Hình thức truyền tải thông tin chủ yếu trên báo điện tử

Một phần của tài liệu Vấn đề bất bình đẳng giới ở việt nam trên báo điện tử (Trang 84 - 96)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Hình thức truyền tải thông tin chủ yếu trên báo điện tử

2.2.3.1. Chuyên mục

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Với chức năng của mình, báo chí ở nước ta là công cụ sắc bén trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Báo chí còn là cầu nối, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu cấp thiết của nhân dân. Còn các nhà báo được xem là chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hoá – tư tưởng. Mỗi tác phẩm báo chí được công bố, phát hành, đăng tải đều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm và tư tưởng của quần chúng và hành vi của cộng đồng. Chính vì vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước, báo chí, đặc biệt là báo điện tử phải thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc hạn chế bất bình đẳng giới và thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới thực sự ở Việt Nam.

Để góp phần hạn chế bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là trên báo điện tử thì các tờ báo phải có những tác phẩm báo chí thu hút công chúng. Ngoài nội dung thông tin thì hình thức thể hiện, phương thức chuyển tải thông tin là yếu tố quan trọng để thu hút bạn đọc. Vì thế, việc xây dựng và duy trì hình thức thể hiện trong những chuyên trang, chuyên mục là rất quan trọng. Đặc biệt là những chuyên trang, chuyên mục trên báo điện tử. Với lợi thế của mình, báo điện tử đã nhanh chóng thể hiện những ưu việt khi xây dựng các chuyên mục. Điều đó đã làm thay đổi rất lớn thói quen đọc tin tức của công chúng. Khi người đọc tìm thấy nội dung hay trong chuyên mục nào đó trên báo điện tử, thì nhất định họ sẽ tìm đọc những nội dung khác trong chuyên trang, chuyên mục mình quan tâm, yêu thích đầu tiên.

Qua khảo sát cho thấy, 3 báo điện tử phunuvietnam, phunuonline, vnexpress đều không mở chuyên mục dành riêng cho vấn đề bình đẳng giới. Các bài viết có nội dung phê phán vấn đề bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực và cả các bài viết vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới thường được đăng trong nhiều chuyên trang, chuyên mục khác khau.

80

Báo phunuonline thường đăng trong chuyên mục “Thời sự - xã hội, Gia đình, Tâm sự, Tình yêu hôn nhân, làm đẹp, giải trí” như bài: Khi phụ nữ tham chính…; Báo phunuvietnam thường xuất hiện trong chuyên mục “Giới và phát triển, Thời cuộc, yêu, Thanh Tâm tư vấn” như bài: Những trận đòn triền miên…; Báo vnexpress đăng trong chuyên mục “cộng đồng, gia đình, tâm sự” như bài: Minh Hằng khoe ngực đầy với đầm khoét chữ V…

2.2.3.2. Các thể loại tác phẩm báo chí

Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện và chứa đựng nội dung, hình thức bài báo cần trình bày.

Qua khảo sát 3 tờ báo điện tử phunuvietnam, phunuonline, vnexpress cho thấy, báo chí thời gian qua đã chú trọng thông tin rất kịp thời và sử dụng nhiều thể loại tác phẩm báo chí. Việc sử dụng thể loại nào để truyền tải thông tin đến bạn đọc cũng có sự khác biệt vì còn tùy thuộc vào nội dung phản ánh và đặc trưng, phong cách của mỗi tờ báo.

Bảng 2.2 Thống kê, phân tích thể loại báo chí được sử dụng (Nguồn khảo sát của tác giả từ tháng 01/2015 - 6/2016)

Thể loại Tên báo Tin Tỷ lệ (%) Phóng sự Tỷ lệ (%) Phỏng vấn Tỷ lệ (%) Bài phản ánh Tỷ lệ (%) Báo phunuonline 39 19,1 3 1,5 2 1 160 78,4 Báophunuvietnam 2 4,5 2 4,5 0 0 40 91 Báo vnexpress 135 40,7 3 0,9 0 0 194 58,4 Tổng 176 30,3 8 1,4 2 0,4 394 67,9

81

Từ số liệu trên bảng thống kê cho thấy, thể loại được sử dụng nhiều nhất trong việc thông tin các vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử là bài phản ánh (394 bài, chiếm 67,9%), thể loại tin được sử dụng không nhiều (176 tin, chiếm 30,3%), thể loại phỏng vấn và phóng sự rất ít được sử dụng (10 bài, chiếm 1,8%), thể loại xã luận, bình luận, điều tra không được sử dụng.

