Đặc biệt, báo chí đã phát hiện, phản ánh, thông tin những vấn đề gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, mặt trái của vấn đề bất bình đẳng giới như: đăng tải những bài viết liên quan đến
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ DIỆU HƯƠNG
VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-PHẠM THỊ DIỆU HƯƠNG
VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội – 2017
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THỊ DIỆU HƯƠNG
VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Cảnh Nhạc
Hà Nội - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội với sự giúp
đỡ của Tiến sĩ Lê Cảnh Nhạc và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Báo chí
và Truyền thông Đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn
Phạm Thị Diệu Hương
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và giảng dạy cho tôi trong suốt 2 năm qua để tôi hoàn thành được Luận văn này
Và đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Tổng biên tập Báo Gia đình và xã hội, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Luận văn này
Cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết của tôi đã giúp đỡ, động viên khích
lệ tôi trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn
Phạm Thị Diệu Hương
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7 Bố cục của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới ……
1.3 Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay ……
1.4 Tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động đến chất lượng thông tin , biểu hiện của bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử 1.5 Vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử đối với việc truyền thông về bình đẳng giới ………
* Tiểu kết chương 1 ………
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
2.1 Vài nét về các báo trong diện khảo sát
2.2 Khảo sát thông tin về bất bình đẳng giới trên báo điện tử
2.2.1 Khảo sát tần suất, mức độ thông tin
2.2.2 Những vấn đề chính về bất bình đẳng giới trên báo điện tử
2.2.3 Hình thức truyền tải thông tin chủ yếu trên báo điện tử
2.3 Đánh giá thành công, hạn chế của các báo điện tử trong diện
5
5
7
12
12
13
14
15
16
16
18
24
30
37
42
43
43
46
46
49
79
Trang 7khảo sát………
* Tiểu kết chương 2 ………
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
3.1 Những vấn đề đặt ra
3.2 Một số giải pháp
3.3 Một số kiến nghị
* Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
86
90
91
91
96
106
110
111
113
116
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê tin, bài đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới 46
Bảng 2.2 Thống kê, phân tích thể loại báo chí được sử dụng 80
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tin, bài đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới 48
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tin, bài có nội dung phê phán những vấn đề bất bình
đẳng giới trong các lĩnh vực trên các báo điện tử 48 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tin, bài có nội dung vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới
trên các báo điện tử 49
Trang 10Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, công cuộc thực hiện bình đẳng giới không hề dễ dàng Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện bình đẳng giới Khoảng cách giới còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống như: tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo các cấp còn ít;
cơ hội của phụ nữ tiếp cận với việc làm có thu nhập cao và các nguồn lực kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam giới; Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế; Tỷ suất tử vong mẹ còn cao so với một số nước trong khu vực; Tình trạng bạo lực trong gia đình và đối với phụ nữ tồn tại khá nghiêm trọng…
Nguyên nhân là do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bất bình đẳng giới, nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại nặng nề trong gia đình lẫn xã hội Đặc biệt quan niệm coi trọng con trai hơn con gái vẫn rất nặng nề, mặc định công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ dẫn đến tình trạng bất ổn cho xã hội gia tăng
Do đó, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đánh giá là một mục tiêu phát triển quốc gia Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố Trong đó, thông tin, giáo dục
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là yếu tố quan trọng
Trang 11Trong những năm qua, báo chí với chức năng, nhiệm vụ của mình cũng
đã và đang góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới Báo chí theo dõi, phản ánh, tích cực tham gia vào mục tiêu này và đã chuyển đến công chúng nhiều thông tin có ý nghĩa quan trọng Báo chí đã tích cực tuyên truyền về quan điểm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các ban, ngành chức năng, các tổ chức chính trị trong việc thực hiện bình đẳng giới Đồng thời, báo chí là kênh thông tin, truyền tải đầy đủ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện bình đẳng giới trong từng giai đoạn Báo chí làm tốt vai trò của mình trong việc phát hiện, phản ánh những gương điển hình trong việc thực hiện bình đẳng giới
Đặc biệt, báo chí đã phát hiện, phản ánh, thông tin những vấn đề gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, mặt trái của vấn đề bất bình đẳng giới như: đăng tải những bài viết liên quan đến bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực, tư vấn về bình đẳng giới, đưa ra những giải pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, phê phán, nêu lên những vụ bạo lực gia đình, bạo lực đối với giới, lạm dụng tình dục trẻ em gái để giảm thiểu tình trạng của bất bình đẳng trong xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn đó, báo chí còn có những lúc chưa quan tâm xứng đáng đến vấn đề bình đẳng giới Một số tờ báo điện
tử vì thiếu nhạy cảm giới nên trong các tác phẩm báo chí vô tình làm gia tăng bất bình giới Sự thiếu nhạy cảm giới của báo điện tử thể hiện ở tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”; những quan niệm truyền thống cổ hủ, những suy nghĩ mang tính áp đặt, mặc định về hình ảnh, nhiệm vụ, vai trò, khả năng của nam giới và nữ giới như: phụ nữ là phải đẹp, phải dịu dàng, có đức
hy sinh, biết “giữ lửa” trong gia đình; Còn nam giới là những người giỏi giang, quyết đoán, thành đạt, làm chủ kinh tế trong gia đình… Không chỉ vậy, ngay trên một số tờ báo điện tử dành riêng cho phụ nữ cũng có một số tác phẩm báo chí thiếu sự nhạy cảm giới như: phân biệt giới tính, phụ nữ
