giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện từ liêm – hà nội
Trang 1MỞ ĐẦU
Môi trường luôn được coi là một trong những mối quan tâm hàng đầu củamỗi quốc gia, đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ đô thị hoá diễn rangày một nhanh chóng, sự phát triển kinh tế vói tốc độ cao kéo theo những tácđộng tiêu cực tới môi trường.
Hiện nay mỗi quốc gia đều đặt cho mình mục tiêu phát triển bền vững – đólà quá trình phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được việc bảo vệ môi trường.Đối với Việt Nam nói riêng, khi nước ta đang trên đà phát triển công nghiệphoá, hiện đại hoá, quan điểm và chủ trương cơ bản của Đảng và Nhà nước ta làthực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xãhội và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững.
Môi trường bị đe doạ suy thoái dẫn đến hiện tượng như Trái Đất nóng lên,mưa axít, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan, lũ lụt và hạn hán Nhữnghiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống con người.Việc bảo vệmôi trường luôn là trách nhiệm của mỗi quốc gia Có rất nhiều biện pháp đểkiểm soát cũng như bảo vệ môi trường trong phạm vi đề tài nghiên cứu tôi xintrình bày khía cạnh xã hội hoá trong việc bảo vệ môi trường thu gom và xử lý rácthải sinh hoạt.
Rác thải là một lĩnh vực khá rộng, nó bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải
công nghiệp, xây dựng, rác thải y tế.Thu gom và xử lý rác thải là một công tácvô cùng quan trọng trong việc góp phần bảo vệ môi trường sống của con ngườivà xã hội.
Trang 2Hiện nay trên các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, T.phố Hồ Chí Minh…rác thải sinh hoạt đang là một mối lo ngại lớn đối với đời sống người dân.Theocục thống kê tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong các đô thị cả nước là 6,4triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 80%.Các khu đô thịtuy chỉ chiếm 28% về dân số của cả nước nhưng lại phát sinh tới trên 50% tổnglượng chất thải sinh hoạt Những ảnh hưởng tiêu cực của rác thải đến đời sốngcon người như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, ảnh hưởng đến cảnh quan môitrường xung quanh… Vì thế việc xử lý và thu gom rác thải đang là một vấn đềhết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia mỗi thành phố.
Trong quá trình học tập và đặc biệt được tham gia thực tập tại UBND HuyệnTừ Liêm, tôi có cơ hội được tham gia tiếp xúc trực tiếp và được tìm hiểu các vấnđề liên quan tới công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn HuyệnTừ Liêm, tôi nhận thấy vấn đề quản lý và công tác xử lý rác thải sinh hoạt là hết
sức cần thiết và quan trọng Do đó, mục đích của đề tài “GIẢI PHÁP XÃ HỘI
HOÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI” góp phần hiếu sâu hơn về tầm quan
trọng của công tác thu gom xử lý rác thải với đối với đời sống con người, đồngthời mục tiêu của đề tài nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá Vệ sinh môi trường,đảm bảo thu gom, vận chuyển tối đa lượng rác thải; nâng cao ý thức trách nhiệm,tính tự chủ và sự đoàn kết mang tính cộng đồng của các ngành, các cấp, các tổchức, các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường và của nhân dân.
Trang 3Chuyên đề gồm ba chương:
Chương I Một số lý luận chung về đô thị và tổng quan công tác thu gom, xử
lý rác thải sinh hoạt.Bài học kinh nghiệm một số nước.
Chương II Hiện trạng công tác thu gom xử lý rác thải và mô hình xã hội hoá
thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Từ Liêm.
Chương III Một số giải pháp kiến nghị
Để hoàn thành chuyên đề này trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đếnTS.Nguyễn Hồng Danh đã hướng dẫn và chỉ bảo hướng dẫn tôi ngay từ giai đoạnđầu quá trình làm đề tài đến khi hoàn thành.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ phòng Xây dựng – Đô thị UBNDHuyện Từ Liêm đã cung cấp cho tôi một số tư liệu quý báu để tôi có thể nghiêncứu và tham khảo.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế - Đôthị đã trực tiếp giảng dạy và giúp tôi có thêm những kiến thức về lĩnh vực mà tôiđang học hỏi nghiên cứu.
Trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đónggóp từ thầy cô và các độc giả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ THỊVỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁCTHẢI SINH HOẠT BÀI HỌC KINH NGHIỆM MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG NAM Á1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ
1.1.1 Khái niệm về đô thị và quản lý môi trường đô thị:
Trước đây có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị nhưng hiện nay kháiniệm đô thị đã được thống nhất như sau: “ Đô thị là điểm tập trung dân cư vớimật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, làtrung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự pháttriển kinh tế- xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyệnhoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện”.
(Giáo trình kinh tế đô thị Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – Khoa kinh tế quản lý môi trường và đô thị)
-Quản lý môi trường đô thị là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phươnghướng và mục đích xác định của chủ thể (con người sinh sống và làm việc trongmột đô thị) lên đối tượng (môi trường sống ở đô thị) nhằm khôi phục, duy trì vàcải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời giandự định.
1.1.2 Các vấn đề về môi trường đô thị
Những nội dung chủ yếu của môi trường đô thị nhằm giới hạn nghiên cứu cácvấn đề môi trường trong một đô thị và trong hệ thống đô thị, do đó nó bao gồmcác vấn đề cơ bản sau:
Trang 5- Môi trường nước đô thị: Hệ thống thoát nước mưa, nước thải công nghiệpvà sinh hoạt, tiêu chuẩn mức thải, nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và sảnxuất.
- Môi trường không khí: Khí thải, tiêu chuẩn và chất lượng không khí, tiêuchuẩn mức thải.
- Hệ thống cây xanh đô thị: Công ty công viên trồng và khai thác
- Tiếng ồn: Được xem như một loại rác thải làm mất đi sự yên tĩnh củakhông gian.
