7. Bố cục của luận văn
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
Hiện nay, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới trong cộng đồng vẫn còn hạn chế. Tư tưởng“trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại trong xã hội và tiếp tục là hệ quả xấu đối với cả hai giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải thường xuyên, sâu rộng, chưa sát với đối tượng. Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội về giảm thiểu bất bình đẳng giới là một biện pháp cần thiết để thúc đẩy bình đẳng giới. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị và mọi người dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới đang ngăn cản sự phát triển của đất nước, sự tiến bộ của xã hội. Từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, toạ đàm, hội thi tìm hiểu… về vấn đề bất bình đẳng giới cũng góp phần làm nâng cao, chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong các lĩnh vực như: thu nhập bình đẳng giữa nam và nữ; mối quan hệ đối xử giữa nam và nữ trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của hai giới trong gia đình và ngoài xã hội.
97
Bên cạnh đó, các hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, toạ đàm, hội thi tìm hiểu … thì các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, tạp chí, báo điện tử… cũng cần phải tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc tăng cường tuyên truyền Luật Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho cộng đồng, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các chương trình, dự án tạo điều kiện phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ; thực trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại ở nước ta hiện nay đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ; những vụ việc vi phạm về bình đẳng giới; chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong xoá bỏ bất bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng.
Trên cơ sở này sẽ giúp cả giới nam và giới nữ xoá bỏ những tư tưởng phong kiến, lạc hậu ăn sâu trong tâm trí người dân, tạo điều kiện cho bình đẳng giới được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn.
3.3.2. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan, nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu quả vai trò truyền thông của báo chí, đặc biệt là điện tử
Kết quả khảo sát 3 báo điện tử thể hiện trong chương 2 cho thấy, các tờ báo rất ít quan tâm, chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò của mình trong việc thông tin, phê phán vấn đề bất bình đẳng giới. Trên các báo, những thông tin nêu lên thực trạng bất bình đẳng giới; lên án, đấu tranh chống các hành vi
98
phân biệt đối xử đối với giới; những vụ việc vi phạm về bình đẳng giới; nêu gương tốt, điển hình trong xoá bỏ bất bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới rất ít.
Bên cạnh đó, những bài viết do thiếu nhạy cảm giới, không hiểu hết bản chất vấn đề BBĐG, vô tình thể hiện bất bình đẳng giới lại rất nhiều. Vì vậy, để báo chí, đặc biệt là báo điện tử thực sự phát huy được hiệu quả truyền thông vấn đề bình đẳng giới thì các cơ quan báo chí cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác tuyên truyền với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan như Hội Liên hiệp phụ nữ, Uỷ ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ.
Các cơ quan quản lý báo chí cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới; phê phán, lên án các vấn đề bất bình đẳng giới.
Các cơ quan báo chí bám sát hơn nữa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cần chú trọng các nội dung tuyên truyền, hình thức truyền tải thông tin phong phú, đa dạng hơn như đưa tin, phóng sự, phỏng vấn, toạ đàm, tư vấn trực tiếp…, sử dụng đa dạng các thể loại báo chí như: tin, bài, phóng sự, tọa đàm, bình luận..., xây dựng những chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục dành cho các vấn đề, đề tài bất bình đẳng giới;tăng chuyên mục; tăng số lượng tin, bài về vấn đề bất bình đẳng giới được đăng tải trên các đầu báo. Các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên mục về bất bình đẳng giới trên báo in, đặc biệt là báo điện tử sẽ là diễn đàn để công chúng có thể tâm sự, phát biểu ý kiến, đưa ra những suy nghĩ về vấn đề bất bình đẳng giới.
