Khảo sát thông tin về bất bình đẳng giới trên báo điện tử

Một phần của tài liệu Vấn đề bất bình đẳng giới ở việt nam trên báo điện tử (Trang 51)

7. Bố cục của luận văn

2.2.Khảo sát thông tin về bất bình đẳng giới trên báo điện tử

2.2.1. Tần suất, mức độ thông tin

Kết quả khảo sát tại báo điện tử phunuonline, phunuVietNam, VnExpress cho thấy trong thời gian từ tháng 01/2015 - 6/2016, lượng tác phẩm có nội dung thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới được đăng tải là 580 bài. Chi tiết được thống kê, phân tích tại bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1 Thống kê tin, bài đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới (Nguồn khảo sát của tác giả, từ tháng 01/2015 - 6/2016)

Nội dung đƣợc đề cập Lĩnh vực đƣợc đề cập Tên báo Tổng Báo điện tử phunuonline Báo điện tử Vnexpress Báo điện tử phunuvietnam Phê phán những vấn đề BBĐG trong các lĩnh vực Chính trị 2 0 3 5 Kinh tế, lao động 1 1 2 4 Y tế 0 0 2 2 Gia đình 25 19 23 67 Giáo dục 0 0 0 0 Vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới Quảng cáo 6 12 0 18 Văn hoá, giải trí 119 232 14 365 Gia đình 51 68 0 119 Tổng cộng 204 332 44 580

Bảng 2.1 cho thấy, số liệu thống kê kết quả khảo sát từ 03 báo điện tử trong 18 tháng, có tổng số 580 tin, bài viết liên quan đến vấn đề BBĐG. Qua bảng 2.1, cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong việc truyền thông về vấn đề bình đẳng giới. Số lượng tin, bài mà các báo vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới là 502 tin, bài, chiếm 86,6%. Số lượng này lớn hơn rất nhiều so với số lượng tin, bài phê phán những vấn đề bất bình đẳng giới là 78 tin, bài, tỷ lệ

47

là 13,4%. Điều đó thể hiện các báo điện tử chưa quan tâm, chú trọng nhiều đến việc truyền thông để giảm thiểu bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong nội dung phê phán vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực cả 3 tờ báo điện tử đều có tin, bài. Những tin, bài đó đã phát hiện, phản ánh, thông tin những vấn đề gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, đi sâu chỉ rõ, phân tích những hình thức bất bình đẳng giới trong thực tế, phê phán, lên án đối với những hành vi bất bình đẳng giới như bạo lực gia đình, định kiến giới trong các lĩnh vực… Tuy nhiên, lượng tin bài phê phán vấn đề bất bình đẳng giới ở các lĩnh vực không đều nhau. Lĩnh vực được các báo quan tâm nhất là lĩnh vực gia đình, chiếm 86%. Các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, y tế rất ít được các báo quan tâm, chỉ chiếm 14%. Riêng lĩnh vực giáo dục chưa có sự quan tâm nên không có tin, bài.

Bên cạnh đó, do không hiểu hết bản chất của vấn đề BĐG nên các tờ báo điện tử cũng bọc lộ những hạn chế nhất định. Trong một số bài viết lại vô tình thúc đẩy BBĐG, khi thường xuyên đăng tải các tin, bài mang tính định kiến giới, phân biệt giới tính, củng cố khuôn mẫu về giới, nhìn phiến diện, biện minh, cổ suý cho bạo lực gia đình... Lĩnh vực văn hoá, giải trí là lĩnh vực các báo điện tử thể hiện việc vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới nhiều nhất, chiếm 72,7%. Lĩnh vực gia đình cũng là một trong những lĩnh vực các báo điện tử đã vô tình thúc đẩy bất bình đẳng nhiều, chiếm 23,5%. Quảng cáo có tỷ lệ tin bài thể hiện việc vô tình thúc đẩy bất bình đẳng ít nhất. Điều này cho thấy rằng, các báo điện tử chưa quan tâm, chưa hiểu hết bản chất vấn đề bình đẳng giới, chưa có định hướng cho phóng viên trong việc viết bài về giới và BĐG nên dẫn đến số lượng bài viết vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới được đăng tải khá nhiều trên các báo được khảo sát.

