Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái bền vững

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 81 - 85)

cho phát triển du lịch sinh thái bền vững

Đây là giải pháp cơ bản, mang tính lâu dài trong quá trình phát triển DLST bền vững. Cơ sở hạ tầng là hệ thống đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin viễn thông, mạng lưới của thương nghiệp của khu dân cư, mạng lưới điện nước v.v... có vai trò đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với ngành du lịch cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình xản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành du lịch. Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật để khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hoá cung ứng cho du khách. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên sự hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Có thể nói rằng, trình độ phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của một quốc gia. Vì thế, một vùng, một quốc gia nào đó muốn phát triển du lịch, mà đặc biệt là DLST thì cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt.

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch được thành phố chú trọng hơn . Vì vậy Ba Vì đã thu hút nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch đang dần được xây dựng đồng bộ, tạo cơ sở, nền tảng quan trọng thúc đẩy DLST phát triển. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch của Ba Vì vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu cả với hiện tại cũng như lâu dài. Vì vậy,

phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Do đó, ngành du lịch, trong đó có DLST của Ba Vì cần phải quan tâm phát triển trên các nội dung sau:

Một là: Đầu tư phát triển các hạng mục về kết cấu hạ tầng phục vụ DLST phát triển bền vững.

Cải tạo, mở rộng hệ thống các tuyến quốc lộ chính đi qua Ba Vì như; xây dựng đường cao tốc Láng - Hòa Lạc kéo dài kết nối với Quốc lộ 32 - cầu Trung Hà. Ưu tiên xây dựng các tuyến đường có vai trò lớn trong phát triển du lịch như: Tuyến trục Ba Vì - Hồ Tây.

Tại các không gian ưu tiên phát triển DLST, tập trung phát triển các tuyến đường nội khu vực có vai trò quan trọng như: Tuyến đường ĐT 414: kết nối đô thị Sơn Tây - Đá Chông; tuyến đường ĐT 415 (sườn Tây núi Ba Vì): nối khu vực Đá Chông với Lương Sơn, Kỳ Sơn của Hòa Bình; tuyến đường nối sườn Đông với sườn Tây núi Ba Vì; tuyến đường vào hồ Suối Hai và các tuyến đường vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Xây mới các cầu lớn: Cầu Đồng Quang nối Minh Quang- Ba Vì với Đồng Luận - Phú Thọ; cầu Ba Vì - Việt Trì nối Ba Vì với thành phố Việt Trì sẽ tạo ra cơ hội lớn về giao thương cũng như phát triển mạnh mẽ về du lịch đối với các tỉnh, các vùng miền của phía bắc trong đó Ba Vì là huyện được hưởng lợi trực tiếp.

Thực hiện khai thác, phát triển tuyến giao thông du lịch sông nước trên hệ thống sông nội đô như sông Tích, sông Hồng, sông Đà... Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống các bến, cảng du lịch phục vụ du lịch đường thủy như: cảng Đá Chông...

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng và có chính sách ưu đãi giá vé cho Ba Vì là huyện miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư cũng như khách du lịch đến Ba Vì như: tuyến Hà Nội - Trung Hà; Hà Nội - Đá Chông.

Nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp nước bảo đảm yêu cầu phát triển DLST. Phấn đấu toàn bộ các khu điểm du lịch của Ba Vì được cấp điện lưới quốc gia 24/24h, nước máy hợp vệ sinh (đạt tiêu chuẩn bình quân 150 lít/người/ngày đêm) đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh du lịch. Ngoài ra, ngành Du lịch cần quy định cụ thể đối với các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch về việc xây dựng hệ thống thoát nước thải, xử lý chất thải rắn phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.

Hai là, đầu tư nâng cấp các hạng mục về hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển du lịch sinh thái.