Trang 12thường xuất hiện với những hình ảnh phản cảm Chính những hiện tượng này được lặp đi, lặp lại trên một số báo điện tử đã vô tình tạo thêm những định kiến về giới, làm hạn chế những nhận thức của công chúng về vấn đề bình đẳng như: bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình, bình đẳng giới giữa nam và nữ, đặc biệt là với trẻ em gái và phụ nữ Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bất bình đẳng giới, cản trở xã hội Việt Nam tiến tới bình đẳng giới thực sự
Với mong muốn đánh giá đúng về thực trạng bất bình đẳng giới trên báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung; tìm ra những giải pháp tích cực góp phần vào việc nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí; đồng thời giúp các
cơ quan báo chí thực hiện hiệu quả việc truyền thông các vấn đề liên quan
đến giới và bình đẳng giới, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vấn đề bất bình
đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử” (khảo sát qua các báo điện tử:
phunuonline.com.vn, vnexpress.net, phunuvietnam.vn.Từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016)
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Một số Nghiên cứu ngoài nước về bất bình đẳng giới:
„„Báo cáo về sự cách biệt giới‟‟, Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2010
Nghiên cứu này đã so sánh những số liệu về cách biệt giới tại các nước trong suốt những năm qua Nghiên cứu cho thấy, những tiến bộ rõ nét tại nhiều nước, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự tụt dốc ở một số nước thể hiện sự bất bình đẳng giới
„„Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị‟‟, Oaxaca, Reynold L Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp
cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này
Trang 13Một số nghiên cứu ngoài nước trong việc truyền thông về bất bình đẳng giới:
Nghiên cứu „„Truyền thông về bạo lực gia đình‟‟, Hiệp hội phòng
chống bạo lực gia đình Bang Washington và Dự án rà soát các vụ bạo lực gia đình Nghiên cứu này hướng dẫn các nhà báo và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông thu thập thông tin chính xác về những vụ án bạo lực gia đình và những câu chuyện liên quan, đồng thời đề cập đến tổng quan về Bạo lực gia đình, tin tức báo chí về các vụ án BLGĐ, số liệu thống kê về bạo lực gia đình, những mẹo nhỏ để thu thập tin chính xác về tội phạm BLGĐ và những điều nên tránh khi thu thập tin về tội phạm BLGĐ
Cuốn „„Bộ chỉ số về giới trong truyền thông‟‟ Nghiên cứu của Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) xuất bản năm
2012 Nghiên cứu đã bao quát các lĩnh vực, cụ thể hóa bằng các tiêu chí nội dung bình đẳng giới tại cấp ra quyết định cũng như trong tác nghiệp và nội dung truyền thông từ việc sản xuất tin tức, thời sự, đến lĩnh vực quảng cáo tại các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ báo chí truyền thông
Qua tìm hiểu các tài liệu trên, tôi nhận thấy những cuốn tài liệu nghiên cứu của nước ngoài đã góp phần giúp các phóng viên, các cơ quan báo chí
có thêm những kinh nghiệm trong quy trình thu thập, xử lý thông tin, xây dựng và biên tập tác phẩm báo chí để không vô tình tạo nên tình trạng bất bình đẳng giới trên báo chí
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước về bất bình đẳng giới:
“Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một
số gợi ý giải pháp chính sách” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương năm 2006 Công trình này tập trung nghiên cứu các vấn đề: Xu hướng của bất bình đẳng trong thu nhập hiện nay; Các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ bất bình đẳng trong thu nhập; Và đồng thời phân tách các chỉ tiêu theo
Trang 14trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp phù hợp
“Hướng tới Bình đẳng giới ở Việt Nam: Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền
cho Phụ nữ (UN Women) và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã Hội Việt Nam thực hiện, với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đã chỉ ra nguy cơ gia tăng bất bình đẳng giới nếu Việt Nam không tăng cường cung cấp các cơ hội công việc tốt hơn cho phụ nữ và hỗ trợ giảm thiểu vai trò của phụ nữ trong các công việc chăm sóc gia đình không được trả lương
“Thông tin 64 Đặc san về bình đẳng giới” của TS Nguyễn Thị Hồi đã
nêu lên một số vấn đề về bình đẳng giới trên bình diện quốc tế, thực trạng về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam Một số nghiên cứu trong nước về truyền thông bất bình đẳng giới: Cuốn „„Truyền thông có nhạy cảm giới‟‟ của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) được biên soạn dựa trên 21 bản tin nhặt sạn về giới của Trung tâm gồm: 9 chuyên đề đã đề cập đến một số khía cạnh cơ bản nhất về kiến thức và kỹ năng truyền thông có liên quan nhạy cảm giới, bất bình đẳng giới
Công trình nghiên cứu “Bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng trên báo in” của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE), công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề phân biệt đối xử dựa trên giới của các quảng cáo tuyển dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến thông điệp truyền thông trong quảng cáo tuyển dụng cũng như tác động lên bình đẳng giới của các thông điệp Kết quả công trình nghiên cứu đã nêu lên được những khía cạnh về bình đẳng giới rất đáng quan tâm
Cuốn "Báo điện tử: Hiệu quả truyền thông về bạo lực gia đình" được hình thành từ bản luận án Tiến sĩ Xã hội học của TS Phạm Hương Trà - Phó
Trang 15trưởng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về đề tài “Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” Cuốn sách đề cập đến vấn đề bạo lực gia đình được phản ánh như thế nào trên báo điện tử; nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng về bạo lực
gia đình thông qua các bài viết trên báo điện tử
Qua khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho thấy, cũng
đã có một số công trình nghiên cứu và luận văn đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới và việc tuyên truyền bình đẳng giới trên báo chí Cụ thể như:
Luận văn thạc sĩ „„Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam‟‟ của Thạc sĩ Uý Thị Thu Huyền Luận văn đã khảo sát chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2006 Luận văn đã nêu lên được nội dung các tác phẩm; những ưu, nhược điểm của chuyên mục trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để tuyên truyền về bình đẳng giới Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ đề cập đến vấn đề tuyên truyền bình đẳng giới của báo truyền hình nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng
Luận văn thạc sĩ „„Báo chí tuyên truyền về Bình đẳng giới ở nước ta hiện nay‟‟ của thạc sĩ Nguyễn Thị Khánh Hà Luận văn khảo sát các báo Phụ
