Quan sát quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm làm rõ cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và đặc biệt là biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ HƯƠNG THỦY
H×NH THµNH Kü N¡NG HîP T¸C CHO TRÎ 4 – 5 TuæI TH¤NG QUA HO¹T §éNG LAO §éNG ë TR¦êNG MÇM NON
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HOÀNG THỊ PHƯƠNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác
Người cam đoan
Trần Thị Hương Thủy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS.Hoàng Thị Phương, người đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trường Mầm non Hướng Dương, quận O Môn đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trong hội đồng đánh giá luận văn, đã cho tôi những đóng góp quí báu để tôi hoàn thành luận văn
Tác giả
Trần Thị Hương Thủy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cái mới của đề tài 5
9 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG 7
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu việc hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ thông qua hoạt động lao động 7
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới: 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở việt nam: 12
1.2 Kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 16
1.2.1.Khái niệm “kỹ năng hợp tác”: 16
1.2.2 Các yếu tố cấu thành của kĩ năng hợp tác: 19
1.2.3 Sự hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ MN: 19
1.2.4 Biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi : 22
1.3 Hoạt động lao động của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 22
1.3.1 Khái niệm “Hoạt động lao động” 22
1.3.2 Các hình thức lao đông của trẻ ở trường MN: 23
Trang 51.3.3 Đặc điểm hoạt động lao động của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 26
1.3.4 Vai trò của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi 29
1.4 Khái niệm “biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động” 31
1.4.1 Khái niệm “Biện pháp” 31
1.4.2 Khái niệm “biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động” 31
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động lao động ở trường MN 32
1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 – 5 tuổi 32
1.5.2 Đặc điểm môi trường hoạt động lao động của trẻ 34
1.5.3 Cách tổ chức các hoạt động lao động của giáo viên mầm non 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ MG 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG 38
2.1 Thực trạng của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động ở trường mầm non 38
2.1.1 Mục Đích điều tra: 38
2.1.2 Nội dung điều tra: 38
2.1.3 Cách tiến hành điều tra: 38
2.1.4 Kết quả điều tra: 40
2.2 Thực trạng mức độ hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 53
2.2.1 Mục đích khảo sát 53
2.2.2 Đối tượng khảo sát 54
2.2.3 Phương pháp khảo sát 54
2.2.4 Xây dựng tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 54
2.2.5 Kết quả khảo sát 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Trang 6Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ MG 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG 64 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 –
5 tuổi thông qua hoạt động lao động 64
3.1.1 Nguyên tắc 1: Biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 4-5 tuổi phải phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay 64 3.1.2 Nguyên tắc 2: Biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 4-5 tuổi phải phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 65 3.1.3 Nguyên tắc 3: Biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 4-5 tuổi phải phù hợp với đặc điểm hoạt động lao động của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 66
3.1.4 Nguyên tắc 4: Biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 4-5 tuổi phải phù hợp với quá trình hình thành KN hợp tác của trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động lao động 67
3.2 Một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động 68
3.2.1 Biện pháp 1: Lựa chọn các hình thức và nội dung lao động phong phú, hấp dẫn thu hút sự tham gia tích cực của nhiều trẻ 68 3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường làm việc cho trẻ phù hợp với hoạt động lao động theo nhóm 76 3.2.3 Biện pháp 3:Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự hợp tác trong quá trình lao động để rút ra kinh nghiệm cho bản thân 81 3.2.4 Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ tích cực thể hiện kinh nghiệm hợp tác trong hoạt động lao động tiếp theo 83
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89 Chương 4 THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ
NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG 91 4.1 Mục đích thực nghiệm 91
Trang 74.2 Nội dung thực nghiệm 91
4.3 Cách tiến hành thực nghiệm 91
4.3.1 Thời gian thực nghiệm: 91
4.3.2 Điều kiện tiến hành thực nghiệm 91
4.3.3.Cách đánh giá thực nghiệm 93
4.4 Kết quả thực nghiệm 93
4.4.1 Mức độ hình thành KNHT của trẻ nhóm ĐC và TN trước TN 93
4.4.2 Mức độ hình thành KNHT của trẻ nhóm ĐC và TN sau TN 97
4.4.3 So sánh mức độ hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi nhóm TN trước và sau thực nghiệm 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC
Trang 8GVMN Giáo viên mầm non
MNHD Mầm non Hướng Dương
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
1.1 Hợp tác là một đặc trưng cơ bản trong hoạt động của con người
Từ thuở sơ khai, con người đã có nhu cầu được hợp tác Cùng với sự phát triển, con người càng ý thức một cách đầy đủ giá trị của hợp tác trong hoạt động giữa con nguời với con người trong xã hội Con người không thể sống
và hoạt động để thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình nếu không có
sự hợp tác trong mối quan hệ với mọi người xung quanh Sức mạnh của con người chính là xã hội mà ở đó con người hợp tác với nhau để cùng tồn tại và phát triển Như vậy, sự hợp tác là cơ chế của sự tham gia mỗi cá nhân vào các mối quan hệ xã hội Điều này đã được C.Mác khẳng định: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng
Nó chỉ được hình thành khi trẻ được trực tiếp, chủ động tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội Sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống xã hội của cá nhân đó Kỹ năng hợp tác giúp cho người học lĩnh hội những giá trị xã hội trong quá trình tham gia vào hoạt động chung Nó là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách như: trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, đạo đức, thể chất khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được thử thách và ngày càng hoàn thiện hơn
1.2 Mục tiêu giáo dục mầm non trong chương trình đổi mới hiện nay là giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hướng đến phát triển ở trẻ những tiềm năng và năng lực tối đa Mục tiêu nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, gia đình và cộng đồng như: tự tin, mạnh dạn, tự lực linh hoạt, sáng tạo chia sẽ, hợp tác, nhân
Trang 10ái, hội nhập Trẻ 4 – 5 tuổi có nhu cầu hợp tác với những người xung quanh trong các hoạt động Trẻ cần phải sống hòa thuận, thông cảm, giúp đỡ bạn bè Chính nhờ sự hợp tác của trẻ thông qua các hoạt động ở trường mầm non