Trong bảng 2.1 cũng cho thấy, báo điện tử vnexpress có nhiều bài viết nhất, tỷ lệ là 57,2%; Báo điện tử phunuonline có tỷ lệ là 35,2%; Báo điện tử phunuvietnam có số lượng bài ít nhất, tỷ lệ là 7,6%.

48

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tin, bài các báo điện tử đề cập tới vấn đề BBĐG (Nguồn khảo sát của tác giả, từ tháng 01/2015 - 6/2016)

Bảng 2.1 cũng cho thấy, trong tổng số 580 tin, bài viết liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới được thể hiện trên 3 báo điện tử thì có 78 tin, bài phê phán những vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Trong đó, báo phunuvietnam có nhiều bài viết nhất với 30 tin, bài, chiếm tỷ lệ 38,5%; báo phunuonline có 28 tin, bài, tỷ lệ 35,9%; báo Vnexpress có 20 tin, bài, tỷ lệ là 25,6%. Điều này cho thấy việc các báo quan tâm, phê phán những vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực không có sự chênh lệch nhiều và báo phunuvietnam là báo có sự quan tâm nhiều nhất đến vấn đề này.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin, bài có nội dung phê phán những vấn đề BBĐG trong các lĩnh vực trên các báo điện tử

(Nguồn khảo sát của tác giả, từ tháng 01/2015 - 6/2016)

Báo phunuvietnam 7.6% Báo phunuonline 35.2% Báo vnexpress 57.2% Báo phunuvietnam 38.5% Báo phunuonline 35.9% Báo vnexpress 25.6%

49

Bảng 2.1 còn cho thấy, trong tổng số 580 tin, bài viết liên quan đến vấn đề BBĐG được thể hiện trên 3 báo điện tử, có 502 tin, bài vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới. Trong đó, báo vnexpress có nhiều bài viết vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới nhất, với 312 tin, bài, chiếm tỷ lệ 62,2%; báo phunuonline cũng có khá nhiều bài viết vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới, với 176 tin, bài, tỷ lệ 35,1%. Điều này thể hiện việc báo vnexpress là báo chưa chú trọng nhiều đến vấn đề bình đẳng giới trong các bài viết. Báo phunuonline - báo của Hội LHPN TPHCM, một tờ báo đang đấu tranh vì bình đẳng giới nhưng cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề BĐG trên báo chí. So với báo vnexpress và cả báo phunuonline, báo phunuvietnam có sự quan tâm hơn đến vấn đề BĐG trên báo chí nên các bài viết vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới trên báo này cũng rất ít, chỉ có 14 tin, bài, tỷ lệ là 2,7%.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tin, bài có nội dung vô tình thúc đẩy BBĐG trên các báo điện tử (Nguồn khảo sát của tác giả, từ tháng 01/2015 - 6/2016)

Có thể nói, các báo điện tử còn chưa thực sự làm tốt vai trò của mình trong việc truyền thông về vấn đề bất bình đẳng giới. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc hoàn thành mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam.

2.2.2. Những vấn đề chính về bất bình đẳng giới trên báo điện tử

2.2.2.1. Báo điện tử phê phán vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực - Phê phán vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình

Báo phunuonline 35.1% Báo vnexpress, 62.2% Báo phunuvietnam 2.7%

50

Hiện nay, dù nước ta đang theo đuổi, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới, nhưng do tư duy ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo phong kiến xưa, nên xã hội chúng ta vẫn luôn coi phụ nữ là nhân tố chính “giữ lửa” cho hạnh phúc gia đình, phụ nữ là phải “giỏi việc nước đảm việc nhà”. Những chuẩn mực về phụ nữ này vẫn còn gốc rễ ăn sâu trong tiềm thức người dân Việt Nam. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực đưa ra nhiều chiến lược, chính sách để thực hiện bình đẳng giới, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng. Trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011 – 2020 có mục tiêu 6 là: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Theo thống kê của Hội LHPN Việt Nam, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội. Hiện nay, vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, ngày nay, trong xã hội hiện đại, những quan niệm về giới đang dần thay đổi. Điều đó đã tác động rất lớn đến cái nhìn, quan niệm của mọi người trong xã hội. Và người làm báo cũng không nằm ngoài sự tác động ấy. Báo chí, đặc biệt là báo điện tử đang cố gắng phản ánh đúng bản chất các vấn đề và xoá bỏ những cái cổ hủ, lạc hậu.