nữ Việt Nam, Gia đình xã hội, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn khảo sát các báo từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2009 Luận văn nêu lên được các khía cạnh, thực trạng nội dung của Bình đẳng giới mà báo chí tuyên truyền, những ưu điểm, nhược điểm của các báo khi tuyên truyền về Bình đẳng giới ở nước ta hiện nay Đồng thời luận văn cũng đưa ra được giải pháp
để các cơ quan báo chí, phóng viên tuyên truyền hiệu quả hơn vấn đề này Tuy nhiên, luận văn này cũng mới chỉ đề cập đến vấn đề báo chí nói chung
Trang 16tuyên truyền về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, chứ chưa đề cập đến mặt trái của bình đẳng giới là vấn đề bất bình đẳng giới
Luận văn thạc sĩ „„Bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay‟‟ của thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa khảo sát báo Phụ nữ Việt Nam, Gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử, Vietnamnet trong thời gian
từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007 Luận văn thạc sĩ „„Vấn đề bạo lực gia đình trên báo chí‟‟ của thạc sĩ Đặng Thị Mai Việt khảo sát chuyên mục „„Thức đêm cùng bạn‟‟ trên VOV và mục „„Gia đình‟‟ của báo Giadinh.net.vn năm 2011
Cả hai Luận văn này đã nêu lên những vấn đề báo chí viết về bạo hành đối với phụ nữ, bạo lực gia đình như: nội dung trong các tác phẩm báo chí; ưu, nhược điểm, nguyên nhân của vấn đề này Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ, bạo lực gia đình trên báo chí Tuy nhiên, bạo hành đối với phụ nữ và bạo lực gia đình cũng chỉ là một trong những vấn đề của bất bình đẳng giới trong xã hội Vì vậy, trong luận văn này cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề bất bình đẳng giới trên báo chí nói chung
Qua quá trình đọc và nghiên cứu các tài liệu, tôi nhận thấy vấn đề bình đẳng giới và bất bình đẳng giới đã được nghiên cứu một cách khá sâu rộng Tuy nhiên thực tế này chỉ ra rằng, cho đến nay các công trình nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được thực trạng, nhìn nhận hết các yếu tố ảnh hưởng, tác động và vai trò của báo chí, nhất là báo điện tử đến vấn đề bất bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay
Vì vậy, đề tài “Vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện
tử” không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đó Đề tài này rất cần thiết
trong việc nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn, phục vụ cho công tác truyền thông nhằm giảm bớt tình trạng định kiến giới, bất bình đẳng giới trong xã hội
Trang 173 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, Luận văn khảo sát các tin bài trên báo điện tử trong diện khảo sát Qua đó, đánh giá về thành công, hạn chế của các báo điện tử trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua việc đề cập đến các nội dung liên quan đến bất bình đẳng giới Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, hiệu quả truyền thông về bình đẳng giới trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận báo chí truyền thông, các văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới, từ đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận cần thiết, làm cơ sở cho công tác khảo sát, đánh giá thực tiễn
- Khảo sát, đánh giá thực trạng báo điện tử thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới; Chỉ ra những ưu, nhược điểm trong các tác phẩm liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới trên báo điện tử: phunuonline.com.vn; vnexpress.net; phunuvietnam.vn
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thay đổi và nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin truyền thông về vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề bất
bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở
khảo sát ba báo điện tử: phunuonline.com.vn; vnexpress.net; phunuvietnam.vn trong khoảng thời gian từ 1/2015 – 6/2016
Trang 185 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh , các quan điểm , đường lối lãnh đa ̣o của Đảng , Nhà nước về báo chí cách mạng , vấn đề bình đẳng giới để xây dựng các luận cứ
lý thuyết Bằng phương pháp quan sát thực tiễn, tác giả tìm các luận cứ thực
tiễn để chứng minh, luận giải và qua đó đề xuất giải pháp đổi mới “Vấn đề
bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử”
- Từ những tài liệu thứ cấp, bài báo đăng trên báo điện tử ở Việt Nam từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2016, cũng như kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như: điều tra, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để luận giải, chứng minh vấn đề nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu phân tích tài liệu: nghiên cứu các sách, giáo trình lý luận báo chí, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, các tài liệu khác của Đảng, Nhà nước và của ngành có liên quan đến công tác bình đẳng giới để hệ thống hóa những vấn đề lý luận nhằm xây dựng khung lý thuyết của đề tài
- Phương pháp thống kê: thống kê tần suất xuất hiện các tin, bài có nội dung về BBĐG ở Việt Nam trên các báo điện tử phunuonline.com.vn; vnexpress.net; phunuvietnam.vn trong thời gian 1,5 năm, để từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế trong việc báo điện tử thông tin về BBĐG
- Phương pháp phân tích nội dung: tác giả dùng phương pháp này để nghiên cứu và phân tích nội dung các tin, bài đăng trên một số báo điện tử để nhận diện thực trạng về vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện
tử Từ đó, đánh giá được những thành công, hạn chế của các báo điện tử trong công việc này
Trang 19- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu Trưởng ban Hôn nhân Gia đình, Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh; phóng viên phụ trách viết tin, bài về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trên báo điện tử Vnexpress.net, chuyên gia nghiên cứu về truyền thông Bình đẳng giới - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) Qua đó, nhằm lấy ý kiến đánh giá của họ trong việc báo điện tử thông tin về bình đẳng giới giới như thế nào; Có vướng mắc, khó khăn gì trong quá trình xử lý thông tin
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí
truyền thông và là tài liệu nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến bất bình đẳng giới; đồng thời là cơ sở để chỉ đạo, điều hành trong truyên truyền
về bình đẳng giới
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả của luận văn này sẽ là tài liệu tham
khảo bổ ích giúp cho các phóng viên, các cơ quan báo chí hiểu rõ hơn về vấn
đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo chí Từ đó, các cơ quan báo chí sẽ