đã giúp trẻ có cơ hội được gần gũi với bạn bè, chia sẽ kinh nghiệm, cùng nhau hòa thuận, đàm phán, thiết lập mối quan hệ với bạn một cách chân thực và rõ nét nhất Như vậy, có thể khẳng định rằng: phát triển khả năng hợp tác cho con người là rất cần thiết và phải bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo Đây chính là thời điểm giáo dục thuận lợi và có hiệu quả
1.3 Việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động tham quan, hoạt động lễ hội và hoạt động sinh hoạt hàng ngày Trong đó hoạt động lao động là hoạt động có nhiều ứu thế trong việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ Bởi, trong lao động trẻ phải có sự phối hợp cùng nhau chặt chẽ, cùng làm việc và cùng chịu trách nhiệm với công việc của mình thì lao động mới đạt hiệu quả cao
1.4.Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy Việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi nói chung, trong hoạt động lao động chưa được các giáo viên đặc biệt quan tâm Đa số giáo viên các trường MN thành phố Cần Thơ luôn xem trọng việc dạy và học hơn là việc cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lao động hàng ngày Mặc dù, thỉnh thoảng giáo viên có tổ chức cho trẻ lao động nhưng chỉ là hình thức và cũng chưa hề quan tâm trẻ làm việc như thế nào? Có phối hợp tốt trong nhóm bạn hay không? Từ đó, trẻ không coi trọng lao động, không thấy được tầm quang trọng của hoạt động lao động đối với bản thân Do vậy, kỹ năng hợp tác của trẻ còn rất hạn chế, thậm chí không có sự thỏa thuận, phân công rõ ràng dẫn đến hậu quả trẻ không hề có trách nhiệm trong việc làm của mình, thiếu quan tâm đến nhau, đôi lúc còn xảy ra mâu thuẩn trong quá trình làm việc và cuối cùng công việc lao động thường bị bỏ dở giữa chừng, không có hiệu quả
Trang 11Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động” để
làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động lao động nhằm phát triển các kĩ năng xã hội cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể NC: Quá trình hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm Non
3.2 Đối tượng NC: Một số biện pháp hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động lao động
4 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động lao động cho trẻ như làm phong phú nội dung và hình thức lao động, xây dựng môi trường phù hợp để rèn luyện kĩ năng lao động hợp tác, tạo cơ hội cho trẻ chia
sẻ cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm về hợp tác và khuyến khích trẻ tích cực thể hiện kinh nghiệm hợp tác trong hoạt động lao động mới thì kĩ năng hợp tác của trẻ sẽ hình thành tốt hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động lao động
5.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động lao động
5.3 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động lao động.và rút ra những kết luận cần thiết
Trang 126 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Về đối tượng:
- Nghiên cứu trên 40 trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, tại trường mầm non Hướng Dương, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
- Điều tra 50 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại các trường
MN quận Ô môn, thành phố Cần Thơ
6.2 Về nội dung:
Nghiên cứu một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác thông qua hoạt động lao động trong các hoạt động và sinh hoạt của trẻ ở trường MN
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến quá trình hình thành kỹ năng hợp tác trong hoạt động lao động để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong quá trình tham gia vào hoạt động lao động để làm rõ đặc điểm kỹ năng hợp tác của trẻ và biểu hiện của chúng
Quan sát quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ 4 –
5 tuổi nhằm làm rõ cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và đặc biệt là biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ của GVMN
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra (Anket) đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức, biện pháp, kinh nghiệm, khó khăn của giáo viên trong việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong các hoạt động lao động
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, đàm thoại với giáo viên nhằm hiểu biết về nhận thức, thái độ của
họ đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong các hoạt động lao động
Trang 13Đàm thoại với trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non để tìm hiểu hứng thú, nhu cầu hợp tác với bạn và kỹ năng làm việc cùng nhau của trẻ, trong quá trình tham gia vào các hoạt động lao động
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành tổng kết kinh nghiệm của giáo viên mầm non về việc sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trong các hoạt động lao động
7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục hoạt động trong ngành mầm non về những vấn đề liên quan đến việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động lao động như: xây dựng phiếu điều tra, các tiêu chí đánh giá trẻ…
7.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Hướng Dương, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ để xác định hiệu quả của nó
7.2.7 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng một số phép tính thống kê để sử lý thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu
8 Cái mới của đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 –
5 tuổi trong hoạt động lao động
Đánh giá thực trạng mức độ hình thành hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN và biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động lao động
Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động lao động
Trang 149 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Hình thành kỹ năng hợp tác
cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua các hoạt động lao động”
Chương 2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4
– 5 tuổi thông qua hoạt động lao động
Chương 3 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho
trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động
Trang 15Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu việc hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ thông qua hoạt động lao động
Kỹ năng hợp tác là một trong những kỹ năng sống quan trọng Kỹ năng hợp tác giúp cho con người có thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng hợp tác trong lao động Kỹ năng này cần được rèn luyện ngay từ tuổi mầm non Bởi trong lao động hình thành
ở trẻ những phẩm chất đạo đức như: tinh thần tập thể, kiên trì, trách nhiệm, ý thức… Chính vì thế, việc hình thành kỹ năng hợp tác của con người trong lao động đã được rất nhiều nhà Tâm lý - Giáo dục nghiên cứu và quan tâm
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới:
1.1.1.1 Nghiên cứu về dạy học hợp tác và việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ MN
a Nghiên cứu về dạy học hợp tác:
- George Bernard Shaw, nhà soạn kịch nổi tiếng người anh, từng đoạt giải nobel văn học đã nói: “Bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau thì bạn và tôi mỗi người có một quả táo Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng và chúng ta trao đổi ý tưởng cho nhau, thì tôi
và bạn mỗi người có hai ý tưởng”
Phát triển tư tưởng của Bernard Shaw, dạy học hợp tác đã và đang là một trong những xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỹ XXI Dạy học họp tác góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nó không chỉ giúp cho người học nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực giao tiếp và khả năng hợp tác – một trong những phẩm chất cần thiết quan trọng của con người mới trong giai đoạn hiện nay
