MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỉ người (năm 2005). Mỗi ngày, có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới 82 triệu người, tăng 1,43% so với năm trước đó. Trong đó, phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52% lực lượng lao động. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng nam – nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là thực tế. Nếu đọc lịch sử, không thể nói rằng châu Á là nơi duy nhất trọng nam khinh nữ. Từ thời trung cổ, châu Âu cũng khắc nghiệt với phụ nữ không kém. Phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình, thậm chí không tự quyệt định số phận cho chính bản thân mình nữa. Họ không được học hành, không được hành nghề trong xã hội, thậm chí không được đi ra đường một mình nếu không có nhũ mẫu đi cùng. Họ chỉ đơn giản chỉ là một cái máy đẻ, máy khâu, máy nấu ăn trong nhà. Hoặc cao sang hơn thì họ như một bình hoa để tô sắc trong những gia đình giàu có. Tuy nhiên giàu hay nghèo thì họ cũng đều có chung một đặc điểm: họ chỉ là công dân hạng hai trong xã hội. Cho đến cách đây chỉ hơn một thế kỷ, phụ nữ Âu Mỹ mới thực sự bắt đầu đòi được chút quyền bình đẳng trong xã hội và cho đến thập niên 60, khi phong trào hippe (Phong trào hippi (còn gọi là thuyết hiện sinh) yêu cuồng và sống vội,được du nhập vào VN từ Mĩ cuối thập niên 60 còn có biểu tượng là 1 cành hoa không lá.Về trang phục của phong trào quần ống loe bụi bậm lè phè,họ thích cạo trọc đầu hay để tóc tai thì dài thượt,hoặc quần áo rách rưỡi,và chơi ma túy,quan hệ tình dục bừa bãi,có thể hiểu như thế này tức là mình sống sao để vậy. Nói chung nó là biến tấu 1 phần của chủ nghĩa hiện sinh.Thanh niên Mĩ họ phản đối chiến tranh VN make love not war (làm tình chứ không gây chiến). Sống để tiếp tục chứng tỏ một điều đơn giản rằng “Có thể thời gian không làm thay đổi được những sân si tầm thường,nhưng đủ sức làm bật lên những giá trị sống.Mình nhớ rõ những năm 70 khi còn học năm đệ nhất trong giờ học triết học,có 1 cậu bạn cởi hết áo quần chỉ mặc quần lót và chạy vòng quanh trường,kể từ đó mình mới biết là ảnh hưởng mạnh mẽ từ chủ nghĩa hiện sinh). và phong trào giải phóng tình dục cho nữ giới nở rộ, phụ nữ mới thực sự bắt đầu vươn lên và nắm giữ trọng trách xã hội, được đối xử công bằng và được bảo vệ. Cho nên, chúng ta đừng lầm tưởng châu Âu đã ban bố quyền phụ nữ từ thời xa xưa và phụ nữ Tây đã mặc nhiên được hưởng thụ điều này, rồi từ đây cho rằng tại vì đó là “văn hóa Tây” nó đã tạo điều kiện cho phụ nữ từ thời xưa và đổ lỗi cho văn hóa ta, hay văn hóa Á Châu nói chung, khiến cho phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện nay. Nhìn vào xã hội hiện đại ngày nay của phương Tây, thật khó tưởng tượng ngày xưa Châu Âu cũng đã từng khắc nghiệt với phụ nữ như thế. Nhưng phụ nữ cũng không đơn giản tự nhiên được công nhận trong xã hội. Họ phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tự vùng lên đấu tranh giành sự bình đẳng trong xã hội. Vậy thì điều gì đang xảy ra với phụ nữ phương Đông? Có phải vì họ chưa đấu tranh đủ mạnh để giành lấy quyền bình đẳng cho mình, hay tại vì đàn ông phương Đông cổ hủ lạc hậu hơn nam giới phương Tây mà trong các xã hội hiện đại ngày nay, tệ trọng nam khinh nữ vẫn còn là một điều được xem như là mặc nhiên trong xã hội? Nhìn vào Nhật Bản,Đại Hàn, họ là quốc gia phát triển hiện đại, nhưng đàn ông tại đây vẫn luôn có cái nhìn khắt khe cho phụ nữ và luôn có tư tưởng thống trị trong đầu, luôn xem mình là tối thượng, là có quyền quyết định tất cả. Các nước Ả Rập giàu có và ngày càng hiện đại vẫn không có một “tí tẹo” định kiến xã hội nào bị lung lay cho cơ hội thực hiện quyền phụ nữ trong xã hội. Còn ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào mọt thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng…vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ đang được Nhà nước ta cũng như các ban ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm sâu sắc. Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, thậm chí là cũ rích, nhất là ở nông thôn Việt Nam. Nhưng tại sao từ hàng bao năm nay rồi mà vấn đề này vẫn chưa có hồi kết? Tìm hiểu vấn đề này, người viết muốn tìm hiểu xem cái gì là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bất bình đẳng giới, hậu quả và giải pháp cho vấn đề này là gì?