1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ)

171 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Để đạt được mục đích trên, luận án phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: 1 Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt; 2 Khảo sát các giới từ điển hình t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ YÊN CHÂU (LI YANZHOU)

ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VỚI GIỚI TỪ

TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (QUA MỘT SỐ GIỚI TỪ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÝ YÊN CHÂU (LI YANZHOU)

ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VỚI GIỚI TỪ

TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (QUA MỘT SỐ GIỚI TỪ)

MÃ SỐ: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐÀO THANH LAN

Hà Nội - 2016

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được trình bảy trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công

b ố trong bất kì công trình nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung

lu ận án

Tác giả luận án

Lý Yên Châu (Li Yanzhou)

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, gia đình và

bạn bè đã tạo điều kiện, ủng hộ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận

án

Mặc dù đã c ố gắng hoàn thiện luận án bằng mọi sức nỗ lực và khả năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được

những đóng góp quý báu của qúy thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn

LÝ YÊN CHÂU(LI YANZHOU)

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Giới từ thường dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt 4

Bảng 2.1: Mô hình “Giới từ + phương vị” 68

Bảng 2.2: Mô hình “Giới từ + liên từ, động từ, giới từ” 69

Bảng 2.3: Mô hình “Giới từ + các từ loại khác” 70

Bảng 2.4: Mô hình “giới từ + động từ, danh từ, giới từ” 72

Bảng 2.5: Mô hình “giới từ + danh từ / động từ + giới từ” 72

Bảng 2.6: Mô hình “động từ + giới từ + giới từ” 72

Bảng 2.7: Sự giống và khác của giới từ “朝”, “向”, và “往” 104

Bảng 3.1: Những giới từ tiếng Hán không thể lược bỏ 124

Bảng 3.2: Những giới từ tiếng Việt không thể lược bỏ 124

Bảng 3.3: Những giới từ chỉ đối tướng trong tiếng Hán không thể lược bỏ 129

Bảng 3.4: Những giới từ chỉ đối tướng trong tiếng Việt không thể lược bỏ 130

Bảng 3.5: Những giới từ chỉ căn nguyên và công cụ của tiếng Hán không thể lược bỏ 130

Bảng 3.6: Những giới từ chỉ căn nguyên và công cụ của tiếng Việt không thể lược bỏ 131

Bảng 3.7: Những giới từ chỉ thời gian, nơi chốn, phương diện, phạm vi của tiếng Hán có thể lược bỏ 132

Bảng 3.8: Những giới từ chỉ thời gian, nơi chốn, phương diện, phạm vi của tiêng Việt có thể lược bỏ 134

Bảng 3.9: Các giới từ khác 136

Bảng 3.10: Một số động từ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt 137

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và ngữ liệu nghiên cứu 3

5 Những đóng góp của luận án 7

6 Bố cục của luận án 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SƠ LÍ LUẬN 9

1.1 Tổng quan tì nh hì nh nghiên cứu 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu giới từ tiếng Hán 9

1.1.2 Tình hình nghiên cứu giới từ tiếng Việt 14

1.1.3 Tình hình nghiên cứu đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt 16

1.2 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài 19

1.2.1 Lí thuyết ngôn ngữ học đối chiếu … … ……19

1.2.2 Lí thuyết về giới từ .23

1.2.2.1 Khái niệm giới từ 23

1.2.2.2 Đặc điểm giới từ 27

1.2.2.3 Phân loại giới từ 33

1.2.2.4 Phân biệt giới từ với động từ… … ……… 38

1.2.2.5 Phân biệt giới từ với liên từ 43

1.2.2.6 Phân biệt giới từ với một số từ loại khác 48

1.3 Tiểu kết ………51

CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA GIỚI TỪ TIẾNG HÁN VỚI GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT 53

2.1 Đối chiếu về chức năng ngữ pháp của giới từ 53

2.1.1 Những điểm giống nhau 53

2.1.2 Những điểm khác nhau 55

2.2 Đối chiếu về cấu tạo của giới từ 65

Trang 8

2.2.1 Cấu tạo của giới từ tiếng Hán 65

2.2.1.1 Giới từ đơn 65

2.2.1.2 Giới từ kép 68

2.2.2 Cấu tạo của giới từ tiếng Việt 70

2.2.2.1 Giới từ đơn 70

2.2.2.2 Giới từ kép 71

2.3 Đối chiếu về giới ngữ tiếng Hán với tiếng Việt 73

2.3.1 Đối chiếu về cấu tạo của giới ngữ 73

2.3.2 Đối chiếu về sự phân bố vị trí của giới ngữ 77

2.3.2.1 Những điểm giống nhau 77

2.3.2.2 Những điểm khác nhau 85

2.3.3 Đối chiếu về chức năng ngữ pháp của giới ngữ 88

2.3.3.1 Chức năng ngữ pháp của giới ngữ tiếng Hán 89

2.3.3.2 Chức năng ngữ pháp của giới ngữ tiếng Việt 92

2.4 Đối chiếu về ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt 94

2.4.1 Căn cứ đối chiếu 94

2.4.2 Giới từ chỉ không gian (địa điểm, nơi chốn) 95

2.4.3 Giới từ chỉ thời gian 100

2.4.4 Giới từ chỉ phương hướng 104

2.4.5 Giới từ chỉ đối tượng 106

2.4.6 Giới từ chỉ phạm vi 108

2.4.7 Giới từ chỉ phương diện 110

2.4.8 Giới từ chỉ mục đích 111

2.4.9 Giới từ chỉ nguyên nhân 112

2.4.10 Giới từ chỉ căn nguyên 114

2.4.11 Các nhóm nhỏ khác 118

2.5.Tiểu Kết………120

CHƯƠNG 3 ĐỐI CHIẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIỚI TỪ TIẾNG HÁN VỚI GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT .122

3.1 Đối chiếu sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt 122

3.1.1 Về bình diện cú pháp 125

3.1.2 Về bình diện ngữ nghĩa 129

Trang 9

3.1.3 Về cách dùng 135

3.1.4 Nhìn từ sự chi phối của động từ 136

3.2 Đối chiếu chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt 138

3.2.1 Giới từ tiếng Hán và chủ đề hóa (topicalization) 140

3.2.1.1 Giới từ chỉ căn nguyên đánh dấu chủ đề 140

3.2.1.2 Giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu chủ đề 140

3.2.1.3 Giới từ chỉ phương diện đánh dấu chủ đề 141

3.2.1.4 Giới từ chỉ phạm vi đánh dấu chủ đề 141

3.2.1.5 Giới từ chỉ đối tượng đánh dấu chủ đề 142

3.2.2.Giới từ tiếng Việt và chủ đề hóa 142

3.2.2.1 Giới từ chỉ căn nguyên đánh dấu chủ đề 143

3.2.2.2 Giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu chủ đề 143

3.2.2.3 Giới từ chỉ phương diện đánh dấu chủ đề 144

3.2.2.4 Giới từ chỉ phạm vi đánh dấu chủ đề 144

3.2.2.5 Giới từ chỉ đối tượng đánh dấu chủ đề 145

3.3.Tiểu kết……… ………146

KẾT LUẬN………148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

từ luôn được coi là một trong những trọng điểm ngữ pháp và cũng là mối quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Về mặt ngữ nghĩa, giới

từ cũng như các loại hư từ khác, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng Về chức năng cú pháp, giới từ làm nhiệm vụ kết nối từ phụ với từ chính Giới

từ chủ yếu bắt nguồn từ sự hư hoá, còn gọi là ―ngữ pháp hoá‖ (grammaticalization) của thực từ Vì mức độ hư hoá khác nhau cho nên giữa giới từ và động từ, danh từ tương ứng sự phân chia ranh giới không rõ nét Bên cạnh đó, giữa giới từ và liên từ đôi khi sự phân chia ranh giới cũng không rõ rệt Chính vì ngữ nghĩa, tác dụng, nguồn gốc, cách dùng của giới từ rất phức tạp và giới từ trong hệ thống ngữ pháp tiếng Hán và tiếng Việt lại có giá trị đặc biệt, cho nên việc nghiên cứu giới từ trong ngữ pháp học tiếng Hán và tiếng Việt xưa nay rất được coi trọng, những quan điểm

về nó vẫn chưa có sự thống nhất với nhau

Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ, giới từ đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sinh viên Trung Quốc và sinh viên Việt Nam, đặc biệt là quá trình thụ đắc tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai Hơn nữa, do những điều kiện lịch sử và địa lý đặc biệt, cùng với quá trình tiếp xúc Hán - Việt lâu dài, trong tiếng Việt đã tiếp thu một lượng lớn (khoảng 70%) từ vựng tiếng Hán, thường gọi là từ gốc Hán Trong số từ gốc Hán ấy, giới từ chiếm một tỷ lệ đáng kể, ví dụ: do (由: yóu, do) /由

