Chức năng hoạt động: Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt độngxúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước vànước ngoài
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng vàphát triển bền vững, Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, bắt kịp dầnvới các nước trên thế giới Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó cần coi hoạt động đầu
tư là ưu tiên hàng đầu bởi lẽ chỉ có đầu tư mới chuyển hóa được các nguồn lực thànhkết quả tăng trưởng Đầu tư không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy tăngtrưởng về số lượng mà còn là cơ sở để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyểndịch cơ cấu sản suất, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó tạo ramặt chất của tăng trưởng Đầu tư cũng là công cụ tăng cường hợp tác kinh tế giữa cácquốc gia trên thế giới, bổ sung vốn cho nhu cầu đầu tư của các nước đang phát triển.Đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam thì hoạt động đầu tư càng trởnên quan trọng vì nó đóng vai trò tạo đà cho sự tăng trưởng ban đầu
Bài toán về vốn đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàngđầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong giai đoạn hiệnnay không chỉ nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn bên ngoài đều là yếu tố quyếtđịnh cho sự thành công của Việt Nam Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây đó là lấy vốn ở đâu,thu hút nó như thế nào và làm sao để sử dụng nó có hiệu quả? Đây cũng chính là mụctiêu hàng đầu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội - đơn vị trực thuộc Sở Kế Hoạch –Đầu tư Hà Nội
Là sinh viên năm cuối Khoa Đầu tư - trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôiquyết định chọn Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội – thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư HàNội làm nơi thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường và tìm kiếm câu trảlời cho câu hỏi trên Trong quá trình thực tập tổng hợp ở đây, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên Trung tâm xúc tiến đầu tư HàNội Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TSNguyễn Hồng Minh và ban giám đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên Trung
tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Chuyên đề thực
tập tốt nghiệp “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội” cũng như trong thời gian thực tập tổng hợp tại đây.
Trang 2CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Khái quát tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu khái quát về địa phương:
Hà nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu nãochính trị, văn hóa khoa học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịchquốc tế lớn của cả nước
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, Hà Nội có sức thu hút cácnguồn lực phát triển trong và ngoài nước, có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh
tế, trước hết là đồng bằng Bắc Bộ (tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh)
Hà nội có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trung tâm đồng bằng sông Hồng, giápcác tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc Vớidiện tích 920.97km2, cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp 44392ha; lâm nghiệp6.782ha; đất công trình xây dựng 20.272 ha; đất dân cư 9.326 ha; đất chưa sử dụng11.285 ha
Ngoài 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống chảy qua, Hà Nội còn có các consông nhỏ như: sông Cà Lồ, sông Nhuệ, Kim Ngưu Hà Nội có 17 hồ lớn nhỏ
Nguồn nước mặt nước ngầm Hà Nội khá dồi dào, chất lượng tốt đảm bảo sinhhoạt và sản xuất công nghiệp
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy điện Hòa Bình và nhà máy điện Phả Lại,mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện liêntục và ổn định.mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại, hòa mạng với hệ thốngviễn thông toàn cầu
Hà Nội có hệ thống cơ sở giao thông khá phát triển, các loại hình giao thôngnhư đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không đồng bộ đã hình thành nên
Trang 3mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp ở vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nối liền cáctỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước trên thế giới
Quốc lộ qua Hà Nội có: Quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 3, quốc lộ 2, quốc lộ 4 vàquốc lộ 32
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện củacác tổ chức quốc tế và có một lợi thế rất lớn trong hợp tác quốc tế và phát triểnkinh tế đối ngoại
Hà Nội còn là nơi có đội ngũ nhân lực đông đảo, tay nghề khá cao Trên địa bànThành phố Hà Nội hiện nay có 49 trường Đại học và Cao đẳng, 38 trường trung họcchuyên nghiệp, 21 trường dạy nghề cung cấp lực lượng đứng đầu cả nước với trên
6050 người có trình độ trên Đại học, 20000 người tốt nghiệp Đại học, 110000 ngườitốt nghiệp trung cấp, điều này giúp các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm bớt chiphí đào tạo khi đầu tư vào Hà Nội
Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3 % tốc độtăng trung bình của cả nước, mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầungười là 18,2 triệu VNĐ/người Thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người tạođiều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng khá phát triển cung cấp các dịch vụ nhanhchóng thuận tiện cho các nhà đầu tư như mở tín dụng, dịch vụ thanh toán quốc tế Bên cạnh đó do yếu tố lịch sử để lại và sự phân công lao động xã hội, Hà Nộicòn là nơi tập trung nhiều trung tâm doanh nghiệp, các làng tiểu thủ công nghiệptruyền thống có khả năng mở rộng phát triển trên cơ sở tăng cường đầu tư và hiện đạiháo trang thiết bị
Có thể nói các lợi thế trên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cả đầu vàolẫn đầu ra khi đầu tư vào Hà Nội
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi Hà Nội cần có một khốilượng lớn vốn, nếu chỉ huy động các nguồn vốn trong nước thì chưa đủ cho nên HàNội cần khai thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế trong đó FDI
Trang 4là ngồn vốn rất quan trọng Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra động lực pháttriển kinh tế thủ đô Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp Hà Nộitrở thành trung tâm kinh tế ngày càng có uy tín trong khu vực nhanh chóng đạt đượcmục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.
1.1.2 Khái quát về tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội hiện nay
Hiện nay trên phạm vi cả nước Hà Nội thuộc nhóm thu hút được nhiều nguồnvốn đầu tư nhất Đó không chỉ là các nguồn vốn từ trong nước mà còn có lượng vốn từbên ngoài đổ vào, lượng vốn này ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng trong
sự phát ttrieenr của Thành phố Hà Nội
Xét trên khía cạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đến hết năm 2007,Thành phố đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ
Có 1118 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 12.587 tỷ USD.Vốn đầu tư thực hiện đạt 5.138 tỷ USD (chiếm 40.8% tổng vốn đăng kí) Kể từ saukhủng hoảng tài chính năm 1997, đặc biệt là sau năm 2006, Thành phố đã có nhiềubiện pháp đồng bộ, kịp thời để cải thiện môi trường đầu tư, cải tiến quy trình, thủ tụccấp phép đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động giải quyết nhanh nhữngkhó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư…do đó tình hình thu hút vốn đầu tư nướcngoài trên địa bàn thành phố được cải thiện đáng kể: năm 2001 lượng vốn đăng kí đạt
200 triệu USD với 44 dự án thì đến năm 2006 là 1,12 tỷ USD với 194 dự án và đếnnăm 2007 thì cấp phép đầu tư cho 344 dự án với số vốn đăng kí là 2.535 tỷ USD
Đến nay nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã được đưa vào sử dụng thuộccác lĩnh vực: công nghiệp viễn thông, công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp sản xuấtthép, vật liệu… ví dụ như Công ty TNHH dèn hình Orion – Hanel (sản xuất, lắp rápđèn hình) với tổng vốn đầu tư 178 triệu USD; Công ty Yamaha Motor Việt Nam ( sảnxuất lắp ráp xe máy ) với tổng vốn đầu tư 127 triệu USD; Công ty Canon Việt Nam( sản xuất lắp ráp máy in màu ) có tổng vốn đầu tư là 76,7 triệu USD… Các dự án này
Trang 5có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng caotrình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt công nghiệp Thủ đô.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (70%) và công nghiệp(29,5%) Cơ cấu đầu tư như vậy đã góp phần không nhỏ cho mục tiêu chuyển dịch cơcấu kinh tế Thủ đô theo hướng phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp Công nghệ vàcác thiết bị sử dụng trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là công nghệtiên tiến và thiết bị mới, năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất có chất lượngquốc tế, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới (tivi màu,đèn hình, linh kiện máy ảnh, tủ lạnh, máy giặt )
Loại hình đầu tư chủ yếu là liên doanh (59%) và doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP,tạo việc làm, hội nhập kinh tế của thủ đô Năm 2007, khu vực này đóng góp hơn 16%GDP, 15% tổng đầu tư xã hội, 40% gia trị sản xuất công nghiệp, 38% kim ngạchxuất khẩu, 10% ngân sách và giải quyết cho hơn 71000 lao động Thành phố
Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội thời gian qua được đánh giá là rất tíchcực và triển vọng của những năm tới là rất khả quan Tuy nhiên, so sánh với tình hình
cả nước thì về dự án đầu tư thì tỷ trọng của Hà Nội so với cả nước tăng lên ( từ 6%giai đoạn 1988 – 1990 lên 22,3% năm 2007 ) nhưng về vốn đầu tư thì lại giảm xuống
từ 21% còn 11% ) Điều đó chứng tỏ quy mô vốn trung bình của các dự án đầu tư vào
Hà Nội giảm
