7. Bố cục của luận văn
1.4. Tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động đến chất lƣợng thông tin,
biểu hiện của bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
- Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
Vấn đề bất bình đẳng giới là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp. Vậy nên việc thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử cũng là vấn đề khó nhận diện.
Chính vì thế, để đánh giá được chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử, căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước về truyền thông bất bình đẳng giới như: „„Bộ chỉ số về
giới trong truyền thông‟‟, nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) về bao quát các lĩnh vực, cụ thể hóa bằng các tiêu chí nội dung bình đẳng giới tại cấp ra quyết định cũng như trong tác nghiệp và nội dung truyền thông từ việc sản xuất tin tức, thời sự, đến lĩnh vực quảng cáo tại các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ báo chí truyền
thông; Cuốn “Truyền thông có nhạy cảm giới” của Trung tâm Nghiên cứu
31
(CSAGA) về một số khía cạnh cơ bản nhất về kiến thức và kỹ năng truyền thông có liên quan nhạy cảm giới, bất bình đẳng giới; căn cứ từ cơ sở lý luận và thực tiễn thì chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới có thể đánh giá theo những tiêu chí sau:
Thứ nhất, các thông tin không thể hiện quan điểm về bình đẳng giới giữa nam và nữ dựa trên tất cả các quyền con người.
Thứ hai, hình thức và nội dung thông tin mang định kiến giới, củng cố định kiến giới.
Thứ ba, các thông tin không hướng tới việc thay đổi vai trò của giới trong truyền thông, không khẳng định tính tích cực của nam và nữ trong những vai trò mới như: nam giới làm công việc nội trợ, nữ giới làm kinh doanh.
Thứ tư, các thông tin không khuyến khích nữ giới năng động, tự tin, sáng tạo.
Thứ năm, các thông tin không có tính thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của cộng đồng về giới và bình đẳng giới.
Thứ sáu, khắc hoạ hình ảnh của nam giới và nữ giới không cân bằng. Thứ bảy, sử dụng các tài liệu mang tính xúc phạm, đưa thông tin không phù hợp về các vấn đề nhạy cảm giới như: đổ lỗi cho nạn nhân bị bạo lực.
- Yếu tố tác động đến chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
Trong những năm gần đây, vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam không phải là vấn đề mới nhưng để có thể giảm thiểu bất bình đẳng giới để hướng tới một xã hội bình đẳng giới một cách thực sự thì vẫn còn là vấn đề rất nan giải. Vì thế, báo chí, đặc biệt là báo điện tử tích cực truyền thông là sức mạnh đặc biệt góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện nay việc thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử đang bị tác động bới rất nhiều yếu tố.
32
Các tư tưởng, giá trị truyền thống, văn hóa, định kiến xã hội như “Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “Trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Mặt khác, hàng ngày các tư tưởng, giá trị này được lặp đi, lặp lại trên tất cả các phương tiện truyền thông nên nó ngày càng ăn sâu bám dễ vào nhận thức của công chúng. Hơn nữa, các giá trị, định kiến này lại thường rất khó thay đổi bởi. Đây cũng là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong việc truyền thông bình đẳng giới.
Nhận thức về giới và bình đẳng giới của xã hội và truyền thông chưa đầy đủ và sâu sắc. Công tác giáo dục tuyên truyền bình đẳng giới ở Việt Nam lâu nay thường tập trung vào các nhóm dân cư ở cộng đồng và phụ nữ là chủ yếu, hoặc là nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Trong khi đó, giáo dục tuyên truyền bình đẳng giới đối với một số nhóm xã hội đặc thù liên quan đến hoạt động truyền thông lại chưa quan tâm đúng mức. Người ta thường tiếp cận một chiều về vai trò của truyền thông đại chúng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Việc nhận thức về các vấn đề liên quan đến: định kiến giới, nhạy cảm giới của cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý văn hóa thông tin còn chưa theo kịp với yêu cầu bình đẳng giới.
Bản thân truyền thông cũng là một ngành công nghiệp và nhiệm vụ mà nó phải làm là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi toàn xã hội nhận thức sai lệch về bình đăng giới thì như một lẽ đương nhiên, truyền thông chưa thể ngay lập tức đứng trên có cái nhìn khác nhận thức chung của xã hội về vấn đề này.
Thêm vào đó vai trò, chức năng, trách nhiệm của báo chí đối với việc tăng cường nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới chưa được quy định
cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhà nước về báo chí. Luật Báo chí chỉ
quy định các nhiệm vụ chung của báo chí như: tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
33
luật của Nhà nước… Trong Chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Luật Bình đẳng giới không đề cập đến vai trò, trách nhiệm của báo chí. Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 3-5-2007 của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, cũng chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan báo chí là tăng cường thời lượng giới thiệu Luật Bình đẳng giới. Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình có quy định trách nhiệm của Bộ Thông tin- Truyền thông và cơ quan thông tin đại chúng, nhưng lại gắn trực tiếp và chủ yếu với vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Sự gắn kết vai trò, trách nhiệm của báo chí với sự nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới và sự giám sát của các cơ quan quản lý báo chí về vấn đề này còn lỏng lẻo.