Trang 11

于: yóu yú (do vu), đối với (对: duì, đối) /对于: duì yú (đối vu), vì (为: wèi, vị)/为了: wèi le (vị liễu), tại (在: zài, tại), từ (自: zì, tự/từ), v.v… Với tư cách là một cán

bộ giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài, có một thời gian khá dài học tập và nghiên cứu tiếng Việt tại Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, hiện nay đang giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc, chúng tôi rất hứng thú với giới từ trong tiếng Hán và nhận thấy đi sâu nghiên cứu giới từ tiếng Hán trong sự đối chiếu với giới từ tiếng Việt sẽ có giá trị lí luận và thực tiễn rất lớn đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán cũng như tiếng Việt

ở Việt Nam và Trung Quốc

Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, chúng tôi sẽ tập trung đối chiếu những giới từ thường dùng trong tiếng Hán với những giới từ thường dùng trong tiếng Việt, và tìm ra các phương thức biểu đạt tương đương giữa chúng Từ đó, ứng dụng vào việc dạy học tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam, và dạy học tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc Hy vọng có thể giúp cho người học hiểu đúng và sử dụng chính xác giới từ trong quá trình giao tiếp

Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề ―Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ)‖ làm đề tài luận án tiến

sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá một cách toàn diện về đặc điểm giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, luận án làm rõ đặc điểm ngữ pháp của giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt, gồm ngữ nghĩa và cách dùng Từ đó chỉ ra sự giống và khác nhau giữa giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt trên phương diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dùng

Thông qua đối chiếu hoạt động trong ngôn ngữ của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, luận án khảo sát những nhân tố chi phối giới từ, như sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ, v.v

Trang 12

Để đạt được mục đích trên, luận án phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:

(1) Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt; (2) Khảo sát các giới từ điển hình trên phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách dùng;

(3) Đối chiếu những giới từ điển hình trong tiếng Hán với các giới từ tương ứng trong tiếng Việt, chỉ ra hình thức biểu đạt tương ứng của chúng trong hai ngôn ngữ; (4) Khảo sát những nhân tố chi phối giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt trong việc sử dụng ngôn ngữ (lời nói và văn phạm), ví dụ: sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ, v.v

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả, lý giải các khái niệm, chức năng, đặc điểm, sự phân loại giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt

- Phương pháp đối chiếu dùng để đối chiếu các đặc điểm ngữ pháp, vị trí phân

bộ, cấu tạo, ngữ nghĩa, hoạt động của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

- Thủ pháp thống kê dùng để thống kê tần suất sử dụng của những giới từ thường dùng của tiếng Hán và tiếng Việt

- Các thủ pháp phân tích ngôn ngữ học như phân tích thành tố trực tiếp, phân

tích thành phần câu, phân tích ngữ cảnh, cải biến…dùng để phân tích chức năng cú pháp, vị trí phân bố, cấu tạo, ngữ nghĩa của giới từ

4 Đối tượng và ngữ liệu nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giới từ trong Tiếng Hán có hơn 100 từ [张小克, Trương Tiểu Khắc, 2004, 87], nhưng trong tiếng Việt chỉ có khoảng 30 từ [Hoàng Trọng Phiến, 2007, 25], về mặt

số lượng, giới từ tiếng Hán nhiều hơn tiếng Việt Về mặt ý nghĩa, giới từ trong tiếng Việt tương đương với tiếng Hán, chúng đều có thể biểu thị không gian, thời gian,

Trang 13

phương hướng, đối tượng, phạm vi, mục đích, căn nguyên, công cụ, ngoại lệ, v.v Đối với sự phân định từ loại thì giới ngữ pháp tiếng Hán và giới ngữ pháp tiếng Việt

có những quan điểm khác nhau, ý kiến của các trường phái đối với sự phân định giới từ cũng không hoàn toàn giống nhau Vì vậy, luận án này lấy ―现代汉语词典‖ (―Từ điển Hán ngữ hiện đại‖ do viện Nghiên cứu Ngôn ngữ thuộc viện Khoa học

Xã hội Trung Quốc biên tập, bản thứ 5), ―现代汉语频率词典‖(―Từ điển tấn số tiếng Hán hiện đại‖ do Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh biên soạn, năm 1990) và ―Từ điển tiếng Việt‖ (do viện Ngôn ngữ học thuộc viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên tập năm 2006, bản in lần thứ 12) , ―Từ điển tấn số tiếng Việt‖ (Tên nguyên bản bằng

tiếng Pháp là ―Dictionaire de fréquence du Vietnamien‖ do tác giả Nguyễn Đức

Dân biên soạn, xuất bản tại Université de Paris VII, năm 1980) làm tài liệu tham khảo để xác định số lượng giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt có tần số xuất hiện cao là đối tượng nghiên cứu Dựa vào đó, chúng tôi đưa ra bảng sau:

Bảng 1.1: Giới từ thường dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt (theo "Từ điển tần số")

Trang 14

4.2 Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu của tiếng Hán trong luận án này chủ yếu là những tác phẩm văn học và tài liệu pháp luật sau: 边城 (Biên Thành), 冰心全集 (Băng Tâm toàn tập, dưới đây sẽ viết tắt ―Băng Tâm‖), 邓小平全集 (Đặng Tiểu Bình toàn tập, dưới đây sẽ viết tắt ―Đặng Tiểu Bình‖), 高晓声作品 (Tác phẩm của Cao Hiểu Thanh, dưới đây

sẽ viết tắt ―Cao Hiểu Thanh‖), 骆驼祥子 (Lạc Đà Tường Tử), 呐喊 (Gào thét),

祝福 (Chúc Phúc), 围城 (Vi Thành), 小二黑结婚 (Anh Hai đen lấy vợ), 徐志摩

作品 (Tác Phẩm của Từ Chí Ma), 药 (Thuốc), 中华人民共和国民法通则 (Quy

Trang 15

định pháp luật chung của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ viết tắt ―CHNDTH‖), 中华人民共和国刑法 (Luật hình sự nước CHNDTH),中华人民共和国合同法 (Luật hợp đồng nước CHNDTH),中华人民共和国公司法(2006) (Luật công ty nước CHNDTH), 中华人民共和国证券

法 (2006) (Luật chứng khoán nước CHNDTH), 中华人民共和国未成年人保护法 (修订) (Luật bảo vệ người vị thành niên nước CHNDTH), 中华人民共和国婚姻

法 (Luật hôn nhân nước CHNDTH), 中华人民共和国继承法 (Luật thừa kế nước CHNDTH), 中华人民共和国物权法 (Luật bảo vệ vật sở hữu nước CHNDTH) Tổng số chữ là: 2.756 632 chữ

Ngữ liệu của tiếng Việt trong luận án này chủ yếu là những tác phẩm văn học và tài liệu pháp luật sau: ―Chí Phèo‖, ―Bước đường cùng‖, ―Đất rừng phương nam‖,

―Đôi mắt‖, ―Lão Hạc‖, ―Mảnh đất lắm người nhiều ma‖, ―Chữ người tử tù‖, ―Số đỏ‖, ―Tắt Đèn‖, ―Luật trọng tài thương mại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam‖(dưới đây sẽ viết tắt ―Luật trọng tài TM‖, nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ viết tắt ―CHXHCNVN‖), ―Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020 nước CHXHCNVN‖(dưới đây sẽ viết tắt ―Chiến lược‖), ―Hiến Pháp nước CHXHCNVN‖ (dưới đây sẽ viết tắt ―Hiến Pháp‖), ―Luật thi hành án hình sự nước CHXHCNVN‖, ―Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nước CHXHCNVN‖(dưới đây sẽ viết tắt

―Nghị Quyết‖), ―Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án‖ (dưới đây sẽ viết tắt ―Pháp Lệnh‖) Tổng số chữ là: 487.489 chữ

5 Những đóng góp của luận án

Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống

về giới từ tiếng Hán trong sự đối chiếu với giới từ tiếng Việt được thực hiện bởi một nghiên cứu sinh người Trung Quốc tại cơ sở đào tạo có bề dày kinh nghiệm của Việt

Trang 16

Nam trên đất nước Việt Nam Đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện

về đặc điểm của giới từ tiếng Hán, trước hết là các giới từ điển hình trong mối tương quan với các giới từ tương ứng của tiếng Việt Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đối chiếu giới từ Hán - Việt đầu tiên có tính toàn diện và hệ thống Luận

án làm nổi rõ sự giống và sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời, cung cấp tài liệu tham khảo cho việc so sánh đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt Thứ hai, luận án góp phần vào lí thuyết đối chiếu hai ngôn ngữ cùng loại hình lại có quan hệ mật thiết hình thành trong quá trình tiếp xúc Hán - Việt

Thứ ba, thông qua quá trình khảo sát, rút ra những nhân tố chi phối giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt trong khi sử dụng ngôn ngữ (lời nói và văn phạm), ví dụ:

sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ, v.v Cùng với đó, luận án này còn cung cấp tài liệu tham khảo cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án có ba chương

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương này

trình bày kết quả nghiên cứu về giới từ tiếng Hán và tiếng Việt của giới ngôn ngữ học, và những công trình nghiên cứu đối chiếu về giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt Về phần lí thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu, chúng tôi lấy những quan điểm của GS.Hứa Dư Long (许余龙) và GS Lê Quang Thiêm làm cơ sở lí luận Về líthuyết của giới từ, chúng tôi rút ra những quan điểm đã được công nhận của các học giả đi trước, ứng dụng vào nghiên cứu thực tế, như khái niệm, đặc điểm và sự phân loại giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt, phân biệt giới từ với động từ, liên từ và trợ từ trong tiếng Hán hiện đại, phân biệt giới từ với tình thái từ trong tiếng Việt hiện đại