- Tin

Tin là một thể loại giúp thông tin nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sóng xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu. Nhưng thể loại này các báo sử dụng không nhiều. Kết quả khảo sát 3 báo điện tử cho kết quả: có 176 tin về vấn đề bất bình đẳng giới, chiếm 30,3%. Trong 3 báo, Báo vnexpress sử dụng nhiều thể loại tin nhất, với 135 tin trên tổng số 332 tin, bài, chiếm 40,7%. Báo phunuonline đưa 39 tin trên tổng số 204 tin, bài, chiếm 19,1%. Số lượng tin trên báo phunuvietnam rất ít, với 2 tin trên tổng số 44 tin, bài liên quan đến các vấn đề bất bình đẳng giới. Nội dung chủ yếu trong thể loại tin: thể loại được sử dụng để truyền tải những văn bản, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới trên các báo; những vụ án bạo lực gia đình, những thông tin trong các sự kiện nổi bật. Đồng thời, tin cũng chuyển tải những hoạt động của các cơ quan như các hội nghị toạ đàm, các hội thảo về bất bình đẳng giới.

Về cấu trúc tin: Qua khảo sát trên 3 báo cho thấy, tin tức đăng tải trên các tờ báo này về đề bất bình đẳng giới có nhiều dạng tin được sử dụng trên các báo thường sử dụng như cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật, hình viên kim cương… Trong số đó, các báo có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều mô hình tam giác ngược, bởi cấu trúc này gây ấn tượng mạnh với độc giả từ những chi tiết quan trọng nhất. Trong tin, các chi tiết của sự kiện được sắp xếp theo trật tự giảm dần về tầm quan trọng nhằm tạo sự thu hút chú ý của độc giả để người đọc hình dung được ngay từ đầu

82

vấn đề cần truyền tải, nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn.

Ngoài ra, các báo điện tử hiện nay cũng thường sử dụng Gói tin tức (News package), đây là hình thức đăng tải thông tin ưu việt của báo điện tử. Một gói tin tức sẽ có rất nhiều tin tức nhỏ khác nhau nhưng cùng chung một chủ đề, một sự kiện lớn. Cách đăng tải thông tin này cho phép người xem có thể dễ dàng theo dõi từng sự kiện, diễn biến cụ thể của một vấn đề phức tạp; tính năng ưu việt đó khiến nhiều tờ báo mạng điện tử sử dụng. Trong đó có báo vnexpress thường sử dụng hình thức này.

Tin trên 3 báo điện tử đều chú trọng phần mở đầu của tin, nêu một cách cụ thể, ngắn gọn, xúc tích, nhất là thông tin chính, thông tin cốt lõi. Hầu hết các tin đều thể hiện được 5 W và H (Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào). Cách viết tin của các tờ báo theo hướng tin chỉ dẫn, kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Về nội dung, ưu thế nhanh, cô đọng, ngắn gọn, dễ tiếp nhận, tin cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin mang tính bề nổi, chiều rộng về mọi mặt của đời sống nói chung và những vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới. Ví dụ các tin như: Thành viên chính phủ chỉ còn 1 nữ (Báo phunuvietnam ngày 8/4/2016); Nhiều sách giáo khoa vẫn còn mang nặng định kiến giới (báo phunuonline ngày 31/3/2016); Đoạt mạng vợ trẻ vì từ chối “yêu” (báo vnexpress ngày 21/6/2016 ).

- Bài phản ánh

Bài phản ánh được đề cập tới ở đây không phải là thể loại báo chí. Đây chỉ là dạng bài thông tin phản ánh, tuy vẫn đáp ứng được những tiêu chí của một tác phẩm báo chí như: tính xác thực, tính thời sự... [2]. Đây là dạng bài được các báo sử dụng phổ biến nhất.

Qua khảo sát cho thấy, thể loại bài phản ánh được cả 3 tờ báo điện tử sử dụng nhiều nhất với 394 bài chiếm 67,9%. Là một trong những thể loại giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Bởi với vấn đề bất bình đẳng giới là vấn đề hết sức nhạy cảm nên các cơ quan thường sử

83

dụng thể loại này để viết bài. Bài phản ánh dài hơn tin, nó cung cấp những chi tiết, những sự kiện chi tiết hơn, trong khi tin chỉ cung cấp những thông tin chính về sự kiện và vấn đề đó. Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định.

