Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến cường độ màu

Một phần của tài liệu LVTN nguyễn thị hân 1610967 (Trang 74 - 76)

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến khả năng hấp thụ màu của vải tơ tằm 100 % theo phương án 3 (với các điều kiện nhuộm: tỷ lệ chiết tách 1:20, dung tỷ nhuộm 1:35, nồng độ dịch nhuộm 50% v/v, thời gian 60 phút, không sử dụng chất cầm màu), sau khi nhuộm vải với các nhiệt độ 600C, 700C, 800C, 900C tôi tiến hành đo các giá trị L, a, b cho mỗi mẫu 2 lần và lấy giá trị trung bình. Đo và lấy giá trị ΔE, K/S tại bước sóng 500 nm. Các giá trị được ghi nhận ở bảng 3.4.

Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn độ chênh lệch màu ∆E và cường độ màu K/S khi thay đổi nồng độ nhuộm

56

Bảng 3.4: Giá trị các thông số L, a, b, ΔE và K/S của các mẫu nhuộm khi thay đổi nhiệt độ nhuộm

Ký hiệu Nhiệt độ L a b ΔE K/S Mẫu chuẩn ― 87.71 1.15 7.61 ― 0.079 SE.3.1 600 -22.99 32.64 45.33 53.20 4.932 SE.3.2 700 -25.02 34.81 42.05 52.46 5.482 SE.3.3 800 -29.81 41.08 51.83 63.18 11.840 SE.3.4 900 -26.19 36.32 44.95 55.39 6.655 SE.3.1 SE.3.2 SE.3.3 SE.3.4

57

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu 3.3 và biểu đồ 3.6 ta dễ dàng thấy rằng có sự chênh lệch cường độ màu K/S rất lớn giữa 4 mẫu nhuộm với nhau. Khi ta tăng nhiệt độ nhuộm từ 600C đến 800C thì độ lệch màu ∆E và cường độ màu K/S đều tăng và cao nhất khi ở nhiệt độ 800C (ΔE = 63.18, K/S = 11.840) và giảm khi qua 900C.

Kết luận:

Sau những nhận xét về các số liệu ở trên, tôi quyết định chọn nhiệt độ để nhuộm là 800C là tối ưu nhất để tiến hành các phương án thí nghiệm kế tiếp.

Một phần của tài liệu LVTN nguyễn thị hân 1610967 (Trang 74 - 76)