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Hà Nội trên các lĩnhvực: Khách sạn, căn hộ cho thuê, tài chính, bảo hiểm, sản xuất công nghiệp…Songthiếu thồng tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư như: địa điểm, diện tích, quy hoạch, giáthuê đất… Ngoài ra các nhà đầu tư còn lo ngại về điều kiện hạ tầng giao thông, bếnbãi, cầu cảng và thiếu lao động có tay nghề cao…Nếu Hà Nội khắc phục tốt các hạnchế này thì việc thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài là rất khả quan
Trang 61.2 Tổng quan về trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội được thành lập theo quyết định số UBND ngày 22-11-2007 cuẩ UBND thành phố
4676/QĐ Ngày 17/11/2008 UBND thành phố có quyết định 2101/QĐ4676/QĐ UBND thành lậptrung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội trên cơ Sở Kế hoach và đầu tư (KH&ĐT)hợp nhất trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội (cũ) và trungtâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở KH&ĐT Hà Tây (cũ) thành trung tâm xúc tiến đầu tưthành phố Hà Nội thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội
- Trước đây hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố không được quy vềmột mối như hiện nay mà là tất cả các phòng ban trong Sở KH&ĐT đêù có bộ phậnnày để đi thu hút vốn đầu tư cho ngành và lĩnh vực của mình Các phòng ban hoạtđộng độc lập, riêng rẽ không liên kết với nhau tạo ra một sự lãng phí rất lớn, đồng thờicác cấp lãnh đạo của thành phố đã nhận ra lợi ích nếu có hẳn một bộ phận chuyêntrách về xúc tiến đầu tư, chính vì thế mà trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã ra đời.Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội có ba phòng ban chính là phòng xúctiến đầu tư, phòng dịch vụ, phòng tổ chức dưới sự chỉ đạo của một giám đốc và mộtphó giám đốc cùng các trưởng phòng tương ứng
Giám đốc trung tâm
xúc tiến đầu tư HN
Phó giám đốc trung
tâm
Phòng tổ chức Phòng dịch vụ
Phòng xúc tiến đầu tư
Trang 71.2.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.2.1.1 Chức năng hoạt động:
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt độngxúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước vànước ngoài thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội trênđịa bàn thành phố Hà Nội
- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để vận động hỗ trợ, hướng dẫn cácnhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địađiểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nướcngòai, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố
- Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúpcác doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có liên quanđến chức năng và nhiệm vụ được giao
- Trung tâm được cung cấp các dịch vụ có thu, bao gồm: Cung cấp thông tin liênquan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ cácdoanh nghiệp, phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơquan liên quan
Trang 8- Quản lý cán bộ, viên chức; quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn được giaotheo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND Thành phố giao và Giám đốc Sở
kế hoạch và Đầu tư phân công
1.3 Thực trạng xúc tiến đầu tư vào Hà Nội hiện nay
1.3.1 Khái niệm về xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với bất kì thành phố, quốc gia nào Trong bốicảnh các thành phố đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấpdẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các thành phố
để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có
xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các địaphương giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ Trọng tâm của giải phápnày là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng như việc đưa racác chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư Vai trò ngày càng quantrọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết,không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là
mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vận động chungchung Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, songtheo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lượcsản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến(Promotional strategy) Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp
để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địaphương thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác và nướcngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và
Trang 9quốc tế Đồng thời, họ tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạnglưới các văn phòng đại diện ở các địa phương khác và nước ngoài để cung cấp cácthông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hộiđầu tư ở địa phương mình.
Mặ khác,còn có quan niệm xúc tiến đầu tư không chỉ là việc quảng bá hình ảnhđịa phương để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thu hút ngay thêm các nguồn vốntrong nước như nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhànước và của cả các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như các Doanh nghiệp tư nhân
và nguồn vốn dân cư… và trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đi theo quan niệm này
1.3.2 Khái quát về chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia và Hà Nội giai đoạn 2008-2015
1.3.2.1 Khái quát chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tưnước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt độngđầu tư của các quốc gia trên thế giới
Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với
nhau ngày càng cao Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa
làm cho nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng đồng thời nhu cầu thuhút sử dụng FDI ở tất cả các nước Đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngàycàng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hútnguồn vốn này Các nước nhận FDI - đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủnghoảng, các nền kinh tế đang chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướngtập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng,
mở cửa rộng hơn, tạo điều kiện kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi hơn, kích thíchtiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những “rào cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nhạycảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng nhằm thu hút, “lôi kéo” FDI
Trang 10Theo các chuyên gia của UNDP : Việt Nam đang tạo được một môi trường đầu
tư rất tốt, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn đa dạnghoá lĩnh vực đầu tư để tránh rủi ro Với trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trườnglớn hấp dẫn nhà đầu tư Vào WTO, Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn baogiờ hết vì nó mở ra khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho các nhà đầu tư Đặc biệtviệc trở thành thành viên không thường trực của hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đãnâng cao uy tín và vị thế của Việt nam trên trường quốc tế Việc tăng cường phân cấptrong khâu quản lí cũng như có nhiều cải thiện tích cực về môi trường đầu tư đã vàđang là tín hiệu tốt mời gọi các nhà đầu tư
Các chính sách thể hiện sự đổi mới và những cố gắng của Việt Nam trong việcthu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thể hiện trong Chương trình xúc tiếnđầu tư Quốc gia với mười điểm chính sau :
Thứ nhất : Tạo dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam; thông tin, tuyên truyền về
môi trường đầu tư, chủ trương và chính sách pháp luật về đầu tư, hiệu quả đầu tư tạiViệt Nam;
Thứ hai : Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm
trọng điểm cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Thứ ba : Thu thập dữ liệu, nghiên cứu xây dựng Danh mục dự án trọng điểm
quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật;
Thứ tư : Nâng cấp, duy trì hoạt động có hiệu quả website giới thiệu đầu tư, đặc
biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, kết nối với các địa chỉ website có uytín trên thế giới và các địa chỉ website của các Bộ, ngành, địa phương trong nước;
Thứ năm : Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, lựa
chọn đối tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Thứ sáu : Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các cơ quan
quản lý nhà nước và doanh nghiệp;
Trang 11Thứ bảy : Tổ chức các chương trình vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn
trọng điểm ở nước ngoài, các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước, nhằmthu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm, cũng như khuyếnkhích đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Thứ tám : Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự án có
quy mô lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền vàđất nước;
Thứ chín : Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm
giới thiệu môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
Thứ mười : Các hoạt động xúc tiến đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ
1.3.2.2 Trọng tâm hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhânlực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ vềthủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang đượchoàn chỉnh Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang córất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội Nhiều nhà đầu tư NhậtBản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại HàNội để dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp
Hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, kế thừa những thành tựuphát triển đã đạt được, thành phố Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Hà Nội đang xây dựngphương án cao phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2010 phải đạt 12-13%.Theo đó, tổng đầu tư xã hội phải tăng bình quân 25-30%/ năm, trong đó, vốn FDI cầnhuy động từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký đầu tư từ 4đến 5 tỷ USD
Để đạt được những con số trên thì Hà Nội đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm :
Trang 12- Rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, hoànthiện thủ tục đăng kí kinh doanh, giám sát doanh nghiệp sau đầu tư.
