Nam
Nghề nhuộm đã có từ lâu đời ở nước ta, ở Thăng Long xưa có phố Thợ Nhuộm là phố nhuộm thâm của các làng Liêu Xá, Liêu Xuyên ( Hưng Yên ), Vân Canh (Hà Tây). Hàng Đào mới chính là nơi nhuộm cao cấp, nhuộm được nhiều màu sắc, được lịch sử ghi nhận từ thế kỷ XV. Vào cuối thế kỷ XVII, người làng Đan Loan (một làng nổi tiếng ở Hải Dương) đã lập được đình ở Hàng Đào, lập được chỉ riêng ở phố Hàng Đào. Phố Hàng Đào trở thành phố riêng của dân làng Đan Loan và họ giàu lên nhanh chóng. Đan Loan được nhiều người biết đến nhất bởi nơi đây có nghề nhuộm nổi tiếng, từ xưa nghề này đã mang lại cơm no, áo ấm cho dân làng.
Ở vùng núi phía Bắc, người dân tộc đã biết sử dụng chất màu tự nhiên trong dệt nhuộm. Người dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn dùng lá chàm để nhuộm màu xanh nhạt, xanh đen. Tại Sơn La, Hòa Bình, người dân tộc Thái đã dùng các loại vỏ cây, hoa vàng, lá xanh, cánh kiến để nhuộm màu cho các sản phẩm của mình như chiếc khăn Piêu và các sản phẩm thủ công khác. Đến thế kỷ XIX nhuộm vải bằng thuốc nhuộm tự nhiên vẫn được sử dụng với những kinh nghiệm lâu đời của mỗi dân tộc, họ có những bí quyết riêng để sản xuất ra những sản phẩm thủ công cổ truyền đặc trưng cho mỗi dân tộc. Những loại chất màu tự nhiên đã được biết đến rất phong phú và đầy đủ các gam màu cơ bản. Một số loại nguyên liệu được nhân dân ta sử dụng để nhuộm vải như:
7
Nặc nưa là loại cây gỗ cao từ 10 đến 20m có cành, lá đơn mọc so le, phiến lá bầu dục dài 5.5 cm đến 13cm, rộng 2.5 cm đến 7 cm. Cây ra hoa màu vàng, quả hình cầu khi non có màu xanh bóng, sau ngả sang màu vàng, khi già chuyển sang màu đen. Cây nặc nưa được trồng nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ở Việt Nam được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Người ta sử dụng quả nặc nưa để nhuộm vải lụa đen rất đẹp có thương hiệu là Lãnh Mỹ A.
b. Lá chè
Ở nước ta loại chè được sử dụng làm trà uống được, trồng ở nhiều nơi. Cây thường được cắt tỉa để phân thành nhiều cành và nhánh cho nhiều búp, lá. Lá chè hình trái xoan, nhọn ở đầu và gốc, phiến lá dày, mép có hình răng cưa men theo cuống. Lá chè già được loại bỏ ngay sau khi thu hoạch được sử dụng để nhuộm vải cho màu nâu nhạt, nên cầm màu bằng một số loại muối cho màu vàng lục, nâu vàng, nâu xanh đến màu đen.
Hình 1.7: Quả nặc nưa
8
c. Hạt cà ri
Cây cà ri (cây điều màu) là cây mọc ở dạng bụi, cao khoảng 4 – 5 m. Cây có hoa màu trắng, có loại màu hồng, vàng, quả nhỏ có gai tua ra, khi chín có màu đỏ rực. Mỗi quả có khoảng 30 đến 50 hạt, hạt có màu đỏ. Hạt cà ri đã từ lâu được biết đến là màu nhuộm cho thực phẩm. Gần đây, ở nước ta có một số nghiên cứu ứng dụng hạt cà ri nhuộm màu cho các sản phẩm dệt may cho các gam màu cam từ đậm tới nhạt rất đẹp.
d. Củ nâu
Củ nâu được nhân dân ta biết đến từ lâu đời, củ có màu nâu xám, thịt củ màu nâu đỏ. Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi hoặc được trồng ở nông thôn. Dây leo thân nhẵn, ở gốc có nhiều gai. Lá mọc cách ở gốc, mọc đối ở ngọn, hoa mọc thành bông. Củ ở trên mặt đất tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hơi trắng. Mặc dù tên khoa học chỉ xác định có một nhưng trên thực tế người ta thấy có mấy loại củ nâu. Củ nâu dọc đỏ, củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt, loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng. Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dưa; vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên. Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ, vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng, người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.
9
e. Cây chàm nhuộm
Cây được trồng thành bụi cao khoảng trên dưới 1m, có nhánh thẳng dài, lá hình trứng ngược mọc so le kép dài 1.5 cm đến 2 cm, rộng 0.6 cm đến 1.5 cm, thon hẹp ở cuống. Cây có hoa quanh năm mọc thành từng chùm ở kẽ lá, cánh hoa hình bướm màu đỏ vàng, quả dài có chứa hạt. Cây được trồng ở một số vùng đồi núi ở Việt Nam. Cành lá của cây chùm tươi được ngắt về ngâm vào nước sạch sau vài ngày được dung dịch chất màu để nhuộm vải. Nếu không nhuộm ngay có thể chế biến thành bột chàm, đóng bánh, phơi khô và cất giữ trong bóng râm. Lá chàm dùng để nhuộm vải cho màu xanh tím bền và đẹp.
f. Lá trầu không
Hình 1.10: Củ nâu
10
Trầu không là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sọc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. Ngoài việc sử dụng để ăn thì còn dùng để nhuộm vải bông, tơ tằm cho màu nâu trầm rất bền màu.