1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội (2).DOC

85 2,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam ngày càng xuất hiệnnhiều các đô thị với quy mô và mức độ khác nhau Đặc điểm của các đô thị nóichung là nền kinh tế phát triển và dân cư tập trung đông Chính vì vậy, đi kèmvới sự phát triển kinh tế- xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, trong đóchất thải rắn luôn là vấn đề bức xúc ở mọi đô thị

Trong một thời gian dài, việc quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ở nước ta là

do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm Người dân không hề có ý thức và tráchnhiệm đối với vấn đề thu gom và sử lý rác thải Cố gắng của các cơ quan nhànước, đặc biệt là các Công ty MTĐT, trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở

đô thị đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường của cácthành phố, đô thị Tuy nhiên, trong tương lai các biện pháp này sẽ không bềnvững và nảy sinh nhiều vấn đề Nguyên nhân là do mức sống của người dânngày càng cao làm cho lượng rác sinh hoạt luôn tăng, vượt quá khả năng thugom của các Công ty MTĐT Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Việt Nam đang

cố gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề bằng cách phối hợp cácbiện pháp chính sách tài chính và các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hút

sự tham gia của người dân Ý tưởng và phương pháp phát huy vai trò của cộngđồng nhằm tăng cường quyền làm chủ và trách nhiệm của người dân trong việcbảo vệ môi trường được gọi là “ Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường”

Ngày 12/10/2000, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số

5466/QĐ-UB về việc tổ chức thực hiện thí điểm xã hội hoá công tác thu gom và vậnchuyển một phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cho đến nay, môhình này đã đem lại lợi ích nhiều mặt, giải quyết vấn đề rác thải của thành phố,góp phần làm môi trường sạch đẹp, tạo điều kiện cho người dân làm chủ và cótrách nhiệm bảo vệ môi trường sống, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trườngcủa người dân thủ đô, giảm chi phí ngân sách nhà nước, tăng đóng góp của

Trang 2

người dân trong việc thu gom và duy trì vệ sinh môi trường, tạo công ăn việclàm cho một số lao động địa phương.

Bước đầu mô hình đã đạt được nhiều kết quả khả quan Nhà nước đã thayđổi một số chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia xã hộihoá Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và cácđơn vị đã đạt được những thành tựu đáng kể Song để hoàn thiện và phát huyrộng rãi mô hình này Nhà nước phải hoàn thiện các cơ chế chính sách làm tănghiệu quả kinh tế cũng như quản lý

Để phát huy tối đa những lợi ích từ việc xã hội hoá công tác bảo vệ môitrường, cụ thể là công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, phế

thải xây dựng, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công

tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu và phân tích một mô hình

xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường ở Hà Nội

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Luận văn tập trung nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom vàvận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng ở Hà Nội, các mục tiêu cơ bảnlà:

- Phân tích, đánh giá hiệu quả mô hình xã hội hoá công tác thu gom vàvận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Xây dựng mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thảisinh hoạt, phế thải xây dựng cho địa bàn phường Khương Trung, quận ThanhXuân thành phố Hà Nội

Trang 3

3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu.

* Nội dung nghiên cứu.

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề chất thải rắn đô thị.

Chương 2: Mô hình HTX Vệ sinh môi trường Thành Công và hiệu quả

thực tế của mô hình tại phường Văn Chương, quận Đống Đa thành phố Hà Nội

Chương 3: Xây dựng mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển

rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng cho phường Khương Trung, quận ThanhXuân thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu.

Trong khuôn khổ của luận văn chỉ nghiên cứu mô hình xã hội hoá côngtác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng của HTX ThànhCông, đánh giá hiệu quả của mô hình khi áp dụng thực tế vào phường VănChương, từ đó xây dựng một mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vậnchuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng cho phường Khương Trung

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích kinh tế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài

sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và các cán bộ của HTX Thành Công.

Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Lê Hà Thanh đã tận tình hướng dẫn

trong quá trình nghiên cứu , hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn Th.S Huỳnh Thị Mai Nhung đã hướng dẫn và

giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn CB Nguyễn Quốc Hưng cùng các cán bộ nhân

viên của HTX Thành Công đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên khoa Môi trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong 4 năm học vừa qua.

Sinh viên

Nguyễn Thị Huế

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn đã viết là do

bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các tài

liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác

Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huế

Trang 6

Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

I Khái niệm về chất thải rắn.

Chất thải rắn là một vấn đề nóng bỏng tại các đô thị, các khu kinh tế phát

triển Mỗi người có một cái nhìn khác nhau về các loại chất thải rắn này nênđược nhìn nhận dưới nhiều quan niệm Tuy nhiên có hai quan niệm chính nổibật đó là theo quan niệm chung và theo quan niệm mới:

Theo quan niệm chung; Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con

người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế_xã hội của mình (bao gồm các hoạtđộng sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…).Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất

và hoạt động sống

Theo quan niệm mới; Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị )

được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đôthị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thảiđược coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ

mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy

Như vậy theo quan niệm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng là:

- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị;

- Thành phố có trách nhiệm thu dọn

II Khái niệm về chất thải rắn đô thị.

2.1 Định nghĩa và đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động

của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trườnghọc, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phầnbao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo,thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông

Trang 7

vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…Theo phương diện khoahọc, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa rau, quả…loại chất thảinày mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùikhó chịu, đặc bịêt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm Ngoài các loại thức ăn dưthừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng,khách sạn, ký túc xá, chợ…

Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người vàphân của các động vật khác

Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khuvực sinh hoạt của dân cư

Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốtcháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy kháctrong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,nilon, vỏ bao gói…

Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt chiếm phần lớn trong tổng lượng rác thảiphát sinh tại các đô thị.Chúng ta cần biết được đặc điểm của từng loại để có biệnpháp sử lý sao cho hiệu quả

Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị:

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủynhư các loại rau, quả, củ, thực phẩm thừa và hư hỏng, xác và các bộ phận củađộng vật, vỏ hoa quả…Ngoài ra là các vật liệu khác bao gồm các chất dễ cháy:cao su, nhựa, nilon, giấy, cacton, vải, gỗ; các chất không cháy: thủy tinh, kimloại, đất đá,vật liệu xây dựng…Trong chất thải rắn sinh hoạt đôi khi cũng có cácloại chất thải rắn nguy hại như: chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, bóng đènhỏng có chứa thủy ngân Tỷ lệ thành phần chất thải rắn đô thị ở Hà Nội so vớitổng khối lượng được trình bày tại bảng sau:

Trang 8

Bảng 1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội năm 2003.

Thành phần chất thải Tỷ lệ % so với tổng lượng chất thải rắn năm

(Theo nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004- chất thải rắn,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới(WB), Cơ quan phát triển Quốc tế Canada(CIDA) Việt Nam, 2004)

Trong quá trình thu gom và vận chuyển lượng chất thải rắn là yếu tố cần

quan tâm hàng đầu Nhìn chung, lượng chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc vào haiyếu tố chính là mức độ phát triển kinh tế và việc tăng dân số

Theo thống kê của Công ty MTĐT Hà Nội, lượng chất thải rắn sinh hoạt ở

Hà Nội tăng lên rõ rệt trong vài năm gần đây (bảng 2), điều đó thể hiện mứcsống của dân cư cũng như sự phát triển của Hà Nội đã được nâng cao

Bảng 2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội qua các năm:

Năm Lượng chất thải rắn sinh hoạt

hệ số chuyển đổi đơn vị từ trọng lượng sang thể tích rác bằng 0,42 ÷ 0,45 (Theo

đề án thực hiện xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt,

Trang 9

phế thải xây dựng tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,UBND quận Đống Đa, HTX Thành Công Hà Nội, 2002), nghĩa là:

M = (0,42÷0,45) × V

Trong đó: M là khối lượng rác tính theo đơn vị tấn

V là thể tích rác tính theo đơn vị khối

Tr ung bình

15 40 4 3 2 0,5 0,5 12 2 8 6 1 2 4

50-80 4-10 4-8 1-4 6-15 1-4 8-12 30-80 15-40 1-4 2-4 2-4 2-6 6-12

70 6 5 2 10 2 10 60 20 2 3 2 3 8

128-80 32-128 38-80 32-128 32-96 96-192 96-256 84-224 128-20 160-480 48-160 64-240 128-1120 320-960

228 81,6 49,6 64 64 128 160 104 240 193,6 88 160 320 480

(Theo nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005-chất thải rắn, bộ

Tài nguyên và môi trường 2005)

2.3 Các nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị.

Trang 10

Chất thải rắn đô thị được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau Thông

thường có các nguồn phát sinh chính sau:

- Hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình Thành phần rác thải này bao gồmrau quả, củ thừa và hư hỏng, thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ, thủy tinh…Ngoài ra rác

hộ dân có thể chứa các chất thải độc hại như các loại sơn, pin, bóng đèn có chứathủy ngân…

- Quét đường: phát sinh từ các hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơigiải trí và danh lam thắng cảnh Nguồn rác này do người đi đường, các đốitưọng tham gia giao thông và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả ra Thànhphần chúng có thể gồm cành cây và lá cây, giấy vụn, nilông, xác động vật chết,thực phẩm…

- Khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động bán buôn của các cửa hàngbách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch…Các loại chất thải

từ khu thương mại bao gồm giấy, bìa cactông, nhựa, gỗ, thực phẩm, thủy tinh,kim loại, đồ điện tử gia dụng…Ngoài ra các khu thương mại có thể chứa mộtphần các chất thải độc hại

- Cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, vănphòng làm việc Thành phần rác thải ở đây gần giống như ở khu thương mại

- Chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu

là rác hữu cơ bao gồm rau, củ, quả thừa, hư hỏng, thực phẩm hỏng

- Phế thải xây dựng từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt độngxây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông Các loại chấtthải gồm gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, bôi…Ngoài ra còn có các loại chấtthải độc hại khác như sơn, các loại hóa chất, phụ gia sử dụng trong xây dựng

- Bệnh viện và các cơ sở y tế: gồm rác y tế phát sinh từ các hoạt độngkhám bệnh, điều trị bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế Các loại chất thảigồm bệnh phẩm, dụng cụ y tế, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sửdụng…Ngoài ra trong quá trình chăm nuôi bệnh nhân cũng phát sinh các loạichất thải rắn tương tự như ở các hộ gia đình

Trang 11

- Hoạt động công nghiệp: bao gồm hai hoạt động chính là hoạt động sảnxuất và hoạt động quản lý Chất thải phát sinh từ hoạt động quản lý cũng tương

tự như ở các cơ quan, công sở Các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuấtcủa các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp có thành phần và tính chất độchại tùy thuộc vào đặc điểm ngành công nghiệp Đối với các khu công nghiệp lớncòn có các loại chất thải giống như hộ gia đình phát sinh từ việc sinh hoạt hàngngày của công nhân tại khu công nghiệp

Như vậy tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếplàm phát sinh ra chất thải rắn đô thị Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào cuộcsống sinh hoạt của mỗi người Từ đó, con người cần có ý thức thu gom chất thảirắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường

2.4 Phân loại chất thải rắn đô thị.

Dựa vào đặc điểm và nguồn phát sinh các loại chất thải rắn ở đô thị, có

thể phân loại như sau:

- Rác thải hữu cơ dễ phân hủy: rau, củ, quả, thực phẩm…

- Chất hữu cơ khó phân hủy: giấy, thủy tinh, nhựa, vải, gỗ

- Chất vô cơ: kim loại, bê tông, thạch cao…

- Chất thải nguy hại:sơn, hóa chất…

- Rác y tế: bệnh phẩm, thuốc, bông băng…

Người ta dựa vào đặc điểm của mỗi loại chất thải để có cách thu gom và

xử lý riêng Phế thải xây dựng có khối lượng lớn được vận chuyển đến bãi đổ vàtận dụng để san lấp Chất thải y tế và chất thải công nghịêp do có khả năng lâynhiễm và mức độ độc hại cao nên được phân loại và tổ chức thu gom, vậnchuyển, xử lý riêng

Những loại chất thải khác phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngàyđược gọi là chất thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt chiếm số lượng lớn tại các đôthị và đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất Do đó, trong giới hạn củachuyên đề này, tác giả tập trung chủ yếu vào chất thải rắn sinh hoạt Đây là loại

Trang 12

chất thải chiếm khối lượng chủ yếu và là đối tượng chính của công tác thu gomchất thải rắn ở đô thị.

III.Tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội.

3.1 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội.

Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội tăng mạnh dẫn đến dân

số tăng liên tục từ 2,3 triệu người năm 1995 đến năm 2003 dân số đã xấp xỉ gần3,0 triệu người Mức sống của người dân đang không ngừng cải thiện nên lượngrác thải sinh hoạt bình quân tính theo đầu người tăng từ 0,44 kg/người/ngày lên0,55 kg/người/ngày Theo thông kê của Công ty môi trường đô thị thì tổnglượng chất thải rắn sinh hoạt trong nội thành là 500.000 tấn/năm và tăng dần từ1.300 tấn/ngày đến 1.500 tấn/ngày năm 2000 cho đến nay là khoảng 2.700tấn/ngày Ngoài ra Hà Nội hiện có 9 cụm công nghiệp cũ đã có từ những năm 60

và 70 đồng thời đang phát triển 5 khu công nghiệp mới và 3 khu dự kiến đầu tưtrong qui hoạch phát triển tư nay đến năm 2010 bao gồm 20 ngành công nghiệpvới hơn 500 nhà máy, xí nghiệp, 35 bệnh viện, 55 chợ và trung tâm thương mại,hơn 1.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng trăm cơ sở dịch vụ…do vậylượng chất thải công nghiệp gia tăng hàng năm là 5 % trong đó khoảng 38% làchất thải nguy hại

Để giảm lượng chất thải chôn lấp từ năm 1996 Ủy ban nhân dân Thànhphố Hà Nội đã cho lắp đặt hệ thống phân loại, xử lý chế biến rác sinh hoạt thànhphố thành phân hữu cơ tại Cầu Diễn do tổ chức phát triển của Liên hợpquốc(UNDP) tài trợ và năm 2000 tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp bằng nguồnvốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý 50.000 tấn rác sinhhoạt/năm đây là bước đột phá về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội

Từ năm 1998 Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai công tác quản lý và

xử lý chất thải rắn y tế, đã đầu tư xây dựng lò đốt chất thải rắn nguy hại y tế tậptrung tại Cầu Diễn và chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2000 đồng thời tổ

Trang 13

chức triển khai phân loại chất thải rắn y tế ngay từ cơ sở và thu gom, vận chuyểnđến nơi xử lý tập trung.