Khảo sát trên 3 tờ báo điện tử vnexpress, phunuonline và phunuvietnam có 67 tin, bài tuyên truyền, tác động để mọi người thay đổi những quan niệm sai lầm, hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ đối với các vấn đề về giới, về định kiến giới, phân biệt đối xử về giới nhằm làm giảm tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình. Các bài viết này đã thông tin được những vấn đề gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, tư vấn các vấn đề bất bình đẳng giới, đưa ra những giải pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới; phê phán, nêu lên những vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực đối với giới. Cụ thể:

Báo vnexpress có 19 bài, như: Phụ nữ đừng nên làm thân tầm gửi (Báo vnexpress ngày 30/1/2015); 'Phụ nữ làm vương, tướng thì gia đình cũng tan

51

nát' (Báo vnexpress ngày 10/03/2015);Những ông chồng cắn răng chịu 'đòn' của vợ (Báo vnexpress ngày 15/01/2016)…

Báo phunuonline có 25 bài, như: 'Bóng hồng' sửa xe (Báo phunuonline ngày 28/6/2015); Bình đẳng bao nhiêu là đủ: Từ nhà ra chợ còn xa vạn dặm (Báo phunuonline ngày 01/12/2015); "Hy sinh có làm nên đức hạnh?": Hy sinh ư? Còn tùy... (Báo phunuonline ngày 23/3/2016)…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo phunuVietNam có 23 bài, như: Sai lầm của nội tướng đảm đang (Báo phunuvietnam ngày 12/8/2015); Những trận đòn triền miên (Báo phunuvietnam ngày 10/5/2016); Vừa bị đánh vừa bị đổ lỗi (Báo phunuvietnam ngày 17/06/2016)….

Trên báo vnexpress, ngày 30/1/2015 có bài viết “Phụ nữ đừng nên làm thân tầm gửi” đăng,đã đưa ra vấn đề phê phán những người phụ nữ một mặt vùng lên bình đẳng giới, mặt khác lại muốn chồng là người lo cho từng miếng cơm manh áo; Bài “Từ nhà ra chợ còn xa vạn dặm” đăng trên báo phunuonline ngày 01/12/2015, đã phê phán những định kiến về phụ nữ. Đồng thời bài viết này cũng nêu lên được thực trạng những gánh nặng của phụ nữ khi phải trở thành người nội trợ, chăm sóc gia đình. Hay bài “Sai lầm của nội tướng đảm đang, đăng trên báo phụ nữ Việt Nam ngày 12/8/2015 đã đưa ra một câu chuyện về một người phụ nữ dù giỏi việc ngoài xã hội, công việc rất bận, nhưng vẫn phải đảm đang để làm tròn vai trò làm vợ, làm mẹ khi ở nhà. Điều đáng nói là người phụ nữ này làm hết mọi việc trong gia đình thay vì chia sẻ cùng chồng, vì chị cho rằng, đó việc của phụ nữ. Bài viết là một câu chuyện hài ước đáng cười, nhưng đằng sau nó là cả một thông điệp: “những người vợ thay vì quá đảm đang, dành hết phần việc của chồng ở nhà cần có ứng xử ngược lại. Bản thân người chồng cũng đừng cho rằng việc bếp núc, nội trợ là việc của phụ nữ, còn mình đứng ngoài. Bởi như thế là thiếu bình đẳng nam nữ”.

Những bài viết trên đã cho công chúng thấy rằng chăm sóc gia đình không phải là sứ mệnh của riêng phụ nữ, nữ giới hoàn toàn có thể vươn lên

52

để làm chủ công việc và cuộc sống của mình, vai trò của nam giới hay nữ giới có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Cả 3 tờ báo điện tử này đang phê phán những suy nghĩ, hành động dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình, cố gắng thay đổi suy nghĩ của chính những người phụ nữ, nam giới cũng như của cộng đồng xã hội về những định kiến giới, cố gắng thúc đẩy BĐG và hạn chế việc BBĐG trong xã hội. Báo phunuonline còn lập ra diễn đànBình đẳng bao nhiêu là đủ” để các phóng viên, độc giả có thể nói lên những suy nghĩ, những quan điểm, những sự việc cụ thể để góp phần giảm tình trạng BBĐG trong gia đình đối với phụ nữ.