Trang 17

Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng

Hán với giới từ tiếng Việt Chương này chúng tôi đối chiếu về chức năng ngữ

pháp, vị trí phân bố, cấu tạo của giới từ tiếng Hán với tiếng Việt Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối chiếu giới ngữ của tiếng Hán với giới ngữ của tiếng Việt Hơn nữa, đối chiếu về chức năng ngữ nghĩa của giới từ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể là: giới từ chỉ không gian (địa điểm, nơi chốn), giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ phương hướng, giới từ chỉ đối tượng, giới từ chỉ phạm vi, giới từ chỉ phương diện, giới từ chỉ mục đích, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ căn nguyên, giới từ chỉ công cụ (phương thức) và giới từ chỉ ngoại lệ, v.v

Chương 3: Đối chiếu hoạt động của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

Trong chương này, chúng tôi sẽ đối chiếu về sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt, khảo sát những nhân tố chi phối giới từ Tiếp đó, đối chiếu về chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng Nói chung, những giới từ chỉ căn nguyên, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ phương diện, giới từ chỉ phạm

vi, giới từ chỉ đối tượng của tiếng Hán và tiếng Việt đều có khả năng đánh dấu cho chủ đề

Trang 18

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SƠ LÍ LUẬN

1.1 Tổng quan tì nh hì nh nghiên cứu

1.1.1 Tì nh hì nh nghiên cứu giới từ tiếng Hán

Vấn đề từ loại, trong đó có giới từ với phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới từ xưa đến nay luôn được coi là một trong những trọng điểm ngữ pháp được giới nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy tiếng quan tâm Tiếng Hán và tiếng Việt cũng không là ngoại lệ

Trong lịch sử phát triển từ loại tiếng Hán, giới từ là một trong những từ loại xuất hiện khá sớm Giới từ xuất hiện sớm nhất được xác định là vào thời Ân Thương (B.C năm 1600 – năm 1046), trong Kim văn (chữ đúc đồng) đã xuất hiện đến 20 giới từ Thời cổ đại, giới từ trong tiếng Hán được gọi là ―từ‖, ―trợ tự‖ hoặc

―ngữ trợ‖ Thời cổ đại, do hạn chế về mọi mặt, ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt và hệ thống, ngữ pháp tiếng Hán nói chung và giới từ tiếng Hán nói riêng vẫn chưa được hệ thống hóa một cách hoàn chỉnh Cho đến thế kỷ 19, với

sự xuất hiện của trước tác ―Mã thị văn thông‖ (马氏文通)của Mã Kiến Trung (马建

忠, 1898, 72), giới từ mới thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử nghiên cứu giới từ tiếng Hán

Mã Kiến Trung tham khảo ngữ pháp học phương Tây, phân loại từ loại tiếng Hán cổ đại thành 9 loại: Danh từ, đại từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ Hệ thống này thiết lập nên mô hình căn bản của hệ thống từ loại tiếng Hán Hệ thống về sau không có thay đổi gì lớn, trong khoảng thời gian tương đối dài, có thay đổi thì chỉ là việc tách số từ ra khỏi tĩnh từ và tách ngữ khí từ ra khỏi trợ từ, tăng thêm lượng từ và từ tượng thanh (ideophone) mà thôi

Trang 19

Sau Mã Kiến Trung phải kể đến Chương Sĩ Chiêu (章士钊), là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ ―giới từ‖ và cho rằng: ―Giới từ là những từ kết hợp với danh từ, danh đại từ để liên kết với động từ, hình dung từ và những từ khác Giới từ có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ mà nó dẫn ra, đứng trước được gọi là ‗tiền trí giới từ‘, đứng sau gọi là ‗hậu trí giới từ‘‖

Cuốn ―Tân trứ văn pháp quốc ngữ‖ của Lê Cẩm Hi (黎锦熙, 1924, 62) là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán hiện đại một cách hệ thống Cuốn sách này có cống hiến đáng kể trong nghiên cứu từ loại ở chỗ đã phân loại từ loại tiếng Hán thành 5 loại lớn và 9 loại cơ bản: thực thể từ (danh từ, đại từ), vị từ ( động từ), khu biệt từ (tính từ, phó từ), quan hệ từ (giới từ, liên từ), tình thái từ (trợ từ, thán từ) Loại cơ bản thì giống với ― Mã Thị Văn Thông‖, chỉ có điều tên gọi thay đổi một chút

Trong cuốn ―Đại cương văn pháp Trung Quốc ‖ của Lã Thúc Tương (吕叔湘,

1942, 68), tác giả đã phân chia ra từ ngữ khí Từ ngữ khí được phân loại ở một phạm vi lớn hơn phạm vi từ ngữ khí thông thường, bao gồm một số phó từ biểu thị ngữ khí và từ cảm thán Cuốn ―ngữ pháp tiếng Hán hiện đại‖ của Vương Lực(王力,

1943, 80)lại phân chia thành số từ và từ ngữ khí Cuốn ―Bản thảo tiếng Hán hiện đại‖ của Đinh Thanh Thụ (丁声树, 1961, 44) tiến hành phân loại lượng từ, từ tượng thanh (bao gồm thán từ)

Cuốn ―Hệ thống ngữ pháp giảng dạy tiếng Hán tạm định‖ (1956) đã phân loại

từ tiếng Hán thành 11 loại, chúng là danh từ, lượng từ, đại từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ Hệ thống này được sửa lại trong ―Đề cương ngữ pháp giảng dạy trung học phổ thông‖ (1984) Trong cuốn sách này, từ tiếng Hán đã tăng thêm 1 loại, đó là từ tượng thanh Hệ thống 12 từ loại này có tầm ảnh hưởng tương đối lớn Từ điển từ loại tiêu chuẩn được xuất bản hiện tại, ngoại trừ từ điển cá biệt có phân tách ra từ ngữ khí, đại đa số từ điển khi biên tập vẫn sử dụng và

Trang 20

tham khảo hệ thống này

Triệu Nguyên Nhiệm (赵元任) trong ―Văn pháp tiếng Trung Quốc‖ (1968, 93),

lại đề cập thêm 1 loại từ, đó là khu biệt từ (区别词), bao gồm: 这 giá (đây), 那 na (đó), 每 mỗi (mỗi), 各 các (các), 另 linh (khác), 一 nhất (nhất), 十 thập (thập), 整

chỉnh (cả), 半 bán (nửa), 许多 hứa đa (đa phần)

Trần Vọng Đạo (陈望道) trong ―Giản luận văn pháp‖ (1978), đã phân từ loại ra thành 判断词 (phán đoán từ), 系词 (hệ từ), 指示词 (chỉ thị từ) Chu Đức Hi (朱德熙) trong ―Bản thảo ngữ pháp‖ (1982, 85) đã tiến hành phân tách khu biệt từ (区别词) tính từ, phân tách từ nơi chốn, từ phương vị, và từ thời gian từ danh từ, phân tách từ ngữ khí từ trợ từ, tổng cộng có 17 từ loại khác nhau

Lưu Nguyệt Hoa (刘月华) trong cuốn ―Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thực hành‖ của mình đã phân chia từ loại thành 12 loại theo góc độ giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán, gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, đại từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, từ tượng thanh, từ cảm thán [66]

Cuốn ―Tiếng Hán hiện đại‖ của khoa Tiếng Trung trường Đại học Bắc Kinh năm 1993 đã tách tính từ trạng thái thành từ trạng thái, nhưng vẫn coi từ nơi chốn,

từ phương vị, từ thời gian đều thuộc danh từ, tổng cộng có 15 loại

Tiếp đó, còn rất nhiều học giả nổi tiếng đã đi sâu nghiên cứu về giới từ như Trần Thành Dịch, Trương Chí Công, Chu Đức Huy, Quách Cẩm Lương, Triệu Thục Hoa, Phó Vũ Hiền, Chu Tiểu Tân v.v Các học giả đã có những luận giải khá kỹ về nội hàm và ý nghĩa mở rộng, nhìn chung đã miêu tả được đặc trưng cơ bản, bao gồm chức năng ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp giới từ Điển hình như tổng kết nhận

định của nhà ngôn ngữ học Triệu Thục Hoa, Phó Vũ Hiền, Chu Tiểu Tân Triệu

Thục Hoa cho rằng: giới từ có năm đặc trưng ngữ pháp như sau: (1) Giới từ không thể độc lập đảm nhận các thành phần trong câu; (2) Giới từ cũng không thể làm

Trang 21

thành câu, không thể độc lập trả lời câu hỏi, nhưng những trong một số ngữ cảnh nhất định có thể được dùng để trả lời câu hỏi; (3) Giới từ không có hình thức lặp; (4) Giới từ không kết hợp được với bổ ngữ; (5) Giới từ không kết hợp được với trợ từ động thái Cũng như vậy, Phó Vũ Hiền và Chu Tiểu Tân sau khi so sánh động từ, giới từ và liên từ với nhau đã tổng kết và đưa ra những đặc điểm ngữ pháp của giới

từ như sau: (1) Giới từ không thể đảm nhận thành phần câu, không thể đơn độc trả lời câu hỏi Một số giới từ có thể kết hợp được với trợ từ động thái ―了‖, ―着‖ ,