có định hướng mới trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, truyền thông các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, các phóng viên sẽ có cách tiếp cận vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ngày càng tốt hơn
Quá trình thực hiện đề tài cũng là dịp để tác giả bổ sung các kiến thức
và hiểu biết sâu hơn Kết quả đề tài này giúp tác giả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và viết tin, bài tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong huyện khi công tác tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Thường Tín đúng, trúng, sâu sát và hiệu quả hơn Đồng thời, cũng giúp cho Hội phụ nữ, Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao nơi tôi công tác có cách nhìn nhận chính xác hơn nữa về vấn đề bình đẳng giới để đổi mới trong công tác tuyên truyền
Trang 207 Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, các
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử
Chương 3: Mội số vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng tuyên truyền bình đẳng giới trên báo điện tử
Trang 21NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
7 năm 2007 Khái niệm “giới là chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ
trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [24, Tr.4]
Trong Luật Bình đẳng giới, phần Giải thích từ ngữ tại Điều 5, Chương I
đã đưa ra khái niệm“ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó” [24, Tr.4]
+ Bất bình đẳng giới
Theo tài liệu về giới và quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam của
Trung ương Hội LHPN Việt Nam thì “Bất bình đẳng giới là sự phân biệt
đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước” [21, Tr.23]
Trang 22Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ, tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội
- Định kiến giới
Trong phần Giải thích từ ngữ tại Điều 5, Chương I, Luật Bình đẳng giới
khái niệm:“ Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu
cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ” [24, Tr.4]
Đây là khái niệm chung nhất được sử dụng trong luận văn này
- Phân biệt đối xử về giới
Khái niệm chung nhất được sử dụng trong luận văn này là theo tài liệu
sổ tay tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình của
Trung ương Hội LHPN Việt Nam: “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế,
loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và
nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” [27, Tr.21]
1.1.2 Báo điện tử
Từ khi ra đời đến nay, loại hình báo chí này có rất nhiều cách gọi khác nhau như: Báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo chí internet Luận văn này dùng tên gọi Báo điện tử để chỉ chung cho loại hình báo chí này
“ Báo điện tử là một loại hình thông tin đại chúng dựa trên việc khai thác thế mạnh của internet nhằm đem đến cho công chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống một cách nhanh nhất và toàn diện nhất”
[15, Tr 234]
So với báo in, phát thanh và truyền hình, báo điện tử là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng do kết hợp với
Trang 23mạng internet mà nó có nhiều đặc điểm ưu việt riêng Nhờ những thế mạnh của mình mà Báo điện tử đã nhanh chóng làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin để trở thành một loại hình truyền thông được nhiều người lựa chọn
1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới
Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn rất quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới Để xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, thúc đẩy được bình đẳng nam nữ, thực thi quyền phụ nữ trên phạm vi rộng lớn thì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào tháng 7/1980 và được Nhà nước phê chuẩn Công ước vào tháng 11/1981 Đảng, nhà nước ta đã ra rất nhiều các văn bản chỉ đạo và đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động để thực hiện trách nhiệm của một quốc gia
là thành viên CEDAW, đặc biệt là việc thiết lập sự bảo vệ bằng pháp luật các quyền của phụ nữ trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng nam
nữ
Trước hết, Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới được thể hiện ngay trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Từ đó đến nay, Nhà nước ta
đã ban hành 05 bản Hiến pháp: năm 1945, 1959, 1980, 1992 - sửa đổi bổ sung năm 2001 và gần đây nhất là bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 Các bản Hiến pháp trong đó điều quy định chế độ chính trị, quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Ngoài ra, còn quán triệt và cụ thể hóa quan điểm “Nam, nữ bình quyền” bằng những quy định cụ thể
Sau các Hiến pháp năm 1945, 1959, trong Hiến pháp năm 1980 từ Điều
53 đến Điều 81 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó
Trang 24có một số điều tạo ra những điểm nhấn quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng giới của nam và nữ
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, từ Điều 49 đến Điều
82 quy định rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có một số khẳng định các quyền bình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định sâu sắc hơn quyền bình đẳng của nam và nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992 Từ Điều 14 đến Điều 49, Chương II, Hiến pháp năm 2013 đã quy định các quyền con người nói chung
và quyền công dân nói riêng, trong đó có quyền của phụ nữ được quy định tại Điều 26
Có thể khẳng định rằng, qua các bản Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta
đã thể hiện rõ quan điểm về bình đẳng giới Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong đời sống gia
Năm 2000, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc, Việt Nam là một trong số gần 200 quốc gia cam kết thực hiện 8 mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ, trong đó mục tiêu thứ 3 có nội dung “Thúc đẩy bình đẳng giới và
nâng cao quyền năng của phụ nữ” [23, Tr.3]
Để khẳng định Việt Nam sẽ quyết tâm thực hiện tốt bình đẳng giới, Đảng và nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ; xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ; thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới, nhằm phát huy mọi tiềm năng nguồn nhân lực nam, nữ Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Bình đẳng giới Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
Trang 252006 Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2007 Luật này gồm 6 chương, 44 điều [24,Tr.4]
Luật Bình đẳng giới ra đời là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về giới và những khoảng cách giới trong thực tế Luật bình đẳng giới đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nam và nữ Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới
Để nâng cao nhận thức của nhân dân về Luật bình đẳng giới và để triển khai thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/05/2007 về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới
Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/06/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Bên cạnh đó, Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2008 đã thật sự là đạo luật quan trọng cho việc thúc đẩy công tác bình đẳng giới ở nước ta Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nằm trong số ít quốc
Trang 26gia đã ban hành đồng thời được cả hai đạo luật này Ngoài ra, Bộ Luật Lao động cũng là một trong những đạo luật đã có chương riêng quy định đối với lao động nữ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ
Tiếp tục thúc đẩy và hướng tới mục tiêu chung bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm
2010 Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 19/2002/QĐ - TTg ngày 21/01/2002 Chiến lược có mục tiêu: Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Chiến lược này đòi hỏi các ngành, các cấp, các tổ chức phải nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên đoàn thể và nhân dân cùng thực hiện vì mục tiêu bình đẳng giới
Ngày 24/12/2010, tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 Chiến lược đã thể hiện được quan điểm và mục tiêu của Chính phủ về bình đẳng giới Quan điểm của chiến lược: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là cơ
sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội Mục tiêu của Chiến lược: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước
Ngày 22/7/2011, Chính phủ đã ra Quyết định số 1241/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 Mục tiêu của Chương trình là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
Trang 27nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi, thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
Gần đây nhất, ngày 31/03/2016, tại quyết định số 515/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 Đề án có mục tiêu nhằm giảm sự chênh lệch về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực giữa nữ cán bộ, công chức, viên chức so với nam cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng tại cơ quan, tổ chức của nhà nước; đồng thời góp phần xây dựng và phát triển vững chắc đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Ngoài ra, Đảng và nhà nước ta cụ thể hoá và đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào công tác xã hội để góp phần thực hiện mục tiêu chung về bình đẳng giới như: Nghị định
số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em; Nghị quyết 11/NQ – BCT ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đặc biệt, để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thành lập Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ của phụ nữ Việt Nam Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ của phụ
nữ Việt Nam được thành lập ngày 12/02/1985, theo Quyết định số 41 của
Trang 28Hội đồng Bộ trưởng với nhiệm vụ tuyên truyền ý nghĩa thập kỷ phụ nữ, tổng kết và giới thiệu thành tích các phong trào hoạt động giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ; Tổ chức phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra các ngành, các cấp chấp hành các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ
Để tiếp tục thực hiện bình đẳng giới thông qua việc không ngừng phát triển bộ máy vì sự tiến bộ phụ nữ, ngày 25/02/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 72/TTg, chính thức thành lập Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 114/2008/QĐ-TTg về kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam là
tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước
Đồng thời để khắc phục những yếu kém về tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn trong suy nghĩ và hành động của không ít người; tình trạng nhiều phụ nữ nghèo phải làm việc quá sức mà thu nhập thấp; tình trạng phụ nữ và trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài và trở thành nạn nhân của bạo lực; để tăng cường và tạo điều kiện cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của một số
Bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 07 năm 2004 về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sau Chỉ thị này, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều ra quyết định thành lập Ban
vì sự tiến bộ phụ nữ để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị Từ đó, tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ
và bình đẳng giới
Trang 29Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, các ban, ngành, đoàn thể liên quan như: Hội Phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình … cũng đều thể hiện sự tích cực trong công tác tuyên truyền việc thực hiện bình đẳng giới, giảm thiểu bất bình đẳng giới trong xã hội Những quan điểm của các ban, ngành, đoàn thể liên quan cũng được thể hiện rõ ràng thông qua hệ thống văn bản cũng như kế hoạch hành động cụ thể
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới như hiện nay, Việt Nam sẽ là nước sớm xóa bỏ được khoảng cách giới, bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực của đời sống xã hội
1.3 Thực trạng vấn đề bất đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách luật pháp, cũng như chỉ đạo tổ chức các hoạt động đến thực tiễn để thay đổi về nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân Chính
vì vậy, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới
Về chính trị, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo tăng lên Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính Nhà nước ở tất cả các cấp đều tăng về số lượng và chất lượng so với nhiệm
kỳ trước, đóng góp quan trọng vào việc hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý đất nước, ngành, địa phương [28,Tr.4]
Đại biểu Quốc hội khoá XIV, đạt 26,72% (tăng 2,3% so với khóa XIII); đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 cấp tỉnh, đạt 26,56% (tăng 1,19%); cấp huyện, đạt 27,5% (tăng 2,89%); cấp xã, đạt 26,59% (tăng 5,86%) Tỷ lệ
nữ trong BCH TW Đảng, đạt 10% (tăng 1% so với nhiệm kỳ XI) Tỷ lệ nữ cấp uỷ viên các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước, cụ thể: cấp tỉnh, đạt 13.3%, tăng 1,9%; cấp huyện, đạt 14,3%, tăng 0,3%; cấp xã, đạt 19,69%,
Trang 30tăng 1,59% Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có 3 Uỷ viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội là nữ
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tỷ lệ lao động nam và nữ hiện không chênh lệch nhiều Tỷ lệ nữ lao động hiện nay là 43,6% Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong đó, những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ cũng được hỗ trợ vay vốn qua nhiều kênh (từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, )