- Tổng kết thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, xây dựng kế hoạchxúc tiến đầu tư cho năm kế tiếp,
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đầu tư Cập nhật, tổng hợp, cung cấp thông tin liênquan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng (văn bản pháp luật của nhà nước, quyđịnh hướng dẫn về quản lý đầu tư, xây dựng; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch phát triển ngành) Tổ chức đào tạo, tập huấn đầu tư, in và pháthành các ấn phẩm quảng bá hình ảnh Hà Nội;
- Tổ chức khảo sát, diến đàn xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài; Hỗ trợcác doanh nghiệp tham gia các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, tìm hiểu môitrường đầu tư, hố trợ nhà đầu tư mở văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện,
- Các chương trình hợp tác trong Vùng kinh tế, hợp tác phát triển với các tỉnhthành phố trong và ngoài nước; Tổng kết tình hình thực hiện hợp tác phát triển với cácTỉnh, Thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân cận,
- Tổng hợp danh mục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụngđất theo quyết định 15/2007/QĐ – UBND
- Hướng dẫn thực hiện “Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiếnđầu tư quốc gia”; Hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng và thực hiện kế họach xúctiến đầu tư,
- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; xác địnhcác ngành nghề, lĩnh vực và đối tác cần tập trung kêu gọi đầu tư mang lại hiệu quảcao,
- Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư đạttính chuyên nghiệp
1.4 Phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay
Trước đây các hoạt động xúc tiến đầu tư thường do các công ty, phòng ban, cơquan tự làm lấy, không có một đầu mối thống nhất nào cho hoạt động này Và dù mới
Trang 13được thành lập hơn một năm nhưng trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã và đang làmhết sức mình để chứng minh vai trò đầu mối các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn
Hà Nội Nhận thức rất rõ về vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế
xã hội của Hà Nội hiện nay thì hoạt động xúc tiến đầu tư của trung tâm đang được diễn
ra theo các bước:
+ Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
+ Xây dựng các mối quan hệ đối tác
+ Xây dựng hình ảnh Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư và trên thế giới+ Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư
Các bước trên hiện đang được trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội chia đều cho baphòng ban chính trong trung tâm là phòng tổ chức, phòng xúc tiến đầu tư và phòngdịch vụ với nhiệm vụ và nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Phòng xúc tiến đầu tư:
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách thu hút đầu tư trong nước và nướcngoài của thành phố Hà Nội
+ Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin vềmôi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Hà Nội/
+ Xây dựng danh mục dự án thu hút vốn đầu tư trong thành phố phù hợp với quyhoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì Giúp Giám đốc SởKH&ĐT thực hiện việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối vơi các dự án doUBND thành phố giao
Trang 14+ Tổ chức xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướngdẫn các nhà đầu tư tìm hiêủ chính sách pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địađiểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước vừ nướcngoài, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố
- Phòng dich vụ:
+ Phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụgiúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có lienquan đến chức năng và nhiệm vụ được giao
+ Thực hiện viêc cung cấp các dịch vụ, bao gồm: Cung cấp thông tin lien quanđến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vẫn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ cácdoanh nghiệp, phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơquan liên quan
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các phòng ban thì các bước màtrung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đang thực hiện để trở thành một cơ quan xúc tiến đầu
tư hiệu quả cao được các tổ chức khác thừa nhận đang được tiến hành một cách cụ thểnhư sau:
Trước hết về “Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư”
Chiến lược xúc tiến đầu tư là bản đồ chỉ dẫn để các cơ quan xúc tiến đạt đượcmục tiêu, vì vậy các hoạt động như chuẩn bị tài liệu, tổ chức hội thảo đầu tư, tổchức các chuyến tham quan thực địa cần được sắp xếp trong một kế hoạch tổng thể
để đạt được hiệu quả Kế hoạch này cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu những điểm gì
mà chúng ta có thể đem lại cho các nhà đầu tư nước ngoài và chúng có lợi thế cạnhtranh gì so với các địa phương khác trong nước và trong khu vực… Sau đó là phảixác định ngành, lĩnh vực cũng như các nhà đầu tư tiềm năng có nhiều khả năng đầu
tư và các lĩnh vực này
Trang 15Khi đã xác định được các ngành nghề, lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâmchúng ta cần xác định các khu vực trọng điểm của hoạt động xúc tiến đầu tư này.
Vì các đặc tính thường xuyên thay đổi do sự phát triển của môi trường bên trong
và những yếu tố bên ngoài nên cơ quan xúc tiến đầu tư cần phải thấy trước ảnh hưởngcủa những sự thay đổi nảy ví dụ những tiến bộ trong giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng
sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đẩu tư trong tương lai nên sẽ cần đưa các lĩnh vựcnày vào mục tiêu hướng tới
Một chiến lược xúc tiến đầu tư không chỉ tập trung vào các lĩnh vực, ngànhnghề cần hướng tới trong tương lai gần mà còn phải thể hiện được những lĩnh vực,ngành nghề cần hướng tới trong trung hạn và dài hạn Đồng thời các cơ quan xúc tiếnđầu tư phải đóng vai trò trong việc cải thiện môi trường đầu tư của đất nước để cácngành có trình độ phát triển cao hơn sẽ xem đây là một điểm đến của đầu tư
Bước cuối cùng của quá trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư là lập đượcmột kế hoạch rõ rang Trong đó đã lượng hóa các nguồn lực, thời gian thực hiện chiếnlược, và xác định các hoạt động cần thiết để thu hút được các ngành công nghiệp cótrình độ phát triển cao hơn
Dựa trên những yêu cầu trên trong thời gian qua trung tâm xúc tiến đầu tư HàNội đã xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội gia đoạn 2008 -
2010, định hướng đến 2015 ( Chương trình 34 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội )trong đó đã nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư gia doạn 2008– 2010, định hướng đến 2015, các quan điểm và mục tiêu xúc tiến đầu tư cũng như một
số giải pháp chính xúc tiến đầu tư giai đoạn 2008 – 2010
Cụ thể trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã đưa ra danh mục một số ngành, lĩnhvực kêu gọi đầu tư:
+ Phát triển trung tâm tài chính ngân hàng
+ Đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng chothuê, khu triển lãm
+ Phát triển trung tâm đào tạo – nghiên cứu – phát triển
Trang 16+ Đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội
+ Cải tạo và phát triển các khu tập thể cũ thành các khu đô thị mới, hiện đại với
hạ tầng hoàn chỉnh
+ Phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học, thiết bị điện, cơ – kim khí,vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang và thể thao…
+ Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao
+ Phát triển các dự án khu du lịch – dịch vụ, khu nghỉ dưỡng cao cấp
+ Đầu tư phát triển một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đạiđạt tiêu chuản quốc tế
+ Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo
+ Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng
Bên cạnh đó còn có danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư, khuyếnkhích đầu tư như:
Danh mục dự án khuyến khích đầu tư
+ Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
+ Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiềunguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất);
+ Sử dụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có
ở Việt Nam;
+ Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản;
+ Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
+ Thăm dò; khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
+ Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫnkhí, kho, cảng dầu;
+ Sản xuất thiết bị, cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sảnxuất
thiết bị nâng hạ cỡ lớn;
Trang 17+ Sản xuất hộp cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắtxốp dùng trong công nghiệp;
+ Sản xuất các máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuônmẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
+ Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
+ Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuấtmáy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực;
+ Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thicông xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
+ Đóng tàu thủy; sản xuất thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đnh cá; + Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
+ Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ tin học;
+ Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
+ Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
+ Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, các loại hoá chất chuyên dụng;
+ Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
+ Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện,
…
Tuy nhiên, do sự mở rộng địa giới hành chính kết hợp Hà Nội (cũ) và Hà Tây(cũ) thành Hà Nội (mói hiện nay) thì Chương trình 34 đang được rà soát và điều chỉnhlại cho phù hợp với sự thay đổi này
Bên cạnh đó để có được một chiến lược hoàn chỉnh trung tâm xúc tiến đầu tư HàNội cũng đã xác định rõ cơ hội và thách thức đối với Hà Nội trong công tác xúc tiếnđầu tư giai đoạn 2009 – 2015 để từ đó chọn hướng đi sao cho phát huy được nhữngthuận lợi đang có và khắc phục những nhược điểm còn thiếu sót:
Trang 18*Tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội
+ Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Có lịch sử văn hoá lâu đời
+ Trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước
+ Chính trị ổn định, an ninh và trật tự xã hội đảm bảo
+ Nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, giá rẻ
+ Thị trường lớn, hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển
+ Chi phí hợp lý
+ Diện tích lớn, quy mô dân số lớn và trẻ, lao động có trình độ cao
*Điểm yếu:
+ Mật độ dân số lớn
+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
+ Các ngành công nghiệp phụ trợ bổ sung cho hoạt động sản xuất còn yếu
+ Mức sống chưa cao so với một số địa phương khác trong nước cũng như trongkhu vực
+ Thị trường hiện tại chưa xứng đáng với tiềm năng thế mạnh của Thủ đô
*Cơ hội:
+ Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng đầu tư vào VIỆT NAM tăng mạnh tạođiều kiện cho Hà Nội được biết đến nhiều hơn với vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế
- văn hóa – chính trị của Việt Nam
+ Cơ chế đầu tư ngày càng được cải thiện, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
*Thách thức:
+ Cạnh tranh thu hút đầu tư của các địa phương khác và các nước trong khuvực
+ Làn sóng di dân dẫn đến thiếu hụt lao động có kỹ năng
Hai là “Xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả”
Để hoạt động xúc tiến đầu tư thành công đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa cơquan xúc tiến đầu tư với các tổ chức khác trong nước cũng như nước ngoài.Trong quá
Trang 19trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư, quan hệ với các cơ quan Nhà nước và tưnhân có thể hỗ trợ trong việc xây dựng và truyển bá hình ảnh, tạo ra đầu tư, và phục vụnhà đầu tư cũng được xem là các mối quan hệ đối tác tiềm năng Không phải tất cảhoạt động đều có thể thu được lợi ích từ các mối quan hệ này, do đó chúng ta cần xácđịnh hoạt động nào thì nên phối hợp với cơ quan nào là tốt nhất, từ đó ta có thể tối đahóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có và đảm bảo rằng các bên liên quan đanghoạt động vì một mục đích chung.
Xây dựng ma trận quản lý đối tác
Các lĩnh vực
xúc tiến đầu tư Đối tác Vai trò Tác động
Mức độ quan tâm
Chiến lược quản lý
vụ khác vượt quá khả năng của ta Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quanxúc tiến đầu tư thường chồng chéo với các Bộ, các cơ quan tư nhân hoặc các phòngthương mại.Chính bởi sự hạn chế về quyền lực như vậy mà các cơ quan nên liên kết lạivới nhau để làm rõ vai trò và nhiệm vụ cũng như ngĩa vụ của các bên
Thêm vào đó các thông tin mà ta lấy được thường chỉ ở dạng sơ khai và đượccung cấp từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi ta phải xác minh và tổng hợp lại nhưng nếu
có qun hệ với các nhà cung cấp thông tin chuyên nghiệp cũng như các trung tâm tổnghợp, thống kê thì ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí
Đặc biệt, để tiếp xúc với các nhà đàu tư tiềm năng thì trước tiên ta phải tiếp xúcvới các nhà đầu tư trước đó Các cơ quan xúc tiến đầu tư cần duy trì mối quan hệ tốt
Trang 20với các nhà đầu tư đang hoạt động và bất kì thực thể nào vì đó sẽ là cầu nối cho cácnhà đầu tư khác đến với địa phương
Chính vì những lí do trên mà hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã,đang và sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư, các Bộ, Sở banngành khác trong Hà Nội cũng như ở các địa phương khác và Trung ương Ví dụ nhưphối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương tổ chức các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư –thương mại – du lịch
Không chỉ có vậy, trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội còn duy trì mối quan hệ vớicác Đại sứ quán; chi nhánh, văn phòng đại diện của các Tập đoàn, công ty lớn đặt tại
Hà Nội Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đầu mối cung cấp thông tin đầu tư, giúpnhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư kinh doanh tại Hà Nội, tổ chức cácchuyến đi thăm thực địa, chỉ ra các ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội còn có mối quan hệ với các văn phòng đặt tạinước bạn để cung cấp thông tin đầu tư tại Hà Nội, quảng bá về Hà Nội với các nhà đầu
tư như văn phòng tại Nhật
Đặc biệt khi thiết lập một quan hệ đối tác cần tránh:
+ Thiếu mục tiêu thống nhất, tiềm ẩn sự nhầm lẫn
+ Vai trò, trách nhiệm không rõ ràng
+ Không có thoả thuận về quy chế hoạt động
+ Không nêu rõ về khung thời gian
+ Thiếu rõ ràng về sự đóng góp của các bên
Ba là “Xây dựng hình ảnh Hà Nội nổi bật hơn, điểm đến lý tưởng của các nhà dầu tư”
Có thể nói nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư chính là các hoạt động xâydựng nhận thức và hình ảnh về địa phương cũng như quốc gia Nếu nhà đầu tư có nhậnthức tiêu cực hoặc thiếu hiểu biết về đất nước và các lợi thế so sánh của Hà Nội thì các
cố gắng của cơ quan xúc tiến đầu tư sẽ không đem lại hiệu quả cao Trong quá trình raquyết định của nhà đầu tư, sự nhận thức của họ là quá trình gắn với thực tế Thực tế
Trang 21cho thấy các nhà đầu tư thường không có đủ thông tin cần thiết do đó họ đưa ra các giảđịnh và suy luận dựa trên những thông tin đã có và lời khuyên của những người đitrước Với một thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch nhà đầu tư có thể đưa ra một kếtluận không chính xác về địa điểm đầu tư Do đó các trung tâm xúc tiến đầu tư phải làmsao để luồng thông tin tới các nhà đàu tư được nhanh nhất và chính xác nhất, đó cũng
là lý do tại sao ta phải duy trì tốt và luôn mở rông các mối quan hệ
Nắm bắt được tâm lý trên, trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã phối hợp cùngcác Ban, ngành có liên quan đang từng bước đẩy mạnh hình ảnh của Hà Nội, để cácnhà đầu tư không chỉ biết rằng Hà Nội là thành phố hòa bình, có môi trường đầu tưtương đối ổn định mà còn là điểm đến lý tưởng với rất nhiều chính sách hỗ trợ cho cácnhà đầu tư mới
Để có được một chiến lược xây dựng hình ảnh về Hà Nội trước hết ta phải chocác nhà đầu tư thấy rõ những lợi thế của Hà Nội, về môi trường đầu tư tại Hà Nội đượcđánh giá như thế nào thông qua các báo cáo của các Tổ chức phi chính phủ và chínhphủ như báo cáo của Ngân hàng thế giới, của các công ty tư vấn tư nhân như PriceWaterhouse Coopers, KPMG… Bên cạnh đó trung tâm xúc tiến đầu tư không nhữngchỉ ra được lợi ích mà Hà Nội mang lại cho các nhà đầu tư mà còn phải gây ấn tượngrằng ta đang có những thứ mà họ cần Ví dụ khi ta nhấn mạnh vào chi phí lao động rẻthì vẫn phải nhắc tới là lực lượng lao động lành nghề…
Đồng thời ta cũng phải chỉ rõ các thế mạnh, không chỉ là những thế mạnh chungcủa Hà Nội như: có tốc độ cải cách nhanh chóng, các vấn đề về môi trường đàu tư đangđược hoàn thiện, có lực lượng lao động trình độ cao với chi phí vừa phải, mạng lưới cơ
sở hạ tầng và viễn thông đã và đang được xây dựng cho phù hợp với mong muốn củacác nhà đầu tư…mà chúng ta còn phải chỉ rõ những thế mạnh của Hà Nội trong một sốngành nghề, lĩnh vực ví dụ tiềm năng về du lịch của Hà Nội vẫn chưa được khai thácmột cách đúng mức nên khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào đây thì không chỉ tậndụng được nguồn lao động trình độ cao với chi phí hợp lý mà còn có thể tạo được vịthế trong ngành du lịch một cáh dễ dàng hơn…
Trang 22Để đưa được những vấn đề, thông tin trên tới các nhà đầu tư, các trung tâm xúctiến đầu tư cần lựa chọn những công cụ marketing phù hợp nhất để truyền thông điệp.Việc lựa chọn công cụ phù hợp có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa khả năng tácđộng của các hoạt động xúc tiến.