Từ năm 1998 Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành việc xử lý chất thảirắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại khu liên hợp xử lý chấtthải rắn Nam Sơn-Sóc Sơn với tổng năng lực chôn lấp là 13,8 triệu tấn chất thảirắn sinh hoạt trên tổng diện tích bãi là 83,3 ha Song song việc vận hành khaithác khu liên hợp xử lý tại Nam Sơn-Sóc Sơn, được phép của Thủ tướng Chínhphủ Thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải sinhhoạt tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì nhắm nâng cao năng lực

xử lý chất thải trên địa bàn thành phố

Về chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại đang là thách thứclớn đối với công tác quản lý môi trường của Thành phố, năm 2002 lực lượngquản lý thị trường, chi Cục bảo vệ thực vật và các Sở khoa học Công nghệ vàMôi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an, Tài chính, Y tế đãphối hợp với Bộ Tư lệnh Hóa học- Bộ quốc phòng, Sở Khoa học Công nghệ vàMôi trường tỉnh Hà Tây tổ chức tiêu hủy hơn 10 tấn thuốc Bảo vệ thực vật cấm

sử dụng tồn đọng và một số hóa chất y tế theo đúng Qui chế quản lý chất thảinguy hại ban hành theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999của Thủ tướng Chính phủ

Hiện nay Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà Đất Hà Nội đang khẩn trươngsoạn thảo Qui định tạm thời về Quản lý chất thải công nghiệp(bao gồm cả chấtthải nguy hại) để tháng 7 năm 2004 trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xétban hành tạo cơ sở pháp lý tăng cường các hoạt động Quản lý chất thải côngnghiệp nói chung, chất thải nguy hại nói riêng trên địa bàn thành phố

*Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đô thị

ở Hà Nội.

Giải pháp công nghệ:

- Tăng khả năng thu gom chất thải bằng cách tăng cường và đổi mới trangthiết bị để theo kịp lượng chất thải ngày càng tăng, đồng thời cải thiện mức độ

Trang 14

phục vụ và mở rộng phạm vi thu gom như trang bị các xe tải nhỏ để phục vụ chocác đường phố hẹp, các thiết bị cân rác, nén ép rác…

- Phương pháp xử lý rác sinh hoạt cho các đô thị sẽ là ủ rác hữu cơ làmphân compost và chôn lấp rác có tổ chức, quản lý hợp vệ sinh Sử dụng côngnghệ đốt chất thải rắn nguy hại, sau đó chôn lấp tro xỉ tại các bãi chôn lấp hợp

vệ sinh Tiến tới xây dựng bãi chôn lấp phế thải hợp vệ sinh có kiểm soát và cóthể sử dụng trong thời hạn trên 20 năm

Giải pháp liên quan tới cơ chế- chính sách:

- Quản lý chất thải rắn ngay từ nguồn thông qua việc đăng ký chất thải,nhất là các chất thải nguy hại Căn cứ vào việc đăng ký chất thải, các phươngtiện thu gom, vận chuyển và phí cho từng loại được tính toán khác nhau Phí thugom, vận chuyển cho chất thải nguy hại phải cao hơn chất thải sinh hoạt

- Cụ thể hóa các văn bản dưới luật, đồng thời phải thường xuyên tiến hànhkiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật

- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hóa cácdoanh nghiệp nhà nước với chế độ ưu đãi ( miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợitức hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi…) để khuyến khích việc thu gom triệt đểchất thải rắn

- Tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc

tế Ngoài vịêc thu được các thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chấtthải rắn, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính còn có thể nắm bắt được kiếnthức và kỹ thuật từ các quốc gia tiên tiến thông qua các khóa đào tạo cho cán bộ

ở nước ngoài có cấp học bổng

Giải pháp quản lý:

- Phải xây dựng một kế hoạch tổng thể và chiến lược lâu dài về quản lýchất thải rắn

- Từng bước xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

về môi trường ở các cấp cơ sở

Trang 15

- Thực hiện nghiêm túc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án vàcác cơ sở đang hoạt động Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đốivới dự án kinh tế- xã hội, các dự án đầu tư theo luật định.

- Thiết lập mạng lưới quan trắc và dự báo môi trường chung cho các chấtthải, trong đó có chất thải rắn đô thị

- Quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạođội ngũ cán bộ chuyên môn về chất thải rắn nói chung và kinh tế chất thải nóiriêng

Giải pháp tuyên truyền, giáo dục:

- Nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân từ người già đến trẻnhỏ Thông qua giáo dục và động viên, nhân dân và các tổ chức, cơ quan, xínghiệp, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng sẽ nhận thức đầy

đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của bảo vệ môi trường và phát triển bềnvững

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phương tiện truyềnthông đại chúng Nội dung thông tin tuyên truyền ngoài vấn đề môi trườngchung, còn bao gồm kiến thức chung về chất thải rắn, chất thải rắn với việc ônhiễm môi trường, các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thảirắn Luật bảo vệ môi trường, các quy định dưới luật

- Coi vấn đề quản lý chất thải rắn là một phần trong chương trình giảngdạy môi trường cần đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành

Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải:

- Phân loại chất thải rắn từ nguồn phát sinh Chất thải sinh hoạt cần phânthành hai loại: Các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon,nhựa, kim loại, chai lọ, vỏ đồ hộp và các loại chất thải còn lại Đối với chất thảicông nghiệp và bệnh viện cần tách riêng các phế thải nguy hại như kim loạinặng, các hóa chất độc, bông băng, các loại thuốc quá hạn, kim tiêm, các chấtxét nghiệm…Việc phân loại này sẽ làm tăng tỷ lệ tái sinh chất thải , cũng cónghĩa giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý

Trang 16

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu lượng chất thải thông quaviệc áp dụng các công cụ kinh tế thường sử dụng dựa trên nguyên tắc người gây

ô nhiễm trả tiền (pollter pays principle) Các công cụ khuyến khích kinh tếnhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với môi trường Một số hìnhthức của công cụ khuyến khích kinh tế chủ yếu là:

+ Thuế nguyên liệu: Loại thuế này đánh vào nguyên liệu sử dụng chosản xuất, đặc biệt là sản xuất bao bì, vỏ hộp Mức thuế căn cứ vào tác động đốivới môi trường của sản xuất và tiêu thụ các loại bao bì, có tính đến tỷ lệ tái chế

và taí sử dụng

+ Phí sản phẩm: Loại phí này được coi là loại thuế đầu ra đánh vàothành phẩm cuối cùng của công đoạn sản xuất Thuế này có liên quan tới sự xảthải và tác hại gây ô nhiễm của chất thải Các sản phẩm được tạo ra từ nguyênliệu đã qua tái chế hoàn toàn hay một phần thì sẽ được miễn hoặc giảm thuế + Phí xả thải chất thải: Mức thu phí dựa trên khối lượng hay thể tíchchất thải được xả thải Điều này sẽ khuyến khích các chủ nhân nguồn thải phânloại chất thải trước khi đổ thải theo hợp đồng thỏa thuận, trong đó phế liệu cókhả năng tái chế sẽ được mua lại

- Tổ chức lại việc thu nhặt rác hiện nay Hợp thức hóa hệ thống thu gomphế liệu tái sinh Các cơ sở tái chế cần được đưa vào quy hoạch Các cơ sở này

là các cơ sở tư nhân trong giai đoạn đầu, sau đó có thể thí điểm mô hình doanhnghiệp nhà nước

- Hòa nhập phụ nữ vào hệ thống quản lý chất thải rắn Trong bối cảnhhiện nay, phụ nữ có mặt rất đông đảo trong lĩnh vực này Người phụ nữ có một

kỹ năng trong việc trung chuyển chất thải từ nhà bếp ra phố, từ phố tới nhữngnơi thu gom, trong đó bao gồm cả việc tái sinh lại chất thải Người phụ nữ cũngtham gia vào những quyết định liên quan tới việc tiếp nhận công nghệ mới vềthu gom chất thải rắn Tất cả các khía cạnh xã hội của việc tiếp nhận công nghệnày đều tác động trực tiếp tới phụ nữ của đô thị Với việc hòa nhập, sẽ nâng cao

Trang 17

mức độ tái sinh rác của phụ nữ nói chung và nhất là của người thu dọn rác cũngnhư người buôn đồng nát.

