Tiếp tục đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch thương hiệu Ba Vì chất lượng cao, đảm bảo tính lâu dài, bền vững và nâng cao tính

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 85 - 89)

Ba Vì chất lượng cao, đảm bảo tính lâu dài, bền vững và nâng cao tính hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

Khách du lịch luôn kỳ vọng một sản phẩm độc đáo của bất kỳ một điểm Du lịch sinh thái nào đó. Một điểm du lịch có thể có một hoặc một vài sản phẩm như các phong cảnh tự nhiên, các di tích văn hóa, các làng nghề, đặc sản địa phương. Hiện tại, phần lớn các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện mới chỉ khai thác những giá trị sẵn có về mặt tài nguyên, dịch vụ hội thảo, hội nghị. Tiến tới, Huyện cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mới, khai thác những giá trị sâu hơn của tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên. Ngoài những sản phẩm du lịch đang được khai thác hiện nay và đã trở nên quen thuộc như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch tham quan vui chơi giải trí… cần đưa vào thực hiện và đẩy mạnh khai thác các tuor du lịch như Tour du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu các các giá trị bản sắc dân tộc của đồng bào Dao, Mường sống trong vùng đệm của VQG Ba Vì. Hệ thống giao thông nối liền giữa huyện với trung tâm thành phố rất thuận lợi, rút ngắn khoảng cách về địa lý, huyện nên đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch của thành phố bằng cách xây dựng nhiều tuor du lịch cuối tuần. Vì với khoảng cách được đánh giá là rất thuận lợi như vậy thì huyện cần phải biết tận dụng thuận lợi đó để đi sâu khai thác. Cụ thể trên một số nội dung sau:

Một là, xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch mũi nhọn, có nhiều tiềm năng thế mạnh và mang tính đột phá có giá trị cao

* Đối với sản phẩm du lịch hiện có

Đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ an tâm của du khách đến với sản phẩm, mức chi tiêu đối với sản phẩm

Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau hợp theo mùa, theo sự kiện, nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

* Phát triển sản phẩm mới

Thu hút đầu tư phát triển khu vui chơi giải trí cao cấp nhiều thể loại phục vụ đối tượng du khách có mức chi trả cao, các loại hình vui chơi giải trí phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện của địa phương để khai thác có hiệu quả.

Phát triển du lịch dịch vụ Homestay. Khách sẽ giống như một thành viên trong gia đình: ăn, ở, làm việc... cùng với các thành viên khác trong gia đình. Thông thường, khách lựa chọn nhà của người dân ở các vùng nông thôn, miền núi. Đây là sản phẩm không mới trên thế giới nhưng mới với Ba Vì. Du lịch Homestay không phải đơn thuần là ăn, ở mà chủ nhà sẽ đóng vai trò làm hướng dẫn viên và một người bạn tâm tình. Đây là loại hình đang phát triển, và sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì nó giúp khách sống thư thả, tinh thần thoải mái và đặc biệt họ thực sự cảm nhận được cuộc sống bình dị cũng như văn hóa địa phương một cách tốt nhất. Với lợi thế như hiện hay, Ba Vì có khả năng phát triển loại hình này tại một số khu vực như: Yên Bài, Vân Hoà, Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh ....để phát triển loại hình này cần học tập kinh nghiệm một số địa danh phát triển sản phẩm su lịch này tốt như Thái Lan, Nam Phi, Úc, Miền Nam Ấn Độ, và ở Việt Nam có Hà Giang

Xã hội hóa và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, hướng tới sản phẩm có giá trị cao, tạo được lợi thế so sánh với các địa phương khác, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, thu hút khách, tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Thành Phố Hà Nội. Trong đó cần chú ý phát triển các loại hình sau:

Du lịch văn hóa: Đây là thế mạnh lớn và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Ba Vì. Ba Vì nên tập trung vào các loại hình: tham quan di tích lịch sử văn hóa; tham quan làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch cộng đồng. Trong đó, chú ý khai thác, phát triển một số sản phẩm quan trọng như: quần thể Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Bác Hồ ở núi Ba Vì, khu di tích lịch sử K9, các

đình gắn với lễ hội mùa xuân tại: Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Đình Thụy Phiêu...

Du lịch sinh thái: Trong thời gian tới, DLST cần tập trung vào các sản phẩm: tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái như: Vườn Quốc gia Ba Vì, các khu du lịch sườn Đông, sườn Tây núi Ba Vì. Ngoài ra nghiên cứu kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, vườn trại, du lịch cộng đồng, du lịch tham quan học tập, nghiên cứu thực tế của học sinh, sinh viên tại các xã miền núi huyện Ba Vì.