Trang 16Ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian cho rằng người học sẽ có rất lợi nếu biết nói những điều mình hiểu cho người khác cùng hiểu Đến thế kỷ thứ XVII, Jan Amôt Komenxki (1592 - 1670) tin rằng học sinh sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình [97, tr.15] Các nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi tích của việc học HTHT, HS học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trường học tập thuận lợi
Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Reverend Bebel và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, họ chia học sinh thành từng nhóm để hoạt động Thông qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt
Ý tưởng HTHT được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ và đã nhận được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như John Dewey, Roger Parker, Morton Deutch Họ đề cao khía cạnh xã hội của việc học tập và cũng nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục học sinh một cách dân chủ
Dạy học hợp tác được áp dụng ở các nước Phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Năm 1789, Linh mục A Bel và các thầy giáo đã đưa
ra hình thức dạy học tương trợ Với hình thức dạy học này, người học được chia ra thành từng nhóm hoạt động, giáo viên tạo điều kiện cho người học được cùng nhau trò chuyện, đàm thoại, hợp tác chia sẻ, giúp đỡ nhau tìm hiểu, khám phá đối tượng nhận thức nhằm hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác cho người học đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học
John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác và đầu những năm 1900 Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục là quad trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc một quá trình khai sáng giúp con người sử dụng có hiệu quả vốn kiến thức của mình; thì John Dewey lại có một quan niệm khá
Trang 17độc đáo: Gióa dục là chính bản than cuộc sống của mỗi người (Education is life itself) Ông luôn nhấn mạnh vai trò của giáo dục và coi giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong một xã hội dân chủ
J Dewey cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hoá trong một thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học [98, tr.17]
Elliot aronson (Mỹ) với mô ình lớp học Jigsawđầu tiên (1978) đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác Nhiều công trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng, thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua Bởi vì kết quả cạnh tranh khiến cho một người thành công trên thất bại của người khác và đương nhiên điều đó sẽ làm giảm hiệu quả làm việc; Mặc khác môi trường cạnh tranh chú trọng vào việc thúc đẩy người ta làm việc xuất sắc hơn người khác, chứ không phải là cùng nhau làm việc tốt
Theo Alfie Koln , nguyên nhân khiến cho hợp tác luôn đem lại kết quả cao hơn so với cạnh tranh, là vì tư tưởng cạnh tranh (chỉ có được hoặc mất) sẽ làm cho người ta căng thẳng và lo lắng hơn trong cuộc đua còn trong môi trường hợp tác, mọi người đều muốn làm việc và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được mục đích
Với rất nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1981đến năm 1989 về giáo dục hợp tác, D W.Johnson, Roger T.Johnson và các cộng sự của mình đã nhận thấy rằng giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn các hình thức giáo dục khác (Từ tiểu học đến phổ thong trung học) Đến năm
1996, lần đầu tiên phương pháp dạy học hợp tác được đưa vào chương trình học chính thức hằng năm của một số trường đại học ở Mỹ
Khởi đầu các công trình nghiên cứu của mình về học hợp tác, từ năm 1975-1991 hai tác giả D Johnson và R Johnson đã cho xuất bản cuốn “Học
Trang 18cùng nhau và học độc lập” Các tác giả đã chỉ ra và phân tích những yếu tố cơ bản của học hợp tác bao gồm: sự phụ thuộc tích cực, sự tương tác đối mặt, sự
có trách nhiệm cá nhân, sự lĩnh hội và sử dụng các kỹ năng nhóm nhỏ và liên
cá nhân, sự nhận xét nhóm Các tác giả cũng phân tích được vai trò và mối quan hệ trong ba mô hình học tập: hợp tác, tranh đua và cá nhân [18] Họ cho rằng: sự hợp tác của trẻ chỉ được hình thành bằng cách tổ chức nhóm Sự hợp tác phụ thuộc vào sự tích cực tham gia của các thành viên trong nhóm Mỗi người chỉ có thể thành công khi mọi người trong nhóm cùng thành công
J Cooper, và các tác giả khác (1990) cho rằng: học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung
Theo D W.Johnson, Roger T.Johnson & Holubec (1988): Học tập hợp tác là những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học Có 5 đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động tương hỗ; các năng lực
xã hội; đánh giá trong các nhóm; đánh giá trong các nhóm Những năm gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường đại học Minnesota, Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác
đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay
b Nghiên cứu về hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ MN:
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trường phái Tâm lý học Xô Viết, đi đầu là các nhà Tâm lý học như: L.X Vưgotxky, D.B Enconhin, A.N Leonchep… các nhà Tâm lý học này đã đưa ra một cách nhìn mới về bản chất
xã hội về trò chơi trẻ em và bắt đầu đề cập đến tính hợp tác trong trò chơi
Trang 19L.X Vưgotxky cho rằng: mâu thuẫn và sự giải quyết mâu thuẫn là những đặc điểm quan trọng của sự phát triển Xuất phát từ quan điểm này, ông đã nhấn mạnh sự cần thiết của sự thỏa thuận và hợp tác với bạn bè trong trò chơi Ông cho rằng chính sự hợp tác này đã “đẩy” sự hiểu biết và nhận biết của trẻ vượt ra ngoài phạm vi chức năng phát triển bình thường [43, 281-305]
Trong quyển “Tâm lý học trò chơi” của tập thể các nhà Tâm lý - Giáo dục Xô viết, tác giả D.B Enconhin đã tổng hợp các thành tựu cơ bản nghiên cứu về trò chơi Trong trò chơi - thực hành việc phối hợp các hoạt động chơi mang tính tập thể… dần hình thành tính hợp tác với bạn bè trong khi chơi
Trong quyển “Tâm lý học trẻ em” của tác giả Anna Lyulin Skaja, bà khẳng định “Trong dạng thức phát triển nhất của nó, chơi là một hoạt động tập thể, những trẻ tham gia trò chơi gắn bó với nhau trong quan hệ hợp tác” [44, 151]
Như vậy, vấn đề nghiên cứu, về việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ
là vấn đề cần thiết trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của sự nghiệp giáo dục mầm non
1.1.1.2 Những nghiên cứu về lao động và vai trò của nó đối với việc hình thành KNHT
Những tư tưởng của L.S Vưgôtxki (1986 – 1934) có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý học trẻ em xô viết Lý luận về sự phát triển chức năng tâm lý bậc cao của ông là một cống hiến quan trọng Nó được hình thành trong những năm 20 – 30 Vưgôtxki đã nêu lên tư tưởng cho rằng, lao động, hoạt động có công cụ làm biến đổi kiểu hành vi của con người, khiến cho con người khác với động vật Sự khác biệt này thể hiện ở tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động của họ [46]
Trong quyển “Phương pháp học tập và làm việc của các bậc thầy” có nêu: Chỉ có một số ít người trên trái đất này có thể hiểu được sự căng thẳng đầu óc ghê gớm và trước hết là sự lao động quên mình mà không có nó thì