- Rác thải rắn đô thị: Rác thải đô thị gồm 3 loại chính: Rác thải sinh hoạt,rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện.
- Môi trường xã hội: Thành phố văn minh, xanh, sạch, đẹp, an ninh và antoàn xã hội, sống có văn hoá là sự cần thiết cho mọi người dân đô thị.
Trong các vấn đề nêu trên thì rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấnđề nổi cộm đang được chú ý và quan tâm.Theo báo cáo diễn biến Môi trườngViệt Nam 2004, mỗi năm Việt Nam sản sinh trên 15 triệu tấn chất thải rắn Cáckhu đô thị tuy chỉ chiếm 28% về dân số của cả nước nhưng lại phát sinh tới trên50% tổng lượng chất thải sinh hoạt Dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ cókhoảng 10 triệu dân sinh sống tại các đô thị lớn sẽ làm lượng chất thải sinh hoạttăng thêm 60% Vấn đề xử lý và thu gom rác thải đang là một trong những mốiquan tâm của mỗi quốc gia.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đô thị
1.1.3.1Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế đến môi trường đô thị
Qúa trình đô thị hoá là một trong những nhân tố tác động đên sự biến đổi củamôi trường ở đô thị.Đô thị hoá và sự phát triển của các nhà máy, các khu công
Trang 6nghiệp có ô nhiễm: Phần lớn các nhà máy có gây ô nhiễm không khí, nướcnhưng việc sử dụng các biện pháp nào để chống ô nhiễm thì tuỳ thuộc vào chínhsách môi trường của từng thành phố, bởi vì việc áp dụng bất cứ biện pháp nàođều làm tăng chi phí sản xuất của các nhà máy Việc tăng chi phí sản xuất đềulàm giảm tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra môi trưòng còn chịu tác động mạnh mẽ từ các ngành công nghiệpnhư các ngành dịch vụ: y tế (các bệnh viện) và các tổ chức dịch vụ khác nhautrong quá trình sản xuất cũng thải ra môi trường một lượng rác thải, nước thảilàm ô nhiễm đất và các nguồn nước.
Giao thông: ngày nay khi cuộc sống ngày càng trở nên đầy đủ và hiện đạihơn, việc sắm cho mỗi cá nhân một phương tiện đi lại không còn là điều khókhăn như trước kia.Sự gia tăng với tốc độ chóng mặt các phương tiện cá nhântham gia giao thông, hậu quả dẫn đển một lượng xăng dâu đi lại hằng ngày thảivào không khí một lượng khí thải đáng kể làm ô nhiễm không khí.Trong khi đó,các giải pháp về giao thông công cộng hiện nay chưa thực sự giải quyết tốt đượccác vấn đề này.
Một yếu tố tác động nữa tới môi trường là sự hạn chế của cơ sở hạ tầng:Hệ thông thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải xây dựng, nướcthải không qua xử lý mà chạy trực tiếp vào các dòng sông, các hồ chứa…Hệthống thoát nước mưa, nước thải chậm… cũng là một trong các yếu tố dẫn đếntác động tiêu cực tới môi trường.
1.1.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố quản lý đến môi trường đô thị.
Các nhà quản lý chưa nhận thức đầy đủ vấn đề môi trường: Môi trường là vấnđề chung toàn xã hội, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ.Cần tránh
Trang 7quan điểm cho rằng chỉ có những ai gây ô nhiễm môi trường mới phải bảo vệmôi trường.
Hiện nay chính quyền các cấp chưa có các chính sách, pháp luật phù hợp: Cácbiện pháp chưa dựa trên cơ sở kinh tế mà mới dừng ở mức độ chữa trị triệuchứng.
Ngoài ra luật bảo vệ môi trường ra đời quá chậm; khi đã ra đời còn nhiều vấnđề và chưa nhanh chóng đi vào thực tế đời sống xã hội.
1.1.3.3 Ảnh hưởng của nhân tố xã hội đến môi trường đô thị
Dân số và môi trường: Mật độ dân số đô thị ngày càng cao, tốc độ tăngdân số nhanh Đô thị mới hình thành và sự phát triển của các ngành công nghiệpvà dịch vụ đã thu hút lao động và dân số nông thôn vào thành phố Dân số đô thịtrong cả nước tăng và quy mô dân số của từng đô thị cũng tăng nhanh Tất cảnhững nguyên nhân đó đã dẫn đến rất nhiều vấn đề cho môi trường như: Tăngrác thải, nước thải, và tăng mật độ đi lại.
Nhà ở và môi trường: Những khó khăn về nhà ở mà xã hôi không có khảnăng can thiệp là những vấn đề tài chính; đất đai không có hạn ở đô thị cũng làmcho môi trường đô thị có thể bị xấu đi.Các khu nhà ổ chuột với cơ sở hạ tầng hầunhư chưa được xây dựng vẫn còn tồn tại trong các thành phố.
Văn hoá: Bảo vệ môi trường chưa thành một thói quen hay tập quán củamọi người dân thành phố, dư luận xã hội chưa có sự lên án về các hành vi viphạm môi trường.Hiện tượng vứt rác, đổ nước thải không đúng chỗ rất phổ biếnhiện nay ỏ các đô thị.
Trình độ dân trí thấp, nhu cầu chất lượng cuộc sống chưa cao, một bộ phậndân số đô thị còn nghèo,đói.Những vấn đề đó làm cho người dân không quan
Trang 8tâm đến vấn đề môi trường mà chỉ quan tâm đến bữa ăn, chỗ ở tránh mưa nắnghàng ngày.
Ngoài các nhân tố trên thì đặc điểm tự nhiêm của mỗi quốc gia cũng ảnhhưởng đến khả năng bảo vệ môi trường.Các biện pháp áp dụng sẽ khó, dễ tuỳtheo từng thành phố, chi phí sẽ phụ thuộc vào các giải pháp kỹ thuật áp dụng.