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ ở
cả khu vực nông thôn và thành thị trong độ tuổi không khác biệt nhiều so với nam giới Vấn đề tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đảm bảo bình đẳng Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ, đặc biệt phụ
nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được cải thiện đáng kể
Trong đời sống gia đình, việc chia sẻ công việc giữa vợ và chồng thể hiện khá rõ nét, giảm dần gánh nặng của các công việc cho người phụ nữ Các hành vi bạo lực gia đình bị cộng đồng, xã hội lên án và đấu tranh tích cực hơn Các biện pháp phòng, chống bạo lực được triển khai một cách tích cực Việc tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng được quan tâm
Trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, các phong trào văn hoá - thể thao quần chúng, lễ hội truyền thống ở cơ sở thu hút sự tham gia của đông đảo của cả nam và nữ Cả nam và nữ vận động viên luôn kiên trì, bền
bỉ, rèn luyện không ngừng, chinh phục các đỉnh cao trong các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế Cả hai giới tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng
Có thể nói, việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, bảo vệ sức khỏe, đời sống gia đình,… ngày càng đạt được nhiều thành tựu hơn
Trang 31Bên cạnh những thành tựu về bình đẳng giới, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức về vấn đề bất bình đẳng giới Đặc biệt là việc đảm bảo bình đẳng giới cho phụ nữ Trong Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư ngày 18/1/2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” nêu rõ: công tác phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu
kém; đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt của nhiều phụ nữ chưa thực sự được nâng cao [8,Tr.47]
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Vấn đề này thể hiện ngay ở vai trò và vị trí của người phụ nữ trong chính trị vẫn còn khá mờ nhạt Tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở các cấp, đặc biệt cấp
cơ sở còn hạn chế Tỷ lệ này dù đã tăng lên nhưng còn rất thấp Người phụ
nữ khi tham gia vào lĩnh vực chính trị luôn phải nỗ lực, vượt qua nhiều áp lực, thách thức hơn so với nam giới Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ còn ít, một số lĩnh vực tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm
Trong cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021,
cả nước có 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, số nữ trúng cử đại biểu Quốc hội là 133 người, đạt tỷ lệ 26,80% Các nữ đại biểu trong Quốc hội chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: các vấn đề xã hội (42%), văn hóa, giáo dục, thiếu niên nhi đồng (35%) và khá mờ nhạt ở những lĩnh vực khác như ngoại giao (16%), kinh tế (15%), tư pháp (10%), quốc phòng, an ninh (5%)
Trong Đại Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII gồm 200 đồng chí, trong đó 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên
dự khuyết Có 20/200 Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII là nữ, chiếm tỉ lệ 10% (tăng 1% so với số nữ Ủy viên Trung ương được bầu tại Đại hội XI của Đảng là 18/200) Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng, khóa XII,
Trang 32đã bầu 190 đồng chí, trong số 180 ủy viên chính thức vào Bộ Chính trị, trong
đó có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị [36]
Có thể nói, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là do xã hội vẫn còn rất định kiến về người phụ nữ Bên cạnh đó, với vai trò là người vợ, người mẹ, người phụ nữ phải lo toan cho gia đình Điều đó đã hạn chế rất nhiều việc phát huy khả năng của người phụ nữ
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động: Điều này có thể thấy ngay trong việc cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhập cao vẫn còn thấp hơn so với nam giới Nữ giới chủ yếu tiếp cận với các công việc của những ngành thu nhập thấp và phi chính thức như: nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, dệt may… 62,4% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn; 46,3% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ phụ nữ trong các ngành xuất khẩu như dệt may, da giầy là 70% [36] Còn nam giới thì được tiếp cận với các công việc được đánh giá cao như: kỹ thuật, dịch vụ, công nghệ…. Tỷ lệ phụ nữ được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật, đạt 11,8% [36] Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và quản lý phần lớn ở quy mô nhỏ và cực nhỏ Lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, do nhiều công việc cần phải đi công tác nên thường vị trí
đó được ưu tiên cho nam giới hơn nữ giới Bất bình đẳng giới được thể hiện rất rõ ở sự khác biệt mức thu nhập giữa nam và nữ, trong khi thời gian lao động của cả hai giới là xấp xỉ như nhau Thu nhập bình quân của phụ nữ bằng 89,95% so với thu nhập bình quân của nam giới Lương bình quân hàng tháng của lao động nữ khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng [36]; Khi doanh nghiệp cắt giảm nhân lực, phụ
nữ luôn là đối tượng dễ bị rủi ro hơn nam giới Ngoài ra, khi tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp thường hạn chế tuyển dụng lao động nữ Chính
Trang 33những điều đó đã khiến cho số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thường cao hơn
và có xu hướng tăng lên Đặc biệt, địa vị kinh tế của phụ nữ thường thấp hơn nam giới
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: Phụ nữ thường là đối tượng tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế Còn nam giới thì tham gia các hoạt động này rất ít Cùng với đó, phụ nữ thường không có quyền trong việc lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai; biện pháp an toàn tình dục; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục Chính sự bất bình đẳng này đã hạn chế phụ nữ và các trẻ em gái thực hiện quyền của mình trong nhiều nội dung của sức khỏe sinh sản như: làm
mẹ an toàn, mang thai ngoài ý muốn, tình dục không an toàn, lựa chọn giới tính khi sinh . Tỷ suất tử vong mẹ cao là 58,3%; tỷ lệ phá thai trên tổng số trẻ đẻ sống là 18,1% [36] Bên cạnh đó, sự chênh lệch về mặt chăm sóc sức khỏe, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ cũng có
sự chênh lệch khi phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế hơn các vùng đô thị Mặt khác, thực trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng (số bé trai sinh ra nhiều hơn bé gái, 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái) đang tạo