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đang sử dụng các công cụ như công
cụ truyền tin: bao gồm các cuốn sách mỏng giới thiệu, báo cáo nghiên cứu từng ngành,CD-Rom…Các buổi triển lãm hội thảo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác; vàtrang web đưa thông tin, các đoạn video giải thích tại sao nên đầu tư vào nước bạnđang được triển khai
Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư
Một chiến dịch thu hút đầu tư thành công sẽ mang lại kết quả thu hút sự quantâm của nhà đầu tư vào địa phương này, dẫn đến họ sẽ muốn tham quan địa điểm đầu
tư Đây chính là thời điểm thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư Có thể nói rằngđây là thời điểm quan trọng đối với các cơ quan xúc tiến đầu tư vì nếu không muốn cácnhà đầu tư sẽ không mất thời gian, chi phí đến nơi tiếp nhận đầu tư làm gì Nếu chămsóc tốt thì khả năng biến chuyến tham quan thực địa thành đầu tư thật là một điều dễdàng Để đạt được vậy cơ quan xúc tiến đầu tư cần chuẩn bị cho chuyến thăm thực địamột cách chu đáo bằng cách lên kế hoạch chuẩn bị và tổ chức chương trình cho chuyến
đi Sau đó là các công việc sau chuyến thăm thực địa và khi họ đã muốn đâu tư thì phảitheo dõi và hỗ trợ họ khi cần
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan có liênquan để có thể tiếp cận nhà đầu tư một cách sớm nhất, đồng thời tư vấn hỗ trợ các nhàđầu tư miến phí như đi thăm thực địa, các công tác xin cấp giấy phép kinh doanh, giảiphóng mặt bằng…
Trong thời gian tới khi đã tự chủ về mặt tài chính, thì trung tâm xúc tiến đầu tư
Hà Nội sẽ có thêm các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư có thu phí
Trang 231.5 Đánh giá thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngoài của Hà Nội
1.5.1 Kết quả công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay:
Họat động xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố đã được tiến hành từ lâu với
sự tham gia của các Bộ, ngành, Doanh nghiệp TW cũng như doanh nghiệp Thành phố.Tuy nhiên trước năm 2001 các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp
tự thực hiện hoặc theo các chương trình của TW, Thành phố chưa thực hiện xúc tiếnđầu tư một cách chủ động, chưa có chương trình riêng theo định hướng thu hút đầu tưtrong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh hộ nhập quốc tế sâu rộng Tình hình chính trị, kinh tế thế giới cónhiều biến động Các quốc gia, địa phương cạnh tranh gay gắt nhằm thu được nguồnvốn lớn nhất, them vào đó là các bí quyết công nghệ và kinh nghiệm quản lý điềuhành để phát triển kinh tế Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam chưa ổnđịnh do môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và kém cạnh tranh so với một sốnước trong khu vực
Từ năm 2001, Thành phố đã xây dựng và triển khai tích cực hoạt động xúc tiếnđầu tư, du lịch và thương mại Ngân sách thành phố chi cho xúc tiến đầu tư trong giaiđoạn 2001-2007 là 5 tỉ đồng/năm
Công tác vận động, thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài đã được tiến hànhđồng bộ hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn
Thành phố đã tổ chức được nhiều đoàn đi xúc tiến đầu tư, du lịch; trao đổi, họctập kinh nghiệm với các tổ chức, đơn vị, thành phố trong và ngoài nước…
1.5.1.1 Một số thành tựu trong công tác của trung tâm xúc tiến đầu tư
Hà Nội
- Trên quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đã xâydựng và công bố Danh mục các dự án kêu gọi FDI, tập trung vào một số lĩnh vực ưutiên như phát triển các nghành công nghiệp chủ lực, phát triển hệ thống dịch vụ hiệnđại, phát triển xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị Đồng thời đã thực hiện in ấn, đóng
Trang 24quyển các danh mục các dự án kêu gọi đầu tư bằng các thứ tiếng: Anh, Nhật, Trung,Nga… để thực hiện công tác xúc tiến phù hợp với thị trường các nước.