1.1.4 Mối quan hệ giữa môi trường đô thị và sự phát triển của đô thị:
Phát triển đô thị hay nói một cách đầy đủ hơn đó là quá trình đô thị hoá.Đô thị hoá kéo theo một loạt những thay đổi: sự gia tăng dân số, quá trình pháttriển kinh tế, giao thông đô thị… cũng phát triển theo.
Đô thị hoá mang lại cho các đô thị một diện mạo mới, kết quả là nâng cao thunhập, tăng GO và GDP, tăng tích luỹ, mức sống người dân được nâng cao.Tuynhiên mặt trái của quá trình đô thị hoá đó là những tác động tiêu cực tới ngườidân, sự phát triển nhanh chóng nói cách khác là bùng nổ dân số dẫn đến khanhiếm về quỹ nhà ở, sự đáp ứng không đầy đủ về các măt như y tế, giáo dục …vấn đề môi trường cũng bi đe doạ, khi lượng rác thải, khí độc hại từ các nhàmáy, từ các khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông thải ra Một loạt cáckhí độc hại như CO2, H2S, NO2, SO2… thải ra cùng các bãi rác thải lộ thiênbốc mùi đang là nguy cơ đe doạ trầm trọng tới môi trường sống và sức khoẻ conngười.
Trang 91.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬLÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.2.1 Giới thiệu chung về rác thải sinh hoạt:
1.2.1.1Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệukhông có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa được gọi chung là chất thải Chấtthải sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa, giấy vụn, vật liệu sành sứ, phế thải, bọcnilông, đồ dùng gia đình
Chất thải sinh hoạt gồm 3 loại:
+ Chất thải vô cơ: như mảnh thuỷ tinh, vỏ lon, đá vụn…thường chôn lấp hoặctái chế
+ Chất thải hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy loại, quần áo rách, gỗ, rau, lácây… có thể phân huỷ làm phân bón.
+ Chất thải nguy hại thường cho vào lò đốt và chôn lấp.
Trang 10Sơ đồ hoá phân loại rác thải sinh hoạt như sau:
Gíấy vụn, kim loại, nhựa dẻo
Vải vụn, cao su, da thuộc…
Xà bần, sành sứ, chất trơ…
Chất hữu cơ dễ phân huỷ,…Rác thải
Tái chế
Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn đốt hoặc tái chế biến phân
Trang 111.2.1.2 Đặc điểm của chất thải sinh hoạt:
- Chất thải sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ nhưcác loại rau, củ, thực phẩm thừa và hư hỏng, xác các bộ phận của động vật, vỏhoa quả…Ngoài ra là các vật liệu khác bao gồm các chất dễ cháy: cao su, nhựa,nilon, giấy, cacton, vải, gỗ; các chất không cháy: thuỷ tinh, kim loại, đất đá, vậtliệu xây dựng…
- Trong chất thải rắn sinh hoạt đôi khi cũng có chất thải nguy hại như: chấtdẻo PVC, keo diệt chuột, pin, bóng đèn hỏng có chứa thuỷ ngân Tỷ lệ thànhphần chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội năm 2003 ( Theo nguồn: Báo cáo diễnbiến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn Bộ Tài Nguyên và Môi trường,Ngân hàng Thế Giới (WB), Cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA), ViệtNam , 2004)
Thành phần chất thải Tỷ lệ % so với tổng lượng chất thải rắn năm
Trang 12 rác thải ra từ các khu trung tâm thương mại, phát sinh từ các hoạt độngbán buôn của các cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phònggiao dịch…Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm giấy, bìa cactông,nhựa, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện từ gia dụng…Ngoài ra khuthương mại còn chứa một phần chất độc hại.
từ các khu công sở, trường học, bệnh viện, bến xe… thành phần rácthải ở đây gần giống như ở khu thương mại.Chợ : phát sinh từ các hoạt động muabán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ bao gồm rau, củ, quả thừahư hỏng, thực phẩm hỏng.
từ khu công nghiệp và công trường xây dựng (không tính đến rác thảixây dựng)
Theo tin từ Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất lượng rác thải sinh hoạtbình quân một người tại Hà Nội thải ra đã tăng từ 0,44kg/ngày tới 0,8-1kg/ngày.Như vậy tổng mức chất thải rắn trong sinh hoạt bị xả ra môi trường trongnội thành ước tính lên tới 500.000 tấn/năm.
Trang 131.2.1.4 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và các mặt của đời sống* Thực trạng rác thải sinh hoạt tại phần lớn các đô thị ở Việt Nam.
