Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dịch nhuộm đến cường độ màu

Một phần của tài liệu LVTN nguyễn thị hân 1610967 (Trang 72 - 74)

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nồng độ dịch nhuộm đến khả năng hấp thụ màu của vải tơ tằm 100 % theo phương án 2 (với các điều kiện nhuộm: tỷ lệ chiết tách 1:20, dung tỷ nhuộm 1:35, nhiệt độ 800C, thời gian 60 phút, không sử dụng chất cầm màu), sau khi nhuộm vải với các nồng độ 100%, 75%, 50%, 25% v/v, tôi tiến hành đo các giá trị L, a, b cho mỗi mẫu 2 lần và lấy giá trị trung bình. Đo và lấy giá trị ΔE, K/S tại bước sóng 500 nm. Các giá trị được ghi nhận ở bảng 3.3.

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn độ chênh lệch màu ∆E và cường độ màu K/S khi thay đổi dung tỷ nhuộm

54

Bảng 3.3: Giá trị các thông số L, a, b, ΔE và K/S của các mẫu nhuộm khi thay đổi nồng độ dịch nhuộm Ký hiệu Nồng độ L a b ΔE K/S Mẫu chuẩn ― 87.12 1.02 7.41 ― 0.085 SE.2.1 100% v/v -16.16 24.73 33.47 40.24 2.175 SE.2.2 75% v/v -21.94 33.19 42.89 52.31 4.694 SE.2.3 50% v/v -29.87 41.11 51.29 63.44 12.040 SE.2.4 25% v/v -27.72 35.70 47.42 57.31 8.102 SE.2.1 SE.2.2 SE.2.3 SE.2.3

Hình 3.3: Màu nhuộm của mẫu khi thay đổi nồng độ dung dịch nhuộm

55

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu 3.2 và biểu đồ 3.4 ta dễ dàng thấy rằng có sự chênh lệch cường độ màu K/S rất lớn giữa 4 mẫu nhuộm với nhau. Khi ta giảm nồng độ của dịch chiết từ 100% xuống 50% thì độ lệch màu ∆E và cường độ màu K/S đều tăng và cao nhất khi ở nồng độ 50% (ΔE = 63.44, K/S = 12.040), so với nồng độ 50% thì ở nồng độ 25% có giá trị K/S và ΔE thấp hơn (nhưng vẫn cao hơn nồng độ 100%).

Kết luận:

Sau những nhận xét về các số liệu ở trên, tôi quyết định chọn nồng độ dịch chiết 50% là tối ưu nhất để tiến hành các phương án thí nghiệm kế tiếp.

Một phần của tài liệu LVTN nguyễn thị hân 1610967 (Trang 72 - 74)