Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn giáo dục truyền thống của địa phương, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TẠ HỮU TIẾN
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CHO THIẾU NIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CỘNG ĐỒNG Ở QUẬN LÊ CHÂN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TẠ HỮU TIẾN
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG
CHO THIẾU NIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CỘNG ĐỒNG Ở
QUẬN LÊ CHÂN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Trung Học là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác
Tác giả
Tạ Hữu Tiến
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường
Đặc biệt với tấm lòng thành kính, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Hoàng Trung Học, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo UBND quận Lê Chân, BGH trường THCS Nguyễn Bá Ngọc, THCS Tô Hiệu, THCS Vĩnh Niệm và THCS Trường Công Đinh, đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá học Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, các bậc phụ huynh và các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ động viên tác giả hoàn thành khoá học và luận văn này
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn còn
có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Tạ Hữu Tiến
Trang 6iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu: 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG CHO THIẾU NIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CỘNG ĐỒNG 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu 5
1.2 Lí luận về giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 9
1.2.1 Truyền thống và giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 9
1.2.1.1 Khái niệm truyền thống và truyền thống địa phương 9
1.2.1.2.Truyền thống lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất Lê Chân 11
1.2.2 Hoạt động trải nghiệm và giáo dục truyền thống cho thiếu niên 14
1.2.2.1 Hoạt động trải nghiệm 14
1.2.2.2 Một số đặc điểm tâm sinh lí của thiếu niên 18
1.2.2.3 Giáo dục truyền thống của địa phương cho thiếu niên 21
1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 28
Trang 7v
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG CHO THIẾU NIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CỘNG ĐỒNG 31
2.1 Vài nét về địa bàn và phương pháp nghiên cứu 31
2.1.1 Về địa bàn khảo sát và tổ chức nghiên cứu 31
2.1.2 Về quá trình điều tra, khảo sát 33
2.2 Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 35
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, thiếu niên và phụ huynh về giáo dục văn hóa truyền thống địa phương cho thiếu niên 35
2.2.1.1 Nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 35
2.2.1.2 Nhận thức về ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 41
2.2.2 Thực trạng về việc thực hiện giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 43
2.2.2.1 Thực trạng về nội dung giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 43
2.2.2.2 Thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 45
2.2.2.3 Thực trạng về cách thức kiểm tra kết quả giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 47
2.3 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 49
2.3.1 Những kết quả đạt được 49
2.3.2 Một số hạn chế 50
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 50
Tiểu kết chương 2 52
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG CHO THIẾU NIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CỘNG ĐỒNG 53
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 53
Trang 8vi
3.1.1 Căn cứ vào nội dung các văn bản chỉ đạo của ngành 53
3.1.2 Căn cứ vào nội dung các môn học trong chương trình giáo dục THCS 55
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 57
3.3 Các biện pháp giáo dục trền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 58
3.3.1 Xác định nội dung hoạt động giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 58
3.3.2 Biện pháp nâng cao nhận thức cho thiếu niên và các lực lượng giáo dục về giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 61
3.3.3 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên tại cộng đồng 64
3.3.4 Phối hợp các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 73
3.3.5 Sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua 75
3.3.6 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 76
3.4 Kết quả thực nghiệm công tác giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 78
Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1 Kết luận 97
2 Kiến nghị 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 104
Trang 9
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân phối khách thể khảo sát 34
Bảng 2.2 Tình hình kết quả xếp loại đạo đức học kì I năm học 2016 – 2017 35
Bảng 2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, thiếu niên và phụ huynh 36
Bảng 2.4: Nhận thức của thiếu niên về vị trí, vai trò của việc giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên 38
Bảng 2.5 Nhận thức về ý nghĩa giáo dục truyền thống địa phương 42
Bảng 2.6 Thực trạng thực dung giáo dục truyền thống địa phương 44
Bảng 2.7 Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 45
Bảng 2.8 Thực trạng công tác đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 48
Bảng 3.1 Chủ điểm hoạt động hàng tháng và gợi ý các nội dung, hình thức 55
Bảng 3.2 Chủ điểm hoạt động hàng tháng và gợi ý các nội dung, hình thức 60
Bảng 3.3 Phân phối khách thể tham gia thực nghiệm 79
Bảng 3.4 Tỉ lệ nam và nữ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 80
Bảng 3.5 Các biến số được sử dụng để đánh giá thực trạng và sự thay đổi của thiếu niên trước và sau khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng 84
Bảng 3.6 Kết quả lần đo 1 (trước thực nghiệm) giữa nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC) 86
Bảng 3.7 Kết quả lần đo 2 (sau thực nghiệm) và kiểm định về sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC) 88
Bảng 3.8 Kết quả sau 2 lần đo (trước và sau thực nghiệm) và kiểm định 91
Trang 10viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: So sánh nhận thức của thiếu niên về vai trò cần thiết của việc giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 39 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá nhận thức của các bậc phụ huynh về việc giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên 40 Biểu đồ 3.1 Kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm phương diện nhận thức 92 Biểu đồ 3.2 Kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm phương diện cảm xúc 93 Biểu đồ 3.3 Kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm trên phương diện hành vi 94
Trang 11là thời cơ, khó khăn nhiều hơn thuận lợi
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, văn hoá Việt Nam đã và đang hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá Hội nhập quốc tế đang là một nhu cầu khách quan, đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu với cộng đồng thế giới