Hầu hết rác thải sinh hoạt tại các đô thị không được phân loại tại nguồn, chỉthu gom chung rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp Việc tập trung rác thải sinh hoạttại các đô thị cho đến nay vẫn chủ yếu là dồn đổ vào các bãi lộ thiên chưa có sựkiểm soát đầy đủ về kỹ thuật.Do đó ô nhiễm do rác thải gây ra: những nơi vứtrác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền nhuyễm sẽ gây ảnhhưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não…); ráclàm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người các bệnh như dịch hạch, sốtcó thể dẫn tới tử vong; rác gây mùi hôi thối khó chịu cho môi trường xungquanh…
* Gây ô nhiễm môi trường đất:
Quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng và liên tục đã tạo ra nhữngảnh hưởng to lớn đối với quá trình sử dụng đất.Vấn đề ô nhiễm đất bao gồm:thoái hóa đất tự nhiên và đất canh tác (sa mạc hóa, xói mòn, axit hóa), nhiễm bẩndo công nghiệp và sinh hoạt( do bãi rác, khu công nghiệp ô nhiễm nghĩa địa
* Gây ô nhiễm môi trường nước:
Nguồn nước đô thị bao gồm nước bề mặt và nước ngầm, tuy nhiên hiện naycả hai nguồn trên đều bị ô nhiễm trầm trọng.Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗingày Hà Nội có khoảng 30.000 – 40.000 m3 nước thải, trong đó 75% nước thảibệnh viện bệnh phẩm được phóng thẳng vào các sông hồ, kênh mương từ cáccửa cống nước thải Có các số liệu sau: 26/31 bệnh viện, 364/400 cơ sở sản xuấtở Hà Nội không có hệ thống xử lý nước thải, 1200 m3 rác không được thu gomhàng ngày và nguồn nước thải dân cư vô cùng cẩu thả Tại thành phố Hồ ChíMinh còn thê thảm hơn, khi có tới 118/142 vô tư xả nước thải bệnh viện vào môi
Trang 14trường, 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời Nước thải trựctiếp vào các con sông, con mương thành phố dẫn tới tình trạng nước ở các consông này bị ô nhiễm một cách nặng nề, như ở Hà Nội các dòng sông như TôLịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu đều có màu đen, hôi thối, sông Nhuệchịu ảnh hưởng nước thải của thành phố nên chứa nhiều các chất độc như hàmlượng phenol cao gấp 10 lần tiêu chuẩn nước sinh hoạt Mức độ ô nhiễm tậptrung tương đối cao ở phía Nam thành phố, đồng thời ở đây có nhiều nhà máynước tập trung như Phương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Hà Đông làm cho mựcnước ngầm tụt sâu, tăng cường sự xuyên thấm nước ngầm bề mặt.
* Gây ô nhiễm môi trường không khí
Theo các nhà khoa học, hiện nay số nhu cầu ôxy hóa, ôxy hòa tan, chất NH4,NO2, NO3, hàm lượng chất rắn lơ lửng, dư lượng chì đều vượt quá tiêu chuẩncho phép từ 10 đến 20 lần
Tác động tiêu cực đến sức khỏe con người
Các độc tố nêu trên có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, viêmgan, thoái hóa giống nòi, viêm nhiễm đường hô hấp, vô sinh…Ví dụ điển hình làTrung Quốc, ở tại thành phố Bắc Kinh, 70 – 80% trường hợp bị ung thư là domôi trường ô nhiễm gây ra Nếu cứ đà phát triển như hiện nay thì các đô thị lớnnhư Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ bị ô nhiễm nặng nề như BắcKinh.
Trang 15Sơ đồ tóm tắt tác hại của rác thải sinh hoạt đối với đời sống con người
Môi trường không khí
Rác thải sinh hoạtChất thải vô cơChất thải hữu cơChất thải nguy hại
Nước mặtNước ngầmMôi trường đất
Người, động vật.
Trang 161.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á1.3.1 Nhật bản
Ở Nhật bản, người dân Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấnđề xử lý rác thải nên đã ban bố luật: "Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế"từ năm 1992, góp phàn làm tăng các sản phẩm tái chế Sau đó, luật "Xúc tiến thugom, phân loại, tái chế các loại bao bì" được thông qua năm 1997, đã nâng caohiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của cácbên liên quan.Theo luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại, hiện tạilà 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh gồm hai loại là: giấycatton hộp và plastic, vỏ lon, chai bia rượu ngoài ra còn có loại rác cồng kềnh.Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom rác theo từng loại, theo từngngày nhất định rồi chuyển tới nhà máy xử lý rác.Việc tái chế bao bì và nhựa gặprất nhiều trở ngại Lý do là công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấnnăm Nhật bản phải sử dụng 10% lượng dầu thô nhập khẩu để chế tạo ra 12 triệutấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng nhựa trên thế giới Rác thải nhựa đượctái chế thành nguyên liệu chỉ chiếm 17%,trong đó 10% tái chế thành hạt nhựa,còn lại 7% dùng để phát điện hay mục đích khác.Tái chế phế thải xây dựng cũnglàm đau đầu các nhà quản lý môi trường Người ta phải thu gom vật liệu và bêtông phế thải từ các công trường xây dựng chuyển đền nhà máy chuyên tái chếthành cát và sắt thép.Chi phí cho việc này rất tốn kém, thậm chí còn cao hơn cảviệc nhập khẩu nguyên liệu tương tự, nhưng không tái chế sẽ gây ô nhiễm môitrường.Đối với rác nhà bếp, 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phầncải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.Chính quyền địaphương đôi khi còn tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhàm
Trang 17nâng cao nhân thức của nhân dân, và tặng thưởng những cá nhân có thành tíchxuất sắc.Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả.Họcsinh ngày từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường.Do đó ýthức bảo vệ môi trường của người dân Nhật quả thật là đáng để Việt nam họctập.
Trang 181.3.3 Một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Đài Loan, Triều Tiên…)
Kinh nghiệm cho thấy việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt ở đô thịthông qua việc vận động các nguồn lực sẵn có của cộng đồng là cần thiết Nhữngnguồn lực đó thuộc về những người đại diện khác nhau (cộng đồng, tư nhân,chính thức, không chính thức…) Các cư dân, những người được sử dụng dịchvụ đô thị và phải trả thuế cho các dịch vị đó là những thành viên của cộng đồngcó mối quan tâm trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý chất thải sinh hoạt đôthị.Nếu không chấp thuận việc quản lý chất thải sinh hoạt đô thị, họ có thể đưa racác sáng kiến để hoặc thành lậo tổ chức của chính mình nhằm đẩy mạnh hìnhthức phân loại nguồn chất thải đô thị, quay vòng các hoạt động thu gom và xử lýchất thải.Các thành viên của cộng đồng có thể tạo được ảnh hưởng lớn hơn khihọ đứng trong một tổ chức nào đó, chứ không phải chỉ với tư cách một cá nhân.
