Dựa vào thời điểm thực hiện cầm màu, có 3 phương pháp cầm màu thường được áp dụng như sau:
a. Cầm màu trước nhuộm
Trong phương pháp cầm màu trước nhuộm, chất cầm màu được đưa vào vật liệu trước khi được nhuộm. Đối với xơ có nguồn gốc protid, một số thuốc nhuộm tự nhiên cũng cần thực hiện quá trình này để tạo ra được ánh màu tốt hơn. Ưu điểm của phương pháp này là dung dịch cũ có thể được tái sử dụng cho việc cầm màu, bể nhuộm có thể
22
được sử dụng lại vài lần sau đó và làm cho quá trình này kinh tế hơn khi giảm được lượng chất thải ô nhiễm môi trường.
b. Cầm màu đồng thời
Trong phương pháp cầm màu đồng thời, quá trình nhuộm và cầm màu cùng được thực hiện trong bể nhuộm. Chất cầm màu được thêm vào bể nhuộm và bắt đầu quá trình nhuộm. Do đó quá trình nhuộm và cầm màu diễn ra đồng thời trong bể nhuộm. Với phương pháp này, thời gian nhuộm giảm do giảm số bước thực hiện. Do chất cầm màu không thể tái sử dụng nên phương pháp này chỉ thích hợp để nhuộm mẻ nhỏ.
c. Cầm màu sau nhuộm
Trong phương pháp cầm màu sau nhuộm, vật liệu sau khi nhuộm được cầm màu trong bể riêng biệt. Màu sắc cuối cùng đạt được chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn này.
Trong luận văn này tôi khảo sát phương pháp cầm màu đồng thời đối với dịch chiết từ hạt điều nhuộm với vải tơ tằm.
Tuy nhiên cầm màu trước và cầm màu đồng thời thì khả năng lên màu đậm rất là khó và rất tốn dung dịch nhuộm, do đó tôi chọn phương pháp cầm màu đồng thời nhưng khi đó vải được ngâm trong dung dịch muối và dung dịch thuốc nhuộm cùng 1 lúc nên có thể xảy ra trường hợp sau:
- Ion kim loại có trong dung dịch muối sẽ bám vào bề mặt vải và liên kết với vải, sau đó các ion thuốc nhuộm mới vào liên kết với các ion kim loại này, chúng tạo phức trên vải làm cho liên kết thuốc nhuộm với xơ bền vững hơn.
- Trường hợp thứ ba là khi các phân tử thuốc nhuộm tạo phức với gốc kim loại mà chưa liên kết với vải thì thuốc nhuộm sẽ bị kết tủa, kết tụ lại thành hạt lớn không có khả năng liên kết với vật liệu nữa.