Trang 20những sáng tạo của trí tuệ mở những con đường mới cho khoa học không thể nào thực hiện được…[tr105]
Paxtơ nói với thanh niên về công trình của mình: Chẳng có thiên tài đặc biệt nào đâu, chỉ có lao động cần cù, người ta mới có thể đạt được những cái
gì cao cả, đẹp đẽ [Phương pháp học tập và làm việc của các bậc thầy, tr107]
Trong giáo dục mẫu giáo N.K.Krupkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu giáo những hình thức lao động đơn giản vừa sức trẻ A.S Makarenkô đã nêu lên vai trò quan trọng của các hình thức lao động đơn giản của trẻ, Ông nhận thấy rằng, trong lao động sẽ hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, sự tự tổ chức hành vi có mục đích của trẻ Trẻ biết lao động thì cũng biết giá trị của nổ lực lao động, biết tôn trọng lao động của người khác, chú ý nhiều hơn với những người cần giúp đỡ Cũng như N.K.rup Skaia, A.S Makarenkô rất chú trọng lao động tập thể của trẻ trong đó xuất hiện ý thức trách nhiệm chung của thành viên Ông viết: Sự cố gắng lao động chung, công việc trong tập thể, sự giúp đỡ của con người lao động, mối quan
hệ phụ thuộc giữa mọi người lao động mới có thể tạo ra thái độ đúng đắn giữa con người với nhau (Makarenkô A.S toàn tập, tập III, tr 397) [trích trong giáo dục học mầm non, tập 2, tr196, 197]
1.1.2 Những nghiên cứu ở việt nam:
1.1.2.1 Nghiên cứu về kỹ năng hợp tác ở việt nam
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn Việt nam, một số nhà Tâm lý - Giáo dục học đã đề cập đến sự hợp tác của trẻ như sau:
Tiến sĩ Phan Trọng Ngọ, Tiến sĩ Đinh Thị Tứ tác giả của sách tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, nhà xuất bản giáo dục, 2007, [8, tr172, 183] cũng đề cập đến vấn đề”Các khía cạnh ảnh hưởng của bạn đến sự phát triển của trẻ: Vai trò của bạn ngang đối với trẻ, sự tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ em các mô hình kỹ năng xã hội cơ bản, phát triển các ứng xr
Trang 21với bạn và người XQ…” Điều này có thể hiểu rằng bạn bè ngang hàng là những tác nhân củng cố hành vi XH được lặp lại ở trẻ em Bạn bè ngang hàng
là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của mình, và là tấm gương phản chiếu
và điều chỉnh hành vi của trẻ em Sự tương tác của trẻ diễn ra trong các hành động chơi có tính hợp tác…Vì khi xuất hiện các trò chơi cần có sự hợp tác với nhau thì trẻ mới thật sự có tiêu chuẩn về bạn và sự kết bạn, trẻ mong đợi những gì mà bạn có thể mang đến cho trẻ như: Sự chia sẻ cảm xúc với nhau, sẳng sang ắng nghe và đáp ứng yêu cầu của bạn theo cách tích cực
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong quyển “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, “Tâm lý học trẻ em - tập 2”, “Giáo dục trẻ trong nhóm bạn bè”,
“Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt long cho đến 6 tuổi)”, NXB đại học sư phạm, 1997, cũng đã đề cập đến việc hình thành kỹ năng hợp tác qua TCĐVTCĐ Tác giả nhấn mạnh đối với trò chơi đóng vai, trẻ không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm chơi với nhau, tức là chơi với bạn Chính đặc điểm này thúc đẩy, phát triển sự hợp tác của trẻ [33]
Tác giả Liêm Trinh với quyển sách “Rèn luyện nhân cách cho trẻ” cho rằng: cần rèn luyện tính hợp tác của trẻ qua việc bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khác những gì mình có và tôn trọng ý kiến của người khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [36]
Giáo dục học mầm non (tập 1) do Đào Thanh Âm (chủ biên) đã nêu: Mỗi đứa trẻ là một cá thể và được lớn lên trong mối quan hệ xã hội Vì thế quá trình giáo dục trẻ em ở nhà trẻ - mẫu giáo cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm, giữa giáo dục chung với giáo dục riêng từng trẻ trong nhóm bạn bè [108]
Trong quyển “Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo” của Lê Minh Thuận đã đề cập đến tính hợp tác với bạn
Trang 22bè của trẻ mẫu giáo qua các TCĐVTCĐ, tác giả đã xây dựng cách hướng dẫn trò chơi phân vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo theo các giai đoạn, lứa tuổi với mục đích phát triển nhân cách trẻ [37]
Tác giả Phạm Thị Thu Hương với đề tài “Một số biện pháp hình thành tính hợp tác qua TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” đã đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành tính hợp tác cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong TCĐVTCĐ như: tạo tình huống trong quá trình chơi của trẻ, mở rộng mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi [17]
Tác giả Hồ Thị Ngọc Trân cho rằng: sự hợp tác của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi bắt đầu được hình thành thông qua hoạt động vui chơi Tác giả khẳng định: nhờ sự hợp tác trong hoạt động vui chơi mà dần dần trẻ học được cách thiết lập mối quan hệ đúng đắn trong xã hội [35, 17]
Tác giả Vũ Thị Nhâm chỉ ra một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCĐVTCĐ: khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau, tạo không gian chơi và bố trí nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải trong các góc chơi để kích thích trẻ tích cực hợp tác với nhau [25]
Trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” thì tích cực hợp tác là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm - quan hệ xã hội cần rèn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cũng đưa ra các chỉ số thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe ý kiến của mình với người khác, trao đổi ý kiến với người khác, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác [2]
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả nêu trên đã đề cập đến sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng hợp tác nhằm góp phần phát
Trang 23triển và hoàn thiện nhân cách trẻ Tuy nhiên việc đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 4 -5 tuổi trong các hoạt động nói chung và hoạt động lao động nói riêng vẫn còn là khoảng trống ít ai quan tâm
1.1.2.2 Những nghiên cứu về lao động
Trong “tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng cho đến 6 tuổi” của Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) có nêu rõ: Nếu công việc của mỗi đứa trẻ được coi là một bộ phận công việc của cả nhóm và kết quả lao động của những đứa trẻ riêng biệt được đánh giá trên cơ sở kết quả chung của toàn nhóm, chất lượng công việc của mỗi đứa trẻ có ý nghĩa quyết định đối với công việc của toàn nhóm, thì điều đó sẽ tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm với công việc chung và đó là những điều cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này
Giáo dục học mầm non – tập II, của tác giả Đào Thanh Âm (chủ biên)
đã chỉ rõ : Lao động có vai trò rất lớn trong việc hình thành các phẩm chât đạo đức cho trẻ như lòng yêu lao động, sẵn sàng lao động không những cho mình, cho người thân mà còn vì lợi ích chung của tập thể, cho xã hội từ đó hình thành thái độ lao động cộng sản chủ nghĩa Giúp trẻ nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản Hình thành các quan hệ tập thể trong lao động, tinh thần tương trợ và niềm vui cho kết quả chung của tập thể Lao động còn hình thành ở trẻ tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì, vượt khó…[tr196, tr197]
Mác khẳng định: “Để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, với tư cách là con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi
có lý trí, để con người vận động xung quanh mình, nghĩa là vận động cái mặt trời thật sự của mình”