Trang 19CHƯƠNG 2.HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM , XỬLÝ RÁC THẢI VÀ MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC
THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTỪ LIÊM.
2.1CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN TỪ LIÊM.
2.1.1 Khái niệm và mục đích của công tác thu gom và xử lý rác thải sinhhoạt trên điạ bàn Huyện Từ Liêm.
2.1.1.1 Khái niệm chung:
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã quy định rất cụ thể quyền lợivà nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức đối với công tác bảo vệ môi trường.Điềunày được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác Nghị quyết41- NQ/TW của Bộ Chính trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ “Bảo vệmôi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi cá nhân và mỗi người,là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội vănminh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với tự nhiêncủa cha ông ta”.Nói cách khác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm củaNhà nước mà là trách nhiệm của cả xã hội cả cộng đồng.
Sở Giao thông công chính Thành phố Hà Nội: Xã hội hoá công tác Bảo vệmôi trường là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một
Trang 20cách rộng rãi vào công tác Bảo vệ môi trường nhằm cải thiện môi trường và từngbước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân.
Theo Tiến sĩ Trần Thanh Lâm (Tạp chí Bảo vệ Môi trường số9/2003- Học Viện Hành Chính quốc gia): Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trườnglà quá trình chuyển hoá tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mớitrong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác,sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môitrường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Qua đó thấy có rất nhiều những định nghĩa khác nhau nhưng ta có thể hiểumột cách khái quát: Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là đưa công tác bảovệ môi trường trở thành công việc chung của xã hội; là huy động ở mức cao nhấtsự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ môi trường, xác lập cơ chếkhuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng,hợp lý đối với tất cả cá đối tác thuộc Nhà nước cũng như tư nhân khi tham giahoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
2.1.1.2 Mục đích của Xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Nâng cao chất lượng môi trường đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môitrường của người dân.
Những chiến lược chính sách về môi trường của nước ta luôn nhấn mạnhviệc bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân Có thể nóibảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đồng không riêng gì một cánhân hay đoàn thể nào.Muốn cho công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quảcao thì điều cốt yếu là phải làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọngcủa môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường Giáo dục và xã hội hoá công tác
Trang 21bảo vệ môi trường đóng một vai trò chủ đạo , nền tảng trong công tác bảo vệ môitrường.Thực hiện xã hội hoá bảo vệ môi trường chính là nhằm nâng cao tráchnhiệm của toàn cộng đồng Vì thế để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong côngtác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đòi hỏi Nhà nước cần có chính sáchkhuyến khích người dân tham gia công tác này tích cực nhằm nâng cao chấtlượng môi trường.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham giagiải quyết các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường và đặc biệt làcông tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệmcủa cộng đồng trong các vấn đề có liên quan đến môi trường.Nhận thấy rõ tầmquan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công tác bảo vệ môi trườngsẽ tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, các thành phần kinh tế tham giamột cách tích cực nhất nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc giải qyuết các vấnđề môi trường Họ có thể tham gia dưới những hình thức như: tham gia giữ gìnvệ sinh môi trường nhằm cải thiện tình hình môi trường tại khu dân cư; thành lậpcác công ty, hợp tác xã, tổ dân lập…đảm bảo khâu thu gom, vận chuyển và xử lýrác thải sinh hoạt
Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân cưđịa phương.
Công tác xã hội hó bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vự thu gom vàvận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng tạo ra động lực khuyến khíc tổ chức, cánhân, hay các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào công tác này.Các công
Trang 22ty, các hợp tác xã hày cá tổ cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường… sẽ hình thànhvà thu hút một lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mứcsống và thu nhập cho một bộ phận dân cư địa phương Do đó góp phần giảiquyết công ăn việc làm, môi trong những vấn đề khá bức xúc trong giai đoạnhiện nay.
Từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng nguồn đóng gópcủa người dân, huy động các nguồn vốn hiện có trong dân.
- Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay thì môhình Nhà nước bao cấp không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay.Một trong những vấn đề quan trọng là giải quyết mối quan hệ giữa phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường Do Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, phải san sẻcho nhiều lĩnh vực nên đầu tư cho các vấn đề môi trương chưa thật sự nhiều vàthoả đáng Vì thế việc huy động nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng nhằm giảiquyết các vấn đề về môi trường là hết sức cần thiết Bên cạnh đó, không như thờikỳ bao cấp trước đây Nhà nước phải tự giải quyết tất cả mọi viêc thì trong giaiđoạn hiện nay đã đến lúc chúng ta phải chuyển sang cơ chế người trực tiếp sửdụng và hưởng dịch vụ phải chi trả cho người cung cấp Do đó sẽ góp phần giảmnhẹ đi gánh nặng chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực môi trường, đồng thờikhích thích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanhtrong lĩnh vực mới mẻ này.
Tạo sức mạnh tổng hợp cho lĩnh vực quản lý rác thải.
Công tác xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sẽ huyđộng được sụ tham gia của đông đảo quần chúng, của các tổ chức kinh tế, chính
Trang 23trị và xã hội dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Nhà nước sẽ tạo ra sức mạnh tổnghợp để thực hiện mục tiêu trong quản lý rác thải sinh hoạt Thực tế bất cứ chủtrương hay quyết định nào của Nhà nước mà được sự đồng tình và ủng hộ củacộng đồng Nhân dân thì đó là sự thành công lớn nhất
2.1.1.3 Nội dung của công tác xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thảisinh hoạt chính là việc đưa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinhhoạt trở thành công việc chung của toàn xã hội.Việc giữ gìn vệ sinh môi trườngcần phải là một thói quen ngày từ nhỏ, việc giáo dục ý thức mỗi cá nhân cần đưavào ngay từ các bậc học, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mỗi cá nhân cầnnhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Phát động phong trào thi đua trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thảisinh hoạt.