Lối viết của những bài phản ánh: Tác giả phán ánh quá trình hình thành và vận động của sự kiện, hiện tượng, vấn đề đồng thời phân tích bản chất của vấn đề đó. Tuy nhiên, nhiều bài báo khai thác thông tin thiếu nhạy cảm giới nên dẫn đến bài viết không sát vấn đề và vô tình tạo nên bất bình đẳng giới. Ví dụ như các bài: Khi phụ nữ tham chính (báo phunuonline ngày 14/5/2016); Tỷ lệ đại biểu nữ qua các kỳ bầu cử Quốc hội (báo phunuvietnam ngày 26/12/2015); Làm sao để bớt ấm ức buồn phiền trong cuộc sống gia đình báo vnexpress ngày 24/2/2015).

- Phỏng vấn

Đây là thể loại báo chí mũi nhọn, khá phù hợp khi thông tin đậm nét về các vấn đề mới. Phỏng vấn không phải là cuộc trò chuyện thông thường mà là cuộc trò chuyện có mục đích rõ ràng và mang tính xã hội.

Tuy nhiên, qua khảo sát trên 3 báo điện tử, việc sử dụng thể loại này để viết các nội dung liên quan đến vấn đề giới và bất bình đẳng giới được các báo sử dụng rất ít. Chỉ có báo điện tử phunuonline sử dụng thể loại này. Riêng báo phunuvietnam và vnexpress không có bài nào sử dụng thể loại này. Trong báo phunuonline sử dụng thể loại này thì có 2 bài trên tổng số 204 tin, bài, chiếm 0,4 %. Ví dụ như bài: phụ nữ quá hiền lành khiến ngoại tình ngày càng phát triển (báo phunuonline ngày 23/6/2016).

- Phóng sự

Với thế mạnh của phóng sự, tiêu biểu cho thể loại chính luận nghệ thuật nếu sử dụng tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho việc cảm nhận thông tin nhẹ nhàng, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc là thể loại này các báo điện tử rất ít sử dụng khi chuyển tải thông tin về bất bình đẳng giới. Trong thời gian khảo

84

sát từ 01/01/2015 đến 30/06/2016, cả 3 báo điện tử sử dụng thể loại này với 8 bài trên tổng số 580 tin, bài, chiếm tỷ lệ 1,4%. Trong đó báo phunuonline có 3 bài, báo phunuvietnam có 2 bài và báo vnexpress có 3 bài. Ví dụ như bài: Phụ nữ di cư sống thiếu “an sinh” (báo phunuvietnam ngày 25/12/2015); “Bóng hồng” sửa xe (báo phunuonline ngày 28/6/2015); Cuộc đời khốn khổ của "Nữ hoàng cảnh nóng" Kiều Trinh(báo vnexpress ngày 28/6/2015).

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, phóng sự trên cả 3 báo nhiều khi chưa thể hiện hết chất phóng sự đúng nghĩa, mà có sự lai tạp, pha trộn với các thể loại khác, điển hình nhất là giữa phóng sự và phản ánh. Nhiều chỗ, bài phóng sự giống như bài viết sâu hơn của một bài phản ánh. Tác giả thêm vào đó những cảm xúc chân thật, những trải nghiệm thực tế, những quan điểm, cách nhìn nhận.

2.2.3.3. Các hình thức khác - Tít, sapo tin, bài

Ngoài nội dung thông tin, báo chí cũng cần phải chú ý đến cách đặt tít, sapo tin, bài sao cho có hiệu quả để đạt được tính hấp dẫn trong hoạt động báo chí. Các thông tin mà độc giả đón nhận đầu tiên cũng là các tít và sapo của bài viết. Nếu tít, sapo hấp dẫn thì độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo, nếu tít, sapo không chứa đựng thông tin hấp dẫn thì độc giả sẽ sẵn sàng bỏ qua. Vì vậy, tít, sapo bài báo phải luôn là yếu tố được chú trọng và quan tâm.

