NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ 1 Công nghệ:

Một phần của tài liệu giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện từ liêm – hà nội (Trang 51 - 52)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

3.2NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ 1 Công nghệ:

3.2.1 Công nghệ:

Xử lý chất thải rằn sinh hoạt không chôn lấp.

Nhằm xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt không chôn lấp, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh Seraphin đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ Seraphin, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào ứng dụng, giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật đồng thời tạo ra các sản phẩm hữu dụng hơn từ chất thải. Các quá trình cơ bản của Công nghệ Seraphin đã nghiên cứu và áp dụng hiện nay bao gồm như sau:

- Hợp phần 1: Phân loại và xử lý sơ bộ chất thải rắn đô thị hỗn hợp bằng phương pháp cơ học thành 4 dòng nguyên liệu chính: chất thải dễ tái chế (nhựa); chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, chất thải hưũ cơ khó phân huỷ sinh học; chất thải vô cơ khó phân huỷ sinh học; chất thải vố cơ khó tái chế.

SV: Phạm Lan Hương Lớp Kinh tế đô thị 46

- Hợp phần 2: Tái chế chất nhựa thành hạt nhựa nguyên liệu và nhiều loại sản phẩm tạo thành hợp phần khác nhau.

- Hợp phần 3: Xử lý phần chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học bằng phương pháp ử compost và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học/khoáng

- Hợp phần 4: Xử lý phần chất thải hữu cơ khó phân huỷ sinh học bằng phưong pháp đốt thu hồi nhiệt và sản xuât nhiên liệu rắn RDF.

- Hợp phần 5: Xử lý phần chất thải vô cơ khó tái chế và tro sau đốt bằng phương pháp hoá rắn sản xuất gạch block không nung.

Đây là một dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin để tái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời sống.Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày nên giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai. Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống bát đựng mủ cao su và các loại xô châu…Khi áp dụng công nghệ này vào xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa…)sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên.

Một phần của tài liệu giải pháp xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện từ liêm – hà nội (Trang 51 - 52)