Như vậy, để quản lý hiệu quả chất thải rắn đô thị ở Hà Nội, cần thực hiệntốt các giả pháp đồng thời kết hợp với sự quản lý của các cơ quan chức năng đạthiệu quả về mặt xã hội trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị.Dướiđây là mô hình tham gia quản lý chất thải rắn của các sở, ban, ngành liên quan

3.2 Mô hình tham gia quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội.

Việc thu gom chất thải rắn ở đô thị hiện nay vẫn được coi là hoạt độngcông ích, chịu sự quản lý của các sở, ban, ngành, UBND địa phương, hoạt độngvới mục đích là đạt hiệu quả xã hội trong việc thu gom, vận chuyển chất thảirắn đô thị Tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố

Hà Nội có các cơ quan quản lý sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) : chịu trách nhiệm vạchchiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trongviệc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia

- Bộ Xây dựng : hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản

lý chất thải

- UBND thành phố: quyết định những chủ trương biện pháp để đảm bảoxây dựng và phát triển thủ đô, ban hành các văn bản pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra,giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong giới hạn cho phép; banhành các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị và cá nhântham gia hoạt động vệ sinh môi trường

- Sở Giao thông Công chính ( Sở GTCC): là cơ quan chuyên môn giúpUBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các vấn đề đô thịtrên địa bàn thành phố Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND thành phố, đồngthời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng vàcác ban ngành liên quan Đối với công tác quản lý chất thải rắn, Sở có tráchnhiệm quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, giao trách

Trang 18

nhiệm cho Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, ký hợp đồng bao thầu với các xínghiệp thu gom và vận chuyển chất thải rắn, cấp, thu hồi, gia hạn các loại giấyphép, chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh

tế của thành phố tham gia hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường

- Sở Tài nguyên- Môi trường: là cơ quan chuyên môn giúp UBND thànhphố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên và môitrường Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND thành phố và sự chỉ đạo hướngdẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên- Môi trường, BộXây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quanNhà nước có thẩm quyền

- UBND các cấp: Chỉ đạo việc quản lý chất thải trên địa bàn, phát hiện cácvấn đề về vệ sinh môi trường và phối hợp với các cơ quan chức năng để giảiquyết Thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chonhân dân

- Công ty MTĐT Hà Nội: chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lýchất thải rắn của thành phố Hà Nội Là một doanh nghiệp công ích hoạt độngtheo nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về luật doanh nghiệp Nhànước hoạt động công ích, trực thuộc Sở GTCC

Trang 19

Mối quan hệ một chiều

Mối quan hệ hai chiều

Hình 1: Mô hình tổ chức quản lý nhà nước của công ty MTĐT Hà Nội.

Hiện nay ở Hà Nội có 8 đơn vị tham gia xã hội hóa công tác vệ sinh môitrường đô thị và một số tổ thu gom dân lập khác:

1.Công ty cổ phần MTĐT Thăng Long; 2.Hợp tác xã Thành Công;

3.Công ty TNHH NN một thành viên Môi trường đô thị ( do Công tyMTĐT Hà Nội chuyển thành)

4.Công ty Cổ phần Tây Đô tách ra từ xí nghiệp MTĐT số 5

5.Công ty Cổ phần môi trường Thanh Trì;

6.Hợp tác xã Gia Lâm huyện Gia Lâm, quận Long Biên;

7.Công ty Cổ phần môi trường dịch vụ và dạy nghề Thái Dương;

Bộ TN & MT

Trang 20

8 Công ty Cổ phần Xanh;….

Trong chuyên đề này tác giả chọn mô hình Hợp tác xã vệ sinh môi trườngThành Công làm đối tượng nghiên cứu

3.3 Phân tích dây truyền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị.

Hình 2: Dây truyền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị Hà

Nội.

Nguồn phát sinh chất thải

Phân loại, thu gom chất

Tiêu hủy tại các bãi chôn lấp

Trang 21

Như vậy, việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung phải tuân thủ dâytruyền thu gom, vận chuyển và xử lý nhất định từ khi mới bắt đầu hình thành chođến lúc tiêu hủy tại các bãi chôn lấp Về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu:

Thứ nhất, phải thu gom và vận chuyển hết chất thải Đây là yêu cầu đầu

tiên, cơ bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏiphải có nhiều cố gắng khắc phục

Thứ hai, phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí

nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất Đảm bảo sức khỏe cho đội ngũnhững người lao động trực tiếp tham gia việc xử lý chất thải phù hợp với khả năngkinh phí của thành phố và Nhà nước

Thứ ba, đưa được các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất

thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản

lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệmvới vấn đề môi trường của đất nước Phù hợp với cơ chế quản lý chung của Nhànước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế

Phân tích dây truyền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị bao gồm các công đoạn:

* Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm các khu dân cư (chất

thải sinh hoạt); các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng ăn;các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy; các công sở, trường học, công trình công cộng;các hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng đô thị…Tuy nhiên, các nguồnthải này không đồng bộ do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là khác nhau giữacác tầng lớp dân cư làm cho khối lượng rác thải ngày càng tăng lên Chúng ta cầntuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân thông quaviệc đẩy mạnh công tác thu gom rác thải tại các khu dân cư

* Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, công sở

hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý,chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể

Trang 22

chia ra thành các dịch vụ sơ cấp và thứ cấp Sự phân biệt này phản ánh yếu tố là

ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gomrác từ các nhà ở và thu gom tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lạichuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp Giai đoạn thu gom sơ cấpảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng như đối với mỹ quan đô thị và hiệuquả của các công đoạn sau đó

Việc thu gom chất thải do Công ty Môi trường Đô thị; các Xí nghiệp môitrường đô thị; HTX Thành Công và các đơn vị xã hội hóa khác là trực tiếp từngười dân

* Vận chuyển chất thải bao gồm hai khâu chính là khâu vận chuyển rác

về bãi rác Nam Sơn và khâu thu dọn, vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng về BãiTrại Gà- Phú Diễn Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện vận chuyển phảiđúng xe chuyên dùng thực hiện theo đúng QĐ 02/QĐ-UB và QĐ 26/QĐ-UB thànhphố Hà Nội Đồng thời phải đổ rác và đất thải, phế thải xây dựng đúng nơi quy địnhcủa thành phố Thực hiện vận chuyển hết trong ngày không để ứ đọng sang ngày hômsau , không rơi vãi ra đường và đến đúng nơi quy định

* Xử lý chất thải rắn nhằm mục tiêu làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần

không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tậndụng vật liệu và năng lượng trong chất thải Để xử lý một cách hiệu quả có thể

sử dụng các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến vớicác phương pháp như cơ học, cơ lý hay sinh học.Trong quá trình xử lý chúng tanên tận dụng hết khả năng tái sử dụng lại các chất thải rắn làm nguyên liệu hay ủsinh học làm phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.Chỉ khi nào không tái chế

sử dụng được mới đem chôn lấp

Trang 23

Chương II: MÔ HÌNH HTX VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH CÔNG VÀ

HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA MÔ HÌNH TẠI PHƯỜNG VĂN CHƯƠNG, QUẬN ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

I Tổng quan về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

1.1 Khái niệm và mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

1.1.1.Khái niệm chung về xã hội hóa bảo vệ môi trường.

