Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, gắn với việc bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống, giữ vững an

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 89 - 96)

du lịch, gắn với việc bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội trong phát triển du lịch sinh thái

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển gắn liền với tài nguyên, môi trường và điều kiện quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Sự suy giảm của nguồn tài nguyên và môi trường, điều kiện an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội bất ổn đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội trong kinh doanh du lịch là điều kiện hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến sự phát triển của kinh tế du lịch.

Để góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây nên, tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, tạo ra thế và lực cho sự phát triển DLST ở huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:

Một là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động DLST thông qua việc xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác các tài nguyên du lịch và quá trình kinh doanh gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch như: khuyến khích mọi người, nhất là nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lí các khu DLST, thực hiện nghiêm túc các quyết định, luật lệ về chặt cây, phá rừng, săn thú quí hiếm mỗi khi có vi phạm. Coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển DLST. Thực hiện quản lý Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường. Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư địa phương trong bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Có cơ chế chia sẻ lợi ích các sản phẩm du lịch với người dân địa phương - nơi có tài nguyên du lịch đang được khai thác (Ví dụ: giảm giá vé từ 10 - 30% cho người dân địa phương khi họ đến mua các sản phẩm du lịch, như mô hình của Đà Nẵng, Nha Trang… đang áp dụng). Mục đích cuối cùng là gắn kết chặt chẽ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên du lịch cho sự phát

triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm, khu du lịch. Ủy ban nhân dân thành phố cần ban hành các chính sách liên kết với cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức như ưu đãi, khuyến khích, mở rộng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng núi, vùng nông thôn ngoại thành. Tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các các nguồn tín dụng như ưu đãi về lãi suất cho mục đích phát triển các dịch vụ du lịch; hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức và kinh doanh du lịch; tạo việc làm, chia sẻ quyền lợi... Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư. Giáo dục toàn dân gìn giữ cảnh quan môi trường tại các khu, điểm du lịch, góp phần xây dựng một Ba Vì xanh, sạch, đẹp tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.

Đầu tư vật chất tương xứng để bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trường du lịch, bảo đảm phát triển bền vững. Cũng như nhiều địa phương khác, hệ thống tài nguyên và môi trường du lịch đang bị đe dọa xuống cấp. Đặc biệt môi trường du lịch Ba Vì tương đối nhạy cảm, vì vậy cần hướng đầu tư vào bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trường du lịch đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Ba Vì cần phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan trong việc lồng ghép các chương trình dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường du lịch đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề, phục hồi trùng tu các di tích lịch sử cấp quốc gia… Chủ động áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Hướng đầu tư cần tập trung vào: tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư điều tra, đánh giá và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch; đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả.

Hai là, xây dựng môi trường hoà bình, thân thiện và an toàn, bảo đảm vững chắc về quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển.

Với vị trí có thể nói là rất quan trọng trong việc bảo vệ Thủ đô, bởi vậy vấn đề quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã

hội của Ba Vì cần được coi trọng đặc biệt. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng, điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch Ba Vì nói riêng. Quá trình xây dựng quy hoạch, chương tình, đề án phát triển kinh tế du lịch Ba Vì phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với các mục tiêu và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tổ chức các tour du lịch... phải đề cao an ninh khu vực và quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân luôn phải được nhấn mạnh và tính toán cẩn thận trước khi thực hiện.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức kết hợp phát triển DLST với giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Cán bộ, công nhân viên chức và người lao động ngành Du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch - những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế cần được đào tạo, tập huấn về các vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng; phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng công an, bộ đội, dân phòng... trên địa bàn trong bảo vệ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các tuyến, điểm, khu du lịch; nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy trách nhiệm của lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các tuyến, điểm du lịch. Các lực lượng này cần tích cực chủ động tham mưu cho ngành Du lịch Ba Vì xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển DLST. Từ chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể trong hoạt động DLST có liên quan đến an ninh, quốc phòng đều cần sự phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy quân sự huyện và Công an Ba Vì. Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

* * * * *

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển DLST thời gian qua, những thành tựu, hạn chế trong phát triển DLST và các nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển DLST ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển DLST bền vững của Huyện trong thời gian tới.