Lao động ý thức và có mục đích, theo mác, là cơ sở thực tiễn để tạo ra mọi vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề nói trên Với hình thức lao động đó con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà còn qua đó “Làm
Trang 24thay đổi bản tính của con người”, nghĩa là “phát triển những tiềm lực đang ngáy ngủ trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của của mình” Đó chính là những hoạt động mang tính giống loài của con người mà với những hoạt động ấy, thực tiễn lao động có ý thức là gạch nối con người với tự nhiên: Ngoài thực tiễn ấy ra thì sẽ không còn có gì khác, đó chính là điểm cốt tử trong tư tưởng của mác “Một bên là con người
và lao động con người, bên kia là tự nhiên và vật liệu của tự nhiên – thế là đủ”
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy,
là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiêm thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ Chính vì vậy, Ăngghen coi: lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não của con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức
lao động và ngôn ngữ chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức [Tr 50, 51 – Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa mác – lênin]
1.2 Kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
1.2.1.Khái niệm “kỹ năng hợp tác”:
1.2.1.1 Khái niệm “Kỹ năng”
Hiện nay, trong Tâm lý học và Lý luận dạy học khi nghiên cứu về kỹ năng có hai quan điểm
Quan điểm 1: xem kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác Đại
diện cho quan điểm này có các tác giả: V.A Kruchetxki, N.D Levitovxam, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng…
Tác giả V.A Kruchetxki cho rằng: “kỹ năng là thực hiện một hành động hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [20,88]
Trang 25Tác giả N.D Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế [21]
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động,
có kỹ năng [ 38, 65]
Quan điểm 2: Coi kỹ năng nghiêng về mặt biểu hiện năng lực của con người
Các tác giả có cùng quan điểm này: Paul Herrey, Ken Blanc Hard, P.A Rudich, Vũ Dũng, Nguyễn Thị Thúy Dung, Huỳnh Văn Sơn,…
Từ điển Tiếng Việt (1997) định nghĩa: “kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [31, 157]
Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa:
“kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [10]
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2009) cho rằng: “kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách tiến hành đúng đắn kỹ thuật của hành động trên
cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vốn có về hành động đó”
Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009) quan niệm “kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người” [28, 06]
Các quan điểm trên về hình thức diễn đạt tuy có vẻ khác nhau nhưng thực chất chúng không mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau Sự khác nhau là ở
Trang 26chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong các tình huống khác nhau Từ những quan điểm trên, chúng tôi xác định:
“Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có phù hợp với những điều kiện nhất định”
C Mác định nghĩa: “hình thức LĐ của nhiều người làm việc bên nhau
và với nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất khác nhau, nhưng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác” [39, 176]
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, việc tiếp thu khái niệm “ Hợp tác” của kinh tế học đã dẫn đến “tương tác xã hội” trong Tâm lý học Nghĩa là: sự tác động qua lại ít nhất là của hai cá nhân trong một hoạt động bất kỳ nào đó thuộc một hoạt động trong cuộc sống diễn ra theo một hệ quy chiếu không gian, thời gian chung [19, 01]
Như vậy có thể hiểu:“Hợp tác là quá trình tương tác xã hội trong đó
con người chung sức, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong một công viêc, một lĩnh vực nào đó nhằm đạt được mục đích chung”
1.2.1.3 Khái niệm “Kĩ năng hợp tác”
Từ khái niệm “Kỹ năng” và “Hợp tác” chúng tôi chúng tôi thấy khái niệm “Kỹ năng hợp tác” được hiểu như sau:
Trang 27“Kỹ năng hợp tác là khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả
một hành động, một công việc nào đó của con người dựa trên những tri thức
và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định”
1.2.2 Các yếu tố cấu thành của kĩ năng hợp tác:
Trong kĩ năng hợp tác phải chứa đựng các yếu tố đảm bảo sự hợp tác
có hiệu quả sau đây:
Quan hệ phụ thuộc tích cực : Kết quả hoạt động của cả nhóm chỉ có được
khi có sự phối hợp làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm
Trách nhiệm cá nhân : Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm
thực hiện một phần của công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung
Khuyến khích sự tương tác : Trong quá trình hợp tác cần có sự trao đổi,
chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung của nhóm
Rèn luyện các kỹ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn kĩ
năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định…
Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm thường xuyên rà soát công việc đang làm
“Chúng ta đang làm như thế nào?” và kết quả ra sao Có thể đưa ra ý kiến nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các hoạt động và kết quả của nhóm
1.2.3 Sự hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ MN:
Khoa học phát triển đã chỉ ra rằng, những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển của mỗi con người Từ 0 – 5 tuổi là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ Sự phát triển ấy phụ thuộc hoạt động chủ đạo của trẻ Thông qua các hoạt động hàng ngày sẽ giúp trẻ dần hình thành kỹ năng hợp tác trong quá trình tham gia vào hoạt động
Trang 28Vào độ tuổi mẫu giáo có nhiều hình thức hoạt động phong phú đã xuất hiện như: vui chơi, học tập, lao động….Các hoạt động ấy sẽ dần hình thành khả năng hợp tác cho trẻ Trong đó vui chơi đóng vai trò trung tâm, vì mới chuyển sang vị trí chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa đạt tới dạng chính thức mà chỉ ở dạng sơ khai Do vốn kinh nghiệm của trẻ quá ít ỏi nên việc
mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn rất bị hạn chế Chủ đề và nội dung chơi của trẻ mẫu giáo bé còn chật hẹp nghèo nàn
Ở giai đoạn đàu của tuổi mẫu giáo trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau Trẻ còn bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi, nên việc chơi của trẻ nhiều khi vần còn mang tính chất của việc chơi một mình Trẻ chỉ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo từng nhóm nhỏ Trong học tập
và lao động , trẻ cũng chưa thể hiện được sự hợp tác Bởi tuổi này chỉ làm theo sự bắt chước trẻ chưa có ý thức trách nhiệm trong hoạt đông,khả năng tập trung chú ý còn hạn chế, chưa hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao Còn
lơ là trong mọi hoạt động
Được chơi và hoạt động thường xuyên trẻ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chơi cùng nhau, chơi cạnh nhau, thường hay khoe đồ chơi với nhau, lúc này trẻ bắt đầu muốn chia sẻ cùng bạn khi chơi Đây là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn chơi cùng nhau ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi Ở lứa tuổi này, môi trường tiếp xúc được mở rộng hơn, trẻ có ít nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, biết lắng nghe, hiểu và thực hiện theo yêu cầu, Vì thế: trong các hoạt động trẻ bắt đầu