Bản thân người làm truyền thông cũng bị những định kiến giới bám dễ, ăn sâu vào tư duy, không thể tự phân biệt được danh giới của sự bất bình đẳng giới đang nằm ở đâu thì không thể nào sử dụng truyền thông như một công cụ đắc lực để tuyên truyền, kêu gọi bình quyền nam nữ.
Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến chất lượng thông tin về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử.
- Biểu hiện của bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử
Trong thời gian qua, dù báo chí đã và đang tích cực tham gia tuyên truyền và cố gắng làm giảm bất bình đẳng giới, nhưng báo chí, nhất là một số tờ báo điện tử đã bọc lộ ra một số hạn chế. Do thiếu sự nhạy cảm, không hiểu hết bản chất của vấn đề bình đẳng giới nên trong một số bài viết lại vô tình thúc đẩy bất bình đẳng giới.
Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) khi trả lời phỏng vấn sâu có nêu: “Thực ra các vấn đề về giới hay bất bình đẳng giới lồng ghép trong tất cả các bài viết ở trên báo. Trong những năm gần đây,
34
báo chí có rất nhiều tiến bộ, bởi các kiến thức về bình đẳng giới tương đối là phổ biến và các báo cũng hiểu về bình đẳng giới cũng tốt hơn rất là nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, báo chí do thiếu nhạy cảm giới đang vô tình thể hiện bất bình đẳng giới. Lỗi về bất bình đẳng giới trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử hiện giờ tinh vi hơn rất nhiều”.
Báo chí, đặc biệt là báo điện tử đang vô tình tạo nên bấtbình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao khi thường xuyên đăng tải các tác phẩm báo chí mang tính định kiến giới, phân biệt giới tính. Hình ảnh người phụ nữ thường xuyên bị khai thác không hợp lý. Báo chí đang lạm dụng hình ảnh người phụ nữ để quảng cáo bán sản phẩm cho các doanh nghiệp. Báo chí đăng tải những thông tin quảng cáo dưới hình thức các bài viết chia sẻ những lợi ích, kinh nghiệm, bí quyết giúp người phụ nữ chăm sóc gia đình, nhẹ nhàng hơn trong các công việc gia đình, làm đẹp. Điều đó khiến báo chí lại vô tình mặc định và gắn hình ảnh phụ nữ với công việc gia đình, nội trợ…
Bên cạnh đó, hình ảnh phụ nữ ăn mặc hở hang, phản cảm hàng ngày, hàng giờ vẫn xuất hiện trên các tờ báo điện tử. Đặc biệt là hình tượng người nổi tiếng nữ trên báo điện tử. Điều đó thể hiện qua thường xuyên đăng tải hình ảnh hở các bộ phận cơ thể của nữ giới trên báo điện tử. Việc phô bày thân thể đã được “bình thường hoá”, “tự nhiên hoá”, được chấp nhận như một điều không cần bàn cãi trong diễn ngôn công cộng. Một số báo điện tử rút tít liên quan đến hình thức của nữ giới như: “Lan Khuê mặc váy khoét sâu ngực”, “Hà Anh khoe hình thể với mốt không nội y”... Tuy nhiên, liên quan đến người nổi tiếng nam, thì các báo thường rút tít như: “Trấn Thành chạy show trước đám cưới”, “Đàm Vĩnh Hưng mang tâm trạng buồn đi diễn”... Điều này càng khẳng định sự phô bày cơ thể của phụ nữ vẫn luôn để phục vụ nam giới. Người phụ phụ nữ trong con mắt của đàn ông như những tĩnh vật để ngắm nghía, để thưởng thức và đánh giá. Thậm chí các tác phẩm
35
báo chí dùng tít, sapo bài viết để phê phán lối ăn mặc phản cảm của các ca
sĩ, người mẫu, diễn viên nhưng khi vào nội dung bài thì nhiều hình ảnh, góc nhìn phản cảm được đăng tải nguyên vẹn. Điều này lại dẫn đến báo chí đang vô tình truyền bá những hình ảnh đó để thu hút độc giả truy cập nhiều hơn.
Cùng với đó, khi viết về các chuyên mục như: Pháp luật, với một vụ việc bắt gái mại dâm trong các nhà hàng, nhà nghỉ. Tuy nhiên, hình ảnh các bài viết sử dụng lại là hình ảnh nhiều cô gái ăn mặc mát mẻ bị bắt, mà không có hình ảnh những người chủ sử dụng các cô gái đó, những người nam giới bỏ tiền ra thuê họ; Chuyên mục thể thao thì có những bài viết về nữ vận động viên, nhưng lại khai thác ở khía cạnh hình thể, trang phục gợi cảm, còn những thành tích mà họ đạt được lại chưa được đánh giá đúng.