―过‖, một số giới từ không thể kết hợp được, giới từ không có hình thức lặp; (2) Những giới ngữ đứng trước vị ngữ, phần lớn có thể được tu sức bởi phó từ phủ định

―不‖, ―没‖; (3) Sau giới từ có thể kết hợp được với tân ngữ (Thuật ngữ trong giới ngữ pháp tiếng Hán Giới ngữ pháp Việt Nam gọi là bổ ngữ), vị từ hoặc thể từ, cấu thành giới ngữ tu sức cho vị từ hoặc thể từ

Từ những nghiên cứu trên đây, có thể thấy giới từ là một loại hư từ trong từ loại tiếng Hán hiện đại

Về tiêu chuẩn phân chia từ loại, từ công trình ―Mã thị văn thông‖ ra đời đến nay, các nhà ngữ pháp học cũng đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để phân chia từ loại tiếng Hán, chủ yếu có ba tiêu chuẩn sau: 1 Hình thái; 2 Ý nghĩa; 3 Chức năng ngữ pháp (còn gọi là chức năng phân bố)

Về tiêu chuẩn hình thái, tiếng Hán (cũng như tiếng Việt) là ngôn ngữ đơn lập, đặc trưng hình thức của từ không phong phú như ngôn ngữ khuất chiết (inflecting language, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, v.v…), cho nên, Quách Nhuệ (郭锐) chỉ ra rằng: đối với tiêu chuẩn phân chia từ loại tiếng Hán mà nói, tiêu chuẩn hình thái không thể coi làm tiêu chuẩn phân chia từ loại chính, chỉ có thể làm một tiêu chuẩn tham khảo [54, tr113]

Về tiêu chuẩn ý nghĩa, Mã Kiến Trung (1989), Vương Lực (1943) đều lấy tiêu chuẩn này để phân chia từ loại tiếng Hán Ý nghĩa của từ có hai loại, một là ý nghĩa

Trang 22

từ vựng, hai là ý nghĩa ngữ pháp Nếu căn cứ theo tiêu chuẩn này phân chia từ loại cũng gặp nhiều mâu thuẫn Ví dụ: danh từ là một loại từ biểu thị tên gọi của người hoặc sự vật, động từ là một loại từ biểu thị động tác, hành vi, phát triển và biến hóa của sự vật Chu Đức Hi (1985) đã từng chỉ ra: ―战争 (n, zhanzheng, chiến tranh) và 打仗(v, dazhang, giao chiến), về khái niệm của hai từ này không có gì khác nhau nhiều, nhưng tính chất ngữ pháp của hai từ này thì không giống nhau‖ (从概念上说指称并无不同,但两个词的语法性质绝然不同‖) Cho nên, tiêu chuẩn ý nghĩa cũng chỉ có thể làm một căn cứ tham khảo cho tiêu chuẩn phân chia từ loại tiếng Hán mà thôi

Về chức năng ngữ pháp (phân bố), nhiều nhà ngữ pháp (Lã Thúc Tương, Đinh Thanh Thụ, Triệu Nguyên Nhiệm, Lưu Nguyệt Hoa, Quách Duệ) đã thừa nhận tiêu chuẩn này có thể làm tiêu chuẩn phân chia từ loại cho tiếng Hán Tiêu chuẩn phân

bố của từ bao gồm: khả năng kết hợp của từ và khả năng tạo câu của từ, ví dụ: 学习(xue xi, học tập) là động từ, có thể nói 不学习 (bu xue xi, không học tập), 再学习(zai xuexi , lại học tập/ học tiếp), 也学习 (ye xue xi, cũng học tập) Như vậy, động

từ (学习) có thể kết hợp với phó từ (不 bất,再 tái,也 dã) 小说 (xiao shuo: tiểu thuyết) là danh từ, không thể kết hợp với phó từ, nhưng có thể nói 两本小说 lưỡng

bản tiểu thuyết (hai quyền tiểu thuyết), 许多小说 hứa đa tiểu thuyết (nhiều tiểu

thuyết), nhưng với động từ thì không thể nói như vậy, đó là khả năng kết hợp của từ Chức năng tạo câu của từ chỉ là từ trong câu có thể đảm nhiệm những thành phần cú pháp và chức năng cú pháp nào đó, ví dụ: 学习 (học tập) và 小说 (tiểu thuyết) có thể tự mình đảm nhiệm thành phần câu, nhưng 关于 (về), 从 (từ), 吗 (không) thìkhông thể tự mình đảm nhiệm thành phần của câu 学习 (học tập) thường làm vị

Trang 23

ngữ, với một điều kiện nhất định thì nó có thể làm bổ ngữ hoặc chủ ngữ, 小说 (tiểu thuyết) có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, nhưng không thể làm vị ngữ được

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy chức năng ngữ pháp (phân bố)

là một tiêu chuẩn khách quan, khoa học để làm tiêu chuẩn phân chia từ loại tiếng Hán hiện đại

Dựa trên các công trình nghiên cứu của những nhà ngữ pháp học tiếng Hán đi trước, xuất phát từ cơ sở lí luận nghiên cứu trong luận án này và những vận dụng thực tế trong giảng dạy tiếng, chúng tôi phân chia từ loại tiếng Hán thành 12 loại, gồm có: danh từ (từ thời gian, từ nơi chốn, từ phương vị), đại từ, động từ, tính từ, lượng từ, số từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tượng thanh

1.1.2 Tì nh hì nh nghiên cứu giới từ tiếng Việt

Việc nghiên cứu từ loại tiếng Việt luôn được các nhà ngữ pháp Việt Nam coi trọng Tài liệu sớm nhất nghiên cứu về từ loại tiếng Việt là ―Từ điển Việt – Bồ Đào Nha - Latinh‖ của A deRhodes được in ấn vào ngày 5 tháng 2 năm 1651 tại Rô Ma, Ông A deRhodes phân chia từ loại tiếng Việt thành 5 loại: danh từ, đại từ, động từ,

tính từ, và các từ không có trạng thái biến hóa Từ đó về sau, có không ít học giả chuyên nghiên cứu về từ loại tiếng Việt Dưới đây là những công trình nghiên cứu

có tính tiêu biểu về từ loại tiếng Việt

Trong sách giáo khoa ―Từ loại tiếng Việt hiện đại‖ của Lê Biên, tác giả đã đưa

ra 9 loại từ, chúng là:danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ (giới

từ và liên từ), tình thái từ, thán từ [2]

Trong công trình ―Ngữ pháp tiếng Việt‖ của Nguyễn Tài Cần, tác giả đã phân chia từ vựng tiếng Việt thành 9 loại, chúng là: danh từ, số từ, đại từ, động từ, tính từ, phó từ, quan hệ từ (giới từ và liên từ), trợ từ, thán từ.[3, tr340]

Nguyễn Kim Thản trong công trình ―Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt‖ của mình cũng

đã phân chia ra 9 loại, nhưng tên gọi mỗi loại có khác nhau Trong đó, thực từ có 5

Trang 24

loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, hư từ có 4 loại: từ kèm, từ nối, từ đệm

và từ cảm [30, tr59]

Tác giả Diệp Quang Ban trong công trình ―Ngữ pháp tiếng Việt‖ của mình đã căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây để phân chia từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, tác giả đã phân chia ra

11 loại, chúng là: danh từ, số từ, tính từ, động từ, đại từ, định từ, phó từ, quan hệ từ,

tình thái từ, trợ từ, thán từ Giới từ nằm trong quan hệ từ [1]

Tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn ―Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)‖ đã căn cứ theo tiêu chuẩn phân chia khoa học, phân từ loại tiếng Việt thành những loại sau: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, tình thái từ Giới từ nằm trong quan hệ

từ Đây là một công trình nghiên cứu khoa học, có giá trị tham khảo rất lớn [8]

Tác giả Nguyễn Chí Hòa trong công trình ―Ngữ pháp tiếng Việt thực hành‖,

từ góc độ giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, đã đưa ra 7 loại, chúng là: danh

từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phó từ, giới từ [16]

Trong công trình ―Vấn đề ‗từ‘ trong tiếng Việt ‖, tác giả Nguyễn Thiện Giáp dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ, đưa ra 9 loại, gồm: danh từ, vị từ, quán từ, lượng từ, đại từ, liên từ, giới từ, trợ từ, thán từ [11] Bên cạnh đó, hai công trình nghiên cứu nổi tiếng có giá trị tham khảo lớn trong nghiên cứu giới từ tiếng Việt, một là công trình ―Hư từ trong tiếng Việt hiện đại‖ của Nguyễn Anh Quế (1982), tác giả đã thảo luận một cách chi tiết một số loại hư từ trong tiếng Việt hiện đại, các hư từ đó gồm: số từ, đại từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ

từ, phụ từ, cảm thán từ.[27] Một công trình nữa là: ―Cách dùng hư từ tiếng Việt‖ của Hoàng Trọng Phiến, công trình này có thể coi như là một cuốn sách công cụ để tra cứu về các loại hư từ của tiếng Việt, trong đó bao gồm giới từ Hai công trình nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo rất lớn trong nghiên cứu hư từ (bao gồm giới từ) tiếng Việt.[26]