- Phát động các phong trào thi đua trên phạm vi toàn quốc, có thể gắn với cácđợt phát động đặc biệt, vào các ngày lễ, ngày chủ nhật tổng vệ sinh.
- Lựa chọn những hình thức phát động phong trào sao cho phù hợp với trìnhđộ, khả năng tham gia của từng loại đối tượng như tổ dân phố, cơ quan, trườnghọc, cơ sở sản xuất, người dân.
- Xây dựng các tiêu chí đánh gía thi đua và lập bảng khen thưởng cho các đợtphát động phong trào.Khen thưởng và khiển trách công bằng.
Trang 24- Xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến về công tác thu gom,vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên điạ bàn các tổ dân phố từng địaphương cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao.
Biện pháp thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lýrác thải sinh hoạt.
- Cần tăng cường quyền lực cùa cộng đồng: là việc phát triển quyền lực củacộng đồng Phần lớn các hoạt động sản xuất và sang tạo của cá nhân hay nhómcông dân đều thực hiện trong cộng đồng.Cộng đồng và nhóm công dân tạo điềukiện dễ dàng nhất cho mọi người tiến hành những việc làm có ích cho xã hộicũng như biểu thị những quan tâm của mình.Khi họ có đủ quyền lực, kiến thứccộng đồng sẽ có thể góp phần quyết định những việc làm liên quan đến họ và giữmột vai trò không thể thiếu được trong việc xây dựng một xã hội bềnvững.Những hành động cộng đồng thường thông qua chính quyền địa phươngđại diện cho họ.Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trông coi, chăm sócmôi trường về tất cả mọi phương diện của đời sống.Vì thế, cộng đồng có thể hợptác cùng chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy công tác thu gom, vậnchuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Thành lập các nhóm hành động: các nhóm hành động trong cộng đồng chomôi trường và phát triển bền vững khởi thuỷ do nhiều nguyên nhân khác nhau.Thông thường là do xuất phát từ ý muốn ngăn chặn những việc làm có ảnhhưởng xấu đến cộng đồng.Do đó để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác bảovệ môi trường nhất là trong các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt thì cầnphải có các biện pháp thiết thực để duy trì các nhóm hành động.
- Với sự hỗ trợ của Nhà nước:sự tham gia của cộng đồng dân cư trong lĩnhvực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt là hết sức cần thiết Tuy vậy
Trang 25để khuyến khích cộng đồng tham gia tích cực hơn trong lĩnh vực này đòi hỏiphải có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, có thể dưới các hình thức như cho vayvốn với lãi suất thấp hay chính sách ưu đãi về vốn hoặc hỗ trợ về trang thiết bịkhi mới bắt đầu vào quá trình làm việc.
- Với sự tham gia của cộng đồng: nếu cộng đồng được tạo điều kiện dễ dàngtrong việc tham gia vào quản lý và ra quyết định thì điều đó sẻ đảm bảo cho cácquyết định được đúng đắn và sẽ được tất cả mọi người ủng hộ.Những vấn đề liênquan đến rác thải sinh hoạt sẽ được giải quyết khi có sự tham gia tích cực, chủđộng của cộng đồng.Sự tham gia của cộng đồng trong giải quyết các vấn đề rácthải sinh hoạt tại địa phương đòi hỏi cộng đồng nhận thức và tổ chức thực hiệnnhững hoạt động của mình một cách bền vững và hợp lý nhất.
2.1.1.4 Mô hình xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địabàn Huyện Từ Liêm.
Căn cứ, mục tiêu và phạm vi áp dụng.
Căn cứ vào mục tiên
- Đề án số 31của Thành uy về: Một số nhiệm vụ trọng điểm về cải thiện môitrường xã hội
- Kế hoạch số 24/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về triển khai Đề ánsố 31 về cải thịên môi trường xã hội trong hai năm 2004 và 2005 của Thành uỷ
- Nghị quyết số 08/2000/NQ-HĐ ngày 27/7/2000 của Hội đồng nhân dânThành phố Hà Nội về việc thông qua đề án thí điểm thực hiện XHH công tác thugom, vận chuyển và xử lý một phần phế thải đô thị
Trang 26- Quyết định số 5466/QĐ-UB của UBND TP Hà Nôi về việc tổ chức thựchiện đề án thí điểm XHH công tác thu gom và một phần vận chuyển rác thải sinhhoạt trên điạ bàn Tphố Hà Nội.
- Quyết định số 179/ GTĐT ngày 03/09/1999, Quyết định số 842/ GTĐT ngày 10/05/1999, Bản duyệt ngày 14/11/2003, ngày 12/11/2003, Quyếtđính số 132/QĐ- GTCC ngày 23/02/2003 của Sở Giao thông Công chính Hà Nộivề việc phê duyệt các quy trình công nghệ phục vụ công tác duy trì VSMT thànhphố Hà Nội.
QĐ Định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh MTĐT ban hành kèm theo Quýêtđịnh số 17/2001/ QĐ-BXD ngày 07/8/2001 của Bộ Xây Dựng.
Mục tiêu:
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá Vệ sinh môi trường, đảm bảo thu gom,xửlý và vận chuyển tối đa lượng rác; Đáp ứng quá trình phát triển đô thị theo đúngchủ trương cải Thành phố, của Huyện.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự chủ của các ngành, các cập, các tổchức, đơn vị, các đơn vị dịch vụ Vệ sinh môi trường và của nhân dân
- Đảm bảo tính ổn địn, bền vững đối vói công tác thu gom, xử lý và vậnchuyển rác và hoạt động Vệ sinh môi trường của các đơn vị dịch vụ.