Cùng với đó, các cơ quan báo chí cần nhìn nhận, có những định hướng thông tin đúng đắn về đề tài liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới trên báo chí hiện nay; cần xây dựng chiến lược truyền thông về giới, đặc biệt là chân dung về nữ giới hiện nay trên báo chí; tích cực tổ chức tập huấn cho các
99
phóng viên hiểu đúng bản chất vấn đề bất bình đẳng giới để tránh thiếu nhạy cảm giới khi viết bài liên quan đến giới và bất bình đẳng giới.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần có sự phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan, các cơ quan chức năng để xây dựng kế hoạch truyền thông về giới nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội, góp phần thay đổi, xóa bỏ những định kiến về giới. Để từ đó, thông qua các các kênh truyền thông, đông đảo các tầng lớp nhân dân có thể hiểu biết hơn về thực trạng, các hình thức bất bình đẳng giới, để hạn chế các vấn đề bất bình đẳng giới. Đồng thời, thông qua đó, các cơ quan chức năng sẽ có được những thông tin nhiều chiều để đề xuất các biện pháp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới, xây dựng các kế hoạch hành động, tổ chức các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Báo phunuonline - là cơ quan truyền thông của Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh, báo phunuvietnam - là cơ quan truyền thông của Hội LHPN Việt Nam, cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đến công chúng, đặc biệt là các chính sách, pháp luật liên quan phụ nữ; nêu lên các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tăng số lượng tin, bài, chuyên trang, chuyên mục và nội dung thông tin cần đa dạng và phong phú hơn, sáng tạo hơn. Ngoài ra, vì đây là các báo dành riêng cho phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ nên cần phải chú ý hơn nữa trong việc định hướng thông điệp tuyên truyền nhạy cảm giới cho phóng viên viết bài.
3.2.3. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lương nội dung thông tin, cải tiến hình thức truyền tải trên báo
Qua khảo sát các tờ báo điện tử cho thấy, do có đặc thù báo ngành, mỗi một báo đều đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới những khía cạnh khác nhau theo phong cách trình bày riêng biệt.
100
Bà Tố Phương - Trưởng ban Hôn nhân gia đình, Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh trả lời trong phỏng vấn sâu của luận văn đã đề cập: “Trong thời gian tới, báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nữ giới nhằm định hướng, thay đổi hành vi, thái độ của cả nam giới và nữ giới, dần xóa bỏ khoảng cách giới”.
Như đã trình bày ở trên, nói về đề tài bất bình đẳng giới, cả 3 tờ báo điện tử được khảo sát chủ yếu đều tập trung nhiều nhất thông tin phê phán về bất bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình. Còn các bài viết phê phán bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực như chính trị, lao động, y tế, giáo dục, văn hoá... đa số đều là các bài chỉ nêu lên các hình thức, thực trạng, nguyên nhân bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, số bài viết này lại rất ít. Điều đó cho thấy, các báo đều xem nhẹ, chưa quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực này... Bên cạnh những bài có thông tin góp phần hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới thì phần lớn các bài viết đều thiếu nhạy cảm giới dẫn đến vô tình thể hiện bất bình đẳng giới. Do đó, để nâng cao vai trò báo chí trong việc hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu bình đẳng giới thì các báo cần phát huy hiệu quả của thông tin báo chí. Nội dung thông tin sẽ định hướng nhận thức của công chúng và khiến họ có hành động đúng đắn khi thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, việc nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nội dung thông tin là điều rất cần thiết.
Khi thông tin về các vấn đề bất bình đẳng giới, báo chí cần phải đảm bảo các nguyên tắc của báo chí như: tính đảng, tính chân thật, tính chiến đấu… Các thông tin phải nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh.
101
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung, việc lựa chọn những phương thức chuyển tải phù hợp và hình thức biểu hiện thông tin một cách sinh động cũng là yêu cầu cần thiết đối với báo chí.
Qua quá trình khảo sát 3 báo điện tử cho thấy, cách sắp xếp, trình bày thông tin trên các báo chưa thực sự phù hợp và tạo hưng thú thu hút độc giả. Do đó, đây cũng là điểm mà các tờ báo phải nghiên cứu thay đổi. Cụ thể, các nội dung liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới thường không cố định mà được đăng rải rác trên các chuyên mục, chuyên trang khác nhau... Cách thông tin này làm cho người đọc không tập trung và nếu không chủ định tìm thì sẽ không đọc được hết các thông tin đưa trên báo. Bên cạnh đó, cách viết bài, rút tít của các báo cũng tương đối dập khuôn nên tạo cảm giác nhàm chán cho độc giả.