có nhu cầu chơi và hoạt động cùng nhau trong nhóm bạn bè Mặc dù có nhu cầu chơi cùng bạn nhưng biếu hiện hợp tác của trẻ lúc ban đầu còn rất mờ nhạt, ví dụ: trong lúc tham gia hoạt động trẻ chỉ biết thực hiện nhiệm vụ của mình, chưa quan tâm đến bạn cùng chơi, công việc thực hiện trong nhóm còn rời rạc, chưa biết phối hợp một cách nhịp nhàng Nguyên nhân là do bước đầu trẻ chưa quen với kỹ năng hợp tác trong công việc cũng như trong vai
Trang 29chơi, mặc khác trẻ tham gia là nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi và làm việc của trẻ chứ trẻ chưa xác định được nhiệm vụ của mình, chính vì vậy, mà trẻ còn lơ
là trọng hoạt động từ nguyên nhân đó dẫn đến hiệu quả không cao trẻ chưa đánh giá được kết quả của nhóm
Được tham gia chơi và hoạt động cùng nhau, dần dần trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi Một “xã hội trẻ em” được hình thành nhờ kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi thành thạo, nên việc chơi với nhau trong nhóm bạn bè đã trở thành nhu cầu Khi chơi trẻ biết chọn bạn để chơi, lựa chọn chủ đề chơi, biết phối hợp cùng nhau trong việc: Chuẩn bị đồ chơi, cùng lựa chọn đồ chơi, cùng bàn bạc, thảo luận, đưa ra ý tưởng và cùng chia sẽ, biết phân công vai chơi – nhận vai
và thực hiện nhiệm vụ của mình Một trò chơi của trẻ mãu giáo nhỡ thường có nhiều vai chơi hơn trẻ mẫu giáo bé Ví dụ cùng một chủ đề chơi “Bệnh viện”, nhiều khi chỉ cần cái ống nghe để trẻ mẫu giáo bé áp vào ngực con búp bê là
đủ Nhưng đối với trẻ mẫu giáo nhỡ thì cần phải thêm nhiều nhân vật khác nữa: người mẹ đưa con đi khám bệnh, thậm chí còn thêm cả bác xích lô chở bệnh nhân Ở bệnh viện không chỉ có bác sĩ mà có cả y tá nhận bệnh nhân thêm cả cô cấp dưỡng…Như vậy các quan hệ trong trò chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ ở giai đoạn này được mở rộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé Vào cuối
độ tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ còn biết liên kết các trò chơi theo các chủ đề khác nhau làm cho các mối quan hệ thêm phong phú hơn Không những trong hoạt động vui chơi không mà trẻ mẫu giáo nhỡ còn có quan hệ, hợp tác tốt trong hoạt động lao động như: Cùng nhau chăm sóc vườn rau, trẻ biết phân công, công việc trong nhóm như: Chuẩn bị dụng cụ lao đông, nhổ cỏ, tưới rau, bắt sâu….biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lao động và cùng nhau làm việc một cách vui vẽ và thích thú cùng có trách nhiệm chung với công việc của nhóm Trẻ còn tự đánh giá nhận xét được công việc cũng như kết quả
Trang 30của nhóm[Trích “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi)”, Nguyễn Ánh tuyết chủ biên, 87-2006 (tr 224, 225 ]
1.2.4 Biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi :
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ biết chia sẽ cùng bạn trong các hoạt động, đặc biệt trong hoạt động vui chơi và hoạt động lao động Trong hoạt động trẻ biết hợp tác với bạn biết thảo luận, bàn bạc, thỏa thuận phân công công việc cho nhau, biết phối hợp cùng nhau để tạo ra một sản phẩm hay một kết quả nào
đó Tuổi này trẻ thích thú với công việc của mình, cảm xúc phát triển mạnh nên trẻ cũng thích quan tâm lẫn nhau trong hoạt động để chia sẽ những ý tưởng hay của mình và đồng thời trẻ cũng muốn thể hiện khả năng của mình trước mọi người…Ngoài ý thức hợp tác trẻ cũng đã có tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến công việc chung, trẻ hiểu rõ công việc của nhau và sẳng sàng giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc Trẻ cùng nhau làm việc với tinh thần hợp tác vui vẽ cởi mở và luôn sẳng giúp đỡ khi có người khác cần đến Tuy nhiên, ở độ tuổi này đôi khi trẻ cũng còn biểu hiện lấn lướt bạn, trẻ thường muốn người khác phục tùng mình, đôi lúc trẻ có biểu hiện giành vai chơi hoặc muốn làm một chức vụ trong nhóm…[www.elib.vn/tag/bieu-hien-cua-su-hop-tac.html]
1.3 Hoạt động lao động của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN
1.3.1 Khái niệm “Hoạt động lao động”
1.3.1.1 Khái niệm “Hoạt động”
Trong tâm lý học có nhiều định nghã khác nhau về hoạt động:
- Theo sinh lý học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lường thần kinh và cơ
bắp của con người tác động vào hiện thực cách quan nhằm thõa mãn nhu cầu của mình
Quan điểm trên đồng nhất hoạt động của con người với hành vi con vật
- Theo tâm lý học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại
của con người; là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực,
Trang 31thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về con người
- Xét về phương diện loài: hoạt động của con người là sự tác động tích
cực của con người với thế giới khách quan để tạo ra sản phẩm
- Xét về phương diện cá thể: Hoạt động của cá thể quyết định sự tồn tại
của cá thể Hoạt động là quá trình tác động tích cực của con người vào thế giới khách quan Kết quả tạo ra sản phẩm về phía thế giới (Đồ vật, tri thức
Và tạo ra sản phẩm về phía con người (Hình thành nhân cách tân lý mới)
- Trong từ điển tiếng việt: Hoạt động là vận động, cử động, những việc
làm có liên quan chặt chẽ với nhau
Vậy, Từ các khái niệm trên ta có khái niệm về hoạt động như sau:
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người (chủ thể)
1.3.1.2 Khái niệm “Lao động”
- Lao động : là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm
thay đổi các vật thể tự nhiên, phù hợp với nhu cầu con người
- trong từ điển tiếng việt thì: lao động là hoạt động có mục đích nhằm tạo lợi ích cho con người và xã hội
1.3.1.3.Khái niệm “Hoạt động lao động” của trẻ 4-5 tuổi
Từ những khái niệm trên, chúng ta rút ra được khái niệm về hoạt động lao động của trẻ mầm non:
Hoạt động lao động của trẻ mầm non là hoạt động có mục đích, có kế hoạch được trẻ thực hiện bằng những hành động để tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm nhất định
1.3.2 Các hình thức lao đông của trẻ ở trường MN:
Lao động của trẻ ở trường MN rất đa dạng Điều này cho phép duy trì hứng thú hoạt động của trẻ, thực hiện giáo dục toàn diện
Trang 32Trong “giáo dục học mầm non tập II, của Đào Thanh Âm (chủ biên)” đưa ra bốn hình thức lao động cơ bản, đó là: Lao động tự phục vụ, lao động sinh Hoạt, lao động trong thiên nhiên và lao động thủ công
Trong quyển “hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” (Trẻ 4 – 5 tuổi) Đã đưa ra ba hình thức lao động : Lao động tự phục vụ, Lao động trực nhật, Lao động tập thể Với chương trình mới hiện nay, tại các
cở sở giáo dục mầm non đang thực hiện theo ba hình thức này:
1.3.2.1 Lao động tự phục vụ:
Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thõa mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nhằm chăm sóc cho bản thân mình (Tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn giường ngủ, chuẩn bị chỗ làm việc, chải đầu, đi giày dép…) Lao động tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày của trẻ Do hành động được lặp đi, lặp lại hàng ngày, các kỹ xảo tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ nắm kinh nghiệm thực tế và độc lập hành động đồng thời trẻ ý thức được mọi người đều có trách nhiệm lao động liên quan đến nhu cầu sống hàng ngày của mình Lao động tự phục vụ bắt đầu được nhận thức như một trách nhiệm, như là sự bắt buộc [trích giáo dục học mầm non, tập II, Đào Thanh Âm, chủ biên – Tr204]
