1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ở THCS

122 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Cảm thụ văn học với việc cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương .... Từ những lý do trên, đề tài “Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

TẠ THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM NHẬN CÁI ĐẸP TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” CỦA

NAM CAO Ở TRƯỜNG THCS

Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Văn

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VIẾT CHỮ

Trang 2

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố

Hà nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017

Tác giả

Tạ Thị Vân Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Hà Nội Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS TS Nguyễn Viết Chữ đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ở trường THCS" Xin chân thành cảm

ơn các Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành lí luận và phương pháp giảng dạy văn cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua Xin gửi tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2017

Tác giả

Tạ Thị Vân Anh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Giới hạn của đề tài 8

7 Giả thuyết khoa học của luận văn 8

8 Đóng góp của luận văn 8

9 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Cảm thụ văn học - vấn đề cơ bản của hoạt động tiếp nhận văn học 10 1.1.1 Khái niệm cảm thụ thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ 10

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cảm thụ nghệ thuật nói chung và cảm thụ văn học nói riêng 12

1.1.3 Những thành tựu nghiên cứu lí luận cảm thụ văn học và cảm thụ văn chương 13

1.1.4 Cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật và cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương 15

1.1.5 Cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao 15

1.2 Cảm thụ văn học với việc cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương 20

1.2.1 Cảm thụ văn học - một khâu thiết yếu của việc dạy học văn 26

1.2.2 Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học “Lão Hạc” là một vấn đề bức thiết 27

Trang 6

1.2.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh THCS trong dạy học truyện ngắn

“Lão Hạc” 29

Tiểu kết chương 1 41

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM NHẬN CÁI ĐẸP TRONG DẠY HỌC “LÃO HẠC” CỦA NAM CAO Ở LỚP 8 THCS 42

2.1 Những định hướng cần thiết để phát triển năng lực dạy học cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn Lão Hạc 42

2.1.1 Bám sát đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn của Nam Cao về đề tài người nông dân 42

2.1.2 Phát hiện và làm rõ cái đẹp nghệ thuật sâu sắc trong truyện ngắn về đề tài nông dân của Nam Cao nói chung và truyện ngắn Lão Hạc nói riêng 45

2.1.3 Khơi gợi phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp từ học sinh qua giao tiếp đối thoại với thầy, với bạn 58

2.1.4 Bám sát hoạt động đọc hiểu, tóm tắt các chi tiết của truyện ngắn Lão Hạc 58

2.2 Những biện pháp phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp trong giờ học truyện ngắn Lão Hạc của học sinh 60

2.2.1 Vận dụng biện pháp đọc diễn cảm kết hợp với đọc nghệ thuật những đoạn văn có tính thẩm mĩ nghệ thuật cao 61

2.2.2 Gợi ý hướng dẫn so sánh trong phân tích tác phẩm nghệ thuật 63

2.2.3 Hướng dẫn phát hiện cái đẹp trong hình tượng 67

2.2.4 Hoạt động liên môn nghệ thuật trong trường học 68

2.2.5 Biện pháp nêu vấn đề 69

2.2.6 Biện pháp gợi mở - vấn đáp 68

2.2.7 Kết hợp giảng và bình trước các vấn đề nghệ thuật trong tác phẩm 73

Trang 7

2.2.8 Giao việc, thảo luận nhóm, tạo tranh luận cho học sinh trước,

trong và sau giờ học 74

Tiểu kết chương 2 71

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79

3.1 Mô tả thực nghiệm 79

3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 79

3.1.2 Chọn đối tượng thực nghiệm 79

3.1.3 Kế hoạch thực nghiệm 80

3.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm: Truyện ngắn “Lão Hạc” 81

3.3 Tổ chức thực nghiệm 89

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm và nhận xét 90

3.4.1 Biện pháp đánh giá 90

3.4.2 Hướng đánh giá 91

3.4.3 Kết quả thực nghiệm và nhận xét đánh giá 92

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử nước nhà, vai trò của giáo dục với sứ mệnh cao quí là đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước lại được sự quan tâm của xã hội toàn diện và sâu rộng đến như vậy

1.2 Đặt vào điều kiện hiện nay của nước ta, chúng ta cần nhận rõ những mặt hạn chế, bất cập của nền giáo dục cần phải sớm khắc phục Chất lượng giáo dục gắn với chuẩn đánh giá, cơ sở của việc đánh giá sản phẩm giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và PP đào tạo Trong một thời gian dài, chúng ta có phần lơi lỏng với vấn đề bảo đảm chất lượng DH Từ đây lại nổi lên một vấn đề có tính thời sự và khoa học, đó là vấn đề đổi mới PPDH