Tổng hợp, rà soát và đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình 34 của UBNDThành phố về xúc tiến đầu tư của Thành phố giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến
2015 cho phù hợp với tình hình hiện tại sau khi Hà Nội được mở rộng
- Hoàn thành xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung đĩa CD-ROM giới thiệu về tiềmnăng và cơ hội đầu tư của thành phố phục vụ các đoàn đi xúc tiến, kêu goi đầu tư; biênsoạn và in sách “Hà Nội, tiềm năng và cơ hội đầu tư”; in tờ giấy giới thiệu về tìnhhình và danh mục các dự án kêu gọi vốn ODA
- Quảng bá và kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đàitruyền hình, Báo Vietnam Investment Review…) Các nội dung quảng bá trên đã đượcnhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu và xúc tiến trao đổi, làm việc trực tiếpvới các cơ quan chức năng của Thành phố
Duy trì thông tin liên lạc với các Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài, lãnh
sự quán của Việt Nam tại Trung Quóc, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nướcngoài tại Hà Nội cung cấp các thông tin liên quan về chính sách, cơ hội đầu tư
Phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia tiếp đón các đoànkhách, các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc thiết lập mối quan hệ liên kết trongviệc cung cấp thông tin và trao đổi về các chương trình xúc tiến đầu tư
Thiết lập mối quan hệ với một số tổ chức, tập đoàn nước ngoài trong việc phốihợp thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin đầu tư chodoanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với các công ty tư vấn đầu tư trong nước, các công ty tư vấnđầu tư nước ngoài, các văn phòng tư vấn luật nước ngoài, văn phòng đại diện các tậpđoàn đặt tại Hà Nội trong việc trao đổi thông tin về cơ hội môi trường đầu tư, cơ chếchính sách, thị trường quốc tế, xu hướng đầu tư quốc tế
- Tổ chức thành công nhiều hội nghị, diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng,kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm
Trang 25năng về vốn, công nghệ, trình độ quản lý (Thụy Sỹ, Hàn Quốc,Nhật Bản ,TrungQuốc…)
Phối hợp với Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Sở Ngoại vụ, Sở CôngThương, trung tâm xúc tiến Thương Mại Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về tiềmnăng hợp tác xúc tiến đầu tư, Thương mại Côn Minh tháng 6/2008 trong khuôn khổchương trình GMS – Những thành phố tiểu vùng sông Mekong và vùng biên Hội thảo
đã thu hút sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp Côn Minh và vùng Vân Nam, thuyếttrình và trao đổi hỏi đáp tại hội thảo đã đáp ứng được một số vấn đề mà nhà đầu tư vàcác đối tác thương mại quan tâm, đặc biệt lĩnh vực đầu tư sản xuất, lĩnh vực đầu tư bấtđộng sản và hợp tác trao đổi thương mại
Tham gia công tác chuẩn bị và lên kế hoạch triển khai chương trình Nhữngngày văn hóa Hà Nội tại Matxcova vào tháng 7, trong đó có Hội thảo xúc tiến đàu
tư – thương mại – du lịch Hội thảo đã thu hút 200 đại biểu đại diện cho hơn 100doanh nghiệp, các hiệp hội, các đơn vị liên quan và chính quyền 2 thành phố tham
dự Hội thảo xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch Hà Nội đã thành công tốt đẹp,kết thúc hội nghị đã có 9 văn bản hợp tác được kí kết giữa Sở KH&ĐT Hà Nội, cácdoanh nghiệp thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp Thành phố Matxcova và Liênbang Nga mở ra bước phát triển mới trong hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữaThành phố Hà Nội và Thành phố Matxcova nói riêng hay giữa Việt Nam – Liênbang Nga nói chung, đồng thời góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị truyềnthống giữa nhân dân hai nước
- Thực hiện Thỏa thuận hợp tác, nhiều chương trình xúc tiến đầu tư có sự phốihợp với các tỉnh, Thành phố được triển khai, nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm xâydựng quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị…được tổ chức.Giới thiệu một số Doanh nghiệp của Hà Nội và một số dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài về đầu tư tại các địa phương lân cận
Các tỉnh, Thành phố cùng cam kết hợp tác phát triển trong các lĩnh vực đầu tư,thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng để xây dựng
Trang 26hành lang giao thông hướng biển Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh – và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh
- Phối hợp với các Bộ, Sở, Ngành triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ kĩ thuật “Phát triển đô thị gắn kết với phát triển UMRT ở Hà Nội “, sử dụng nguồn tài trợkhông hoàn lại của JICA Tháng 9/2008 đã phối hợp với các Sở Tìa nguyên môitrường, Giao thông vận tải, các Bộ, ngành lien quan hỗ trợ đoàn chuyên gia nghiêncứu của JICA sang làm việc để đi đến kí kết” bản phạm vi công việc của dự án “ vàotháng 12/2008
- Tổ chức nhiều hội thảo trong nước để kêu gọi đầu tư, tổ chức các đoàn côngtác để trao đổi kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, quản lý NhàNước, triển khai Luật Doanh nghiệp
Phối hợp với trung tâm Xúc tiến thương mại – Sở công thương triển khai tổchức hội thảo xúc tiến đầu tư tại hội chợ Quốc tế Hà Nội tháng 10/2008 Hội chợ đãthu hút trên 250 doanh nghiệp, các Đại sứ quán, các Tổ chức xúc tiến đầu tư, thươngmại đặt tại Hà Nội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tại hội thảo nhiềuvấn đề mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp nêu ra như vấn đề về định hướng phát triểnkinh tế xã hội của Thành phố sau khi sáp nhập, chủ trương thu hút đầu tư,chính sách
hỗ trợ của thành phố trong việc giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư… đã được Phóchủ tịch Thành phố trực tiếp trả lời Ngoài ra, Hội thảo cũng tạo cơ hội để một sốdoanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh Bất động sản, trungtâm thương mại giới thiệu, thuyết trình một số đự án kêu gọi các nhà đầu tư trong vàngoài nước tham gia
Phối hợp với Sở ngoại vụ, các Sở KH&ĐT Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Caittor chức thành công tọa đàm doanh nghiệp về triển khai Xúc tiến hợp tác đầu tư –Thương mại với Vân Nam trong khuôn khổ hội nghị hợp tác kinh tế 5 tỉnh, thành phốCôn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh lần thứ IV tổ chức tạiQuảng Ninh từ ngày 18 đến 20/11/2008
Trang 27- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Bộ ngoại giao tổ chức báocáo giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời tăng cường hợp tácvới các đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài để quảng bá kêu gọi đầu tư…Tiếp đón và tham gia cùng lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo Sở khoảng 50 đoànkhách, nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu về cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại tại
Hà Nội, chủ yếu các nhà đầu tư năm 2008 quan tâm đến lĩnh vực đầu tư bất động sản,dịch vụ công nghiệp và một số lĩnh vực khác về dịch vụ tài chính, ngân hàng…
1.5.1.2 Một số hạn chế chính trong công tác xúc tiến đầu tư hiện nay:
Công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đãđạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Môi trường đầu tư Hà Nội vẫn còn một số hạn chế như chi phí đầu tư,giá thuê hạ tầng ở Hà Nội còn cao so với một số thành phố khác trong khu vực
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dù đã được cải thiện nhưng chưa thật sựthông thoáng
Công tác giải phòng mặt bằng và giải quyết các thủ tục sau cấp phép chậm, chiphí bồi thường, giải phóng mặt bằng cao hơn so với các tỉnh khác
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của các vùng xung quanh chưa đồng bộ đáp ứng yêu cầucủa các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nước ngoài
Hầu hết các ngành công nghiệp bổ trợ ở Hà Nội không thể cung cấp cho các nhàđầu tư trực tiếp nước ngoài các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất đáp ứng các yêu cầucủa nhà đầu tư Do đó các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phải nhập nguyên vật liệusản xuất của họ từ bên ngoài vào Việt Nam, điều đó làm tăng thêm chi phí vận tải dẫnđến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm tính hấp dẫn đầu tư ở Hà Nội
Thứ hai: Hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêudài hạn; còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và đối tác tiềm năng
Thứ ba: Các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lichcủa thành phố chưa thực sự gắn kêt, công tác trao đổi thông tin giữa các chương trình
Trang 28thiếu thường xuyên Sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, cơ quan TW và giữacác Sở, ngành, đơn vị của thành phố chưa đồng bộ, chặt chẽ.