Dựa trên các nghiên cứu nổi bật trên đây của các học giả, có thể thấy, mặc dù có một số học giả không chỉ ra vị trí độc lập của giới từ tiếng Việt, nhưng vẫn có

Trang 25

không ít các học giả công nhận sự tồn tại của từ loại giới từ, và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về từ loại này Các học giả đó bao gồm: Bùi Đức Tịnh, Phan Khôi, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Nguyễn Anh Quế, Diệp Quang Ban, Nguyễn Chí Hoà, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Văn Chính

Từ những nghiên cứu ngữ pháp tiêu biểu nói trên, có thể thấy, về tiêu chuẩn phân chia từ loại, có một xu hướng khá thống nhất là căn cứ vào ba tiểu chuẩn, chúng là: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp [Diệp Quang Ban,

1, tr.470] Cho dù kết quả phân chia từ loại khác nhau, nhưng về cơ bản đều thừa nhận giới từ tiếng Việt là một từ loại riêng hoặc thuộc về quan hệ từ Dựa trên các công trình nghiên cứu của những nhà ngữ pháp học tiếng Việt đi trước, xuất phát từ

cơ sở lí luận trong luận án này và những vận dụng thực tế trong giảng dạy tiếng, chúng tôi phân chia từ loại tiếng Việt thành 11 loại, chúng là:danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, động từ, tính từ, phó từ, liên từ, giới từ, thán từ, trợ từ Trong đó, giới từ là một từ loại độc lập trong tiếng Việt

Có thể nói, vấn đề nghiên cứu từ loại nói chung và giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng luôn nhận được sự quan tâm cao độ của các học giả Trung Quốc

và Việt Nam Thành quả nghiên cứu rất đáng trân trọng, làm tăng bề dày nghiên cứu

lí luận và có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng vào thực tiễn dạy học và sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp Tuy nhiên, quan điểm của các học giả vẫn còn một số ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, đặc biệt là vấn đề phân loại từ tiếng Việt

Từ việc điểm lại các công trình nghiên cứu có liên quan, chúng tôi cho rằng, về nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt trên góc độ từ loại càng cần phải quan tâm hơn nữa Cho đến nay, không gian nghiên cứu đối chiếu giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt vẫn còn là khoảng trống chờ đợi chúng ta tiếp tục bổ sung, xứng với tầm của nó

1.1.3 Tì nh hì nh nghiên cứu đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

Trang 26

Như ta đã biết, đã có rất nhiều công trình chuyên luận hoặc luận án để nghiên cứu và khảo sát về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, nhưng những luận án hoặc chuyên luận để nghiên cứu đối chiếu về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt vẫn rất ít, chủ yếu tập trung vào những luận án sau:

Luận văn thạc sĩ ―介词短语 ‗在 + 处所词‘ 与 ‗ở + 处所词‘的汉越对比‖ (Nghiên cứu đối chiếu giới ngữ ―zai + từ nơi chốn‖ của tiếng Hán với ―ở + từ nơi chốn‖ của tiếng Việt) của Phạm Thị Ngọc Phương (Việt Nam, 2008) đã bảo vệ thành công tại TP Quế Lâm, Trung Quốc Tác giả đã đối chiếu giới ngữ ―zai + từ nơi chốn‖ với ―ở + từ nơi chốn‖ từ góc độ cú pháp, ngữ nghĩa, và phân tích lỗi trong khi sinh viên Việt Nam sử dụng giới ngữ ―zai + từ nơi chốn‖ của tiếng Hán.[48] Luận văn thạc sĩ ―汉语介词 ‗给‘和越南语介词 ‗cho‘比较研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu giới từ ―gei‖ của tiếng Hán với giới từ ―cho‖ của tiếng Việt) của La Thúy Hiền (Việt Nam, 2011) đã bảo vệ thành công tại TP Vũ Hán, Trung Quốc Trong bài

đó, tác giả đã đối chiếu giới từ ―gei‖ của tiếng Hán với giới từ ―cho‖ của tiếng Việt theo lí thuyết ba bình diện (ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng), và phân tích lỗi trong khi người Việt Nam sử dụng ―gei‖ của tiếng Hán.[71]

Luận vặn thạc sĩ ―汉越语相似介词对比分析——以 ‗除/除了‘, ‗为/为了‘为例‖ (Nghiên cứu đối chiếu giới từ tương tự của tiếng Hán và tiếng Việt —— lấy ―trừ/trừ liễu‖, ―vị/vị liễu‖ làm thí dụ) của Mai Thu Hoài (Việt Nam, 2011) đã bảo vệ thành công tại TP Vũ Hán, Trung Quốc Tác giả đã đối chiếu giới từ ―除/除了‖ với giới

từ ―ngoài/trừ‖, ―为/为了‖ với từ ―vì/do/tại/bởi/nhờ‖ từ góc độ ngữ nghĩa, vị trí phân

bố, và phân tích lỗi trong khi sinh viên Việt Nam sử dụng giới từ ―除/除了‖, ―为/为

了‖.[73]

Luận vặn thạc sĩ ―汉越介词对比及越南学生使用的偏误分析‖(Đối chiếu giới từ tiếng Hán với tiếng Việt và phân tích lỗi của sinh viên Việt Nam) của Vi

Trang 27

Minh Hải (Việt Nam, 2012) đã bảo vệ thành công tại TP Trường Sa, Trung Quốc Tác giả đã tiến hành đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt về kết cấu, phân loại, đặc điểm, và đã dành hai chương chính để phân tích lỗi của sinh viên Việt Nam trong khi sử dụng giới từ tiếng Hán.[81]

Luận án tiến sĩ ―汉越空间介词对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu giới từ không gian tiếng Hán với tiếng Việt) của Đinh Thị Thanh Nga (Việt Nam, 2014) đã bảo vệ thành công tại TP Vũ Hán, Trung Quốc Luận án này lấy giới từ ―从, 在, 到,

向‖(Từ, Tại, Đến, Với) làm đối tượng nghiên cứu chính của giới từ không gian tiếng Hán, và phân tích lỗi trong khi sinh viên Việt Nam sử dùng giới từ không gian

từ góc độ phiên dịch.[45]

Luận văn thạc sĩ ―汉语介词‗跟‘与越南语‗với‘比较及其教学研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu giới từ ‗gei‘ của tiếng Hán với giới từ ―với‖ của tiếng Việt và việc giảng dạy) của Tô Thị Bích Thủy (Việt Nam, 2014) đã bảo vệ thành công tại TP.Tô Châu, Trung Quốc Tác giả đã đối chiếu giới từ ―gen‖ của tiếng Hán với giới từ ―với‖ của tiếng Việt từ bình diên cú pháp, ngữ nghĩa, và phân tích lỗi trong khi sinh viên Việt Nam khi sử dùng giới từ ―gei‖ của tiếng Hán.[77]

Ngoài ra, còn một số luận án và luận văn thạc sĩ đối chiếu giới từ tiếng Việt với một số ngoại ngữ khác cũng có gia trị tham khảo lớn, như:

Luận án tiến sĩ ―Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt‖ của Nguyễn Cảnh Hoa (2001) đã bảo vệ thành công tại Hà Nội Tác giả đã đối chiếu giới từ tiếng Anh với giới từ tiếng Việt về chức năng ngữ pháp, hoạt động trong lời nói, vị trí, cấu tạo, và đi sâu đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ chỉ địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương hướng trong tiếng Anh với tiếng Việt Cuối cùng, tác giả ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc phân tích khó khăn và lỗi của người Việt Nam khi học giới từ tiếng Anh.[15]

Trang 28

Luận án tiến sĩ ―Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)‖ của Trần Quang Hải (2001) đã bảo vệ thành công tại Hà Nội Tác giả tập trung nghiên cứu những giới từ định vị như: trong, ngoài, dưới, trên, trước, sau, bên theo hướng ngữ dụng (ngôn ngữ học tri nhận), và tiến hành đối chiếu với giới từ định vị của tiếng Anh Mặt khác, tác giả phân tích những khó khăn thường gặp trong sử dụng giới từ định vị, và tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.[12]

Từ đó, chúng ta có thể thấy có một số công trình nghiên cứu đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt, nhưng chủ yếu tập trung vào một số giới từ, và theo hướng giảng dạy và ngữ dụng, còn một số luận án khác thì đối chiếu giới từ tiếng Việt với giới từ tiếng Anh Tóm lại, trong luận án này, chúng tôi sẽ nghiên cứu đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt một cách hệ thống từ phương diện cú pháp, ngữ nghĩa đến phương diện hoạt động, làm nổi rõ sự giống và sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt, cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt

1.2 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1 Lí thuyết ngôn ngữ học đối chiếu