ra những hệ lụy khôn lường, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Thường trong việc lựa chọn ngành nghề, học tập, nữ giới vẫn bị hạn chế hơn nam giới, do xã hội quan niệm rằng, những công việc như: cơ khí, chế tạo, kỹ sư chỉ dành cho nam giới, còn nữ giới chỉ phù hợp với các công việc nhẹ nhàng; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc thiểu số thường bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu như: nạn tảo hôn, phải giúp công việc gia đình, nên tỷ lệ trẻ em gái bỏ học, thất học thường cao hơn nam giới Đặc biệt, tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình diễn ra rất nhiều Tình trạng bạo lực gia đình, nhất là đối với phụ nữ tồn tại khá nghiêm trọng
Trang 3421,2% số cặp vợ chồng cho rằng họ đã trải qua hình thức bạo lực gia đình, từ đánh, mắng, nhục mạ đến buộc phải chấp nhận quan hệ tình dục khi không
có nhu cầu Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp từng trải qua các hình thức bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực Bởi, chỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng, so với 3,4% số nam giới đánh vợ [27, Tr.7]
Hơn nữa, bất bình đẳng giới trong gia đình thể hiện khá rõ trong tư tưởng “trọng nam khinh nữ” Nếp gia trưởng vẫn còn nhiều trong các quan
hệ gia đình, đặc biệt là ở nông thôn Đa số phụ nữ giữ vai trò thứ yếu so với nam giới trong gia đình Người phụ nữ phải giữ đúng vai trò người vợ, người mẹ Bên cạnh đó, việc mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, nhưng để thực hiện được thiên chức đó, nhiều khi người phụ nữ lại không thể tự mình quyết định được Trong nhiều gia đình, mang thai và sinh
đẻ lại là do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định Trong gia đình, người phụ nữ phải dành thời gian nhiều gấp đôi nam giới cho công việc nhà Chính điều này đã gây ra các tác động tiêu cực cho phụ nữ như: vấn đề sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội, các cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo… Ngoài ra, thực tế cho thấy, sự phân biệt giới tính còn diễn ra thường xuyên trong xã hội Đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ em gái và phần lớn phụ nữ và các em trai, em gái là nạn nhân của bọn buôn người cũng từng là nạn nhân của sự phân biệt giới tính
Bấtbình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá: trong thực tế hiện nay, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này diễn ra rất thường xuyên Việc lưu hành các tác phẩm văn hoá mang tính định kiến giới, phân biệt giới tính, tạo nên bất bình đẳng giới vẫn luôn tồn tại khắp nơi Hình ảnh người phụ nữ thường xuyên bị các doanh nghiệp lạm dụng quảng cáo để bán sản phẩm Những thông tin, quảng cáo thiếu nhạy cảm giới, mang tính định kiến giới gắn phụ
Trang 35nữ với công việc gia đình, nội trợ…, nam giới gắn với những công việc xây dựng, kinh doanh…, rồi những hình ảnh phụ nữ ăn mặc hở hang, gợi cảm hàng ngày, hàng giờ vẫn xuất hiện trên rất nhiều các sản phẩm truyền thông Điều đó đang vô tình được mọi người đón nhận và dần hình thành tư tưởng Đây là những giá trị thực sự, là nguyên nhân khiến cho bất bình đẳng giới tồn tại
Có thể nói, ở Việt Nam bất bình đẳng giới đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau Nó đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước Vì vậy, bất bình đẳng giới là mối quan tâm lớn của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với kinh tế thế giới
1.4 Tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động đến chất lƣợng thông tin ,
biểu hiện của bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
- Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
Vấn đề bất bình đẳng giới là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Vậy nên việc thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử cũng
là vấn đề khó nhận diện
Chính vì thế, để đánh giá được chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử, căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước về truyền thông bất bình đẳng giới như: „„Bộ chỉ số về
giới trong truyền thông‟‟, nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) về bao quát các lĩnh vực, cụ thể hóa bằng các tiêu chí nội dung bình đẳng giới tại cấp ra quyết định cũng như trong tác nghiệp và nội dung truyền thông từ việc sản xuất tin tức, thời sự, đến lĩnh vực quảng cáo tại các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ báo chí truyền
thông; Cuốn “Truyền thông có nhạy cảm giới” của Trung tâm Nghiên cứu
và ứng dụng Khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên
Trang 36(CSAGA) về một số khía cạnh cơ bản nhất về kiến thức và kỹ năng truyền thông có liên quan nhạy cảm giới, bất bình đẳng giới; căn cứ từ cơ sở lý luận
và thực tiễn thì chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới có thể đánh giá theo những tiêu chí sau:
Thứ nhất, các thông tin không thể hiện quan điểm về bình đẳng giới giữa nam và nữ dựa trên tất cả các quyền con người
Thứ hai, hình thức và nội dung thông tin mang định kiến giới, củng cố định kiến giới
Thứ ba, các thông tin không hướng tới việc thay đổi vai trò của giới trong truyền thông, không khẳng định tính tích cực của nam và nữ trong những vai trò mới như: nam giới làm công việc nội trợ, nữ giới làm kinh doanh
Thứ tư, các thông tin không khuyến khích nữ giới năng động, tự tin, sáng tạo
Thứ năm, các thông tin không có tính thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của cộng đồng về giới và bình đẳng giới
Thứ sáu, khắc hoạ hình ảnh của nam giới và nữ giới không cân bằng Thứ bảy, sử dụng các tài liệu mang tính xúc phạm, đưa thông tin không phù hợp về các vấn đề nhạy cảm giới như: đổ lỗi cho nạn nhân bị bạo lực
- Yếu tố tác động đến chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
Trong những năm gần đây, vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam không phải là vấn đề mới nhưng để có thể giảm thiểu bất bình đẳng giới để hướng tới một xã hội bình đẳng giới một cách thực sự thì vẫn còn là vấn đề rất nan giải Vì thế, báo chí, đặc biệt là báo điện tử tích cực truyền thông là sức mạnh đặc biệt góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới Tuy nhiên, hiện nay việc thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử đang bị tác động bới rất nhiều yếu tố
Trang 37Các tư tưởng, giá trị truyền thống, văn hóa, định kiến xã hội như “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người Mặt khác, hàng ngày các tư tưởng, giá trị này được lặp đi, lặp lại trên tất cả các phương tiện truyền thông nên nó ngày càng ăn sâu bám dễ vào nhận thức của công chúng Hơn nữa, các giá trị, định kiến này lại thường rất khó thay đổi bởi Đây cũng là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong việc truyền thông bình đẳng giới