Thứ tư: Viêc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến đầu tưcủa thành phố còn hạn chế
Thứ năm: Xét trên bình diện chung chưa có một chương trình xúc tiến đầu tưthống nhất trên cả nước nên hoạt động này nhiêu năm qua Hà Nội cũng như các địaphương thực hiện phân tán rời rạc, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn.Thứ sáu: Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội mới được thành lập nên chưa pháthuy hết khả năng, đồng thời điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu vànhiệm vụ
Thêm vào đó hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ chú trọng xúc tiến đầu tư ở nướcngoài chưa tập trung xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đẩu tư trong nước Công tác xúctiến đầu tư thường tiến hành riêng rẽ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất làm giảm hiệu quảhoạt động xúc tiến đầu tư…
1.5.2 Đánh giá hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư ở Hà Nội hiện nay
Để có một Hà Nội như ngày hôm nay phải kể đến lượng vốn mà Hà Nội thu hútđược trong các năm qua, không chỉ có nguồn vốn đầu tư xã hội mà còn có đầu tư trựctiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ đầu tư phát triển (ODA) hay nói cách khác gồm vốn đầu
tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài Đóng góp nhiều nhất phải kể đến nguồn vốnđầu tư trong nước luôn chiếm trên 80% trong tổng số nguồn vốn Hà Nội có được:
Trang 29Bảng1: Vốn đầu tư xã hội chia theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2008
Giai đoạn 2001 – 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội đạt 246,607
tỷ đồng (bình quân 35,658 tỷ đồng/năm), với tốc độ tăng trung bình đạt 22,25% Vốnđầu tư xã hội tăng từ 18,120 tỷ đồng năm 2001 lên 62,947 tỷ đông fnawm 2007 Tỷ
Trang 30trọng của tổng đàu tư xã hội trên tổng sản phẩm trong nước ở Hà Nội luôn giữ ở mứccao Năm 2007, Thành phố cấp đăng kí kinh doanh cho 10.900 doanh nghiệp thànhlập mới với tổng vốn đăng kí khoảng117.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo ngành phản ứng từ mục tiêu chuyển đổi cơ cấukinh tế của Thủ đô theo hướng dịch vụ- công nghiệp – nông nghiệp Tính chung cảgiai đoạn 2001 – 2007, cơ cấu vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Thành phố là: côngnghiệp, xây dựng 35,74%, dịch vụ 62,62%, nông lâm thủy sản 1,64%
Có thể thấy trong các năm qua nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước đang
có tỷ trọng giảm dần trong khi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước lại có tỷ trọngvốn tăng dần từ 24,39% năm 2001 lên 49,96 % năm 2007 và còn có xu hướng tăngthêm, điều đó xảy ra do các doanh nghiệp Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa đểnâng cao chất lượng phục vụ cho người dân, đảm bảo cuộc sống người dân ngày càngtốt lên
Bên cạnh đó, từ bảng trên ta còn thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàingày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội Hà Nội Là một trong những địa phương đứng đầu cả nước vềthu hút vốn FDI, Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trườngđầu tư để các nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án một cách thuận lợi và đạt hiệu quảcao nhất
Bảng2 :Một số số liệu về các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội (đến hết 2007)
Trang 31Tổng số dự án được cấp
giấy phép
1088 Quan hệ hợp tác đầu tư
với quốc gia và vùnglãnh thổ
41 nước và vùnglãnh thổ
Tính từ năm 1989 đến 2005, HN là địa phương đứng đầu cả nước về thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 11 tỷ USD, 4.3 tỷ USDvốn thực hiện
Với các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, thì trong thời gian gầnđây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đấtđai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc Tính đến ngày 30/9/2006, Thủ đô Hà nộithu hút được 137 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 894 triệu USD Dự kiếnđây là năm thứ 2 liên tiếp Hà Nội tiếp tục giữ vị trí là một trong những địa phương điđầu trong thu hút vốn FDI
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng tăng31,8% so với cùng kỳ năm ngoái và dẫn đầu so với các thành phần kinh tế khác, nhờtăng mạnh xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài; tiêu biểu như thiết bịvăn phòng, thiết bị điện, phương tiện vận tải Tính đến hết tháng 9, trên địa bàn HàNội có 700 dự án FDI có hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,9 tỷ USD;
số vốn đầu tư thực hiện đạt 300 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2005
Theo thống kê của phòng đầu tư nước ngoài, sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, trongquý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng kýkhoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu
đô thị mới Thạch Bàn của công ty TNHH Berjaya – Handico 12 với tổng số vốn là 50triệu USD; dự án xây dựng khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit, tổng vốn 80 triệu
Trang 32USD; dự án tổ hợp khách sạn – thương mại – văn phòng – căn hộ công viên thiên niên
kỷ Kiengnam – Hà Nội với tổng số vốn 500 triệu USD
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong năm 2007, một số dự án FDI với quy môlớn đã được cấp phép hoạt động như: Dự án Cổng Tây Hà Nội - Liên doanh của TổngCông ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 saoRiviera (500 triệu USD); Dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land(Malaixia); Dự án khu công nghệ cao… Các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội
sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn sẽđạt trên 1,5 tỷ USD
Tính đến hết tháng 9, có 26 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký 188triệu USD So với cùng kỳ năm 2006, số dự án đầu tư tại thành phố tăng 80%(236/131 dự án); tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1128/801 triệu USD) Như vậy Hà Nội
đã vượt 12% về số dự án và đạt 87% tổng số vốn đầu tư so với kế hoạch năm 2007.
Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăng vốn cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vàotương lai hoạt động ở Hà Nội Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệuqủa và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh Đến cuối năm 2007 một số dự ánFDI với quy mô lớn đã hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép đầu tư hoạt động như: dự
án cổng tây Hà Nội ( liên doanh của công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổngvốn 233 triệu USD), khách sạn 5 sao Riviera( 500 triệu USD), dự án công viên Yên
Sở của tập đoàn Gamuda Land (Malaixia), dự án khu công nghệ cao…
Bảng 3: Số dự án, vốn đầu tư đăng kí và vốn thực hiện qua các năm:
Trang 33Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh,các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứahẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này Trong mấy tháng đầu năm 2007,
đã có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đua tranh quyết liệt để được đầu tư vàocác khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng -nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷUSD trong giai đoạn từ 2007-2010
Quý I/2008, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội tăng mạnh, với
72 dự án cả cấp mới và tăng vốn, tổng vốn đăng ký là 574.8 triệu USD, so với cùng kỳnăm trước, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào thủ đô tăng gấp 2.6 lần
Bảng 4: Một số số liệu về các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội (đến hết 2007)
Tổng số dự án được cấp 1088 Quan hệ hợp tác đầu tư 41 nước và
Trang 34giấy phép với quốc gia và vùng
lãnh thổ
vùng lãnhthổ
Số dự án còn hiệu lực 770
Tổng vốn đăng kí đầu tư
13 tỷ USD Doanh thu hàng năm
dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 32.8 triệu USD, có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất
là công ty cổ phần Vina Power (tăng 15.6 triệu USD)
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố tính chung trong 6 tháng đầu năm 2008 ước tăng 10,9%
so với cùng kỳ năm ngoái
- Trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng là 12,3%,
- Dịch vụ tăng 10,1%,
- Nông - lâm - thủy sản tăng 0,5%
Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2009 của Hà Nội dự kiến tăng15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng22,2%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,1%; kinh tế Nhà nước tăng 7%.Theo Sở Công nghiệp thành phố, có 24/27 sản phẩm có giá trị sản xuất tăng so vớicùng kỳ, trong đó một số sản phẩm có tốc độ tăng cao như: Sản xuất dụng cụ chínhxác ước tăng 80,1%, sản xuất xe có động cơ tăng 73,9%, sản xuất máy móc thiết bịtăng 45,7%
Trang 35Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực ngànhnghề của Hà nội Nó đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, các ngành nghềmới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới làm chonền kinh tế Hà nội dịch chuyển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá
và hiện đại hoá
Bảng 5: Đóng góp của khu vực có vốn FDI trong phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
Tính chung giai đoạn 1989- 2007, số vốn đầu tư đăng kí ở Hà nội tập trungnhiều nhất vào ngành dịch vụ chiếm 57.8%, tiếp đó là ngành công nghiệp chiếm39.2%, ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ 2.9% Trong khi đó, cơ cấuvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước là công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất61% gần gấp đôi ngành dịch vụ 32%, nông lâm nghiệp chiếm 7% Trong quá trìnhtriển khai thực hiện dự án ở Hà nội, lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 54%,còn ở cả nước thì lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 69.5%
Bên cạnh đó lĩnh vực công nghệ thông tin những năm trở lại đây (đặc biệt lànăm 2005 có tới 18 dự án) thu hút được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài Một sốsản phẩm điện tử, vi mạch được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến Các công nghệ nàythực sự tạo ra bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của thủ đô
Trang 36Thêm vào đó tính đến năm 2008, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổchọn Hà Nội là điểm đến đầu tư Sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty, tập đoànlớn đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới có tiềm lực về tài chính công nghệlàm cho hoạt động đầu tư ở Hà Nội thêm sôi nổi và phong phú Trong số đó, cácnước châu Á là những nhà đầu tư chủ yếu không chỉ với Hà Nội mà của cả nướcbởi vì họ ở trong cùng khu vực với nước ta nên có những nét tương đồng về vănhoá xã hội, tâm lí tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong quản lí điều hành doanh nghiệpcũng như xâm nhập thị trường.