Bàn về ngôn ngữ học đối chiếu, Hứa Dư Long (许余龙) cho rằng: ―Trong khi đối chiếu ngôn ngữ, căn cứ theo đối tượng đối chiếu khác nhau, chúng ta có thể tiến hành theo hai trục Một mặt, chúng ta có thể chọn hiện tượng ngôn ngữ đồng đại (synchronic) hoặc lịch đại (diachronic) để đối chiếu Mặt khác, chúng ta có thể chọn hiện tượng ngôn ngữ của một ngôn ngữ nội bộ nào đó để đối chiếu, cũng có thể đối chiếu về hiện tượng ngôn ngữ giữa các ngôn ngữ khác nhau Như thế sẽ

hình thành 4 góc phần tư (Quadrant) như sau:‖ (在进行语言学比较时, 根据比较对象的不同, 我们可以沿着两条轴线来进行 一方面, 我们可以选择共时或历时的语言现象来进行比较 另一方面, 我们可以选择对某一语言内部的语言现

Trang 29

语言之间(Giữa các ngôn ngữ)

―Góc phần tư I‖ là đối chiếu đồng đại của một nội bộ ngôn ngữ nào đó, cụ thể

là đối chiếu ngữ âm, từ vừng, ngữ pháp của một ngôn ngữ trong một giai đoạn lịch

sử(chủ yếu là giai đoạn hiện nay); ―Góc phần tư II‖ là đối chiếu lịch đại của một nội

bộ ngôn ngữ nào đó, cụ thể là đối chiếu ngữ âm, từ vừng, ngữ pháp của một ngôn

ngữ trong những giai đoạn lịch sử diễn biến khác nhau, để giúp chúng ta tìm hiểu về

con đường lịch sử phát triển của ngôn ngữ đó; ―Góc phần tư III‖ là đối chiếu lịch

đại giữa các ngôn ngữ khác nhau, cụ thể là đối chiếu ngữ âm, từ vừng, ngữ pháp

giữa các ngôn ngữ khác nhau trong các giai đoạn phát triển lịch sử; ―Góc phần tư IV‖

là đối chiếu đồng đại(chủ yếu là giai đoạn hiện nay) giữa các ngôn ngữ khác nhau,

cụ thể là đối chiếu ngữ âm, từ vừng, ngữ pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau trong

một giai đoạn lịch sử nào đó (thường là hiện đại).[78, tr2]

Nội dung nghiên cứu của luận án này chính là ―Góc phần tư IV‖, đối chiếu

đồng đại giữa các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Hán và tiếng Việt), cụ thể là: đối chiếu

giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại, khảo sát hiện tượng ―giới

Trang 30

từ‖ của hai ngôn ngữ trong giai đoạn lịch sử hiện nay, để tìm ra sự giống và khác của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt

Tác giả Lê Quang Thiêm cũng chỉ rõ: ―Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh chung Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ Theo L.V Secba, nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng

ta hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ, vì rằng nó giúp ta thâm nhập sâu sắc hơn vào bản chất và cấu trúc ngôn ngữ dân tộc; và ―việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm nhập vào thực chất của các quá trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các quá trình này [32, tr35]

―Song có thể dự đoán rằng: những nghiên cứu có ích lợi hơn cả sẽ thuộc vào hai khu vực chính yếu sau đây:1) 2) Nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng khu vực, có nhiều tiếp xúc về địa lý lãnh thổ và văn hóa lịch sử như: tiếng Hán, tiếng Lào ‖, ―Mỗi ngôn ngữ trong hai khu vực nêu trên được chọn để đối chiếu với tiếng Việt sẽ có ý nghĩa và tác dụng không giống nhau và không hoàn toàn tách biệt nhau‖ [32, tr135]

Như trên đã nói, tiếng Hán và tiếng Việt có quan hệ mật thiết, và có một thời gian khá dài trong lịch sử tiếp xúc, có nhiều từ (khoảng 70%) của tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán, trong đó có một phần là giới từ, cho đến nay, hai ngôn ngữ vẫn đang trên đường phát triển của riêng mình, cho nên, việc nghiên cứu đối chiếu giới

từ giữa hai ngôn ngữ không chỉ giúp ta hiểu sâu hơn về giới từ (từ loại) hiện trạng của hai ngôn ngữ, còn giúp chúng ta tăng hiểu biết về ngữ pháp (trật tự từ) hiện trạng của hai ngôn ngữ

Tác giả Hứa Dư Long còn khẳng định: ―Ngôn ngữ học đối chiếu phân chia ra ngôn ngữ học đối chiếu lí luận và ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng Ngôn ngữ học đối chiếu lí luận thuộc về ngôn ngữ học lí luận, nhiệm vụ của nó là vận dụng nguyên lí của ngôn ngữ học đối chiếu và những lí luận của ngôn ngữ học khác để đối chiếu và miêu tả hai ngôn ngữ (hoặc đa ngôn ngữ) Ngôn ngữ học đối chiếu

Trang 31

ứng dụng thuộc về ngôn ngữ học ứng dụng, nhiệm vụ của nó là làm thế nào lấy nguyên lí của ngôn ngữ học đối chiếu để ứng dụng vào nhũng hoạt động của ngôn ngữ, đặc biệt là hoạt động giảng dạy ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai) Bình thường, ngôn ngữ học đối chiếu lí luận là hai chiều, ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng là một chiều, chúng tôi sẽ sử dụng hai mô hình sau để biểu thị:‖ (对比语言学分为理论对比语言学与应用对比语言学 理论对比语言学属于理论语言学的一个组成部分, 它的任务是运用一般对比语言学的原理和其他一些一般语言学的知识, 对两种或两种以上的语言进行具体对比描述 应用对比语言学是应用语言学的一个组成部分, 它的任务是研究如何将对比语言学应用于有关的语言活动中去, 特别是应用外语(或第二语言)教学活动 一般来说, 理论对比语言是双向性的,应用对比语言的特点是单向性的, 我们可以用以下两个示意图来表示) [78, tr11]:

Mô hình ngôn ngữ học đối chiếu lí luận (Hai chiều):

A(Xa) B(Xb)

Trang 32

Trong mô hình ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng, một hiện tượng ngôn ngữ X (vd: giới từ) thể hiện trong ngôn ngữ A và ngôn ngữ B là như thế nào (cụ thể là Xa

và Xb)? Chúng ta cần tìm ra Xb tương ứng với Xa trong ngôn ngữ B Nếu trong ngôn ngữ B không có hình thức tướng ứng với Xa, thì Xb sẽ biểu hiện là hình thức Zero, cho nên, ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng thường là đối chiếu một chiều, nhiệm vụ của nó là tìm ra nội dung biểu đạt của ngôn ngữ A tương ứng với hình thức nào của ngôn ngữ B

Trong luận án này, chúng tôi sẽ áp dụng lí thuyết và phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng, tức là đối chiếu một chiều, tìm ra và miêu tả những đặc điểm giống và khác nhau của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt nói chung, đối chiếu các cách biểu đạt của giới từ tiếng Việt tương ứng với giới từ tiếng Hán, và đối chiếu sự hoạt động của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

1.2.2 Lí thuyết về giới từ

1.2.2.1 Khái niệm giới từ

Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc về loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến

hình, hư từ và trật tự từ đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp Việc nghiên cứu giới từ tiếng Hán bắt đầu từ cuốn sách ―Mã thị văn thông‖ (马氏文通, 1898) Ở đó xuất hiện hàng loạt tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng như ―Văn phạm quốc ngữ‖ của Trần Thừa Trạch (陈承泽), ―Văn pháp quốc ngữ mới‖ của Lê Cẩm Hi (黎锦熙), luận án tiến sĩ nhan đề ―Giá trị của giới từ tiếng Hán‖ của Cao Danh Khải (高明凯) [51], ―Lại bàn về phụ động từ‖ của Nhiêu Trường Dung, luận

án tiến sĩ nhan đề ―Giới từ và giới ngữ‖ của Kim Xương Cát (金昌吉), ―Hư từ tiếng Hán hiện đại‖ của Trương Nghị Sinh (张宜生), ―Giới từ và cấu trúc giới từ‖ của Trần Xương Lai (陈昌来), v.v Trong đó đưa ra những định nghĩa và khái niệm về giới từ có giá trị tham khảo lớn như sau:

Trang 33

Mã Kiến Trung (1898) định nghĩa ―介字是在实体词之间起介绍作用的,是介绍一个实体词给另一个实体词的‖ (Giới từ là một loại từ có tác dụng giới thiệu quan hệ giữa hai thực từ, tức là giới thiệu một thể từ cho một thể từ khác Những đóng góp của ―Mã thị văn thông‖ do ông viết như sau: 1 Xác lập giới từ tiếng Hán; 2.Tìm hiểu tác dụng của giới từ trong câu; 3 Khảo sát cụ thể vài giới từ tiếng Hán

cổ thường gặp như ―之 chi, 于 vu, 以 dĩ, 与 dữ, 为 vi‖ [72, tr246]

Trong cuốn sách ―Văn phạm quốc ngữ‖, tác giả Trần Thừa Trạch (陈承泽, 1920)