Nhận thức về giới và bình đẳng giới của xã hội và truyền thông chưa đầy đủ và sâu sắc Công tác giáo dục tuyên truyền bình đẳng giới ở Việt Nam lâu nay thường tập trung vào các nhóm dân cư ở cộng đồng và phụ nữ
là chủ yếu, hoặc là nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp Trong khi đó, giáo dục tuyên truyền bình đẳng giới đối với một số nhóm xã hội đặc thù liên quan đến hoạt động truyền thông lại chưa quan tâm đúng mức Người ta thường tiếp cận một chiều về vai trò của truyền thông đại chúng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới Việc nhận thức về các vấn đề liên quan đến: định kiến giới, nhạy cảm giới của cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý văn hóa thông tin còn chưa theo kịp với yêu cầu bình đẳng giới
Bản thân truyền thông cũng là một ngành công nghiệp và nhiệm vụ mà
nó phải làm là đáp ứng nhu cầu của xã hội Khi toàn xã hội nhận thức sai lệch về bình đăng giới thì như một lẽ đương nhiên, truyền thông chưa thể ngay lập tức đứng trên có cái nhìn khác nhận thức chung của xã hội về vấn
Trang 38luật của Nhà nước… Trong Chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Luật Bình đẳng giới không đề cập đến vai trò, trách nhiệm của báo chí Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 3-5-2007 của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, cũng chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan báo chí là tăng cường thời lượng giới thiệu Luật Bình đẳng giới Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình có quy định trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông và cơ quan thông tin đại chúng, nhưng lại gắn trực tiếp và chủ yếu với vấn đề phòng chống bạo lực gia đình Sự gắn kết vai trò, trách nhiệm của báo chí với sự nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới và sự giám sát của các cơ quan quản lý báo chí về vấn đề này còn lỏng lẻo
Bản thân người làm truyền thông cũng bị những định kiến giới bám dễ,
ăn sâu vào tư duy, không thể tự phân biệt được danh giới của sự bất bình đẳng giới đang nằm ở đâu thì không thể nào sử dụng truyền thông như một công cụ đắc lực để tuyên truyền, kêu gọi bình quyền nam nữ
Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến chất lượng thông tin về
bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
- Biểu hiện của bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện
Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) khi trả lời
phỏng vấn sâu có nêu: “Thực ra các vấn đề về giới hay bất bình đẳng giới
lồng ghép trong tất cả các bài viết ở trên báo Trong những năm gần đây,
Trang 39báo chí có rất nhiều tiến bộ, bởi các kiến thức về bình đẳng giới tương đối là phổ biến và các báo cũng hiểu về bình đẳng giới cũng tốt hơn rất là nhiều Tuy nhiên, hiện nay, báo chí do thiếu nhạy cảm giới đang vô tình thể hiện bất bình đẳng giới Lỗi về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử hiện giờ tinh vi hơn rất nhiều”
Báo chí, đặc biệt là báo điện tử đang vô tình tạo nên bấtbình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao khi thường xuyên đăng tải các tác phẩm báo chí mang tính định kiến giới, phân biệt giới tính Hình ảnh người phụ nữ thường xuyên bị khai thác không hợp lý Báo chí đang lạm dụng hình ảnh người phụ nữ để quảng cáo bán sản phẩm cho các doanh nghiệp Báo chí đăng tải những thông tin quảng cáo dưới hình thức các bài viết chia sẻ những lợi ích, kinh nghiệm, bí quyết giúp người phụ nữ chăm sóc gia đình, nhẹ nhàng hơn trong các công việc gia đình, làm đẹp Điều đó khiến báo chí lại vô tình mặc định và gắn hình ảnh phụ nữ với công việc gia đình, nội trợ…
Bên cạnh đó, hình ảnh phụ nữ ăn mặc hở hang, phản cảm hàng ngày, hàng giờ vẫn xuất hiện trên các tờ báo điện tử Đặc biệt là hình tượng người nổi tiếng nữ trên báo điện tử Điều đó thể hiện qua thường xuyên đăng tải hình ảnh hở các bộ phận cơ thể của nữ giới trên báo điện tử Việc phô bày thân thể đã được “bình thường hoá”, “tự nhiên hoá”, được chấp nhận như một điều không cần bàn cãi trong diễn ngôn công cộng Một số báo điện tử rút tít liên quan đến hình thức của nữ giới như: “Lan Khuê mặc váy khoét sâu ngực”, “Hà Anh khoe hình thể với mốt không nội y” Tuy nhiên, liên quan đến người nổi tiếng nam, thì các báo thường rút tít như: “Trấn Thành chạy show trước đám cưới”, “Đàm Vĩnh Hưng mang tâm trạng buồn đi diễn” Điều này càng khẳng định sự phô bày cơ thể của phụ nữ vẫn luôn để phục vụ nam giới Người phụ phụ nữ trong con mắt của đàn ông như những tĩnh vật để ngắm nghía, để thưởng thức và đánh giá Thậm chí các tác phẩm
Trang 40báo chí dùng tít, sapo bài viết để phê phán lối ăn mặc phản cảm của các ca
sĩ, người mẫu, diễn viên nhưng khi vào nội dung bài thì nhiều hình ảnh, góc nhìn phản cảm được đăng tải nguyên vẹn Điều này lại dẫn đến báo chí đang
vô tình truyền bá những hình ảnh đó để thu hút độc giả truy cập nhiều hơn Cùng với đó, khi viết về các chuyên mục như: Pháp luật, với một vụ việc bắt gái mại dâm trong các nhà hàng, nhà nghỉ Tuy nhiên, hình ảnh các bài viết sử dụng lại là hình ảnh nhiều cô gái ăn mặc mát mẻ bị bắt, mà không
có hình ảnh những người chủ sử dụng các cô gái đó, những người nam giới
bỏ tiền ra thuê họ; Chuyên mục thể thao thì có những bài viết về nữ vận động viên, nhưng lại khai thác ở khía cạnh hình thể, trang phục gợi cảm, còn những thành tích mà họ đạt được lại chưa được đánh giá đúng
Ngoài ra, báo chí, đặc biệt báo điện tử lại đang tung hô những chuẩn mực văn hoá, đạo đức xã hội không phù hợp Trong những chuyên mục về làm đẹp, báo chí lại đăng tải những tác phẩm quan niệm sai lệch về cái đẹp của phụ nữ như: phụ nữ là phải sexy, quyến rũ, việc người phụ nữ làm đẹp là
để thu hút đàn ông Những tác phẩm báo chí này đều thể hiện việc thiếu nhạy cảm giới, mang tính định kiến giới Những tác phẩm này khi được công chúng đón nhận thì họ sẽ dần hình thành tư tưởng định kiến giới và đây
là những giá trị thực sự dẫn đến việc báo chí vô tình là nguyên nhân khiến cho bất bình đẳng giới tồn tại
Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình cũng đang bị báo chí, đặc biệt báo điện tử vô tình tạo nên Báo chí đang vô tình mặc định, áp đặt vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới, như: phụ nữ là phải đẹp, phải dịu dàng, biết chăm sóc chồng con, phải biết hy sinh vì gia đình, vai trò “nội tướng” của phụ nữ là “giữ lửa trong gia đình”, “người xây tổ ấm”… nam giới là phải giỏi giang, quyết đoán, thành đạt, là trụ cột của gia đình … Điều đó, khiến công chúng nghĩ rằng, trong gia đình phụ nữ giữ vai trò thứ yếu so với