để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân loại Việc nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc nói riêng và phát triển đất nước nói chung
Cùng với sự đổi mới và phát triển mọi mặt của đất nước, văn hóa Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh Các trung tâm văn hóa, nhà hát, rạp chiếu phim, các trường Đại học, Học viện văn hóa, nghệ thuật v.v đã và đang được cải tạo, xây mới ở khắp cả nước Văn hóa truyền thống địa phương được chú trọng bảo tồn và phát huy Bên cạnh
đó, văn hóa hiện đại cũng được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu nghệ thuật chú trọng đổi mới, nỗ lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển ngày càng tiên tiến hiện đại đậm
đà bản sắc dân tộc
Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm từ thời nữ tướng Lê Chân lập trang An Biên xưa, đến thời kì tự chủ chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, với 3 lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng: lần thứ 1 vào năm 938 của Vương Ngô Quyền, lần thứ 2 vào năm 981 của thập đạo tướng quân Lê Hoàn, lần thứ 3 vào năm 1288 của vua tôi nhà Trần với sự chỉ huy tài tình, kiệt xuất Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Thành phố Hải Phòng đã và đang lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh những nét riêng của con người Hải Phòng qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc Những di
Trang 122
sản văn hóa phong phú đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố Trong đó, ngành du lịch cũng đã tích cực tiếp cận nhằm khai thác phát huy giá trị từ những tinh hoa của văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Việc tổ chức chương trình hoạt động trải nghiệm cho TN tại cộng đồng là một nội dung nhằm tổ chức cho thiếu niên rèn luyện những kĩ năng hoạt động làm cân bằng các nội dung học tập Hiện nay, mô hình học tập trải nghiệm, học từ thực tiễn đã được ngành giáo dục và đào tạo, các nhà trường quan tâm hơn
Công tác giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã và đang được được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành, các đơn vị, các nhà trường Tác giả luận văn nhận thức được rằng, những nét văn hóa đặc trưng, phong phú và cần được giữ gìn và phát huy Với
tất cả những nhận thức nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn giáo dục truyền thống của địa phương, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể: Hoạt động giáo dục truyền thống địa phương
3.2 Đối tượng: Giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên thông qua hoạt
động trải nghiệm tại cộng đồng
4 Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên tại Hải Phòng có hiệu quả chưa cao khi nội dung giáo dục nghèo nàn, hình thức ít sáng tạo
Nếu tổ chức cho thiếu niên tham gia tìm hiểu truyền thống địa phương bằng hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng thì sẽ nâng cao được nhận thức của các em về hình thức học tập trải nghiệm tại cộng đồng; giúp HS hứng thú hơn với việc học tập, tìm hiểu truyền thống địa phương; củng cố lòng tự hào, tình yêu
Trang 133
với quê hương; thúc đẩy hành vi bảo vệ, quảng bá và tự tìm hiểu về văn hóa truyền thống của quê hương HP, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho TN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua
hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
5.2 Đánh giá thực trạng giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt
động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
5.3 Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu
niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
6 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại trường THCS Nguyễn Bá Ngọc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Chọn mẫu khảo sát trên tỉ lệ thiếu niên khoảng 30% HS đang theo học tại nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác định khái niệm công cụ có liên quan
Phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu trên sách báo, tạp chí, luận văn, luận án, internet…
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát các hoạt động trải nghiệm của thiếu niên nhằm thu thập thông tin về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của các trải nghiệm được tiến hành thông qua các phiếu quan sát
- Phương pháp điều tra giáo dục
Bảng hỏi được xây dựng khoa học nhằm khảo sát thực trạng giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Phương pháp đàm thoại
Trang 144
Tiến hành đàm thoại với thiếu niên và các lực lượng giáo dục thông qua các câu hỏi liên quan tới nội dung đề tài, nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng hiện nay
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tác giả đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong phạm vi đề tài nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, lập phiếu xin ý kiến đánh giá của chuyên gia nhằm xây dựng được hệ thống bảng hỏi, hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá, chất lượng chương trình thử nghiệm, hướng nghiên cứu của đề tài
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ:
Trên cơ sở những kết quả số liệu đã thu được từ phương pháp điều tra giáo dục, sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để lượng hóa những thông tin đã thu được
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương I: Lí luận về giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Chương II: Thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Chương III: Đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Trang 151.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu
Giáo dục (GD) là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nảy sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Đây là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, với mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức xác định hướng đến sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho thiếu niên Sự phát triển bao gồm cả thể chất, tâm lí và xã hội
Hiện nay, do yêu cầu của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi GD phải đào tạo ra những con người năng động, có khả năng thích ứng tốt, nhạy bén, đáp ứng được bốn trụ cột chính của giáo dục thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình
Để đạt được yêu cầu này, việc tổ chức các hoạt động GD có ý nghĩa rất quan trọng Đối với việc giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử địa phương, vai trò của việc tổ chức các hoạt động GD được thể hiện trực tiếp trên kết quả của quá trình GD Gần đây, hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng đang được nghiên cứu, vận dụng với tư cách như một biện pháp để thúc đẩy hiệu quả GD Có thể điểm đến một số nghiên cứu lí luận và thực trạng
về giáo dục truyền thống và hoạt động trải nghiệm như sau:
1.1 Vài nét lịch sử về việc giáo dục truyền thống cho học sinh