Trong số các quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Hà Nội thì có tới 6 nước ởchâu Á Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện(tương ứng là 2,690,054 nghìn USD, 2,286,545.9 triệu USD) chủ yếu đầu tư vào lĩnhvực xây dựng, kinh doanh, bất động sản với quy mô bình quân dự án cũng khá lớntính đến 31/12/07 khoảng 55,235,585 USD;
Tiếp đó là đến Nhật Bản.với tổng vốn ĐK bằng 18.31% so với tổng vốn FDIcủa tất cả các quốc gia và bằng 62.81% so với vốn đăng ký của Singapore Các dự ánđầu tư của Nhật Bản vào Hà Nội có quy mô bình quân vốn lớn, tập trung chủ yếu vàolĩnh vực sản xuất vật chất, tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt.các nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng trong khảo sát, nghiên cứu trước khi đưa raquyết định đầu tư Tuy nhiên trong hoạt động đầu tư của Nhật Bản khả năng chuyểngiao công nghệ còn rất thấp
Hàn Quốc đứng thứ 3; chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ như may mặcsản xuất phần mềm tin học
Chỉ riêng 3 nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chiếm 61.4% tổng số vốnđầu tư nước ngoài đăng ký vào Hà Nội Luxembourg đã vươn lên vị trí thứ ba sauSingapore và Nhật Bản về tổng vốn đầu tư đăng ký do có 2 dự án lớn mới được cấpphép đầu năm 2005 Đây cũng là quốc gia có quy mô bình quân một dự án lớn nhất( 99,704.17 nghìn USD)
Trang 37Tuy nhiên, những quốc gia châu Á này phần lớn là các nước mới phát triển nêntính ổn định của nền kinh tế không cao Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ xảy ra vào năm 1997, các nước này đều rơi váo tình trạng khó khăn về mặt tàichính, đã làm suy giảm nghiêm trọng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội cũngnhư việc triển khai thực hịên các dự án.
Các nước châu Âu thường đầu tư vào những ngành như ô tô, bưu chính viễnthông có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng cao, sửdụng ít lao động Ngược lại, các nhà đầu tư châu Á thường tập trung vào các lĩnh vựccông nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và khách sạn, sử dụng nhiều lao động Các nhàđầu tư châu Mỹ thì tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất trong các ngành côngnghiệp là chủ yếu
Bảng 6: Danh sách quốc gia đầu tư vào Hà Nội (đến giữa năm 2008)
Vốn đầu tư (USD)
T T
Quốc gia/
Vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư (USD)
Trang 38Số dự án
HN/cả nước
ViệtNam Hà Nội
1991-1995 17,663,000,000 3,332,045,000 18.86 1409 203 14.411996-2000 26,259,000,000 4,672,000,000 17.79 1724 227 13.172001-2005 20,720,200,000 2,602,000,000 12.56 3935 322 8.18
6tháng 2008 30,900,000,000 1,200,000,000 3.88 487 160 32.8
Trang 39Ngoài nguồn vốn FDI, Hà Nội đã huy động được trên 1,4 tỷ USD vốn hỗ trợphát triển chính thức, đến nay đã giải ngân được 570 triệu đồng Trong giai đoạn 2001– 2007 nguồn vốn ODA đã đóng góp bình quân khoảng 3,5% trong tổng đầu tư xã hội
và 19% trong tổng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Thành phố Hầu hếtcác dự án ODA lớn được đàu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng ít có khả năngsinh lời trực tiếp như hệ thống giao thông đô thị, môi trường, cấp thoát nước… là tiền
đề cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước,phát triển kinh doanh, giải quyết việc làm tăng phúc lợi xã hội
Các số liệu cơ bản về tài trợ Phát triển chính thức giá trị ODA ký kết và giải ngân qua các giai đoạn
1985-1990 88.5000.000 6.460.000 94.960.000 94.960.000
1996-2000 383.730.000 58.100.100 441.830.000 357.000.0002001-2005 22.940.000 64.660.000 30.170.000 24.200.0002006-2008 2.220.360 490.600.000 1.789.080.000 79.872.000Tổng 2.193.630.000 2.387.000.000 2.432.490.000 548.219.000
Vốn ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị (52%);lĩnh vực cấp thoát nước (41%); lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa (3%) vàcác lĩnh vực khác Các dự án hoàn thành như Tăng cường quản lý giao thông đô thị HàNội ( 24 triệu USD – World Bank),dự án thoát nước giai đoạn I(130 triệu USD – JBIC)
… đưa vào hoạt động đã cải thiện đáng kể hạ tầng đô thị của Thành phố Hiện nay, một
số dự án lớn đang triển khai như Dự án thoát nước nhàm cải tạo môi trường Hà Nội –
dự án II (300 triệu USD – JBIC), Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (400 triệuUSD – World Bank)…
Trang 40Nguồn vốn do hoạt động xúc tiến đầu tư đem lại không chỉ góp phần làm tăng GDP
mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
-Góp phần cải thiện công nghệ: ngoài việc tự nghiên cứu phát triển thì FDI còn
là con đường để công nghệ có thể du nhập vào Hà Nội, khiến Hà Nội được tiếp cận vớinhiều công nghệ mới hơn
- Giải quyết nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản lý, tạo việc làm, thunhập…
- Thúc đẩy tính cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hang hoá dịch vụ cả về số lượng và chấtlượng
- Công tác quy hoạch đô thị cũng đạt được nhiều chuyển biến Hiện tượng lấnchiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép giảm hẳn
1.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư
1.5.3.1 Các nhân tố làm nên thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay tại Hà Nội
Cùng với các hoạt động tích cực cải thiện môi trường đầu tư, các hoạt động xúctiến đầu tư cũng đã đóng góp không nhỏ vào những tiến bộ trong công tác thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây Có được kết quả này trước hết là nhờnhững đổi mới tích cực về nội dung và phương thức thực hiện vận động xúc tiến đầu
tư
Thứ nhất, Thành phố đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cáchthủ tục hành chính, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, triển khai xúctiến đầu tư trong và ngoài nước
Quy trình thẩm định dự án, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư được cải tiến mạnh
mẽ theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư Công tác quản lý đầu tư nước ngoài đượctừng bước thống nhất theo hướng “một đầu mối” Tổ chức nghiên cứu và ban hành các