Những nhân tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 28 - 36)

vững ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, luôn luôn chịu tác động của các nhân tố xung quanh. Các nhân tố này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng, tác động lẫn nhau trong việc phát triển du lịch sinh thái. Đối với Ba Vì, các nhân tố tác động đến phát triển DLST bền vững gồm các nhân tố cơ bản sau:

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người. Toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng [33. tr3]. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Với vị trí trên Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa- du lịch với bên ngoài. Đặc biệt thu hút được một lượng khách đông đảo từ Thủ Đô vào những ngày cuối tuần đến Ba Vì Tham quan nghỉ dưỡng. Với điều kiện vị trí, như vậy, Ba Vì có điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển DLST, khách tham quan du lịch từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành Phố Hà Nội sẽ không tốn quá nhiều thời gian để có những chuyến du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên tại Ba Vì.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý của Ba Vì gần các tỉnh, huyện có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển DLST nên đây cũng là những khó khăn thách thức không nhỏ đối với phát triển DLST ở Ba Vì.

- Về khí hậu,

Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c [33. tr4]. Với đặc điểm này, đây là điều kiện thuận lợi, nơi nghỉ

mát lý tưởng và khu du lịch đầy tiềm năng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Mặt khác, điều kiện trên tạo nên thế mạnh cho Ba Vì phát triển mạnh những sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng phong phú đậm chất nhiệt đới như chè, sữa, các loại dược liệu quý…

Bên cạnh những tác động tích cực thì những tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu như: biến động nhanh và thất thường của thời tiết, đã tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, tính ổn định và sự bền vững của DLST trên địa bàn huyện hiện nay

* Về tài nguyên thiên nhiên

Về Tài nguyên nước: Bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà, với có hơn 50km đường bờ sông lớn (sông Đà, sông Hồng) và hơn 100km sông, suối nhỏ, có khoảng 1.500ha hồ chứa nước (Hồ suối hai, hồ Cẩm Quỳ, hồ Tiên Xa, hồ Mèo Gù...), có một suối nước khoáng nóng ngầm ở Thuần Mỹ (nhiệt độ nước khoảng 40-50 độ C). là điều kiện thuận lợi để phát triển DLDT. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh... Đây cũng là lợi thế lớn để phát triển DLST Ba Vì.

Tài nguyên sinh học: Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Về thực vật, hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu liệt kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Về động vật, có 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư [33, tr7]. Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm quan, nghiên cứu….

Tài nguyên du lịch sinh thái. Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn (có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội). Nói đến tài nguyên DLST không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên DLST. Như vậy có thể hiểu: tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến, hoặc các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, gái trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST, lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển. Tài nguyên DLST là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên DLST.

Ba Vì được thiên nhiên ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội. Nơi đâycórất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi rừng, Thác suối, Sông, Hồ… Không những thế. Đây còn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua - Khoang Xanh, Thiên Sơn-Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Tiên Sa, Suối Mơ, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đông quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú như Sữa Ba Vì, Chè Ba Trại, khoai lang Đồng Thái... Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ . Đây là nhân tố thuận lợi có ý nghĩa quyết định cho phát triển DLST bền vững.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá, bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch sử- cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hoá dân tộc, địa phương nơi mình đến.

Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Đến với Ba Vì, ấn tượng đầu tiên du khách sẽ được chứng kiến nhiều di tích văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt là Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử, gắn với truyền thuyết "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" và nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng, thuận lợi để Hà Nội nói chung và Ba Vì nói riêng phát triển du lịch sinh thái.

Gắn với các di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, phong tục tập quán của các dân tộc, hàng năm Ba Vì còn diễn ra hàng trăm lễ hội. Đáng chú ý là: Lễ hội đền Thượng, đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) vào 14 tháng Giêng hàng năm; Tết Nhảy là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ ngày xưa của dân tộc Dao và cúng tổ tiên của các gia đình người Dao; lễ hội cồng chiêng và văn hóa ẩm thực của người Mường; Lễ hội Khê Thượng của một ngôi làng cổ nằm ven sông Đà thuộc xã Sơn Đà...