Ở lứa tuổi này trẻ đã có những kỹ năng tự phục vụ đơn giản Vì vậy, ngoài việc củng cố những kỹ năng trước đây, cần có yêu cầu cao hơn như:
- Trẻ phải độc lập trong việc rửa tay, rửa mặt, mặc và cởi quần áo…
- Hình thành thói quen lao động tự phục vụ
- Hình thành kỹ năng sẳng sàng giúp đỡ nhau (Giúp đỡ bạn và yêu cầu bạn giúp đỡ), hợp tác cùng nhau
- Để củng cố kỹ năng tự phục vụ ở trẻ, hàng ngày, quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện đúng các thao tác tự phục vụ, giúp đỡ nhau Trong giờ chơi phân vai, gợi ý cho trẻ luyện tập các kỹ năng tự phục vụ: rửa mặt, rửa tay, đi tất cho
Trang 33búp bê…phối hợp với phụ huynh hàng ngày tạo điều kiện cho trẻ thực hiện lao động tự phục vụ và giúp đỡ bố mẹ trong công việc nội trợ để luyện tập kỹ năng lao động ở nhà [Trích “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” – Nhà xuất bản giáo dục việt nam – Tr160]
Tạo điều kiện để tất cả trẻ đều được luân phiên nhau trực nhật, khi phân công trực nhật, chú ý để cho nhóm trực nhật có trẻ khỏe, nhanh nhẹn cùng làm với trẻ yếu, chậm Tuy nhiên, cần chú ý đến nguyện vọng, ý thích, mong muốn được làm việc cùng nhau của trẻ Nếu đến ngày mà có trẻ trực nhật nghỉ học, đề nghị trẻ khác xung phong trực nhật thay bạn điểm danh xong, nhắc cả lớp nhìn vào bảng phân công trực nhật để trẻ biết bạn nào được trực nhật trong ngày [Trích “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” – Nhà xuất bản giáo dục việt nam – Tr160]
1.3.2.3 Lao động tập thể:
Lao động tập thể (Theo nhóm lớn và nhóm nhỏ) Sau khi trẻ được làm quen với việc thực hiện nhiệm vụ lao động được giao, có thể tổ chức cho trẻ
Trang 34lao động tập thể Lao động tập thể nhằm hình thành kỹ năng, thói quen lao động cùng nhau, tạo ra mối quạn hệ tốt trong tập thể như: cùng tiếp nhận nhiệm vụ lao động chung, cùng thỏa thuận, phối hợp hành động, chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau, cùng chịu trách nhiệm về hiệu quả lao động, hình thành khả năng đánh giá…
Ở cuối lớp mẫu giáo nhỡ, tổ chức lao động toàn lớp, có thể dưới hình thức tổ chức các nhóm thực hiện nhiệm vụ chung: Nhóm xếp lại giá đồ chơi; xếp lại mũ nón; lau rửa, sắp xếp bàn ghế; chăm sóc cây, con vật nuôi,…
Thông qua lao động tập thể, bước đầu trẻ có một số kỹ năng tổ chức công việc của mình, của nhóm một cách hợp lý, biết phối hợp làm việc; biết thu dọn dụng cụ sau khi làm việc (lau chùi sạch sẽ, để đúng nơi qui định); biết nhận xét về công việc của bạn, của mình
Để thực hiện công việc, gợi ý cho trẻ tự nhận công việc hay tự phân công nhau trong nhóm, bầu nhóm trưởng (Nếu cần), gợi ý để trẻ liệt kê những công việc cần làm, cần những dụng cụ gì và sẽ làm như thế nào [Trích “Hướng dẫn
tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” – Nhà xuất bản giáo dục việt nam – Tr161]
1.3.3 Đặc điểm hoạt động lao động của trẻ 4-5 tuổi ở trường MN
Để thực hiện các nhiệm vụ lao động cho trẻ mẫu giáo cần xem xét tất cả các yếu tố tạo nên bản chất của quá trình lao động Lao động của trẻ MN có một số đặc điểm sau [TL sô Tr199 – Tr 203]:
1.3.3.1 Đặt mục đích:
Lao động của trẻ mẫu giáo phải phục tùng các mục tiêu dạy học và giáo dục mẫu giáo trong quá trình LĐ, lúc đầu giáo viên phải đặt mục đích cho trẻ Song ở lứa tuổi mẫu giáo lại thường gặp những hành động theo trình tự Khác với những hành động có mục đích, nó có thể nhắc lại nhiều lần mà không theo đuổi một nhiệm vụ nhất định, trẻ hành động vì thích thú, vì bản thân của quá
Trang 35trình thực hiện hành động chứ chưa phải là kết quả của hành động Tính hợp
lí của hành động xuất hiện trên cơ sở bắt chước Ngay từ đầu sự bắt chước đã mang tính chất trí tuệ, bản thân quá trình bắt chước đòi hỏi trẻ phải hiểu rõ ý nghĩa hành động của người khác, không hiểu thì không thể bắt chước người lớn đang dạy học, viết, xây nhà… bản thân sự bắt chước là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự hiểu biết bước đầu Hiểu hành động là một điều kiện của bắt chước, là điều kiện quan trọng đối với hành động định hướng đơn giản đầu tiên ở trẻ từ 1-2 tuổi Sau này ở lứa tuổi 4-5 tuổi đó là một hình thức lao động trong gia đình, lao động tự phục vụ và lao động thủ công
Giáo viên cần giúp trẻ đạt được mục đích của hành động, nên tổ chức hoạt động chơi theo nhóm từ 2-3 trẻ trong đó các em cần phối hợp hoạt động với nhau Giáo viên nên hướng dẫn gợi trẻ nhận thức và thực hiện được mục đích đề ra đồng thời trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể tự xác định được mục đích trong những công việc quen thuộc hàng ngày như: Xếp gọn đồ chơi trên giá, thu dọn các vật liệu xây dựng, chăm sóc vật nuôi, giáo viên cần giúp trẻ thực hiện đến cùng mục đích đề ra
1.3.3.2 Lập kế hoạch hoạt động lao động
Là việc trẻ xây dựng trình tự các thao tác thực hiện hợp lí, gắn với thời gian để hoàn thành mục đích lao động đề ra
Trẻ mẫu giáo nhỡ tính mục đích trong hoạt động nói chung đã có sự phát triển, tuy nhiên vẫn còn chưa rõ rệt Động cơ lao động còn gắn trực tiếp với các hành động trong quá trình lao động nên việc lập kế hoạch của hoạt động chưa được thực hiện tự giác Lúc đầu trẻ chưa biết lập kế hoạch, giáo viên cần giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, tính hợp lí của trình tự thao tác của hành động mà giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện Từ đó hình thành ở trẻ những yêu cầu có tính tổ chức trong quá trình hành động: Đầu tiên làm gì, sau đó làm gì, vì sao phải thực hiện theo trình tự này mà không theo trình tự khác? Dần dần giáo
Trang 36viên có thể chuyển sang hình thức đặt kế hoạch phức tạp hơn, cần tạo ra tình huống đặt trẻ vào điều kiện bắt buộc phải suy nghĩ sơ bộ về kế hoạch hành động, việc hoàn thiện kĩ xảo đặt kế hoạch cần diễn ra trong công việc hàng ngày của trẻ
1.3.3.3 Chuẩn bị các phương tiện lao động
Việc triển khai quá trình lao động đòi hỏi phải chuẩn bị cac phương tiện lao động Đó là các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho hoạt động lao động của trẻ Tùy vào từng cộng việc lao động cụ thể cần phải chuẩn bị các phương tiện lao động phù hợp Với trẻ 4-5 tuổi, do chưa có kinh nghiệm lao động nên tẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các dụng cụ cần cho lao động và cần
sự hỗ trợ của người lớn Tuy nhiên, nếu hoạt động lao động được tổ chức thường xuyên và giáo viên quan tâm hướng dẫn trẻ chuẩn bị lao động thì sẽ nhanh chóng kình thành khả năng lựa chọn dụng cụ chuẩn bị lao động cho trẻ
1.3.3.4 Quá trình lao động
Mặc dù việc lao động đã xác định mục đích rõ ràng, có kế hoạch cụ thể
và đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lao động cần thiết, nhưng trong quá trình lao động trẻ cũng gặp nhiều khó khăn để thực hiện đươc mục đích đặt ra.Nó đòi hỏi trẻ biết thực hiện các thao tác lao động phù hợp với các công việc cụ thể, biết phối hơp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, lao động luôn đòi hỏi trẻ phải kiên trì, nhẫn nại, say sưa, hứng thú và sáng tạo trong quá trình làm việc Do vậy, lao động luôn là hoạt động trải nghiệm thú vị, nhưng khó khăn đối với trẻ cần được quan tâm, tạo điều kiện cho trẻ được ren luyện các hành động, thao tác kĩ năng lao động chân tay và các kĩ năng xã hội thường xuyên
1.3.3.5 Kết quả lao động
Hoạt động lao động của người lớn bao giờ cũng nhằm đạt được một kết quả nhất định Kết quả là thành phần bắt buộc của lao động Còn trong phạm trù lao động của trẻ mẫu giáo không thể coi kết quả là nhiệm vụ chính