đã đi theo con đường của Mã Kiến Trung, phân chia giới từ thành hai loại, gồm

―tiền giới từ‖ (preposition) và ―hậu giới từ‖ (postposition) Tiền giới từ lại chia

thành 3 loại nhỏ: (1) Biểu thị quan hệ tiếp xúc như ―于‖vu; (2) Biểu thị khởi đầu như ―自‖tự, ―从‖tòng, ―由‖do; (3) Để tân ngữ đứng trước vị ngữ như ―把‖bả,

―将‖tương, ―以‖dĩ Hậu giới từ như ―之‖chi, tác giả chỉ ra rằng, giới từ ―之‖chi biểu

thị sở hữu giữa hai thành phần (từ chính với từ phụ) [40, tr46]

Lê Cẩm Hi (1924) phân chia giới từ tiếng Hán hiện đại thành 4 loại, tức là giới

từ thời gian – nơi chốn, giới từ căn nguyên, giới từ phương thức, giới từ sở hữu, 3 loại đầu là tiền giới từ, còn loại thứ tư là hậu giới từ Tác giả đã miêu tả tỷ mỉ giới

từ như: giới từ thời gian – nơi chốn gồm có ―在 tại, 于 vu, 於 ư, 当 đương, 临

lâm, 关于 quan vu, 对于 đối vu, 从 tòng, 起 khởi, 向 hướng, 往 vãng, 冲 xung,

từ căn nguyên gồm có ―为了 vị liễu, 为 vị, 给 cấp, 以 dĩ, 替 thế, 代 đại, 被 bị‖; giới từ phương thức gồm có ―把 bả, 拿 ná, 将 tương, 用 dụng, 以 dĩ, 凭 bằng, 按

án, 按照 án chiếu, 照 chiếu, 据 cứ, 准 chuẩn, 就 tựu, 趁 sấn, 依 y, 仗 trượng, 和 hòa, 同 đồng, 比 tỉ, 过 quá, 如同 như đồng, 犹如 do như, 像 tượng, 除 trừ‖ [62,

Trang 34

tr148]

Cao Danh Khải (高明凯, 1986) trong luận án tiến sĩ của mình cho rằng, bản chất của giới từ tiếng Hán khác với giới từ các ngôn ngữ Ấn- Âu Giới từ tiếng Hán

là bán động từ (semi –verb) hoặc phụ động từ (coverb) [51]

Trong luận án tiến sĩ của Kim Xương Cát (金昌吉, 1996) tác giả đã chỉ rõ những đặc điểm của giới từ như sau: (1) Giới từ đứng trước danh từ (danh ngữ), đại

từ, biểu thị quan hệ giữa chúng (danh từ, đại từ) và các thành phần khác trong câu; (2) Giới từ không thể đứng độc lập (giới từ phải đi kèm thực từ, tạo thành giới ngữ); (3) Giới ngữ không thể làm vị ngữ; (4) Hai giới từ khác nhau không thể cùng đồng thời kết hợp với thực từ (như: chỉ có thể nói là ―ghế bằng gỗ‖, không thể nói là ―ghế của bằng gỗ‖) [61, tr24-25]

Trong công trình ―Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thực hành‖, tác giả Lưu Nguyệt Hoa (刘月华, 2001) đã định nghĩa giới từ là một loại hư từ, đại đa số giới từ được

hư hoá từ động từ, nó đứng trước danh từ (danh ngữ), đại từ cùng tạo thành giới ngữ, làm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ trong câu [66, tr263]

Trần Xương Lai (陈昌来, 2002) đã định nghĩa giới từ là một loại từ có tác dụng giới thiệu và kết nối hai thành phần trong câu, nó nối liền trung tâm vị ngữ với danh

từ, đại từ, các thể từ và một số vị từ, biểu thị quan hệ cú pháp và quan hệ ý nghĩa giữa chúng [37, tr25]

Trên cơ sở thấm nhuần định nghĩa và khái niệm của các học giả đi trước, chúng

tôi khái quát lại quan điểm của các học giả về giới từ tiếng Hán như sau: Giới từ

tiếng Hán là một loại hư từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp không có ý nghĩa từ vựng, nó đứng trước danh từ (danh ngữ) hoặc đại từ, biểu thị một quan hệ nào đó giữa chúng (danh từ, đại từ) và các thành phần khác trong câu Giới từ có thể ngầm chỉ

ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v Ngoài ra, giới từ không thể đứng độc lập mà phải

Trang 35

kết hợp với một bổ ngữ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu Giới ngữ của tiếng Hán thường đứng trước vị ngữ động từ

Việc nghiên cứu giới từ tiếng Việt cũng đã được nhiều nhà ngữ pháp Việt Nam quan tâm, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều định nghĩa cho giới từ tiếng Việt

Chẳng hạn:

Bùi Đức Tịnh đã phân biệt khái niệm giới từ và giới ngữ Ông đã định nghĩa giới

từ như sau: ―Giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghĩa giữa một tiếng và tục ngữ của nó ‖ [33, tr109]

Phan Khôi định nghĩa giới từ là: ―Giới từ dùng để giới thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ hoặc đại danh từ khác để tỏ ra sự biểu thị quan hệ giữa chúng với nhau‖ [18, tr195]

Nguyễn Kim Thản định nghĩa giới từ như sau: ―giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ

tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó Giới từ bao giờ cũng đứng trước từ phụ hoặc từ tổ phụ‖ [30, tr330]

Theo tác giả Đinh Văn Đức: Giới từ là một tiểu loại trong quan hệ từ cùng với liên từ và từ chỉ hướng Tác giả cho rằng, giới từ nằm trong số các hư từ cú pháp, không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn, nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy trừu tượng [8, tr208]

Nguyễn Anh Quế đã nêu định nghĩa khái quát, chức năng của giới từ trong cuốn sách ―Hư từ trong tiếng Việt hiện đại‖, ông đã định nghĩa giới từ ―là các hư từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính phụ, thường là các yếu tố trong đoản ngữ và các câu

có thành phần phụ phát triển từ các giới ngữ‖, ông còn miêu tả tỷ mỉ về các giới từ:

―của, bằng, cho, để, mà, vì, do, bởi, tại, ở, cùng, với, như, rằng‖ Đây là quyển sách đầu tiên chuyên nghiên cứu về hư từ (giới từ) tiếng Việt hiện đại, có giá trị tham khảo lớn [27, tr158-159]

Diệp Quang Ban không dùng thuật ngữ quan hệ từ mà dùng thuật ngữ kết từ để

Trang 36

chỉ từ loại giới từ Ông cho rằng: kết từ chính phụ (giới từ) dùng để nối kết thành tố phụ với thành tố chính, nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu Ông còn chỉ ra ―Kết từ chính phụ gồm hai nhóm nhỏ: kết từ hạn định

là kết từ đứng trước thành tố phụ để nối kết thành tố phụ với thành tố chính, gồm các từ như: ―của, bằng, do, vì, tại, bởi, để, mà, ở, với, cùng, về, trong, ngoài, trên, dưới, như‖; kết từ phụ thuộc là kết từ đứng trước thành phần phụ ở bậc câu (trong quan hệ với thành phần chính) gồm các từ: để, vì, do, với, tại, đến, từ, trong, ngoài, giữa, dưới, trước ‖ [1, tr550]

Nguyễn Chí Hoà trong cuốn sách ―Ngữ pháp tiếng Việt thực hành‖ đã giới thiệu

tỷ mỉ định nghĩa, chức năng của giới từ và chức năng ngữ pháp của cụm giới từ trong tiếng Việt, trong đó có rất nhiều ví dụ phong phú [16, tr125-128]

Hoàng Trọng Phiến trong cuốn ―Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt‖ đã giải thích

tỷ mỉ về 33 giới từ (xin xem phụ lục 1) thường dùng, công trình này là cuốn sách đầu tiên chuyên giải thích về những hư từ thường dùng trong tiếng Việt hiện đại, có giá trị rất lớn đối với nghiên cứu giới từ tiếng Việt [22]

Từ những định nghĩa trên đây có thể thấy, dù các nhà Việt ngữ học có những định nghĩa về giới từ không hoàn toàn tương đồng với nhau, nhưng đều khẳng định

sự tồn tại của từ loại giới từ trong tiếng Việt Do định nghĩa về giới từ khác nhau nên các nhà Việt ngữ học khi phân định giới từ cũng khác nhau Để tiện lợi cho công việc nghiên cứu, chúng tôi khái quát lại những định nghĩa chính của các nhà

Việt ngữ học như sau: Giới từ tiếng Việt là một loại từ không có ý nghĩa từ vựng mà

phụ, giới từ có thể ngầm chỉ ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v Bên cạnh đó, giới từ không thể dùng độc lập mà phải kết hợp với một thực từ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu

Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy dù cách biểu đạt của nhà Hán ngữ học và nhà Việt ngữ học hơi khác nhau, nhưng chức năng cơ bản của giới từ tiếng