Trong thực tế, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở

nhiều địa phương, nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chođến nay chưa có một khái niệm chuẩn nào về xã hội hóa công tác bảo vệ môitrường

Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát rằng Xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường là đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành công việc chung của xãhội; là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệmôi trường, xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự vàthực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các đối tác thuộc Nhà nướccũng như tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; đề cao vai trò củamặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên và các đoàn thể nhândân, các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, đưa nội dung hoạtđộng bảo vệ môi trường vào các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vaitrò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường

1.1.2.Mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Xã hội hóa bảo vệ môi trường là hướng tới toàn dân thuộc mọi giai cấp,

mọi tầng lớp xã hội.Nhiệm vụ cơ bản của xã hội hóa bảo vệ môi trường là nângcao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường một cách thực sự đầy đủ vàđộng viên khuyến khích quần chúng tham gia bảo vệ môi trường với mục đích

cơ bản đó là:

Trang 24

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân; mọi người đều phải

nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức bảo vệ môi trườngnói chung Khi người dân trực tiếp tham gia vào bảo vệ môi trường thì mới thực

sự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ môitrường Xã hội hóa bảo vệ môi trường tạo điều kiện cho người dân thực sự làmchủ, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình và của cộng đồng

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia

vào giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường; mục đích là khuyến khích các tổ

chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia vào công tác bảo vệ môi trường; thựchiện cạnh tranh lành mạnh; đưa công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường vào

nề nếp, có hiệu quả thiết thực đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ

Từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng nguồn thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường từ người dân,huy động các nguồn lực tự có trong dân để góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường; từng bước

chuyển dần cơ chế Nhà nước là người chủ yếu bao tiêu các sản phẩm, dịch vụbảo vệ môi trường sang cơ chế người trực tiếp sử dụng, trực tiếp hưởng dịch vụphải trả chi phí cho người cung cấp Người được hưởng dịch vụ phải trả chi phícho người cung cấp dịch vụ sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước Khi trảtiền phí, người sử dụng ngày càng đòi hỏi người cung cấp dịch vụ với chấtlượng tốt hơn, đa dạng hơn, do vậy môi trường sẽ cải thiện hơn

Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân

cư địa phương, xã hội hóa bảo vệ môi trường khuyến khích các thành phần

kinh tế, các cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, hình thành cáccông ty, HTX, tổ cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường… vì vậy sẽ thu hút mộtlực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, nângcao thu nhập và mức sống cho một bộ phận lao động địa phương Như vậy, xãhội hóa bảo vệ môi trường không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môitrường mà còn giải quyết vấn đề xã hội cũng không kém phần bức xúc là vấn đềviệc làm

Trang 25

Tạo sức mạnh tổng hợp cho công tác bảo vệ môi trường; Xã hội hóa

bảo vệ môi trường sẽ huy động được sức mạnh của quần chúng, các tổ chứcchính trị Xã hội và cộng đồng kết hợp với vai trò của nhà nước tạo sức mạnhtổng hợp để thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường Sức mạnh tổng hợp củaquần chúng nhân dân, của các tổ chức và cộng đồng sẽ làm giảm gánh nặng chonhà nước và chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về môitrường, cho phép các cơ quan tập trung mạnh hơn vào các hoạt động điều hòa, phốihợp hoạt động để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu pháttriển bền vững

1.2 Nội dung của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là một khái niệm rất rộng, bao

gồm nhiều nội dung khác nhau.Sau đây là một số nội dung cơ bản:

- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường làm cho mọi người dânnhận thức được việc giữ cho môi trường trong sạch là vấn đề hết sức quan trọng

để bảo vệ xã hội, bảo vệ đất nước và bảo vệ bản thân mình.Mỗi người dân cótrách nhiệm xây dựng cho mình nếp sống sạch, hợp vệ sinh tích cực tham giabảo vệ môi trường của địa phương mình

- Phát động phong trào thi đua bảo vệ môi trường thông qua các chươngtrình, kế hoạch cụ thể có đánh giá thi đua và khen thưởng cho các phong tràođạt thành tích cao trong bảo vệ môi trường

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý thích hợp tùy vào điều kiện tự kinh tế-xã hội và hiện trạng môi trường từng khu vực, từng địa phương để lựachọn mô hình hợp lý nhằm phát huy công tác bảo vệ môi trường một cách hiệuquả nhất.Việc xây dựng mô hình quản lý môi trường thích hợp sẽ quyết định đếnhiệu quả của công tác bảo vệ môi trường

- Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý xã hội hóa bảo vệ môi trườngtạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh

Trang 26

tế tham gia giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường không ngừng nâng caonăng lực quản lý nhà nước các ngành các cấp về công tác này.

- Nâng cao chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường giải quyết mọi vấn đề

có thể xảy ra tạo cảnh quan môi trường ngày càng sạch đẹp

1.3 Lợi ích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường thực hiện sẽ mang lại lợi ích nhiềumặt cho cộng đồng và cho quốc gia:

*Lợi ích với cộng đồng:

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường xây dựng và tăng cường tính tự lựctrong cộng đồng Các cộng đồng được giao quyền sẽ hành động trong quyền lợicủa mình, tích cực phát triển mọi khả năng, sự khôn khéo trong việc tổ chức, tựđiều chỉnh và thực thi công việc

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường có thể tạo ra cơ hội mới về việclàm, huy động các nguồn lực và sự khéo léo, tài giỏi chưa được sử dụng, giảiphóng năng lượng của cộng đồng cho công việc thực hiện các sáng kiến và sự đadạng về nếp sống cơ bản Nhiều dự án dựa vào cộng đồng đòi hỏi về đầu tưthấp, cho giá trị cao của sự phục hồi, tính hiệu quả và kết quả cao của việc dùngcác tài nguyên con người và tài nguyên vật chất

Trong các cộng đồng đô thị cũng như vùng nông thôn, xã hội hóa công tácbảo vệ môi trường có tác dụng nâng cao trách nhiệm đối với môi trường địaphương Với sự đảm bảo an ninh trong quyền sở hữu, nhân dân có thể chấp nhậnphương hướng lâu dài và tổ hợp các mục tiêu kinh tế và môi trường

*Lợi ích đối với quốc gia.

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường làm giảm sự bao cấp của nhà nướctrong lĩnh vực môi trường Đồng thời đem lại một số lợi ích xã hội như: Giảmthiểu các mâu thuẫn xã hội do sự phá vỡ môi trường, thiếu việc làm và khôngđáp ứng nhu cầu Bên cạnh đó tạo nhiều cơ hội việc làm ở địa phương giúpngười dân tăng thêm thu nhập Hạn chế quá trình di cư ra các trung tâm đô thị

Trang 27

II Nghiên cứu mô hình HTX Vệ sinh môi trường Thành Công.

2.1 Tổng quan về HTX Thành Công.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và nhân lực của HTX Thành Công.

HTX hiện có 435 cán bộ công nhân được tổ chức theo bảng 4:

Bảng 4: Cơ cấu tổ chức và nhân lực của HTX Thành Công

Đơn vị tính: người.

TT Cơ cấu tổ chức SL Ghi chú

1 Đội duy trì vệ sinh môi trường (24 tổ) 305 người

1.1 Tổ thu gom rác Phường Hạ Đình 08 01 tổ duy trì 1.2 Tổ thu gom rác Xã Trung Văn 21 02 tổ duy trì 1.3 Tổ thu gom rác Phường Văn Chương 21 03 tổ duy trì 1.4 Tổ thu gom rác Phường Khương Đình 14 01 tổ duy trì 1.5 Tổ thu gom rác Phường Nhân Chính 37 04 tổ duy trì 1.6 Tổ thu gom Xã Mễ Trì 45 02 tổ duy trì 1.7 Tổ thu gom Xã Mỹ Đình 29 03 tổ duy trì 1.8 Tổ thu gom rác Phường Thanh Xuân Bắc 27 02 tổ duy trì 1.9 Tổ thu gom rác Phường Thanh Xuân Trung 23 02 tổ duy trì 1.10 Tổ thu gom rác Phường Kim Giang 25 02 tổ duy trì 1.11 Tổ thu gom rác Phường Phương Mai 28 02 tổ duy trì 1.12 Tổ thu gom rác Phường Phương Liệt 27 02 tổ duy trì

2.1 Tổ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô 12

2.2 Tổ gò hàn xe gom 10

3 Đội vận chuyển rác thải, đất phế thải 61 người

3.1 Tổ vận chuyển rác thải 32 Lái và phụ xe 3.2 Tổ vận chuyển đất phế thải 21 Lái và phụ xe 3.3 Tôt vận hành máy xúc, máy ủi 08 Lái và phụ xe

Tổng cộng 435 người

(Theo nguồn: Báo cáo của HTX Thành Công–Hà Nội,03/2006.)

