thời gian qua đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc cải thiện này cũng còn để lại nhiều vấn đề bất cập đó là số lượng cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều. Các điểm du lịch thì cơ sở lưu trú ít, chủ yếu là các nhà nghỉ của tư nhân với số lượng phòng ngủ thường không quá 10. Một vấn đề rất đáng quan tâm là các cơ sở lưu trú được xây dựng tự phát không theo quy hoạch của cơ quan có chức năng, vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông sắt thép, kiến trúc không phù hợp với cảnh quan chung.

Từ năm 2011 trở lại đây số lượng cơ sở lưu trú ở Ba Vì tăng đáng kể, đặc biệt tăng nhanh trong các năm 2013, 2014, 2015 nhưng sự tăng lên này lại chủ yếu là khách sạn của tư nhân (khách sạn mini) do đó phần nào bị hạn chế về chất lượng phục vụ, thiếu dịch vụ đi bổ sung nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

+ Các cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú thì các hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống cũng được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có quầy Bar, phòng ăn... Ở các cơ sở này, thực đơn phục vụ có nhiều món ăn dân tộc, với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tại các khu du lịch thực đơn trong các nhà hàng luôn có món ăn đặc sản của Ba Vì. Tuy nhiên một vấn đề mà các nhà quản lý du lịch, môi trường cần phải quan tâm là còn có các món ăn từ thịt thú rừng nằm trong danh mục cấm như: lợn rừng, nhím, rắn, hươu, nai... tình trạng này nếu không được sớm ngăn chặn sẽ trở thành nguy cơ đối với công tác bảo tồn và phát triển DLST.

Tại các điểm du lịch, số nhà hàng phục vụ khách du lịch phần lớn là của tư nhân (ngoại trừ vườn quốc gia Ba Vì và khu Khoang Xanh) vì vậy, việc quản lý chất lượng phục vụ, giá cả cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề cần được quan tâm xem xét.

+ Hệ thống giao thông:

Đầu tư 419,8 tỷ đồng xây dựng xong một số tuyến đường, trong đó: tuyến đường tỉnh lộ 414 Sơn Tây - Đá Chông dài 14km với số vốn 100 tỷ đồng, đường 415 đi Đền Hạ và Đền Trung dài 6,8km với số vốn là 64 tỷ đồng; đường đê Minh Khánh dài 12km với số vốn 155 tỷ đồng; tuyến giao thông trục xã Vân Hòa qua khu du lịch Long Việt dài 8,7km với số vốn 49,8 tỷ đồng; đường Ba Vành - Suối Mơ dài 6,6km với số vốn 51 tỷ đồng[52, tr2] và đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nâng cấp 2 tuyến đường: tuyến đường từ đường 87 đi khu du lịch Ao Vua, đường Vườn quốc gia đi đến khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà.

Ngoài ra, do chủ trương hiện đại hoá giao thông nông thôn của huyện, đến nay 85% các thôn, xã trong huyện đã được bê tông hoá. Hệ thống giao thông dẫn đến các điểm du lịch đã cơ bản được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông đường bộ đến các điểm du lịch sinh thái.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông vận tải ở Ba Vì ngày càng được hoàn thiện hơn. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển nhanh cả về thể loại và chất lượng phục vụ.

Sự phát triển của hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch đa dạng là một lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển.

+ Hệ thống thông tin liên lạc:

Đặc điểm của các khu du lịch là diện tích rộng, nhiều vũng lõm, trong khi đó số lượng các trạm phát sóng thông tin di động (BTS) không đủ phủ sóng hết khuôn viên các khu du lịch nên tín hiệu di động kém, ảnh hưởng chất lượng cuộc

gọi như tại: Khu du lịch Ao Vua, Đầm Long, Khoang Xanh, Đền Thượng, Đền Trung, Thiên Sơn Suối Ngà... (Hiện tại có 12 trạm thu phát sóng thông tin di động đang hoạt động tại các khu du lịch huyện Ba Vì, quy hoạch thêm năm 2015-2016 là 10 trạm). Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục bổ sung quy hoạch, xây dựng thêm các trạm BTS.

Mặt khác để phục vụ nhu cầu truy cập internet ngày càng cao của khách du lịch thì hạ tầng viễn thông cần cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ 3G, tiến tới dịch vụ 4G, cũng như cần có đề án xây dựng vùng du lịch phát sóng Wifi miễn phí dành cho khách du lịch.

Việc quản lý các hoạt động doanh nghiệp và kinh doanh các khu, điểm du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến và đi vào nề nếp. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự ở các điểm du lịch được quan tâm chỉ đạo và thực hiện hiệu quả. Nhờ có nhiều đổi mới đã thu hút đông đảo du khách đến với Ba Vì

Hai là. Du lịch sinh thái phát triển góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân

Hoạt dộng DLST phát triển đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo. Sự phát triển mở rộng các khu, điểm DLST trên địa bàn huyện đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Không ít lao động từ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyển sang kinh doanh dịch vụ và trực tiếp tham gia làm du lịch. Do vậy, nguồn nhân lực DLST được tăng cường đáng kể về số lượng và chất lượng.

Theo tổng hợp báo cáo của Phòng Văn hóa Ba Vì, nếu năm 2011 ngành du lịch của huyện mới giải quyết được khoảng 3.240 lao động với (thu nhập bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 53)