Công tác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của HS Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống dân tộc cho HS càng có ý nghĩa quan trọng Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống và giáo dục giá trị đã có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc làm
cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hoá và con người trong sự nghiệp cách mạng
Trang 166
XHCN Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như : "Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3- 1981 Năm 1982 Viện Mác-Lênin và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên về chủ đề "Giá trị văn hoá tinh thần của Việt Nam” Các tham luận trình bày tại hội nghị đã được in trong hai tập sách lấy tên: "Về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam" do Nxb Thông tin lý luận ấn hành năm 1983, trong đó đề cập đến một số vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định một số nội dung cơ bản trong các giá trị truyền thống cần được kế thừa, giáo dục và phát triển trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta Đặc biệt, từ sau khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc có chiều hướng bị mai một, làm mất đi bản sắc, cốt cách dân tộc thì vấn đề giáo dục, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc càng được nghiên cứu và khai thác nhiều hơn dưới các khía cạnh khác nhau
Trong đó, đặc biệt phải kể đến một số bài viết và các công trình, đề tài nghiên cứu như: "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" - Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước, mã số KX-07-02 do Phan Huy Lê chủ biên, 1994; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5-2002; "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Luận văn Thạc sĩ Triết học của Doãn Thị Chín, 2004 Như vậy, vấn đề đạo đức truyền thống và giáo dục đạo đức truyền thống đã được nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung bàn về vấn đề giáo dục truyền thống và giáo dục đạo đức nói chung Chưa có công trình, đề tài khoa học hay bài viết nào tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng TN, đặc biệt là thực nghiệm tại quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Trang 177
1.2 Vài nét về lịch sử nghiên cứu hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện
tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm Cùng thời gian đó, ở phương Tây,
nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470-399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó” Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu
tiên của “Giáo dục trải nghiệm”
Với hai nhà triết học nổi tiếng Các Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) [6]
- Người sáng lập ra Học thuyết cách mạng xã hội chủ nghĩa và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại, đã xác định mục đích của nền giáo dục XHCN là tạo ra "con người phát triển toàn diện", muốn vậy phải theo "phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất" Đây cũng chính là phương thức giáo dục hiện đại mà V.I Lênin (1870 - 1924) coi là một trong những nguyên tắc của giáo dục XHCN Trong bài phát biểu "Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên"(1920) Lê Nin chỉ rõ: "Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động
và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân" [7,tr.38] Còn N.K.Cơrupxkaia (1869 - 1939) đã phân tích rất sâu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị
xã hội N.K.Cơrupxkaia đánh giá cao vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên, của Đội thiếu niên, qua các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp N.K.Cơrupxkaia cho rằng: "Qua hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được tự giáo dục, qua đó mà hình thành và phát triển nhân cách của người lao động mai sau"
Trên thế giới, từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, với tác phẩm Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and Education) [8] đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục Với triết lí GD đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa GD giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học
và những kiến thức được học với thực tiễn Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết về học
từ trải nghiệm (Experiential learning) [33], theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng giáo dục trải nghiệm coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các hoạt động GD cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995) Học từ
Trang 188
trải nghiệm phải gắn kinh nghiệm của người học với hoạt động phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and Proudman, 1995) Chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm, chính quá trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục (Joplin, 1995)
Ở Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” Bác
đã từng nói: "Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện" và "Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được" [10] Trong bài báo "1-6" ký tên C.B đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 01-6-1955, Bác đã đề
ra nội dung giáo dục toàn diện đối với HS bao gồm: thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục Bác đã đưa ra quan điểm GD thiếu nhi đó là: "Trong quá trình giáo dục thiếu nhi phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng Và trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học" Bác yêu cầu:
"Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn"
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nói chung và HĐTNST trong nhà trường nói riêng như: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam của tác giả Đỗ Ngọc Thống 28; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm” của tác giả Đinh Thị Kim Thoa 24; Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới – tác giả Lê Huy Hoàng 23; Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học – tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài 29 Trong bài nghiên cứu có nhan đề “Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, tác giả Đinh Thị Kim Thoa 25 đã chỉ ra để phát triển chương trình HĐTNST cần phải xác định và xây dựng được khung năng lực, từ đó thiết kế nội dung để đạt được mục tiêu đặt ra
Tác giả Bùi Ngọc Diệp đã gợi ý các hình thức tổ chức HĐTNST có thể tổ chức được nhiều nhất, hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục trong bài “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” 26 Ngoài ra còn
có những nghiên cứu khác như: “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học phát triển năng lực cho HS” tác giả Đặng Văn Nghĩa 30, “Chuyển từ tiếp cận nội dung
Trang 191.2 Lí luận về giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
1.2.1 Truyền thống và giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên
1.2.1.1 Khái niệm truyền thống và truyền thống địa phương