Trang 37Tuy nhiên, việc đặt kết quả nhất định trong lao động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục lao động cho trẻ bởi vì: Kết quả lao động thể hiện sự cố gắng và nỗ lực cũng như những thành công của trẻ đã được ghi nhận trong hoạt động Là thước đo sức lực, kĩ năng lao động và những phẩm chất nhân cách (tính kiên trì, nhanh nhẹn, óc sáng tạo…) Việc sử dụng biện pháp thi đua đánh giá (so sánh, đối chiếu) kết quả giữa các cá nhân và nhóm
có tác dụng giáo dục hứng thú và động cơ tích cực để hoàn thành nhiệm vụ ở trẻ, hình thành ở trẻ nhu cầu, thói quen và năng lực kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá
Quá trình tổ chức lao động đúng đắn sẽ đem lại cho trẻ niềm vui, sự hứng thú trong lao động từ đó giúp trẻ hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động
1.3.4 Vai trò của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi
Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ ở trường mầm non Đây là một họat động được trẻ nhỏ ưa thích Ngay từ nhỏ, trẻ em
đã sớm quan tâm đến lao động của người lớn nhằm thỏa mãn mong muốn được tìm hiểu, khám phá và được trãi nghiệm xúc cảm, tình cảm, hiểu biết của mình qua các loại hình lao động phù hợp với lứa tuổi
Với những ưu thế đặc trưng, lao động trở thành một hình thức quan trọng trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh Trẻ được tham gia vào hoạt động lao động với nhiều hình thức lao động để nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ như trong lao động trực nhật thì trẻ
sẽ được thực hiện nhiệm vụ cùng bạn trong nhóm trực nhật như: chuẩn bị cho giờ ăn, giờ ngủ và các giờ hoạt động khác….trẻ biết những công việc cần phải làm cho buổi lao động trực nhật ngày hôm đó, biết cùng nhau chi phối trong việc lựa chon đồ dùng, dụng cụ,biết cùng bàn bạc, cùng chia sẽ công việc cho nhau, cùng nhau làm việc vui vẽ thấy được trách nhiệm của mình trong công
Trang 38việc của nhóm Ngoài ra còn nhiều hình thức lao động khác như: lao động tự phục, lao động tập thể…Tinh thần hợp tác của trẻ thể hiện rất rõ Trong lao động tập thể, Bởi ở đó trẻ có cơ hội thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng hợp tác như: Cùng nhau chia sẻ ý định của mình với bạn trong nhóm, cùng nêu kế hoạch sẽ thực hiện như thế nào cho buổi hoạt động, cùng nhau xác định công việc cần làm theo trình tự (Trước – sau) Ngoài ra lao động còn rèn cho trẻ những kỹ năng như: kỹ năng làm việc cùng nhau, tức là có thể mỗi thành viên trong nhóm sẽ được thực hiện một nhiệm vụ và các công việc sẽ được liên kết nhau trong nhóm Hoặc có thể mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm một việc và các nhóm sẽ liên kết nhau bởi một kết quả chung Ví dụ: Trong hoạt động lao động trồng cải Trước tiên trẻ phải xác định nhiệm vụ công việc trồng cải theo trình tự: xới đất, đào hố - sau đó là đặt cải lấp đất lại – tưới…tiếp theo là cùng lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ cần thiết, trẻ tự chọn nhóm cho mình rồi cùng bàn bạc phân công trong nhóm, mỗi nhóm sẽ đảm một nhiệm vụ và các nhóm sẽ lien kết nhau…Đó là điều kiện thuận lợi để trẻ phối hợp công việc cùng nhau trong lao động và cùng có trách nhiệm với kết quả chung Không chỉ thế, mà trong lao động còn rèn cho trẻ kỹ năng kỹ năng chia sẽ cảm xúc quan tâm giúp đỡ lẫn nhau Điều này sẽ được thể hiện trong quá trình làm việc hoặc sau khi lao động xong Chẳng hạn như: sau một giờ LLĐ vệ sinh sân trường, cho trẻ nhìn lại cảnh sân trường, so sánh lại với lúc ban đầu rồi cho trẻ nói lên cảm nhận: Thứ nhất: cảm nhận về quá trình làm việc cùng nhau, thứ hai: Cảm nhận về cảnh sân trường sau khi được vệ sinh Tham gia tích cực vào quá trình lao động là cơ hội để trẻ được thể hiện
và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng của người lao động, đó là:
Sự cần cù chịu khó; sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; sự say mê, hứng thú, sáng tạo trong lao động; biết hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng thực hiện công việc chung và cùng có trách nhiệm với kết quả của công việc chung…
Trang 391.4 Khái niệm “biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động”
1.4.1 Khái niệm “Biện pháp”
Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê - Viện khoa học xã hội nhân văn (1992): “Biện pháp là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể” [19]
Từ điển Giáo dục học cho rằng: “biện pháp giáo dục là cách tác động có định hướng, có chủ đích, phù hợp với tâm lý đến đối tượng giáo dục nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng” [26, 21] Trong biện pháp hàm chứa các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức Những yếu tố này tác động qua lại với nhau Như vậy, biện pháp là một phạm trù mang tính biện chứng nhưng không phải bất biến
mà nó có sự thay đổi phù hợp với tình huống, hoàn cảnh và nhu cầu thực tiễn Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, đạt được mục đích đề ra
Riêng về biện pháp giáo dục mầm non thì tác giả Nguyễn Thị Hòa định nghĩa: “Biện pháp giáo dục mầm non là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non” [12]
Vậy, chúng ta có thể hiểu về biện pháp như sau: “Biện pháp là cách làm
cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ từng phần, cụ thể Trong một số trường hợp, biện pháp cũng có thể giải quyết được các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp”
1.4.2 Khái niệm “biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động”
Dựa vào cách hiểu trên, chúng tôi xác định khái niệm “Biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động” trong phạm vi đề tài như sau:
Trang 40Biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động lao động là cách thức tổ chức hoạt động lao động của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ có khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ lao động dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định
Việc lựa chọn, thiết kế và triển khai các biện pháp tổ chức hoạt động lao động nhằm hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi phải tuân theo quy luật tổ chức của quá trình giáo dục Điều đó có nghĩa là phải căn cứ vào mục đích, nội dung, các phương tiện giáo dục và đặc điểm phát triển của trẻ Ở lứa tuổi này, nhờ có các biện pháp tổ chức của cô mà trẻ lĩnh hội được những kỹ năng về sự hợp tác và vận dụng những hiểu biết đó vào trong các tình huống, các mối quan hệ khác nhau trong lao động ở trường mầm non Vì thế, để phát huy vai trò của hoạt động lao động trong việc hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đòi hỏi cần phải tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động lao động thích hợp nhất
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động lao động ở trường MN
1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 – 5 tuổi
- Trên cơ sở sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con
người, trong đó có sự tham gía của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Đặc điểm của thời kỳ từ lúc trẻ sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của trẻ Nếu trẻ không vận động thì cơ khớp kém phát triển làm cho trẻ khó phối hợp trong vận động Hơn nữa trẻ em ít hoạt động thì quá trình trao đổi chất chậm, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém phát triển
Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh Trẻ càng vận động nhiều thì sự tiếps xúc với thế giới xung