Ngoài ra, báo chí, đặc biệt báo điện tử lại đang tung hô những chuẩn mực văn hoá, đạo đức xã hội không phù hợp. Trong những chuyên mục về làm đẹp, báo chí lại đăng tải những tác phẩm quan niệm sai lệch về cái đẹp của phụ nữ như: phụ nữ là phải sexy, quyến rũ, việc người phụ nữ làm đẹp là để thu hút đàn ông. Những tác phẩm báo chí này đều thể hiện việc thiếu nhạy cảm giới, mang tính định kiến giới. Những tác phẩm này khi được công chúng đón nhận thì họ sẽ dần hình thành tư tưởng định kiến giới và đây là những giá trị thực sự dẫn đến việc báo chí vô tình là nguyên nhân khiến cho bất bình đẳng giới tồn tại.
Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình cũng đang bị báo chí, đặc biệt báo điện tử vô tình tạo nên. Báo chí đang vô tình mặc định, áp đặt vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới, như: phụ nữ là phải đẹp, phải dịu dàng, biết chăm sóc chồng con, phải biết hy sinh vì gia đình, vai trò “nội tướng” của phụ nữ là “giữ lửa trong gia đình”, “người xây tổ ấm”… nam giới là phải giỏi giang, quyết đoán, thành đạt, là trụ cột của gia đình … Điều đó, khiến công chúng nghĩ rằng, trong gia đình phụ nữ giữ vai trò thứ yếu so với
36
nam giới. Người phụ nữ phải giữ đúng vai trò người vợ, người mẹ, nam giới phải biết kiếm tiền, lo những công to việc lớn là đương nhiên.
Báo chí cũng vô tình thể hiện tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới trong các tác phẩm báo chí như: đánh giá thiên lệch về đặc điểm, năng lực của nữ giới.
Trong cuốn sách “Truyền thông có nhạy cảm giới” trên cơ sở 21 bản tin đã phát hành của Trung tâm nghiên cứu về Giới - Gia Đình - Phụ Nữ và Vị Thành Niên CSAGA thực hiện. Cuốn sách này đã chỉ ra khá nhiều bài báo, chương trình truyền hình mà các nhà báo đã vô tình tuyên truyền cho những định kiến giới như:
Trong bài báo có tiêu đề “Tội” giỏi hơn chồng (Chuyên san Hạnh phúc gia đình ngày 26/11/2015), tác giả kể về chuyện người vợ không được phân công phụ trách chiếc máy xay sát của gia đình. Tuy nhiên, vì chị có những hiểu biết nhất định về máy móc, kỹ thuật nên khi thấy chiếc máy có dấu hiệu trục trặc, chị đã nhắc chồng xem xét, người chồng không nghe nên chị tự gọi thợ tới sửa, và kết quả là cái máy khắc phục được sự cố, trở lại hoạt động tốt. Lẽ ra người chồng phải vui hoặc bằng lòng với cách làm của vợ, thì vì chuyện này mà anh lại quay ra tự ái, giận vợ, bởi chị đã thể hiện sự “giỏi hơn” chồng… Toàn bộ những chi tiết được sắp xếp như vậy, cùng với từ “tội” đặt ở tiêu đề bài báo (được sử dụng theo nghĩa chuyển đổi sắc thái), khiến người đọc trong tâm thế chờ đợi từ bài báo một cái nhìn tiến bộ, bênh vực người phụ nữ, song chủ kiến của người viết được bộc lộ lại không theo hướng đó, mà dưới dạng những lời khuyên dành cho các chị em [19, Tr.7].
Không chỉ vậy, Báo chí, đặc biệt báo điện tử đang vô tình có cái nhìn phiến diện, biện minh, cổ suý cho bạo lực gia đình. Khi báo chí có những tác phẩm thể hiện tư tưởng bạo lực chỉ xảy ra với những người dân trí thấp, chỉ đưa tin các vụ việc bạo lực gia đình theo kiểu “vô vọng”, nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình là do phía nạn nhân bị bạo lực gây nên như: phụ nữ bị
37
bạo lực là do không làm tốt vai trò người vợ, người mẹ… Chính vì vậy, khi thông tin về bạo lực gia đình, báo chí không những không tuyên truyền để hạn chế được bạo lực gia đình, mà còn vô tình khiến gây tác dụng ngược lại. Chính sự thiếu nhạy cảm của phóng viên trong các tác phẩm báo chí đã vô hình chung làm gia tăng bất bình đẳng giới, thay vì làm giảm đi định kiến về giới thì lại thúc đẩy định kiến giới.
1.5. Vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử trong việc truyền thông về bình đẳng giới
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng. Báo chí là tiếng nói của Đảng, các cơ quan Nhà nước, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Trong những năm qua, báo chí ở nước ta luôn thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Báo chí nước ta luôn tích cực truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, báo chí có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và hạn chế bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, báo chí ở nước ta, đặc biệt là báo điện tử đang có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới. Báo chí đã tích cực tham gia tuyên truyền về bình đẳng giới, cố gắng tham gia tuyên truyền làm giảm tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới. Báo