Trang 272.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘ CỦA HUYỆN TỪ LIÊM2.2.1 Đặc điểm tự nhiên:
2.2.1.1 Vị trí địa lý.
Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, baogồm 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 7532,7203 ha với tổng dânsố là 282.623 người Có toạ độ địa lý từ 105dộ42’10’’ đến 105độ48’00’’ kinh độĐông và từ 21độ06’50’’ tới 21độ08’20’’ vĩ độ Bắc:
+ phía Bắc giáp huyện Đông Anh
+ phía Nam giáp thành phố Hà Đông- Tỉnh Hà Tây
+ phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và Quận Thanh Xuân+ phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng- Tỉnh Hà Tây.
2.2.1.2 Địa hình địa chất
Huyện Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Từ Liêm cóđịa hình tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng theo chiều Tây Bắc- Đông Nam.Cao trung bình 6,0m- 6,5m.
Từ Liêm nằm trong khu vực khí hâu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều Lượng mưa trung bình nămg là 1.6000mm- 1.8000mm.
2.2 1.3 Hạ tầng kỹ thuật
- Từ Liêm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, hạ tầng kỹ thuật được nângcấp đảm bảo đồng bộ, tốt đáp ứng nhu cầu đi lại, thoát nước tại các khu dân cư,các khu đô thị mới, các khu vực quy hoạch cho các công trình của trưng ương vàThành phố Tuy nhiên còn một số tuyến đường của Thành Phố, Huyện chưađược nâng cấp gây ảnh hưởng tới giao thông, thoát nước chung của khu vực.
Trang 28- Đường trục thôn, đường liên thôn, liên xã, đường khu dân cư được Bêtong hoá hoặc nhựa hoá: 53,4 km
2.2.1.4 Kinh tế xã hội
Tổng dân số trên toàn huyện là 282.623 người, trong đó dân số thành thị là17.791 người; mật độ dân sô trung bình là 3.752 người/km2.Dân cư phân bốkhông đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn Cầu Diễn, Đông Ngạc, Cổ Nhuế, TrungVăn.
Hộ kinh doanh: 6684 hộ, trong đó có 1789 hộ kinh doanh Doanh nghiệp
+ Ngoài quốc doanh: 529 doanh nghiệp
+Doanh nghiệp Nhà nước và Liên doanh: 40 doanh nghiệp.Cơ sỏ Hành chính sự nghiệp: 312 cơ sở.
Cơ cấu lao động trong các ngành được phân bổ như sau
Tỷ lệ%
Trang 29Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dâncũng được cải thiện đáng kể Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2006 đạt9,528 triệu đồng/năm (thấp hơn thu nhập bình quân chung của thành phố 12,288triệu đồng/năm), trong đó: thu nhập bình quân ở thành thị là 15 triệu đồng/năm,nông thôn là 6,672 triệu đồng/năm Tỷ lệ hồ giàu tăng nhanh, hộ nghèo giảmnhanh.Tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu mới còn 5,48% ( năm 2006).
Y tế, giáo dục
Trên huyện có 30 trường mần non, 22 trường tiểu học, 18 trường trung học cơsỏ, 1 trường bổ túc văn hoá
Từ Liêm có 16 trạm y tế, 83 cơ sở khám chữa bệnh
2.3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINHHOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM
2.3.1 Hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.3.1.1 Hiện trạng tình hình rác thải trên địa bàn Huyện Từ Liêm
Hiện nay trên địa bàn Huyện gồm 15 xã và một thị trấn với gần 40 điểm thugom rác thải Đa phần các bãi rác hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn quy định về chấtlượng, tình trạng đổ rác tràn lan không đúng nơi quy định vẫn diễn ra hàng ngàyhàng giờ Một phần là do ý thức người dân còn kém trong việc nhận thức vấn đềbảo vệ môi trường, bên cạnh đó các cấp chính quyền chưa mạnh tay trong việcxử lý các tình trạng vi phạm nêu trê
Trang 30Bảng tổng hợp khối lượng rác thải ra trên địa bàn các xã Huyện Từ Liêm
Rác thải(m3/năm)
Lượng rác còn lại đã được các xã tổ chức chôn lấp.
Công tác thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn áp dụng dưới nhiều hinhthức, nhiều loại hình dịch vụ tham gia Hình thức tổ chức thực hiện đa dạng theotừng xã, thị trấn, tuy nhiên chưa thống nhất gây khó khăn cho công tác quản lý.
Trang 31Khối lượng rác thải được thu gom vận chuyển, xử lý đã được quan tâm,không gây bức xúc về rác thải sinh hoạt trên địa bàn Về cơ bản 85% lượng rácthải sinh hoạt hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến bãi rác thành phố.
Tuy nhiên còn có 15% khối lượng rác thải không được vận chuyển mà cònchôn lập tại các xã; Xét về lâu dài nếu tình trạng này là không phù hợp
2.3.1.2 Việc quản lý rác thải
Trong hoạt động phát triển và sản xuất, hoạt động sinh hoạt và các hoạt độngkhác trên địa bàn đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân trực tiệp gây ra nhữngtác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộngđồng, tác hại tới nền kinh tế Do vậy việc quản lý, kiểm soát lượng rác thải là rấtcần thiểt.Quản lý rác thải nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của rác thải,ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của rác thải bằng những chi phí thích hợp, tạođiều kiện vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng Để thực hiệntốt công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Từ Liêm thi hành theonguyên tắc chung của công tác thu gom và xử lý rác thải, phân ra từng công đoạncụ thể và kết hợp bố trí sao cho phù hợp nhằm tạo được kết quả tốt nhât Việcquản lý thu gom và vận chuyển rác thải được tiến hành theo các công đoạn sau:
Trang 32Trên địa bàn Huyện Từ Liêm có gần 40 điểm thu rác và vận chuyển rác, toànbộ lượng rác thải sinh hoạt thu được hành ngày sẽ được vận chuyển và đổ tại Bãirác Nam Sơn.