Hệ thống cơ sở lưu trú: Xu hướng khách du lịch đến Ba Vì trong những năm tới sẽ tăng dần. Điều này đòi hỏi du lịch Ba Vì cần phải đầu tư, nâng cấp khách sạn, cần ưu tiên đối với các dự án đầu tư, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 đến 3 sao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải thiết kế đảm bảo dành không gian nhất định cho giao thông tĩnh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Ba Vì nhằm bảo đảm văn minh trong giao thông, thoải mái và an toàn cho du khách. Đặc biệt phải đảm bảo phù hợp cảnh quan môi trường.Hiện nay Ba Vì mới có 1154 buồng lưu trú, theo dự kiến của phòng Văn hóa- Thông tin huyện thì nhu cầu đến năm 2020 cần thêm khoảng 850 buồng lưu trú (gấp hơn 2,5 lần hiện tại) . Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi Ba Vì cần xác định hướng đầu tư đa dạng, gắn kết chặt chẽ với các sản phẩm du lịch mới. Tại các khu, điểm, không gian ưu tiên phát triển du lịch cần tập trung theo hướng: Đầu tư nâng cấp chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú hiện có. Đa dạng hóa hệ thống cơ sở lưu trú (từ các khu resort đến khách sạn, nhà nghỉ...) với các khu, điểm du lịch mới theo định hướng thị trường và nhu cầu của du khách. Chú trọng phát triển các khu resort cao cấp tại ở sườn đông và sườn tây Ba Vì và đặc biệt phải thực hiện và khai thác bằng được khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên thì mới đảm bảo được kế hoạch đề ra.

Ngoài ra cần phát triển hệ thống lưu trú đặc thù như: du khảo làng nghề, du khảo sắc tộc, du khảo đồng quê ở các khu vực có những đặc điểm độc đáo về

dân cư, văn hóa, xã hội và tự nhiên tại: các làng nghề truyền thống; các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống và có thể phát triển hệ thống lưu trú ven sông Hồng, sông Đà...

Xây dựng các cơ sở dịch vụ thể thao gắn liền với DLST, Một trong những vấn đề hạn chế đối với DLST ở Ba Vì là thiếu những cơ sở dịch vụ cho hoạt động du lịch thể thao, du lịch hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế. Nên cần tập trung vào các loại hình chính: sân golf cao cấp và câu lạc bộ thể thao. Khẩn trương xây dựng sân golf cao cấp và khu vui chơi giải trí đa năng ở Hồ Suối Hai để sớm đi vào hoạt động.

Hệ thống cơ sở văn hóa và vui chơi giải trí: Tập chung nâng cấp, cải tạo hệ thống các khu vui chơi giải trí hiện tại là: Khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khoang Xanh, Đầm Long, Tản Đà Resort; khu vui chơi giải trí cao cấp - hồ Suối Hai.

Chú trọng xây dựng một vài trung tâm vui chơi giải trí hỗn hợp theo xu hướng hiện đại, quy mô lớn như: mô hình công viên chuyên đề (Theme park) ở khu vực, mô hình trung tâm vui chơi giải trí về đêm (show, game, cinema, shopping...) mà hiện nay Ba Vì chưa có, tạo động lực thu hút du khách trong và ngoài nước. Việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Ba Vì nói chung là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du lịch tỉnh trong những năm tới

Hệ thống cơ sở dịch vụ, cần được nâng cấp chất lượng, đa dạng hóa loại hình. Chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch ở các làng nghề, đưa các làng nghề thành các trung tâm bán hàng lưu niệm thủ công truyền thống đặc trưng hấp dẫn khách du lịch (khách du lịch không chỉ mua sản phẩm lưu niệm theo ý nghĩa thương mại mà còn là quá trình trải nghiệm thực tế thông qua việc tham gia các hoạt động sản xuất trực tiếp). Ngoài ra, cần phát triển đa dạng các dịch vụ bán hàng lưu niệm, mua sắm cao cấp ở các siêu thị trung tâm huyện và các khu vực có sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG ở HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w