Trang 28

Sơ đồ tổ chức của HTX Thành Công.

Hình 3: Sơ đồ tổ chức của HTX Thành Công

Mối quan hệ một chiều

Mối quan hệ hai chiều

2.1.2.Năng lực tài chính của HTX Thành Công.

Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của HTX:(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

KỸ THUẬT

P.TÀI CHÍNH-

KẾ TOÁN

P.THỊ TRƯỜNG

P.HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP BAN KIỂM SOÁT

ĐỘI

SẢN

XUẤT

ĐỘI SẢN XUẤT

ĐỘI SẢN XUẤT

ĐỘI SẢN XUẤT

ĐỘI SẢN XUẤT

ĐỘI SẢN XUẤT

TỔ KHAI THÁC

TỔ DỊCH VỤ GIÁM

SÁT

Trang 29

Chỉ tiêu Năm 2002

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

03 tháng đầu năm 2006

(Theo nguồn: Báo cáo tài chính của HTX Thành Công quý I/2006)

Bảng 6: Doanh thu của HTX Thành Công về lĩnh vực môi trường

TT Năm Doanh thu

(Theo nguồn: Báo cáo tài chính của HTX Thành Công quý I/2006)

2.1.3 Năng lực kỹ thuật của HTX Thành Công.

Tính đến thời điểm 01/04/2006 HTX có cơ sở vật chất như sau:

Cơ sở hạ tầng: HTX hiện có:

Trụ sở tại Số 7 tổ 6 Cụm chùa Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội

Địa điểm kinh doanh: Số 145 đường Hồ Mễ Trì Nhân Chính-ThanhXuân-Hà Nội

Điện thoại : (04)5.533.592

Fax : (04)5.532.552

Phương tiện máy chuyên dùng, công cụ dụng cụ và các trang thiết bị đượctrình bày trong bảng 7:

Bảng 7: Các phương tiện máy chuyên dùng, công cụ dụng cụ và các

trang thiết bị của HTX Thành Công.

Stt Trang thiết bị Số lượng Ghi chú

Trang 30

1 Máy xúc, khoan cắtbê tông loại bánh lốp 06 cái

Gầu xúc 0,65 m 3 -0,8m 3 ,dung tích100CV-150CV Loại KOMATSU,SOLAS,HITACHI

1 Xe ô tô chuyên dùng 30 cái Tải trọng từ 05 tấn – 13 tấn

a Loại xe HUYNDAI 21 cái

4 Xe tưới nước rửađường 04 cái

Loại HINO thùng xe 08m 3 , 06m 3 ,11m 3 BKS 5184.

(Theo nguồn tài liệu về HTX Thành Công)

2.2 Tổ chức quản lý công tác vệ sinh môi trường của HTX Thành Công HTX chịu sự chỉ đạo của Sở GTCC Hà Nội, UBND Quận Thanh Xuân về

mọi mặt, thực hiện công tác vệ sinh môi trường theo hợp đồng kinh tế với Banquản lý Dự án Duy tu giao thông đô thị Hà Nội-Sở GTCC Hà Nội Công ty

Trang 31

MTĐT Hà Nội và các Xí nghiệp MTĐT giúp đỡ, phối hợp với HTX về mặtchuyên môn HTX thực hiện các quy định pháp luật và quy trình công tác vệsinh môi trường HTX kết hợp với UBND phường trong việc tuyên truyền, vậnđộng người dân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhiệm vụ của HTX Thành Công bao gồm các công việc sau:

-Quét gom rác đường và thu gom rác sinh hoạt từ các hộ dân, rác thải của các

cơ quan xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, trường, chợ…

_Thực hiện các hạng mục duy trì vệ sinh môi trường: tua vỉa đường phố,quét gom rác phố, tưới nước rửa đường, quét hút bụi, duy trì nhà vệ sinh côngcộng…

_ Thu dọn và vận chuyển đất, phế thải xây dựng về bãi Phú Diễn

-Vận chuyển rác từ nơi tập kết về bãi rác Nam Sơn

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các bộ quản lý của HTX hàng ngày xuốngcác điểm thu gom kiểm tra việc thu gom rác của công nhân thu gom, ghi chépnhận xét hàng ngày về số lượng và chất lượng công việc Hai tuần một lần cán

bộ quản lý của HTX gặp gỡ tổ trưởng dân phố và cụm trưởng dân cư, tiếp nhậnnhững nhận xét của người dân về công nhân phục vụ thu gom ở các điểm đượcHTX giao khoán Trên cơ sở đó HTX tiến hành khen thưởng những công nhânthực hiện tốt, rút kinh nghiệm với những công nhân thực hiện chưa tốt, xử lýhoặc chấm dứt hợp đồng với những công nhân vi phạm nhiều lần

Ban quản lý Dự án Duy tu giao thông đô thị - Sở GTCC Hà Nội thườngxuyên kiểm tra khối lượng, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường và việc đảmbảo an toàn lao động, an toàn giao thông

Do đặc điểm công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm dễgây ảnh hưởng sức khỏe nên HTX kết hợp với UBND phường, Hội chữ thập đỏ

tổ chức tạo điều kiện cho xã viên khám bệnh hàng năm HTX cũng có chế độbồi dưỡng độc hại và bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hộ lao động chongười lao động

SỞ GTCC Hà Nội UBND quận/huyện

Trang 32

Bãi rác Nam Sơn Bãi đất Phú Diễn Hình 4: Mô hình quản lý công tác vệ sinh môi trường của HTX Thành Công

Mối quan hệ chỉ đạo, trực tiếp

Mối quan hệ hỗ trợ, gián tiếp

2.3.Tổ chức, quản lý nhân lực và vật lực cho công tác vệ sinh môi trường của HTX Thành Công.

HTX hợp đồng với các xã viên, chủ yếu là người địa phương chưa cócông việc ổn định trực tiếp làm công tác thu gom Công việc được giao khoán

Công ty MTĐT HTX Thành Công UBND phường

Các đơn vị XHH khác

Người dân địa phương

Tổ thu gom rác thải,đất,PTXD

Trang 33

theo định mức trên cơ sở diện tích, chiều dài đường, ngõ, ngách, hẻm, mật độdân số và lượng rác phát sinh, ngoài ra còn phụ thuộc điều kiện đường xá Địnhmức lao động đang được sử dụng ở HTX Thành Công được trình bày ở bảng 8 Công việc quét gom rác bao gồm: quét dọn, thu gom sạch sẽ hai tuyếnđường phố và các ngõ, ngách; thu gom và gõ kẻng thu gom rác nhà dân, tổ chứcthu ở các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh tại khu vực phụ trách, thu rác tạicác thùng rác trên đường phố và công sở.

Bảng 8: Định mức lao động quét dọn thu gom vệ sinh của HTX Thành Công.