Các báo điện tử với lợi thế của mình, cần chủ động truyền tải, định hướng thông tin bằng hình thức tương tác, thông tin hai chiều qua các diễn đàn, các mục ý kiến bạn đọc để qua đó nắm được dư luận xã hội và định hướng đúng đắn đối với các vấn đề còn đang tranh luận.
Xuất phát từ những yếu tố trên, có thể thấy, để ngày càng khẳng định và làm tốt hơn vai trò của mình trong việc giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam thực sự và toàn diện hơn, báo chí phải không ngừng nâng cao chất lượng nội dung bài viết song song với việc nâng cao hình thức thể hiện, cuốn hút hơn.
3.2.4. Xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên trách tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới
Bản thân vấn đề bình đẳng giới là vấn đề rất khó, rất nhạy cảm vì nó rất phức tạp và khó nhận diện. Đối với phóng viên để viết đúng bản chất vấn đề bình đẳng giới thì yêu cầu đặt ra cũng rất quan trọng. Bởi chỉ khi người phóng viên hiểu đúng, hiểu trúng bản chất vấn đề mới có thể thông tin tới
102
độc giả chuẩn xác nhất về tình trạng bất bình đẳng giới, các hình thức và nguyên nhân của bất bình đẳng giới.
Xuất phát từ những yếu tố trên cho thấy, việc mỗi tòa soạn báo phải phân công phóng viên chuyên trách viết về đề tài bình đẳng giới là hết sức cần thiết. Ngoài ra, nếu có thể tòa soạn còn phải tạo điều kiện để phóng viên chuyên trách được tham gia các buổi tập huấn về công tác bình đẳng giới, các buổi toạ đàm, hội thảo về vấn đề bất bình đẳng giới.
Thực tế cho thấy, hầu hết các báo được khảo sát đều chưa đáp ứng được yêu cầu này. Về vấn đề này, phóng viên báo vnexpress đã trả lời trong phỏng vấn sâu rằng: “Báo VnExpress không phân công phóng viên phụ trách riêng các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới vì dạng đề tài này phóng viên tất cả các mục như Thời sự, gia đình, pháp luật… đều có thể gặp trong quá trình làm việc”.
Muốn hiệu quả truyền thông đạt hiệu quả cao thì việc đào tạo, nâng cao đội ngũ phóng viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức hiểu biết về vấn đề bình đẳng giới là điều hết sức quan trọng. Ngoài việc có nghiệp vụ vững vàng về báo chí, các phóng viên theo dõi đưa tin về bất bình đẳng giới cũng cần phải có lượng kiến thức cơ bản về vấn đề này để không vô tình tạo nên bất bình đẳng giới trong các tác phẩm báo chí.
Bên cạnh đó, do là một đề tài nhạy cảm và nhận được sự quan tâm của cộng đồng nên các phòng viên, nhà báo phải có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chức năng để có thể truyền tải thông tin chuẩn xác nhất, bài viết phản ánh nhiều chiều, sinh động hơi thở từ cuộc sống.
Báo chí là kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin về mọi mặt, phương diện của đời sống xã hội và định hướng dư luận xã hội. Thông tin được đăng tải trên các báo phải đảm bảo tính chính xác. Nếu thông tin không chính xác mà phiến diện sẽ gây hoang mang, dao động trong dư luận xã hội,
103
thậm chí có thể có những phản ứng mang tính tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Vì vậy, mỗi người phóng viên trước khi đặt bút viết bài phải ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước làm cơ sở để tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, tránh đưa thông tin sai lệch, không đúng bản chất sự vật, sự việc, hiện tượng....
Bên cạnh đó, phóng viên cần trau dồi, tích lũy, bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng truyền thông liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, về nữ giới. Sau khi xác định được nội dung, thông điệp thì cần phải xác định hình thức chuyển tải thông tin phù hợp. Phóng viên khi đưa tin về hình ảnh nữ giới cần đặt nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp là ưu tiên số 1. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đối với trẻ em và nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương; không giật gân, câu khách với bất cứ mục đích gì.
3.2.5. Xây dựng những chuyên mục riêng về đề tài bình đẳng giới
Khảo sát các báo cho thấy, mặc dù vấn đề bất bình đẳng giới được đề cập trên cả 3 báo điện tử thường xuyên, liên tục dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nội dung thông tin hầu như đăng tải rải rác ở nhiều chuyên