Trang 37

Hán và giới từ tiếng Việt là giống nhau

1.2.2.2 Đặc điểm giới từ

Giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có

ý nghĩa ngữ pháp, nó không thể đứng đơn lập mà phải kết hợp với một bổ ngữ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu, những giới từ điển hình của

tiếng Hán như là: 按 án, 按照 án chiếu, 把 bả, 被 bị, 比 tỷ, 朝 triều, 趁 sấn, 从

tòng, 除 trừ, 当 đương, 对 đối, 对于 đối vu, 给 cấp, 跟 căn, 根据 căn cứ, 将 tương, 离 ly, 关于 quan vu, 和 hòa, 就 tựu, 顺 thuận, 替 thế, 往 vãng, 同 đồng,

Việt như là: bằng, chí, cho, của, dưới, để, đến, đối với, giữa, lên, ngoài, nhằm, nhờ,

ở, qua, ra, sang, tại, theo, tới, trên, trong, từ, vào, vì, về, với Chúng đã tham gia

tích cực vào việc thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp Căn cứ vào thực tế ý nghĩa và cách dùng của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, có thể thấy, chúng có 5 đặc điểm cơ bản như sau:

1 Bản thân giới từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp

2 Giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, có tác dụng nối các thực từ có quan hệ chính phụ với nhau Ví dụ: sách của thầy giáo gồm danh từ sách và danh từ thầy

giáo được giới từ của chỉ quan hệ sở thuộc nối kết chúng tạo thành cụm từ có quan

hệ chính phụ

3 Giới từ có vị trí cú pháp cố định Giới từ không thể đứng đơn lập, nó phải kết hợp với một thực từ để tạo ra một đơn vị cú pháp lớn hơn gọi là giới ngữ (Giới ngữ tiếng Hán thường đứng trước động từ vị ngữ, giới ngữ tiếng Việt thì thường đứng

sau động từ vị ngữ Ngoài những giới từ có thể làm tiêu đề ra, như: ―关于 quan vu,

就 tựu, 对于 đối vu, 鉴于 giám vu, 本着 bản trước, 论 luận, 任 nhiệm‖ trong

Trang 38

tiếng Hán và ―về, đối với, với‖ trong tiếng Việt.) Mô hình giới ngữ là:

Giới từ + bổ ngữ Giới từ phải đứng trước bổ ngữ của nó, không thể đứng độc lập, bổ ngữ của giới từ trong giới ngữ không thể giản lược

4 Giới từ không thể tự trả lời câu hỏi như thực từ (chẳng hạn: câu hỏi cái gì

đây? Phải dùng thực từ là danh từ như sách, áo để trả lời; câu hỏi làm gì đấy? thì dùng động từ/động ngữ như ăn/ăn cơm, xem/ xem tivi để trả lời

5 Giới từ không mang các từ ngữ biểu thị ―thì‖(tense) (Nói một cách cụ thể hơn, tức là giới từ điển hình của tiếng Hán không thể kèm theo từ ―过‖, ―着‖, ―了‖, ―起

来‖, ―下去‖ Giới từ điển hình của tiếng Việt cũng không thể xếp vào cấu trúc như

― đã chưa‖ hoặc ― rồi‖ )

Đặc điểm thứ 2, có thể dùng để phân biệt với liên từ Ví dụ:

说 (đối với mà nói), 从 来看 (nhìn từ ), v.v nhưng liên từ không có mô hình như thế, liên từ thường kết hợp với một liên từ khác (hoặc phó từ) để tạo ra mô hình liên từ, ví dụ: 虽然 但是 (tuy nhưng ), 如果 就 (nếu thì ), 即使 也 (dù cũng ), 不论 都 (bất luận đều ), 因为 所以 (bởi vì cho nên ), 只

Trang 39

有 才 (chỉ có mới ), 不仅 而且 (không chỉ mà còn ), 既 又 (vừa vừa / đã… lại…), v.v

Tiếng Việt:

Giả sử như trường hợp ―với‖, ―với‖ vừa là giới từ vừa là liên từ Xin xem ví dụ: (3) Con với mẹ đi siêu thị (liên từ)

(4) Con đi siêu thị với mẹ (giới từ)

Trong ví dụ 3, ―với‖ có thể thay bằng liên từ ―và‖, còn ở ví dụ 4 thì không được

Ở đặc điểm 4 và 5, chúng ta có thể phân biệt giới từ với động từ Ví dụ:

Từ ví dụ 5, 6, 7, 8 chúng ta có thể thấy, từ ―去‖khứ (đi) và ―玩‖ ngoạn (chơi)

có thể tự trả lời câu hỏi, nhưng từ ―自‖ tự (từ) và ―跟‖căn (với) thì không được,cho nên, có thể dựa vào tiêu chí đó mà đưa ra kết luận, ―去‖khứ và ―玩‖ngoạn là động

từ, còn ―自‖ tự và ―跟‖ căn thì là giới từ Tuy nhiên, trong cách trả lời, tiếng Việt thường lựa chọn cách trả lời của dạng câu hỏi lựa chọn, mà không dùng động từ (có

Trang 40

khi là giới từ) trong câu hỏi để biểu thị ý nghĩa khẳng định Xin xem tiếp ví dụ:

(9) 我睡觉了 (tôi ngủ rồi) (+)

(10) 他吃着饭 (anh ta đang ăn cơm) (+)

(11) 他唱起来 (anh ta hát lên.) (+)

(12) 我根据了 (tôi căn cứ rồi) (-)

(13) 我为过了 (tôi vì qua rồi) (-)

(14) 他由起来了 (anh ta do lên rồi) (-)

Từ ví dụ 9 và 10, chúng ta có thể thấy, từ ―睡觉‖thụy giác (ngủ) và ―吃‖ngật

(ăn) có thể kèm theo trợ từ động thái (tense particle Trợ từ động thái là thuật ngữ sử dụng trong giới ngôn ngữ học Trung Quốc, giới ngôn ngữ học Việt Nam gọi là phó

từ hoặc động từ.): ―了‖ liễu (rồi), ―着‖ trước (đang), ―过‖ quá (qua) Nhưng từ ―根

‖căn cứ (căn cứ / dựa vào) và ―为‖ vị (vì) trong ví dụ 12 và 13 thì không thể mang theo những trợ từ động thái Từ ―唱‖ xướng (hát) trong ví dụ 11 có thể mang

theo động từ chỉ hướng ―起来‖ khởi lai (lên), nhưng từ ―由‖do (do) trong ví dụ 14 thì không được Cho nên, từ ―睡觉‖ thụy giác, ―吃‖ ngật, ―唱‖ xướng là động từ, và

từ ―根据‖căn cứ, ―为‖ vị, ―由‖ do là giới từ Từ đó, có thể nói rằng, giới từ tiếng

Hán không mang theo các từ ngữ biểu thị ―thì (tense)‖ và động từ xu hướng (Động

từ xu hướng trong thuật ngữ ngữ pháp tiếng Hán gọi là: 趋向动词, ví dụ: 起来 lên,

下去 xuống, 过来 qua, 过去 đi…)

Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt cũng vậy, ví dụ:

(15) Câu hỏi: Anh có đi Hà Nội không ?

Trả lời: Đi / có đi / có (+)

Ngày đăng: 25/07/2017, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ Pháp Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2005
2. Lê Biên(1995), Từ loại tiếng Việt hiện đại(In lần thứ 3), NXBĐại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại(In lần thứ 3)
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1995
3. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ Pháp Tiếng Việt(In lần thứ 7), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp Tiếng Việt(In lần thứ 7)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
4. Nguyễn Đức Dân (2005), “Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, Tạp Chí Ngôn Ngữ (9),tr.42 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, "Tạp Chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2005
5. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, NXB Văn Hoá – Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Văn Hoá – Thông Tin
Năm: 2000
6. Đăng Ngọc Đức (2002), “Bàn về tiếp thu ngôn ngữ và các yếu tố tác động”, Tạp Chí Ngôn Ngữ (12), tr.36 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tiếp thu ngôn ngữ và các yếu tố tác động”, "Tạp Chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Đăng Ngọc Đức
Năm: 2002
7. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
8. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt(từ loại), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt(từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Lâm Quang Đông (2005),“Về sự hiện diện/không hiện diện của giới từ „cho‟ trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng”, Tạp Chí Ngôn Ngữ (12), tr26 – 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự hiện diện/không hiện diện của giới từ „cho‟ trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng”," Tạp Chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Lâm Quang Đông
Năm: 2005
10. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trì nh ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
11. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề „từ‟ trong tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề „từ‟ trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
12. Trần Quang Hải (2001), Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt), Luận án tiến sĩ ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)
Tác giả: Trần Quang Hải
Năm: 2001
13. Cao Xuân Hạo& Hoàng Dũng (2005), Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Anh-Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu Anh-Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo& Hoàng Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
14. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cú pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2009
15. Nguyễn Cảnh Hoa (2001), Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Cảnh Hoa
Năm: 2001
16. Nguyễn Chí Hoà (2004), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt thực hành
Tác giả: Nguyễn Chí Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
17. Nguyễn Chí Hoà (2009), Nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt thực hành
Tác giả: Nguyễn Chí Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
18. Phân Khôi (1997), Việt ngữ nghiên cứu,NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ nghiên cứu
Tác giả: Phân Khôi
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
19. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt
Tác giả: Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2010
20. Đào Thanh Lan (2002),Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết
Tác giả: Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w