STT Loại hình lao động Định mức

1 Quét gom rác đường phố 9.000 m2/2 công

2 Quét ngõ xóm 1km / 2 công

(Theo nguồn tài liệu của HTX Thành Công)

Phương thức hoạt động của HTX là lấy thu nhập để bù đắp chi phí cho

công tác thu gom và vận chuyển, có lợi nhuận hợp lý, từng bước cải thiện điềukiện làm việc và đời sống của người lao động HTX luôn phải nỗ lực nâng cao tỉ

lệ thu phí để đảm bảo hiệu quả kinh tế

* Các khoản phải chi chủ yếu của HTX:

Công nhân thu gom được nhận thù lao hàng tháng theo ngày công laođộng, tiền ăn, bồi dưỡng độc hại Ngoài ra HTX phải chi các khoản bảo hiểm xãhội, y tế, tai nạn,… theo quy định Chi phí trong một tháng tính cho 27 ngàycông lao động Các khoản này được trình bày trong bảng 9:

Bảng 9: Định mức chi phí cho một lao động quét gom rác của HTX

Thành Công: (Đơn vị : đồng/tháng)

STT Khoản chi Định mức Chi phí

1 Lương lao động 27.000 đồng/ngày công 729.000

2 Ăn ca 7.000 đồng/ngày 189.000

3 Bồi dưỡng độc hại 3.000 đồng/ngày 81.000

4 Bảo hiểm xã hội (15% × 350.000) đồng/tháng 52.500

5 Bảo hiểm y tế (2% × 350.000) đồng/tháng 7.000

Trang 34

6 Bảo hiểm tai nạn 87.300 đồng/năm 7.275

7 Bảo hộ lao động 1.000.000 đồng/năm 83.333

(Theo Báo cáo tài chính của HTX Thành Công 2005)

Công nhân thu gom được trang bị đầy đủ công cụ lao động theo quy địnhcủa Sở GTCC bao gồm: chổi, xẻng, kẻng, cuốc, cào, găng tay, khẩu trang….Định mức và chi phí công cụ lao động (chưa tính chi phí xe gom) của HTXThành Công tính cho một công nhân được trình bày ở bảng 10:

Bảng 10: Định mức công cụ và chi phí lao động cho một công nhân quét

gom rác của HTX Thành Công trong 01 tháng

STT Dụng cụ thu gom Định mức Đơn giá

(đồng)

Chi phí đồng/tháng)

1 Chổi dài 1,2 m 2 chổi/tháng 4.500 đ/cái 9.000

2 Chổi dài 0,9 m 1 chổi/tháng 3.500 đ/cái 3.500

4 Cán chổi và xẻng 6 cái/1 năm 4.000 đ/cái

2.000

5 Dây thép buộc 0,006 kg/tháng

10.000 đ/cái 60

9 Găng tay, khẩu trang 2 đôi/tháng 5.000 đ/đôi 10.000

(Theo Báo cáo tài chính của HTX Thành Công 2005)

Như vậy chi phí tiền lương và công cụ lao động cho mỗi công nhân thugom ở HTX Thành Công là ở mức:

1.149.108 +29.559 =1.178.667 đồng/người/tháng.

Ngoài ra mỗi tổ thu gom có 1 tổ trưởng chịu trách nhiệm thu phí và quản lý tổ

thu gom, mỗi tháng tổ trưởng được nhận thêm 100.000 đồng/tháng tiền trách nhiệm, 100.000 đồng/tháng tiền điện thoại và tiền thưởng nếu đạt mức thu cao.

Trang 35

HTX sử dụng phương tiện thu gom là xe gom 3 bánh, mỗi xe chứa được0,4 m3 rác.Mỗi xe gom có giá 1.800.000 đồng được sử dụng trong thời giantrung bình là 18 tháng Như vậy chi phí xe gom là:

1.800.000 đồng/ 18 tháng =100.000 đồng/xe/tháng

Chi phí quản lý của HTX cho khâu thu gom, quét dọn được tính bằng15% tổng chi phí cho người lao động, công cụ thu gom Chi phí cho công tácquản lý của phường được tính là 10% tổng nguồn thu phí từ hộ dân Chi phí thuênhà để xe gom, công cụ lao động, văn phòng họp xã viên được chi tùy theo điềukiện thực tế, ngoài ra hàng tháng HTX còn phải chi các khoản khác như; Laođộng ngày thứ bảy tại các phường mà HTX thực hiện, tiền sửa chữa và gửi xegom, trích phần trăm thu phí cho các tổ trưởng dân phố tại các phường, xã hoạtđộng của HTX, chi phí văn phòng phẩm, tiền quan hệ để ký các hợp đồng dịch

vụ vệ sinh môi trường, tiền thưởng, sinh nhật, ốm đau, ma chay, cưới xin… Hiện nay HTX Thành Công có 34 xe cuốn ép rác chuyên dùng và xechuyên dùng vận chuyển đất, phế thải xây dựng loại 5 tấn và 11 tấn Mỗi xe có

2 nhân viên, gồm 1 lái chính và 1 phụ xe làm nhiệm vụ chuyển rác lên xe Nhânviên lái xe và phụ xe được nhận lương hàng tháng theo hợp đồng thỏa thuận vàtheo định mức khoán sản phẩm, bao gồm tiền công lao động, tiền phụ cấp, bảohiểm xã hội, y tế, tai nạn, bồi dưỡng độc hại… theo quy định Định mức tiềnlương và tổng chi phí cho 2 người (1 xe) được trình bày trong bảng 11, trong đócác khoản chi phí cho bảo hiểm, bồi dưỡng độc hại và bảo hộ lao động được tínhđồng thời cho hai người

Bảng 11: Định mức chi phí cho 1 kíp lái xe (2 người) của HTX Thành Công.

ST

T

(đồng/tháng)

1 Tiền lương lái xe 2.000.000 đồng/người/tháng 2.000.000

2 Tiền lương phụ xe 1.200.000 đồng/người/tháng 1.200.000

3 Bồi dưỡng độc hại 3.000 đồng/người/ngày 180.000

4 Bảo hiểm xã hội (15%×350.000) đồng/người/tháng 105.000

5 Bảo hiểm y tế (2%×350.000) đồng/người/tháng 14.000

6 Bảo hiểm tai nạn 14.000 đồng/người/năm 2.333

Trang 36

7 Bảo hộ lao động 1.000.000 đồng/người/năm 166.667

(Theo Báo cáo tài chính của HTX Thành Công 2005)

Chi phí cho một xe ô tô chuyên dùng 5 ÷ 7 tấn vận chuyển rác, đất, phếthải xây dựng từ khu vực quận Thanh Xuân đến bãi rác Nam Sơn (52,53 km),bãi đất Phú Diễn- Cầu Diễn (13,2 km) được trình bày trong bảng 12:

Bảng 12: Chi phí cho xe chuyển rác 5÷ 7 tấn của HTX Thành Công

STT Khoản chi Chi phí (đồng/tháng)

1 Khấu hao xe (thời gian 3 năm) 9.892.405

(Theo Báo cáo tài chính của HTX Thành Công 2005)

Chi phí quản lý công tác vận chuyển của HTX Thành Công được tínhbằng 15% tổng chi cho lái xe và phương tiện:

30.884.924 đồng / 271 tấn = 113.966 đồng/tấn.

* Các nguồn thu chủ yếu của HTX Thành Công bao gồm:

- Thu từ tiền dịch vụ vệ sinh thu rác do các hộ dân cư đóng góp

Trang 37

- Thu từ hợp đồng dịch vụ với các cơ quan xí nghiệp, hộ kinh doanh đóngtrên địa bàn phường (Mức thu dịch vụ vệ sinh thu rác và hợp đồng thức hiệntheo quy định số 52/2005/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2005 của UBND thànhphố Hà Nội ban hành với mức thu phí đối với các cá nhân cư trú ở phường nộithành là 2.000 đồng/người/tháng).

-Thu từ nguồn xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường theo quyết định số 53/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội

- Thu từ dịch vụ hợp đồng với Ban quản lý Dự án Duy tu giao thông đôthị -Sở GTCC Hà Nội theo quyết định số 8216/QĐ-UB ngày 19 tháng 12 năm

2005 của UBND thành phố Hà Nội

HTX hoạt động trên cơ sở tự hạch toán thu chi Về nguyên tắc HTX phảiđảm bảo có được số thu lớn hơn số chi Phần dư từ khoản chênh lệch thu chi nàyđược sử dụng để đóng thuế môn bài hàng năm và phân bổ vào các quỹ của HTX

là quỹ phúc lợi, khen thưởng và quỹ đầu tư, phát triển sản xuất

III Đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình tại phường Văn Chương, quận Đống Đa thành phố Hà Nội do HTX Thành Công thực hiện.