Lựa chọn từ ngữ cho tít, sapo, thông tin thể hiện trên tít, sapo bài là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả. Theo kết quả khảo sát trên 3 tờ báo điện tử cho thấy, hầu hết các tít, sapo đều ít nhiều thể hiện được nội dung chính của tin bài. Ví dụ như: Phụ nữ di cư sống thiếu “an sinh” (báo phunuvietnam ngày 25/12/2015); phụ nữ quá hiền lành khiến ngoại tình ngày càng phát triển (báo phunuonline ngày 23/6/2016); Đoạt mạng vợ trẻ vì từ chối “yêu” (báo vnexpress ngày 21/6/2016 ).

Bên cạnh việc sử dụng tít, sapo tin, bài khá phù hợp, không ít tác phẩm báo chí của 3 tờ báo điện tử trên cũng có tít, sapo còn rườm rà, thậm chí đôi

85

khi mang tính giật gân, câu khách, vô tình thể hiện bất bình đẳng giới ngay từ tít, sapo của bài. Ví dụ như: Những kiểu đầm "xuyên da", "thấu thịt", đắt tiền nhưng... phản cảm của sao Việt (Báo Phunuonline ngày 02/06/2016); Bikini 'nóng bỏng' trong hội làng vùng Quan họ (báo phunuvietnam ngày 24/02/2016); Thủy Tiên khoe vòng một nóng bỏng trên sân khấu (báo vnexpress ngày 28/12/2015).

- Ảnh

Ảnh chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người đọc. Chính vì thế, các hình ảnh trên mỗi tin, bài của các báo điện tử đều có một vị trí quan trọng. Hình ảnh giúp bổ sung thông tin cho bài viết, giúp bài viết trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Với một bộ ảnh kèm theo chú thích rõ ràng có thể đứng riêng thành một tác phẩm. Vì vậy sử dụng hình ảnh sẽ có được lợi thế tự nhiên thích hợp, giúp cho độc giả dễ dàng nhớ nhiều thông tin hơn.

Về mặt kích cỡ, dung lượng và số lượng ảnh trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát có sự khác nhau do đặc trưng riêng từng tờ báo; số lượng ảnh cũng tùy thuộc vào từng bài viết mà ít nhiều khác nhau. Nội dung các bức ảnh đều cho người đọc thông tin ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề.

Mặc dù có tỷ lệ sử dụng cao, nhưng cách sử dụng ảnh trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát vẫn còn nặng tính minh hoạ, chưa trú trọng đến nội dung ảnh. Nhiều ảnh phản cảm được đưa vào với mục đích câu khách; các tin, bài kiểu “lộ hàng”, “khoe ngực khủng” xuất hiện dày đặc. Những bài báo dạng này thường đặc kín ảnh, chữ viết rất ít , trông thật bắt mắt. Nhưng nội dung thì nhẽo, thị trường. Vậy những bức ảnh này chỉ nhằm mục đích câu khách.

- Ngôn ngữ

Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp để chuyển tải nội dung thông tin là rất quan trọng. Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung thông tin truyền tải đến công chúng. Vì vậy, ngôn ngữ phải đảm bảo những tính chất như tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tính đại chúng. Qua khảo sát trên 3 báo điện tử cho thấy, báo điện tử sử dụng ngôn ngữ đa

86

phương tiện. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi độc giả đọc bài báo không chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin như trên báo in, chỉ nghe như trên phát thanh, hay xem và nghe như trên truyền hình ..mà là kết hợp của chữ viết, hình ảnh, âm thanh ... Công chúng có thể sử dụng hầu hết các giác quan của mình. Cùng với đó, ngôn ngữ bài viết trên các báo điện tử này ít mang dấu ấn cá nhân. Các phóng viên đều chú ý sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, tăng hiệu quả truyền thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nhiều phóng viên sử dụng ngôn ngữ thiếu nhạy cảm giới, vô tình tạo nên bất bình đẳng giới. Ví dụ như các tin bài:

Bikini 'nóng bỏng' trong hội làng vùng Quan họ (Báo phunuvietnam ngày 24/2/2016); Những kiểu đầm "xuyên da", "thấu thịt", đắt tiền nhưng... phản cảm của sao Việt (Báo Phunuonline ngày 02/06/2016); Nữ tiếp viên mặc bikini phục vụ khách karaoke ở Sài Gòn (Báo Vnexpress ngày 14/6/2016).

Một phần của tài liệu Vấn đề bất bình đẳng giới ở việt nam trên báo điện tử (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)