Qua các bài viết, báo điện tử cũng cho độc giả một cái nhìn khách quan hơn về các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, nguyên nhân của bạo lực gia đình. Trên báo vnexpress, ngày 15/01/2016 có bài “Những ông chồng cắn răng chịu 'đòn' của vợ”. Bài viết này nêu lên vấn đề bạo lực gia đình. Bài viết cung cấp cho công chúng thông tin bạo lực gia đình không chỉ là đối với phụ nữ, mà trên thực tế điều này còn xảy ra đối với nam giới. Cụ thể là:

“Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị vợ đánh đập, chửi mắng nhưng hầu hết nạn nhân đều cố tình che giấu, cho đến khi sự ức chế lên đến mức nghiêm trọng thì người trong cuộc mới dám lên tiếng..”.

Ngày 17/06/2016, trên báo phunuvietnam đăng bài “Vừa bị đánh vừa bị đổ lỗi”. Bài viết cho công chúng thấy những suy nghĩ phiến diện đổ lỗi cho nạn nhân bị bạo lực rất vô lý: “Nếu chị biết chịu nhịn, biết chiều chồng, biết ngoan ngoãn, biết đáp ứng nhu cầu, biết im lặng, biết nghe lời, biết cố gắng đẻ được con trai thì chị đã không bị đánh, đã không dẫn đến những hậu quả nặng nề như thế! Đây là những suy nghĩ đổ lỗi thực sự vô lý, rất cần thay đổi”.

Các bài viết trên các báo cũng cho công chúng thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề bạo lực gia đình như: bạo lực gia đình không chỉ xảy ra với phụ nữ mà còn xảy ra với nam giới. Nguyên nhân của những vấn đề này là do suy nghĩ cố hữu vẫn tồn tại. Những thông tin này thể hiện rất rõ vấn đề thiếu nhạy cảm giới trong xã hội. Qua những dẫn chứng cụ thể, các bài viết

53

trên các bào điện tử đang cố gắng thay đổi suy nghĩ của cộng đồng và hạn chế vẫn nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.

Qua khảo sát các tờ báo điện tử trên có thể thấy, báo điện tử đang quan tâm hơn đến vấn đề bình đẳng giới; tích cực có những bài viết phê phán vấn đề bất bình đẳng giới để góp phần xóa bỏ định kiến giới trong gia đình đã tồn tại lâu đời, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

- Phê phán vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi bình đẳng giới trong lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác. Khi cả hai giới nam và nữ được giao các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị thì việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến bình đẳng giới sẽ thuận lợi hơn. Đặc biệt là nữ giới tham gia hoạt động chính trị sẽ là điểm tựa để tăng sức mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện quyền bình đẳng giới. Tiếng nói của các nhà lãnh đạo nữ trong hệ thống chính trị có sức lay chuyển rất lớn đối với nhận thức và hành động của cộng đồng trong thực hiện quyền bình đẳng giới. Vì vậy, trong những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực để tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo tăng lên.

Tuy nhiên, bất bình đẳng trong lĩnh vực chính trị đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại. Phụ nữ vẫn đang phải chịu những định kiến nặng nề như: tư duy phụ nữ hạn chế so với tư duy nam giới, phụ nữ phải dành thời gian cho gia đình nên không thể cống hiến nhiều thời gian, năng lực, trí tuệ cho công việc như nam giới, tiếng nói của phụ nữ không đủ sức mạnh như nam giới… Vì vậy để thực hiện bình đẳng giới thực sự trong lĩnh vực chính trị là một vấn đề rất khó, đặc biệt là khoảng cách giới.

Để nâng cao nhâ ̣n thức và ủng hô ̣ của cả cộng đồng để thúc đẩy thực hiê ̣n bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ̣ . Những năm qua, báo chí, đặc

54

biệt là báo điện tử đang tích cực tuyên truyền về bình đẳng giới và chỉ ra thực trạng và phê phán những bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ̣.

Khảo sát trên 3 tờ báo điện tử phunuonline, phunuvietnam, vnexpress

Một phần của tài liệu Vấn đề bất bình đẳng giới ở việt nam trên báo điện tử (Trang 51)