Du lịch vui chơi giải trí: Ba Vì cần được đầu tư phát triển ở quy mô lớn cấp vùng với những trò chơi hiện đại lồng ghép với những trò chơi dân gian cho mọi đối tượng lứa tuổi khác nhau. Trong đó, cần tiếp tục dự án xây dựng khu vui chơi giải trí tổng hợp, khu vui chơi giải trí thể thao như : Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên tại hồ Suối Hai; khu vui chơi giải trí mang tính khám phá thiên nhiên như: Leo núi ở vùng núi Ba Vì.

Du lịch MICE: Do quá tải của nội đô Hà Nội, Ba Vì có lợi thế đất rộng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp có những tiền đề quan trọng, điều kiện thuận lợi để du lịch MICE phát triển mạnh bởi: Các sự kiện chính trị, văn hóa thể thao, hội nghị, hội thảo quốc tế lớn… có thể được tổ chức ở Ba Vì nếu như Ba Vì chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ.

Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ dưỡng tập trung phát triển theo mô hình các resort với quy mô vừa và nhỏ ở ven các hồ ở các khu vực núi Ba Vì, Suối Hai có kiến trúc bản địa hài hòa với cảnh quan thiên nhiên sẽ là sản phẩm hấp dẫn khách du lịch. Có thể xây dựng sản phẩm đặc thù là các khu resort mang đậm phong cách làng quê Việt với kiến trúc tái hiện làng quê cổ thuần Việt vùng đồng bằng sông Hồng ở những khu vực có cảnh quan đẹp ven các sông Hồng, sông Đà.

Du lịch mua sắm: hiện Ba Vì chưa có các trung tâm mua sắm, vì vậy cần được xây dựng đa dạng, có những trung tâm mua sắm hiện đại dành riêng cho khách du lịch. Bên cạnh đó cũng cần phát triển những khu vực, chợ đầu mối bán các sản phẩm gắn với hệ thống các làng nghề mà ở đó chất lượng sản

phẩm, giá cả sẽ được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách đối với các sản phẩm đã có thương hiệu như: sữa Ba Vì, chè Ba Trại, nón Phú Châu, khoai lang Đồng Thái, tranh Cổ Đô...

Hai là, Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái Ba Vì

Để tạo lập và nâng cao hình ảnh DLST Ba Vì, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc cần làm của DLST Ba Vì là công tác xúc tiến quảng bá du lịch, tuyên truyền về hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau: bản tin phát thanh trên loa đài, áp phích,…Đặc biệt các bài viết được phát trên đài phát thanh về vị trí và vai trò quan trọng của du lịch gắn với du lịch của huyện. Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là internet cần được phổ biến sâu rộng hơn nữa, trợ giúp đắc lực cho quá trình tìm kiếm thông tin thị trường, quản lý nguồn tài nguyên và tăng cường sự học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương với nhau. Phát hành các ấn phẩm đa dạng như: tờ rơi, tờ bướm, các tập gấp, bản đồ du lịch huyện …nhằm giới thiệu chi tiết các tài nguyên du lịch, hướng dẫn khách du lịch đến các điểm thăm quan và các cơ sở lưu trú. Đây là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả quảng bá cao và mang tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.

Tăng cường tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng du lịch, nhất là tuyên truyền về cảnh quan, văn hoá, làng nghề trong huyện. Sử dụng các cụng cụ của marketing hỗn hợp như: Xây dựng trang web quảng bá cho DLST; Quảng bá tour DLST trên các sổ tay hướng dẫn du lịch; Xây dựng các tài liệu marketing: tờ rơi, sách giới thiệu về các điểm du lịch làng nghề.

Tiếp thị trực tuyến: Ban quản lý DLST có thể tiếp thị điểm Du lịch trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Flickr, ...Sở VHTTDL phối hợp với cơ quan Báo, Đài phát thanh và truyền hình trong và ngoài huyện tăng cường xúc tiến, quảng bá,khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong huyện, tích cực tham gia hơn nữa công tác tuyên truyền - quảng bá - xúc tiến phát triển du lịch.

Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim, tài liệu, ấn phẩm về văn hóa gắn với du lịch cộng đồng như các sản vật địa phương, danh lam thắng cảnh,

lễ hội truyền thống của địa phương. Xây dựng bản đồ du lịch, tờ gấp giới thiệu về các tài nguyên du lịch.

Không ngừng đảm bảo chất lượng tại điểm du lịch và các dịch vụ cung cấp cho khách nhằm đẩy mạnh quan hệ công chúng (PR), tăng cường truyền miệng từ những khách đã đến tham quan.

Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, giới thiệu về tiềm năng sản phẩm du lịch, nhất là giới thiệu các quy hoạch được duyệt, danh mục dự án để xúc tiến đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư như: Khu du lịch cao cấp quốc tế Tản Viên, khu du lịch Sườn Tây núi Ba Vì, khu nước nóng Thuần Mỹ cần được công bố giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm, kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án.

Biên tập, phát hành sách và các tập gấp, tờ rơi giới thiệu về các điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Ba Vì.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 85 - 89)