Rác đường phố
Rác sinh hoạt ở kiệt, đường phố
Rác thải ở chợ
Rác thải ở các khu công cộng
Thu gom thùng rác
Xe thô sơ
Thu gom bằng xe cuốn ép.
Điểm cầu
Xe nâng thùng
Nhà máy rác thành phố
Trang 332.3.2 Phương án xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinhhoạt trên địa bàn Huyện Từ Liêm giai đoạn 2006-2008.
A12 Tổ chức thực hiện:+ UBND các xã, Thị trấn.
- UBND Huyện giao UBND xã, thị trấn tổ chức ký kết hợp đồng đối với cácđơn vị tham gia VSMT trên địa bàn xã, Thị trấn theo nội dung giao khoán
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thu gom, vận chuyển rác thảisinh hoạt trên địa bàn, thu phí VSMT đảm bảo yêu cầu về chất lượng, hiệu quả.
- Chủ trì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đơn vị trên địa bàntích cực tham gia công tác xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác, chịu trách nhiệmxử lý cương quyết các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước vàThành phố về đảm bảo VSMT trên địa bàn.
+ Các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển rác:
- Chịu sự giám sát của nhân dân, UBND các xã, thị trấn về chất lượng côngviệc, Sự giám sát, chỉ đạo của Phòng chuyên môn về quy trình, công nghệ thugom, vận chuyển
Trang 342.3.2.2 Phương thức xã hội hoá bằng hình thức giao khoán
Giao khoán cho các đơn vị với nội dung chủ yếu:
- Khoán thu gom và vận chuyển đến bãi rác Thành phố đảm bảo yêu cầu kỹthuật, chất lượng trên địa bàn từng xã, thị trấn.
- Khoán thu phí ( căn cứ vào đối tượng phải thu phí trên mỗi xã, thị trấn vàquy định tại Quyết định số 52/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của UBND TP HàNội về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện khoán nhưsau:
+ Thu đạt 85% trên tổng số nhân khẩu từng xã, thị trấn, mức thu 1000 đồng/người/ tháng (riêng xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh thu 1500 đồng/ người/ tháng )
+ Thu đạt 80% trên tổng số hộ kinh doanh ở từng xã, thị trấn.mức tu 20.000đồng/ hộ/ tháng.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hành chính sự nghiệp: thực hiện dịch vụVSMT thông qua hợp đồng trực tiệp với đơn vị dịch vụ, đơn giá dịch vụ do cácbên thoả thuận.
2.3.3 Thời gian thực hiện và phương án tài chính:
Thời gian thực hiện từ năm 2006-2008.Dự kiến kế hoạch thu phí năm 2006-2008:Tổng số: 3.758.859.900 đồng
Ttrong đó:
+ thu từ các hộ gia đình 2.819.019.900 đồng+ thu từ các hộ kinh doanh 939.840.000 đồngDự kiến kế hoạch khoán chi năm 2006-2008
Trang 35Căn cứ định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị ban hànhkèm theo quyết định số 17/2001/ QĐ – BXD ngày 07/8/2001 của Bô Xây dựng,Quyết định sô 52/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của UBND TP Hà Nội về việcthu phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nôi dự kiến kê hoạch khoán chi nhưsau:
- Tổng số: 8.124.693.003 đồng- Trong đó:
+thu gom: 2.692.435.380 đồng+vận chuyển: 5.432.257.623 đồng.
Trang 361TT Cầu Diễn5.98930ng179.665.1402.491145.500362.492.386542.167.5262Xã Đông Ngạc6.78330ng203.477.6102.822145.500410.536.426614.014.0363Xã Thuỵ Phương2.82330ng84.695.2801.174145.500170.881.197255.576.4474Xã Phú Diễn5.78130ng173.440.0802.405145.500349.932.705523.372.7855Xã Cổ Nhuế10.23530ng307.052.7004.258145.500619.509.528926.562.286Xã Xuân Đỉnh8.70630ng261.183.2703.622145.500526.963.366788.146.6367Xã Đại Mỗ4.95330ng148.604.4602.061145.500299.824.358448.428.8188Xã Tây Mỗ4.44830ng133.440.3001.850145.500269.229.149402.669.4499Xã Trung Văn6.52830ng195.852.4502.716145.500395.151.903591.004.35310Xã Mễ Trì6.82630ng204.780.7802.840145.500413.165.702617.946.47211Xã Mỹ Đình5.33230ng159.966.8102.218145.500322.749.036482.715.84612Xã Minh Khai5.14430ng154.323.3302.140145.500311.362.751465.686.08113Xã Xuân Phương4.52130ng135.637.3801.881145.500273.661.978409.299.35814Xã Tây Tựu6.52530ng195.755.5202.714145.500394.956.337590.711.85715Xã Thượng Cát2.48630ng74.582.2501.034145.500150.447.148225.059.39816Xã Liên Mạc2.66630ng79.978.0201.109145.500161.363.653241.341.673
Các Xã Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn được Thành phố hỗ trợ kinh phí thu gom và vận chuyển
Trang 37Đơn giá các sản phẩm dịch vụ công ích do huyện Từ Liêm thực hiện
1.Khâu thu gom rác
7.Vận hành hệ thống chuyên dung bốc rác lên ô tô đ/tấn 20.579
9.Vận chuyển rác đến bãi rác Nam Sơn cự ly 56,8 km đ/tấn 130.153
11.Khâu thu gom, vận chuyển đất thải đến bãi PhúDiễn
13.Vận chuyển đất thải cự ly 9,2 km, loại xe 4 tấn đ/tấn 35.619
14.Khâu vận chuyển nước tưới rửa đường (m3 =tấn )
16.Vận chuyển nước, cự ly 5,7 km loại xe 4 tấn đ/tấn 28.532
17.Khâu thu dọn, vận chuyển phân xí máy đến bãiTây Mỗ