Theo thống kê, hiện nay Ba Vì có 25 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống được công nhận và cấp bằng danh hiệu. Các làng nghề đều có những nét đặc sắc riêng biệt như: Làng nghề nón ở thôn Liễu Châu, Phú Xuyên thuộc xã Phú Châu; làng nghề chế biến chè búp khô ở thôn Đồng Chằm, Trung Hạ Chu Minh ở xã Ba Trại; làng nghề chế biến Tinh Bột ở thôn Minh Hồng xã Minh Quang... đều được coi là những tiềm năng du lịch nhân văn quý giá, nhiều nơi đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch, được nhiều du khách biết đến.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Số lượng dân cư và chất lượng lao động là yếu tố tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh của DLST nói riêng và sự phát triển KT - XH của huyện nói chung. Đồng thời ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thực vật. Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông trình độ dân trí thấp. Các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lao động phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì thái độ ứng xử với tự nhiên sẽ tốt hơn, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Do vậy, để phát triển các hoạt động DLST đòi hỏi đội ngũ lao động làm du lịch đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái, những người trực tiếp giao tiếp và cung cấp thông tin tới khách du lịch phải có trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức và hiểu biết về môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa địa phương.

Theo số liệu thống kê, dân số Ba Vì tính đến thời điểm năm 2015 trên 265.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống [33, tr.1]. Đó là đội ngũ quan trọng để hình thành nguồn nhân lực cho phát triển DLST Có thể nói nguồn nhân lực là chìa khóa để ngành du lịch phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện mặc dù ngày càng được nâng cao,

nhưng so với nhu cầu phát triển DLST bền vững trong giai đoạn hiện nay thì vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là lao động phục vụ phát triển DLST còn thiếu và yếu. Trong đó, sự yếu kém của lực lượng lao động biểu hiện qua kĩ năng, trình độ, thái độ phục vụ khách du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch Ba Vì nói chung và DLST bền vững nói riêng. Vì vậy, những năm tới, việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực với tư cách là yếu tố đầu vào các ngành sản xuất - kinh doanh, trong đó có DLST là yêu cầu bức thiết cần được chú trọng ở Ba Vì.

- Chủ trương, chính sách

Đây là nhân tố quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi hoặc không thuận lợi (cả môi trường pháp lý và môi trường kinh tế) đối với sự phát triển của du lịch nói chung và DLST nói riêng. Trên cơ sở chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển DLST, địa phương cần cụ thể hóa thành những cơ chế, chính sách cụ thể để định hướng, quản lý và hỗ trợ DLST trên địa bàn huyện phát triển theo hướng bền vững. Cơ chế, chính sách của địa phương càng đúng đắn, thống nhất, phù hợp thì hiệu lực quản lý càng cao; đồng thời sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp và người kinh doanh du lịch yên tâm, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, tạo ra sản phầm DLST có giá trị ngày càng lớn. Ngược lại cơ chế, chính sách không phù hợp, không đồng bộ sẽ thủ tiêu động lực, kìm hãm sự phát triển của DLST.

Trong những năm qua, huyện Ba Vì đã có rất nhiều cố gắng, bước đầu đã tạo ra được những điều kiện căn bản cho DLST phát triển, như: cụ thể hóa chính sách về đất đai theo Luật đất đai của Nhà nước mới ban hành, hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, có nhiều chính sách cụ thể trong đào tạo lao động - gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển du lịch sinh thái,… Điều đó được thể hiện bằng Nghị quyết số 09 NQ/HU của Huyện ủy Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt quan tâm đến quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết đối với ngành du lịch. Chính điều này đã có tác động rất lớn tới ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng. Thực tế thời gian qua

cho thấy, với chủ trương, đường lối đúng đắn, ngành du lịch sinh thái Ba Vì đã có bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho DLST phát triển bền vững thì cần sự nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng trong việc hoạch định cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý của các lực lượng đối với loại hình kinh tế này nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh của DLST. Song, cần phải có nhận thức đúng đắn rằng, việc thực hiện và nâng cao công tác quản lý là nhằm tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi đảm bảo cho DLST phát triển nhanh và bền vững.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất- kỹ thuật

Đây nhân tố quan trọng, là “cốt vật chất” tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và DLST trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng. Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí, thông tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên và văn hoá… của khách du lịch. Mặc dù du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên và việc khai thác kinh doanh du lịch sinh thái phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác đến môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái.

Tuy nhiên, đây là một hoạt động dịch vụ phục vụ “con người” do đó cơ sở kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 28 - 36)