Với ba quan điểm chỉ đạo và năm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển DLST ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới. Các giải pháp mà luận văn đưa ra là một hệ thống, có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, bảo đảm cho sự phát triển DLST của Ba Vì bền vững cả về kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái... Quá trình phát triển DLST cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong mỗi giải pháp có thể ưu tiên thực hiện biện pháp nào trước, biện pháp nào sau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh riêng, theo từng giai đoạn, thời điểm khác nhau nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm của Ba Vì. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và mọi người dân, trong đó, đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch.

KẾT LUẬN

Ba Vì không chỉ là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mà nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tươi đẹp, là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Là nơi hội tụ đủ các lợi thế của địa hình sông, núi tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó Ba Vì - vùng đất tối cổ, nơi có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng. Không chỉ giàu tiềm năng du lịch tự nhiên, Ba Vì còn là nơi giàu tiềm năng du lịch nhân văn, với nhiều di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu như đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông, cụm di tích Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng…Đây chính là điều kiện thuận lợi, là cơ sở cho huyện Ba Vì đẩy mạnh phát triển hoạt động DLST, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tuy nhiên để phát triển DLST bền cần phải đồng thời kết hợp với rất nhiều các yếu tố khác như: công tác quy hoạch hợp lý, chất lượng, hiệu quả của các nguồn lực; về vốn, nguồn lực về con người, sự quản lý nhà nước về du lịch, sự đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch…Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được thì nhìn chung hoạt động du lịch tại Ba Vì vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng du lịch của huyện. Việc đầu tư khai thác tiềm năng còn hạn chế, chưa đồng bộ. Du lịch nói chung và DLST nói riêng chưa khẳng định được vai trò là nghành kinh tế trọng điểm của mình, lượng đóng góp doanh thu của ngành chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh du lịch của huyện còn chưa mạnh mẽ nếu không muốn nói là kém. Sự đầu tư về cơ sở vật chất tại các điểm du lịch này vẫn còn khá nghèo nàn. Bên cạnh đó là rất nhiều điểm du lịch của huyện chưa được quan tâm đầu tư khai thác, dẫn đến sự lãng phí nguồn tài nguyên. Các sản phẩm du lịch phục vụ du khách còn khá đơn điệu, mang tính mùa vụ, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề về chất lượng đội ngũ lao động chất lượng cao, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch có mặt còn hạn chế …, chưa tạo được một

môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, để hoạt động du lịch phát triển bền vững, tạo được chỗ đứng trong ngành du lịch nói chung của toàn Thành phố thì du lịch Ba Vì cần phải có sự nỗ lực hơn nữa với phương hướng, biện pháp và bước đi đúng đắn. Huyện cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch phát triển du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý thực hiện các quy hoạch đó; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch, từ đó tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư; đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng các điểm du lịch, nâng cấp hệ thống giao thông hiện có như đường nối liền khu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì - Hồ Tiên Sa - khu du lịch Ao Vua, đường tỉnh lộ 87, 88. Nâng cấp hệ thống điện miền núi, đặc biệt là đường điện đến các khu du lịch, nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch, viễn thông tại các khu du lịch; khai thác tài nguyên phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, gắn liền với việc bảo vệ cảnh quan môi trường bằng cách giáo dục ý thức cho người dân và khách du lịch, tăng cường tuyên truyền qua nhiều phương tiện…; xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn huyện tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp từ đó xây dựng những tuor du lịch đặc trưng của Ba Vì. Hiện nay, DLST đang phát triển mạnh tại các vùng nông thôn, vùng núi, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách Châu Âu đến thăm quan, khám phá….. những năm gần đây, huyện Ba Vì chú trọng đầu tư, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Mặc dù số lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng vọt, nhưng hoạt động du lịch ở Ba Vì vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 89 - 96)