* Truyền thống
Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội hàm và ngoại diên của nó Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, vào đối tượng từng ngành khoa học mà các tác giả, các nhà nghiên cứu có những cách hiểu, cách trình bày khác nhau về truyền thống Theo Từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [1,tr.505] Từ điển bách khoa Xô viết định nghĩa: "Truyền thống là những yếu tố của
di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội trong một quá trình lâu dài Truyền thống được thể hiện trong chế độ xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [17,tr.11] Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa: "Truyền thống, theo nghĩa tổng quát, là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương" [14, tr.10339] Theo nghĩa thông thường, Từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa: "Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống
và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác" [17,tr.11] Định nghĩa này phản ánh được đầy đủ hơn những thuộc tính cơ bản trong nội hàm của khái niệm truyền thống Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của truyền thống là: tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền
Trang 2010
Khi bàn về văn hóa Việt Nam, Vũ Khiêu định nghĩa: "Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử" [30,tr.536] Khi phân tích tính biện chứng của truyền thống, Hà Văn Tấn cho rằng: Người ta thường giới hạn truyền thống dân tộc vào những mặt như tính cách, phẩm chất, tâm lý, khả năng và phong cách hoạt động của cộng đồng dân tộc, hay đúng hơn của số đông thành viên của cộng đồng dân tộc đã hình thành trong lịch sử Có thể kể thêm vào truyền thống cái mà người
* Truyền thống địa phương
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc Đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương lại có những truyền thống văn hóa bản địa, đó chính là những giá trị văn hóa địa phương được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển địa phương, của đất nước
Truyền thống địa phương trong mỗi con người không phải tự nhiên mà có Muốn hình thành và phát huy được truyền thống dân tộc trong mỗi con người phải bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, giáo dục, tạo ra điều kiện môi trường xã hội để con người được tắm mình trong truyền thống Truyền thống chỉ được phát huy khi con người hiểu được những giá trị truyền thống của địa phương mình dựa trên cơ sở khoa học Muốn giáo dục truyền thống địa phương phải giáo dục lịch sử địa phương, truyền thống cách mạng địa phương, xây dựng niềm tự hào về địa phương mình Quốc sử phải được coi là một bộ môn có vai trò quyết định trong việc rèn đúc tinh thần và ý thức dân tộc, đồng thời cũng phải "coi quốc văn là lợi khí chính để rèn đúc tư tưởng dân tộc"
Trang 2111
Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi
là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho
sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống” [15,tr.132]
Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối
ổn định thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hoá dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…” [15,tr.133]
Theo tác giả Trần Nguyên Việt thì: “Có thể coi truyền thống văn hoá là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung” [6,tr.37] Như vậy, các tác giả
đã khái quát những đặc điểm cơ bản của văn hoá truyền thống Theo chúng tôi, truyền thống địa phương là những yếu tố tương đối ổn định và được truyền từ đời này qua đời khác, là hiện thân của trí tuệ được biểu hiện ra trong lối sống hằng ngày như phong tục tập quán, dư luận, các lễ hội truyền thống
1.2.1.2.Truyền thống lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất Lê Chân
Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường Trong lịch sử hình thành, phát triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều người con ưu tú, là niềm tự hào của người dân Quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là người mở đầu cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm của HP Đó là nữ tướng Lê Chân chống quân
đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43) Noi gương nữ tướng Lê Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người dân Lê Chân, HP luôn có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542), Mai Thúc Loan (năm 722) Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng Kênh, Dư Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận tuyến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng
Trang 2212
Bên cạnh đó, Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá Nét đẹp văn hoá
ấy đã được ghi chép, phản ánh qua nhiều văn bia, di tích còn lại đến ngày nay Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, cho dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng truyền thống hào hùng ấy luôn là niềm cổ vũ, khích lệ, là kim chỉ nam hoạt động của người dân Lê Chân Họ vẫn lao động và làm việc ngày một nỗ lực hơn để xây dựng mảnh đất Lê Chân ngày càng giàu đẹp
1.2.1.2 Khái niệm giáo dục truyền thống địa phương
Trong giáo dục học, khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghĩa:
- Giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người học lí tưởng, động cơ, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu
- Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung, bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho người được giáo dục Như vậy, hoạt động giáo dục (HĐGD) là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm HĐGD cơ bản của xã hội được thực hiện bởi nhà trường và trong nhà trường
* Giáo dục truyền thống địa phương cho học sinh
Công tác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của HS Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc GD truyền thống dân tộc cho HS càng có ý nghĩa quan trọng
Tuy nhiên không ít nhà trường chưa quan tâm đúng mức và thiếu những hình thức sinh động GD truyền thống, cho nên có một bộ phận không nhỏ HS nhận thức hết sức nông cạn và hời hợt về truyền thống lịch sử của dân tộc
Công tác GD truyền thống cho HS có hiệu quả cần đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: sân khấu hoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày lễ lớn nhằm khơi dậy ý thức tự tôn, tự hào dân tộc ở HS Cần căn cứ vào từng cấp học, lứa tuổi HS mà đưa ra những hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp
Trang 23Trong chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc “xây dựng trường học thân thiện – HS tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 và những năm tiếp theo đã nêu rõ [3.tr2]
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch
Giáo dục truyền thống cho HS nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời kỳ mới là việc làm thiết thực đang được các trường chú trọng Những giá trị truyền thống, lịch sử hào hùng của quê hương sẽ khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc, từ đó giúp HS phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống, lịch sử rất đáng tự hào Những chiến công hiển hách trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước chính là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế
hệ cha ông đi trước… Đó chính là những bài học lịch sử nhằm khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã được các GV truyền lửa từ trước đến nay Việc đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng công tác GD truyền thống địa phương, bồi đắp lòng yêu nước cho HS trong công cuộc đổi mới và hội nhập
Trang 2414
1.2.2 Hoạt động trải nghiệm và giáo dục truyền thống cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
1.2.2.1 Hoạt động trải nghiệm
* Các quan điểm về trải nghiệm
Theo Тлегенова Т.Е trong bài Опыт творческой деятельности как педагогическая проблема (Kinh nghiệm của hoạt động sáng tạo là một vấn đề sư phạm), theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan[32] Nhà triết học vĩ đại người Nga Vladimir Sergeyevich Solovyov quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác[33] Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số cách để định nghĩa về trải nghiệm:
- Trải nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa
- Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm – nhận thức
- Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…)
Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính
là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó Khái niệm “trải nghiệm” dùng
để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không
Trang 25* Các loại trải nghiệm
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng
Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences): Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được Nó là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng
Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences): Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng Nó bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức, trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học) hoặc việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định Có thể nói, trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng
Trải nghiệm xã hội (Social Experiences): Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ
Trong học tập, việc cho thiếu niên tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực
tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp thiếu niên có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách Hoạt động này mang tính chất thuần tuý, đặc trưng cho phạm trù người Lúc này, hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định
Trang 2616
* Hoạt động động trải nghiệm tại cộng đồng cho học sinh có ý nghĩa:
(1) Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được học ở trong nhà trường
phổ thông, gia đình và xã hội (qua hình thức câu lạc bộ, tham quan, sưu tầm, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động cá nhân…) HĐTN tại cộng đồng còn giúp các em có những
hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội
(2) Giúp thiếu niên định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, đất nước… đồng thời làm tăng thêm sự hiểu biết của thiếu niên về Đảng, về
Bác Hồ Bồi dưỡng cho thiếu niên những tình cảm đạo đức trong sáng (tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương đất nước… ) qua đó giúp các em biết thêm yêu
quý và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp (3) Giúp thiếu niên có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác, hòa bình và hữu nghị, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề dân số và
kế hoạch hóa gia đình… Bồi dưỡng, xây dựng cho thiếu niên lối sống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và của đất nước
(4) Giúp rèn luyện cho thiếu niên những kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác; rèn luyện cho thiếu niên kĩ năng tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng nhận xét, kĩ năng điều khiển, đánh giá kết quả hoạt động và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả; rèn luyện cho thiếu niên các kĩ năng tự giáo dục, tự điều chỉnh, hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do cộng đồng, nhà trường hoặc tập thể lớp giao cho
* Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
+ Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Mỗi chủ đề cần được tiến hành bởi nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào đối tượng thiếu niên của từng độ tuổi, bậc học Người tổ chức (GV) cần có sự lựa chọn các hoạt động: tìm tòi, cân nhắc khi đặt tên cho hoạt động Bởi tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Đồng thời tên của hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, cuốn hút, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi của thiếu niên
Trang 2717
+ Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng phải nhằm giáo dục toàn diện cho thiếu niên cả về tri thức, kỹ năng, thái độ Tuy nhiên, mỗi một hình thức hoạt đông khác nhau có thể có lợi thế hoặc tập trung hơn trong việc thực hiện mục tiêu khác nhau Mục tiêu hoạt động cần xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có tính xác định và có thể lượng hóa
để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá
+ Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định một cách đầy đủ và hợp lý giữa nội dung và hình thức hoạt động Cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp và khả năng của thiếu niên để:
- Xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động;
- Liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động;
- Lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng;
- Cần tránh sự trùng lặp, gây nên sự nhàm chán đối với thiếu niên trong quá trình tổ chức các chủ đề giáo dục
+ Chuẩn bị hoạt động
Hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng diễn ra ở bình diện rộng cả về không gian và thời gian, rất đa dạng về nội dung và hình thức tổ chức Cần thiết phải có sự chuẩn bị của phụ trách và thiếu niên Chính trong bước này phụ trách có điều kiện phát huy tính chủ động và có điều hiện thực hiện đổi mới phương pháp để thực hiện có hiệu quả
+ Tiến hành hoạt động
Bước này GV điều chỉnh để thiếu niên thực hiện bản kế hoạch đã được thiết kế cần:
- Quán triệt lại mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tiến hành cũng như nhiệm vụ của cá nhân
- Hướng dẫn thiếu niên thực hiện nội dung các hoạt động đã xác định
- Thiếu niên thực hiện các nội dung trải nghiệm thao sự hướng dẫn của GV và phụ trách, theo nhóm tổ hoặc hoạt động độc lập
Trang 281.2.2.2 Một số đặc điểm tâm sinh lí của thiếu niên
Lứa tuổi thiếu niên bao gồm những em từ 11 đến 15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 tại các trường THCS
Lứa tuổi này có một vị trí hết sức quan trọng và đặc biệt, là thời kì chuyển từ cuối nhi đồng sang lứa tuổi thiếu niên Sự chuyển tiếp này tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kỳ này, được biểu hiện như sau:
* Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi thiếu niên
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đều về cơ thể, sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển của các xương tay, xương chân rất nhanh nhưng xương ngón tay, ngón chân phát triển chậm Vì thế ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gầy, thiếu cân đối Các em có vẻ long ngóng, vụng về và thường cố gắng che giấu nó bằng điệu bộ không tự nhiên, cầu kì, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình
Sự phát triển của hệ tim mạch cũng không cân đối Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động hoạt động mạnh, thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh Do đó, các em dễ xúc động,
dễ bực tức, hệ thần kinh của lứa tuổi này còn chưa có khả năng chịu kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài dễ gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại, xảy ra tình trạng bị kích động mạnh
Trang 2919
* Sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi này có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự hoàn thiện hơn
Hoạt động tư duy của lứa tuổi này có những biến đổi cơ bản Do nội dung các môn học phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi tính chất mới mẻ của việc lĩnh hội tri thức, đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phán đoán mới rút ra được kết luận, mới hiểu được tài liệu học Vì thế tư duy của lứa tuổi thiếu niên đã phát triển ở mức cao
* Hoạt động giao tiếp
Lứa tuổi này có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với các em một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi các em như trẻ con
Sự nảy sinh ở lứa tuổi này cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan
hệ với nhau
Như vậy việc chuyển tiếp từ kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ em, sang kiểu quan hệ mới về chất (đặc thù cho sự giao tiếp của thiếu niên với người lớn), tạo điều kiện phát triển mức độ trưởng thành ở lứa tuổi này
Sự giao tiếp giữa các em đã vượt qua ngoài phạm vi nhà trường, mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè Vì vậy, ở lứa tuổi này, hoạt động giao tiếp với bạn bè
đã trở thành hoạt động chủ đạo chỉ đứng sau hoạt động học tập Do đó, giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở lứa tuổi này cần lưu ý đến những nhóm bạn bè mà thiếu niên tham gia Tóm lại, sự giao tiếp ở lứa tuổi thiếu niên là một hoạt động đặc biệt Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình; đồng thời qua đó phát triển một số kĩ năng như năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của thiếu niên
Trang 30đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết về mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây ra nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại mọi người Sự tự ý thức của lứa tuổi này bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình Lúc đầu các em tự nhận thức được những hành vi riêng
lẻ, sau đó là toàn bộ hành vi của mình Cuối cùng là các em nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, sẽ hình thành ở các em sự tự tin khả năng tự đánh giá của mình, ảnh hưởng đến nguyện vọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đứng đắn, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển về mặt
tự ý thức cho thiếu niên
- Sự hình thành tình cảm
Tình cảm của lứa tuổi này có một đặc điểm nổi bật là dễ xúc động, dễ bị kích động, tình cảm còn mang tính chất bồng bột Nhiều khi do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế mà khiến các em không thể kiềm chế nổi
Cũng cần lưu ý rằng thiếu niên là giai đoạn đột phá về tâm sinh lý trong cuộc đời một con người khi sự phát triển nhận thức diễn ra nhanh chóng và các tư tưởng, ý tưởng và khái niệm được phát triển trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống tương lai của người đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách
Những cuộc đấu tranh giữa cái tôi và tình trạng phiền muộn ở tuổi thiếu niên thường hình thành khi một thiếu niên trải qua một sự mất mát Sự mất mát quan trọng nhất trong cuộc đời họ là sự thay đổi mối quan hệ giữa thiếu niên và cha mẹ Các thiếu niên cũng có
Trang 3121
thể trải qua sự xung đột trong quan hệ với bạn bè, khiến thiếu niên cảm thấy việc tham gia vào các hoạt động đó dường như là căn bản để duy trì các mối quan hệ bạn bè đó Tình trạng phiền muộn của thiếu niên có thể rất mãnh liệt ở nhiều thời điểm bởi những thay đổi thân thể và hormone nhưng sự bất ổn về cảm xúc là một phần của thiếu niên Sự thay đổi trong đầu óc, thân thể và quan hệ của thiếu niên thường đặt các em trước stress và sự thay đổi đó, các em cho rằng là một thứ đáng sợ
Vậy nên chúng ta cần nắm bắt được tâm lí lứa tuổi dậy thì của các em để có những hoạt động, tác động phù hợp để giúp thiếu niên phát triển toàn diện
Tóm lại, thiếu niên là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, lứa tuổi rất thích hoạt động nhưng nhận thức và khả năng còn hạn chế Đây là yếu tố chi phối việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên Xét cho cùng, kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục Dù chủ thể giáo dục có tích cực đến đâu mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục không có hiệu quả
1.2.2.3 Giáo dục truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
* Khái niệm
Cộng đồng là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có những đặc điểm chung Nói một cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung
* Những thành tố cơ bản của cộng đồng:
- Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt
- Lãnh thổ: không gian mà con người sinh sống có thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định
- Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa
và chi phối đến người khác
Trang 32- Giáo dục truyền thống địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng
đồng giúp thiếu niên nâng cao hiểu biết và các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như
những giá trị tốt đẹp của địa phương; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; tiếp tục củng cố rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho thiếu niên để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu; giúp thiếu niên có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống địa phương
* Mục tiêu giáo dục truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại cộng đồng
Giáo dục truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại
cộng đồng nhằm cung cấp cho thiếu niên vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống của địa
phương, góp phần bồi dưỡng cho thiếu niên tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của địa phương Giáo dục truyền thống của địa phương địa phương qua hoạt động trải nghiệm
tại cộng đồng cần đạt được mục tiêu sau:
+ Về kiến thức