3.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội và hạ tầng kỹ thuật của phường Văn Chương.

3.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của phường Văn Chương:

Phường Văn Chương thuộc nội thành Thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp

phường Văn Miếu, phía Nam giáp phường Hàng Bột, phía Đông giáp phườngQuốc Tử Giám, phía Tây giáp phường Khâm Thiên, phía Tây Nam giáp phườngThổ Quan

Phường Văn Chương có 03 tiểu khu là khu tập thể Huy Văn, tập thể VănChương và khu tập thể Linh Quang, hình thành từ làng Linh Quang và VănChương Địa bàn phường hầu hết là đường làng, ngõ xóm ( có một đoạn mặtphố ngắn là mặt phố Quốc Tử Giám)

Trang 38

Nhân dân trong phường là dân lao động thuần túy và cán bộ công nhânviên chức Trên địa bàn không có các cửa hàng kinh doanh buôn bán lớn, chỉ cócác hộ kinh doanh nhỏ và có chợ họp cả ngày nằm ở hai bên trục đường ngõVăn Chương từ đoạn phố Khâm Thiên rẽ vào đến gần cổng UBND phường VănChương.

Việc thu gom rác trên địa bàn phường Văn Chương gặp rất nhiều khókhăn vì nhân dân trên địa bàn hầu hết là dân nhập cư, ý thức giữ gìn vệ sinhchưa cao một số hộ dân cư tập trung đổ rác thải sinh hoạt xuống hai hồ VănChương, Huy Văn là một mương nước nổi (Lương Sử) gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng không tốt đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân cư sinh sống ở gần

đó Hiện nay chính quyền cũng như nhân dân trong phường đang đề nghị đượcxây dựng cống hóa mương nước nổi Lương Sử, khi việc này được thực hiện thìkhông còn khó khăn gì trong công tác thu gom và vận chuyển rác trên địa bànphường Văn Chương

Dân số toàn phường là 16.200 người với 4.104 hộ gia đình, được chia

thành 09 cụm dân cư và 85 tổ dân phố, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,2% Có

03 khu vực lớn tập trung dân sinh sống trong phường là làng Linh Quang, khutập thể Văn Chương và làng Văn Chương.Ngoài ra trên địa bàn phường còn cónhiều người cư trú thường xuyên như các lao động ngoại tỉnh, sinh viên cácTrường Đại học Thủy Lợi, Đại học Công Đoàn…

Trang 39

3.1.4 Cơ sở hạ tầng:

Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của Phường đã từng bượcđược xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo, phường Văn Chương là phường cónhiều ngõ xóm Đường làng, ngõ xóm đều được xây dựng, bê tông hóa tuynhiên một số đường ngõ xóm đã hư hỏng và đang được sửa chữa Các trục ngõxóm chính đều có đèn cao áp, còn các ngõ nhỏ (như tổ dân cư số 20) vẫn cònchưa có đèn, vấn đề này cần khắc phục ngay vì nó là nguyên nhân gây khó khăncho việc thu gom rác thải sinh hoạt.Tổng chiều dài ngõ xóm toàn Phường là7.060 m trong đó: Ngõ xóm phường Văn Chương là 3.590 m , tập thể VănChương là 3.470 m Trên địa bàn phường có một đoạn đường phố là đườngQuốc Tử Giám với tổng diện tích duy trì vệ sinh là 18.206 m2

Dự kiến trong tương lai Phường sẽ quy hoạch xây chợ, nhà Văn hóa, điềunày sẽ làm tăng thêm lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của phường

3.2 Mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng ở phường Văn Chương.

Phường Văn Chương là một trong các phường đã thực hiện Xã hội hóacông tác vệ sinh môi trường ở Hà Nội do HTX Thành Công thực hiện Trướckhi Hợp tác xã Thành Công thực hiện xã hội hóa vệ sinh môi trường tại phườngVăn Chương thì việc thực hiện thu gom và vận chuyển rác thải, PTXD trên địabàn phường do tổ 7b của XN MTĐT số 4- Công ty MTĐT Hà Nội đảm nhiệm.Hàng ngày, nhân viên môi trường quét dọn vệ sinh trên đường, nơi công cộng vàthu gom rác sinh hoạt Và đội xe của XN MTĐT số 4 vận chuyển đến nơi xử lýcủa Thành phố

Do địa bàn phường Văn Chương đa số là đường làng, ngõ xóm nên nhânviên của XN MTĐT không tổ chức quét gom mà chỉ thu rác của người dân do

đó đường, ngõ chưa sạch và vẫn còn rác ảnh hưởng đến môi trường chung Việcthực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường đã hoàn thành tốt công tác vệsinh môi trường trên địa bàn phường So sánh việc thực hiện công tác vệ sinh

Trang 40

môi trường giữa XN MTĐT và HTX Thành Công càng thấy rõ việc thực hiện xãhội hóa là cần thiết và hiệu quả nhất.

tổ quét dọn và thu gom rác gồm 07

người, trong đó: duy trì ban ngày là

02 người, duy trì ban đêm là 05 người

2.Phương án thi công.

- Số lao động: số nhân viên đang làm

vệ sinh môi trường của XN MTĐT số

4 là 07 người, trong đó duy trì ban

ngày là 02 người, duy trì ban đêm là

05 người Với cách bố trí nhân viên

như vậy là chưa hợp lý: số lượng nhân

viên duy trì ban ngày quá ít trong khi

đó số nhân viên duy trì ban đêm lại

nhiều hơn 2 lần gây nhiều bất lợi cho

các nhân viên phải đi làm nhiều về

đêm ảnh hưởng đến sức khỏe Nên

thực hiện thu gom rác nhiều vào cuối

1.Mô hình tổ chức.

Mô hình HTX xã hội hóa vệ sinh môitrường

Căn cứ vào đặc điểm địa lý kinh tế, cơ sở

hạ tầng, mật độ dân cư và lượng rác thảiphát sinh hàng ngày của phường VănChương Với quy mô gọn nhẹ, đảm bảonăng suất và cường độ lao động, tạo điềukiện cho người dân địa phương trực tiếptham gia HTX xây dựng mô hình một tổquét dọn và thu gom rác gồm 12 người(11người thường xuyên và 01 người chạy tua)

2.Phương án thi công.

- Số lao động: HTX tiếp nhận 07 nhân viêncủa XN MTĐT số 4 (trên cơ sở thỏa thuậnvới người lao động, cũng như thực hiện chế

độ theo luật HTX hiện hành) và tổ chứctuyển dụng thêm 05 lao động của phường(đặc biệt là những người chưa có việc làm

và có hoàn cảnh khó khăn do Ủy ban nhândân Phường giới thiệu) vào làm xã viên củaHTX để tham gia việc thu gom rác Số laođộng cần sử dụng được tính trong mục lục

6 Như vậy số lao động cần thiết là 12người trong đó 11 người thường xuyên thu

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: Sơ đồ tổ chức của HTX Thành Công - Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội (2).DOC
Hình 3 Sơ đồ tổ chức của HTX Thành Công (Trang 28)
Hình xã hội hóa ở phường Văn Chương, số lao động được tính toán như bảng 23: - Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội (2).DOC
Hình x ã hội hóa ở phường Văn Chương, số lao động được tính toán như bảng 23: (Trang 56)
Bảng 24: Bảng cân đối mức thu để bù đắp chi phí cho 01 tháng thu gom - Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội (2).DOC
Bảng 24 Bảng cân đối mức thu để bù đắp chi phí cho 01 tháng thu gom (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w