Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển du lịch sinh thái bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 60 - 65)

bền vững ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới.

Nghiên cứu thực trạng phát triển DLST bền vững ở Ba Vì thời gian qua tác giả nhận thấy, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, phát triển DLST chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa thực sự bền vững. Để DLST trên địa bàn huyện phát triển bền vững, cần giải quyết tốt những vấn đề mẫu thuẫn hiện đang đặt ra như sau:

Một là, mâu thuẫn giữa phát triển cơ sở vật chất- kỹ thuật DLST bền vững với việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên.

Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và nền văn hóa “Xứ Đoài” được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm, Ba Vì hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm DLST độc đáo mang nét đặc trưng riêng bằng việc đầu tư mạnh để nâng cao chất lượng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại… Tuy nhiên, sự phát triển cơ sở vật chất- kỹ thuật cho phát triển DLST trong những năm qua đã và đang tạo ra những hệ lụy về môi trường như: Nhiều di tích, cảnh quan, môi trường sinh thái bị phá vỡ. Do lịch sử địa chất lâu dài, khu vực núi Ba Vì có nhiều loại khoáng sản như vàng, đồng, amiăng, đá vôi, pyrite… nên một số công ty ngay sau khi trúng thầu các dự án đầu tư khu vực này đã lợi dụng việc xây dựng để đào đãi vàng, khai thác khoáng sản trái phép. Đó là ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động khai thác amiăng ở xóm Quýt, mỏ pyrite ở xã Minh Quang, Ba Trại, khai thác vàng ở Đồng Xô, đá vôi

ở Núi Chẽ và dự án xây đập Đồng Xô… đến môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, môi trường, cảnh quan nơi đây cũng đang phải chịu một sức ép từ việc khai thác du lịch quá mức, không theo quy hoạch của các công ty kinh doanh du lịch và hiện tượng xả rác bừa bãi, thiếu ý thức của các công ty này cũng như du khách tham quan. Hiện khu vực có 6 dự án resort du lịch. Các dự án này được cảnh báo có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ban quản lý cần có kế hoạch giám sát môi trường thông qua việc kiểm tra định kỳ các nguồn gây tác động môi trường, đặc biệt là việc kiểm tra việc xử lý rác thải, nước thải của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động xung quanh vườn. Các cấp lãnh đạo có thể xem xét hình thành cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp khai thác thắng cảnh du lịch phải có trách nhiệm trích lợi nhuận từ hoạt động dùng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, tu bổ cảnh quan, giáo dục ý thức khi hướng dẫn khách tham quan. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đang nhận khoán quản lý bảo vệ môi trường của cần xây dựng đề án tổ chức kinh doanh du lịch, trong đó xác định rõ nội dung hoạt động dịch vụ theo hướng cộng đồng gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển du lịch sinh thái bền vững với khả năng quản lý du lịch sinh thái còn hạn chế

Bên cạnh những yếu tố tích cực của ngành du lịch khi mục tiêu chính là tăng trưởng cao, doanh thu lớn, tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, đóng góp cho ngân sách nhà nước…. thì ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng đã bộc lộ một số yếu tố tiêu cực như: khai thác quá mức tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm thay đổi các đặc trưng và những nét văn hóa địa phương đồng thời biến nó thành hàng hoá; tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và an toàn xã hội như tội phạm, sử dụng lao động trẻ em, nạn mại dâm…trong khi đó, công tác quản lý DLST còn lỏng lẻo, hạn chế, hiệu quả kinh doanh, tổ chức bộ máy thiếu tính ổn định nên không bảo đảm được tính liên tục, kế thừa và bị hẫng hụt trong công tác cán bộ làm ảnh

hưởng đến hiệu lực quản lý đối với du lịch nói chung và DLST nói riêng. Mặt khác một bộ phận người dân địa phương và du khách thiếu ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái ở các điểm DLST ở Ba Vì như: săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy, xây nhà trong vườn quốc gia, những hoạt động của khách du lịch như xả rác bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển DLST hiệu quả và bền vững ở Ba Vì trong thời gian tới. Đây là vấn đề đặt ra mà DLST Ba Vì cần giải quyết để vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên môi trường sinh thái nhằm thu hút khách du lịch nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Ba Vì.

Ba là, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi tăng trưởng cao về doanh thu từ ngành Du lịch với đảm bảo các vấn đề xã hội.

Bên cạnh những yếu tố tích cực của ngành du lịch khi mục tiêu chính là tăng trưởng cao, doanh thu lớn, tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, đóng góp cho ngân sách nhà nước…. thì ngành DLST Ba Vì đã bộc lộ một số yếu tố tiêu cực như: làm thay đổi các đặc trưng và những nét văn hóa địa phương đồng thời biến nó thành hàng hoá; tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và an toàn xã hội như tội phạm, sử dụng lao động trẻ em, nạn mại dâm… Bởi vậy, Ba Vì phải hết sức coi trọng trong việc quản lý nhà nước đối với ngành du lịch, yêu cầu các sản phẩm du lịch cung ứng ra thị trường phải được đăng ký kinh doanh và tuân theo quy định của pháp luật.

Những tác động không thuận lợi nói trên sẽ là những nguyên nhân gây ra xung đột trong phát triển DLST và kết quả là quá trình phát triển DLST không bền vững và sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường như mong muốn. Ngay cả khi không xảy ra xung đột

giữa cộng đồng và phát triển DLST nhưng nếu thiếu kiểm soát và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi trường tự nhiên và các thay đổi giá trị văn hoá sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Để loại trừ được những tác động ngược chiều của sự phát triển du lịch đối với cộng đồng dân cư và ngược lại, rất cần phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là đem lại lợi ích cho cộng đồng và phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cộng đồng. Để phát triển du lịch bền vững cần giải quyết hài hòa và bảo đảm các vấn đề xã hội. Có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên để thoả mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự phát triển lâu dài cho thế hệ mai sau.

* * * * *

Phát triển DLST bền vững là một nội dung quan trọng trong thực hiện Quyết định số 201/QĐ- TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai, huyện Ba Vì được xác định là 1 trong 46 địa điểm, tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia của cả nước”. Phát triển loại hình kinh tế này không chỉ phù hợp với với xu hướng phát triển chung, mà còn là đỏi hỏi tất yếu khách quan trong nội tại phát triển ngành Du lịch- Dịch vụ của Huyện, góp phần khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực đảm bảo tăng trưởng liên tục, ổn định góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế đồng thời tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường

Nghiên cứu thực trạng phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì trong những năm qua cho thấy, các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực như: đất đai, vốn, lao động cùng nhiều tư liệu sản xuất khác để thúc đẩy DLST phát triển cả về số lượng và quy mô, với nhiều loại hình DLST phong phú. DLST phát triển đã

nguồn thu đáng kể cho địa phương, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, vững chắc, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn nông thôn, … Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển DLST bền vững ở huyện Ba Vì thời gian qua còn nhiều biểu hiện thiếu bền vững, ở ngay bên trong quá trình phát triển KTTT lẫn việc đảm bảo yêu cầu bền vững về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các biểu hiện đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự chưa thống nhất về mặt nhận thức, lực lượng sản xuất thấp kém và hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ là những nguyên nhân căn bản, chủ yếu.

Từ nghiên cứu thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, tác giả đã khái quát ba vấn đề cơ bản đặt ra cần giải quyết, đòi hỏi cần phải có những giải pháp phù hợp để DLST trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w