- Thiếu niên hiểu biết những nét văn hóa truyền thống địa phương, biết cách gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hóa đó
- Thiếu niên hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa địa phương, góp phần bồi dưỡng cho thiếu niên tình yêu quê hương, nét đặc sắc truyền thống địa phương mình
+ Về kỹ năng
Rèn luyện cho thiếu niên các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương; kĩ năng tự kiểm tra,
Trang 33- Củng cố tinh thần yêu quê hương, ý thức bảo vệu, bảo tồn và phát huy giá triij văn hóa bản địa ở mỗi thiếu niên
- Hình thành ở thiếu niên tinh thần đoàn kết tập thể, khả năng làm việc nhóm của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể tích cực, năng động
* Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
Nội dung chương trình giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương phù hợp với lứa tuổi, phong phú, đa dạng cập nhật được các thông tin mở rộng kiến thức cho các môn học, làm cho thiếu niên hào hứng, có tác dụng bổ trợ kịp thời giờ học trên lớp và giáo dục
tư tưởng, kỹ năng sống cho thiếu niên Lứa tuổi thiếu niên THCS có khả năng tư duy tốt, hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng khơi dậy ở các em nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức Hơn nữa, nội dung cũng cần đảm đảo sự cân đối giữa kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa liên quan đến thực tiễn học tập phù hợp với lứa tuổi bám sát từng chủ
đề hoạt động Có như vậy, hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng mới đáp ứng mục tiêu của từng hoạt động, mục tiêu chung của giáo dục
Thời gian tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng phải đảm bảo cân đối, phù hợp với hoạt động khác của nhà trường Nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học văn hóa, ngược lại nếu ít sẽ khó hình thành được những phẩm chất đạo đức và kĩ năng cần thiết
Văn hóa truyền thống địa phương rất đa dạng và phong phú Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương địa phương cho thiếu niên thông qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng trên địa bàn Lê Chân, thành phố Hải Phòng gồm những nội dung chính sau:
Trang 3424
- Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Nghè, hang Lương, Bãi cọc Bạch Đằng, Tháp Tường Long, Đền Bà Đế
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, danh thắng của địa phương, đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Vương Triều Mạc, Đền Tràng Kênh, đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quần thể di tích danh thắng Vườn quốc gia Cát Bà, Núi voi An Lão, Công viên Phù Liễn
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng Sân bay Cát Bi, quảng trường nhà hát, Ngọn hải đăng Đảo Dáu Đồ Sơn, Bảo tàng quân khu 3; Bến tàu không số K15
- Di tích cách mạng - kháng chiến: là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích
lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ, đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử
cụ thể mà trở thành di tích Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn, vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt Các địa điểm thuộc hạng mục này gồm:
+ Khu di tích Đầm Bầu, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên huyện Kiến Thụy
+ Nhà máy Xi Măng Hải Phòng, Trường BONAN – Bình Chuẩn – Ngô Quyền là một trong 2 nơi thành lập Chi bộ Đoàn TNCS đầu tiên của cả nước
Trang 3525
+ Đồi Cột Cờ, Tràng Minh, Kiến An, Hải Phòng; nơi anh hùng Trần Thành Ngọ và các chiến sỹ có trận đánh bảo vệ Kiến An ngày 27/4/1947
- Văn hóa ẩm thực của địa phương
Ẩm thực HP là một trong những phong cách chế biến ẩm thực của ẩm thực Việt Nam với nền tảng nguyên liệu là nguồn thủy hải sản tương đối phong phú của vùng biển HP và khu vực Vịnh Bắc Bộ xung quanh cũng như một số nguyên liệu đặc sản của địa phương như nước mắm Cát Hải, bánh đa đỏ, tương ớt được dùng trong chế biến nhiều món ăn đặc trưng của HP Xuất xứ của nhiều món ăn đặc trưng trong ẩm thực HP không có một gốc tích lịch sử rõ ràng hay giai thoại đặc sắc về nguồn gốc so với một số món ăn như phở
bò Nam Định, cơm cháy Ninh Bình, nem chua Thanh Hóa Một số món ăn có xuất xứ từ
HP như bánh đa cua, nem cua bể, lẩu cua đồng, ốc xào, bánh mỳ cay (còn được gọi là bánh mỳ que) đã được du nhập đến những địa phương khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và phổ biến tại những nơi này đến mức đôi khi người ta không cần phải dùng tên gọi địa phương để ghép sau tên gọi món ăn Chủ quán có thể không cần gắn tên địa phương trên biển hiệu thì những người sành ăn (đặc biệt là người gốc HP) vẫn có thể nhận ra xuất xứ qua nguyên liệu chế biến, hương vị, hình thức bài trí món ăn cũng như một số thứ ăn kèm Nhiều nhà hàng, quán ăn tại Hà Nội hay Sài Gòn có thể chỉ đề biển kiểu như Bánh đa cua An Biên hay Nem vuông cua bể thì nhiều người sành ăn vẫn có thể hiểu rằng đó là món ăn có xuất xứ từ HP hoặc chủ quán là người gốc HP
- Văn hóa lễ hội
Lễ hội là nơi hội tụ các hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc cũng là nơi khởi nguồn cho nghệ thuật múa được giữ gìn và phát triển Nội dung và hình thức lễ hội bao gồm những tập tục lâu đời, những hình thức sinh hoạt phong phú, phù hợp với nguyện vọng và ước muốn chung của dân bản là được mùa lúa ngô, đời sống hạnh phúc, những thế lực siêu nhiên không làm hại, con cháu đuề huề thành đạt, nòi giống mãi mãi được trường tồn và phát triển Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, lễ hội núi voi, lễ hội đền Tràng Kênh – Thủy Nguyên, lễ hội Từ Lương Sâm – Hải An, lễ hội chọi Trâu - Đồ Sơn, lễ hội Minh Thề - Kiến Thụy Người dân địa phương thường tổ chức vui chơi ca hát, nhảy múa tổ chức nhiều trò chơi dân gian
Trang 3626
- Trò chơi Vật Cầu Kiến Thụy
Lễ hội vật cầu truyền thống của thôn Kim Sơn
và thường tổ chức vào ngày mùng 6/1 âm lịch hàng
năm tại sân Đình làng Kim Sơn, xã tân Trào, huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
- Đua thuyền tại lễ hội Làng cá Cát Bà
Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về "ngự" trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện
Có thể nói, lễ hội đua thuyền rồng là hình ảnh đặc trưng, độc đáo của những người đi biển với mục đích cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng trong năm để ngư dân ra khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt đã tạo nên nét văn hóa biển độc đáo
ở Hải Phòng
- Lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn
Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm
lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia năm 2013 của Việt Nam Đây là
một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước
kiệu thần, có lọng che, phường bát âm
Trang 3727
Trong văn hóa cộng đồng người dân HP, còn lưu truyền câu ca:
“Dù ai buôn đâu bán đâu Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu”
* Hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
Hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho TN thông qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng mang tính đặc thù, nên được tổ chức rất phong phú,
đa dạng với nhiều hình thức khác nhau: Tìm hiểu theo chủ đề, tham quan, hái hoa dân chủ, thi hát múa, kể chuyện, tổ chức trò chơi, diễn đàn…, thể hiện sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút thiếu niên tham gia nhiệt tình và có hiệu quả Trong thực tế, hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương dân tộc cho thiếu niên thông qua trải nghiệm tại cộng đồng còn đơn điệu, lặp lại một số hình thức đơn giản gây nhàm chán, không tạo được hứng thú cho thiếu niên nên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện chương trình
Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của từng tuần từng tháng Những hình thức này có thể thay đổi hoặc được nhắc lại ở mỗi thời điểm Điều đó sẽ có tác dụng trong việc giúp thiếu niên củng cố và rèn luyện các kỹ năng thực hiện hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng một cách linh hoạt và chủ động hơn
Để giáo dục truyền thống văn hóa địa phương cho TN, qua các hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng phải đa dạng, các hình thức tổ chức có thể sử dụng như: tổ chức trò chơi, thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, chuyên đề sắc màu dân gian, nói chuyện ngoại khóa, tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa địa phương, sinh hoạt câu lạc bộ…qua đó
sẽ tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực cho thiếu niên khi tham gia vào hoạt động này
Như vậy, bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú để giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên thông qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng, GV cần phát huy được hết những ưu điểm của các hình thức trên để đạt được hiệu quả cao khi
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho TN
Trang 38- Phụ trách phối hợp với các GV tại các nhà trường đánh giá
Đánh giá không chỉ nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia mà nên ghi nhận bằng giấy khen, bằng khen, ghi học bạ, đánh giá hạnh kiểm hoặc động viên kịp thời, thường xuyên tương xứng với thành tích về văn hóa Đặc biệt nên động viên cả tập thể để thu hút và phát huy được sức mạnh của cả tập thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
Kết quả đánh giá hoạt động trải nghiệm là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại hạnh kiểm của TN
1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
* Cơ sở vật chất để thực hiện chương trình
Để giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho TN thông qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất là hết sức cần thiết, cơ sở vật chất không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện để giúp cho hoạt động đạt được mục tiêu GD Chẳng hạn để thực hiện tốt chủ đề “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” thì không thể thiếu được các phương tiện như: loa, âm ly, băng hình, tranh ảnh, tài liệu, máy chiếu… phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động như
“hội vui học tập”, “thi tìm hiểu về văn hóa dân tộc”, “thi kể chuyện lịch sử”, “biểu diễn văn nghệ”
Trong thực tế các trường THCS ở nói chung và đặc biệt là ở một số trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân nói riêng kinh phí chi cho các hoạt động còn kiêm tốn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của các hoạt động
Trang 3929
* Năng lực của người thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm
Năng lực của người thực hiện chương trình giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho TN qua hoạt động trải nghiệm là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi hoạt động Đó chính là năng lực thực hiện của người phụ trách và sự tham gia của TN Hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng đa dạng và phong phú với nhiều chủ đề khác nhau
và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức, do đó đòi hỏi người thực hiện phải
có năng lực như: hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết kế, tổ chức (lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp), tìm kiếm các biện pháp thực hiện chương trình, tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức tìm kiếm cái mới…
Với đặc trưng hoạt động trải nghiệm là cách học “lồng ghép”, “tích hợp” nhưng lại khó “ép” các thành viên tham gia nên đòi hỏi người thực hiện ngoài việc thực hiện đúng chương trình còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học để tạo cho HS hoạt động, phong phú cuốn hút các thành viên Muốn làm được điều đó người thực hiện cần phải có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín Trong thực tế hiện nay, GV chưa được đào tạo có bài bản để thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm ở cộng đồng, một số người (GV) còn hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho thiếu niên, chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm, dẫn tới tư tưởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi, năng lực thực hiện còn hạn chế Chính điều này làm cản trở cho việc giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
* Tính tích cực và chủ động của thiếu niên
Thiếu niên - chủ thể của hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương Nếu bản thân chủ thể nhận thức không đúng đắn thì chủ thể đó sẽ tham gia chương trình một cách thụ động, gò bó, mang tính hình thức Do vậy,
để việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất cần giúp thiếu niên nhận thức rõ mục tiêu của thông qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng là mục tiêu phát triển con người Chính giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi con người từ đó giúp các em phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái độ và hoàn thiện nhân cách của mình
Trang 4030
Tiểu kết chương 1
1 Giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm toàn diện, bộ phận của hệ thống giáo dục ở trường THCS Với đặc thù riêng của hoạt động trải nghiệm, với nội dung và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình, hoạt động trải nghiệm đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để thiếu niên rèn luyện tính tích cực hoạt động rèn luyện phẩm chất, rèn luyện các kĩ năng để phát triển năng lực như: năng lực hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hợp tác Hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng với những hình thức đa dạng, nội dung phong phú, là những hoạt động không thể thiếu, giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng
2 Giáo dục văn hóa truyền thống của địa phương cho thiếu niên qua hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của dân tộc; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; tiếp tục củng cố rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã có từ cấp THCS để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu; giúp thiếu niên có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống địa phương