1.3 Nhìn lại thực trạng DH văn hiện nay ở trường THCS, dễ nhận ra vấn đề phát huy năng lực cảm nhận cái đẹp trong văn học của HS chưa được quan tâm một cách đúng mức Lâu nay, bản thân chủ thể HS chưa được đặt vào đúng vị trí vốn có và cần có trong quá trình phân tích tác phẩm mà chỉ được coi là đối tượng tiếp thu của GV Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của người học là nghe và ghi chép những gì GV đã khám phá, phân tích trên tác phẩm, sau đó đến lớp trình diễn lại một cách có nghệ thuật Vai trò quan trọng của chủ thể người học đã bị hạ thấp trở thành thụ động, lệ thuộc vào GV

1.4 Sự sáng tạo bạn đọc, phát huy chủ thể HS là nguyên tắc mới nhất trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam Trong tiếp nhận, sáng tạo với bộ môn nghệ thuật thì phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp là trọng tâm Mọi chức năng khác đều phải qua chức năng giải trí thẩm mĩ

1.5 Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam thế kỷ XX Các sáng tác của ông trước 1945 đã đóng góp

Trang 10

không nhỏ vào sự phát triển của văn xuôi trên các phương diện: khả năng miêu tả và phân tích tâm lý, khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật Đặc biệt, nhà văn được khẳng định là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong Trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930 - 1945.

1.6 Các tác phẩm của nhà văn Nam Cao thường đa nghĩa, đa chức năng và giàu triết lý nhân sinh Cái đẹp, cái bi, cái hài đan xen làm nổi rõ tính thẩm mĩ với những giá trị sâu sắc Tác phẩm “Lão Hạc” được sáng tác năm

1943 là truyện ngắn đặc sắc được coi là truyện ngắn hiện thực trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 - 1945 Đây là tác phẩm chứa chan tình người lay động đến cõi thâm sâu của tâm hồn Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả

1.7 Tác phẩm “Lão Hạc” đã được đưa vào nhà trường, giảng dạy trong nhiều thập kỷ Đã có nhiều cách dạy, cách khai thác các khía cạnh của tác phẩm, đã khai thác nhiều về cái đẹp trong tác phẩm Nhưng khai thác bằng phát triển năng lực là chưa nhiều vì vậy việc dạy học tác phẩm “Lão Hạc” vẫn chưa đạt được kết quả tối ưu

Từ những lý do trên, đề tài “Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao” thực hiện nhằm phát triển khả năng cảm thụ của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần thực thi việc đổi mới PPDH tác phẩm văn chương trong nhà trường THCS hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

Nói tới việc DH tác phẩm văn chương là đề cập tới hoạt động cảm thụ nghệ thuật, bởi đây là một hiện tượng độc đáo, kì diệu của quá trình thưởng thức, tiếp nhận nghệ thuật Nhờ nó mà người đọc văn, học văn có thể “lấy hồn

ta để hiểu hồn người” (Hoài Thanh)

Trang 11

Việc tìm kiếm và áp dụng các PP nhằm phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong các tác phẩm văn chương đã được nhiều người tìm nghiên cứu trong một thời gian dài

Trải qua một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, các nhà văn, nhà nho xưa rất quan tâm tới năng lực rung động và cảm xúc của HS dù việc DH văn

có những chế định chặt chẽ, giáo điều Đến thời nhà trường Pháp - Việt, khi môn văn chương trở thành môn học quan trọng, được soi rọi bởi những kiến thức của triết học, mỹ học, lí luận văn học, thì vấn đề cảm thụ đã có cơ sở khoa học tương đối vững vàng Người GV dạy học tác phẩm văn chương vào thời kì đó đã nhận ra mối quan hệ gắn bó hỗ tương giữa cảm và hiểu, tức là kết hợp giữa lí trí và tình cảm (Đặng Thai Mai) Tuy ngành PPDH văn lúc đó còn phôi thai, nhưng thông qua việc DH văn, các nhà sư phạm đã biết dựa vào một qui trình khá hợp lí và có tính khoa học để giúp người học nắm bắt được những ý tưởng và giá trị nghệ thuật do nhà văn sáng tạo (Dương Quảng Hàm) Đến Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nhà trường dân chủ và nhân dân ra đời, việc DH văn thoát khỏi hạn chế của lối áp đặt lệ thuộc vào chính sách thuộc địa của ngoại bang Từ đây, chúng ta từng bước xây dựng một chương trình văn học và cách dạy học tiến bộ Trong thời kì đầu của nền giáo dục mới, một mặt nhờ tiếp thu kinh nghiệm, hiểu biết của lớp người đi trước, mặt khác bằng sự nổ lực học hỏi, sáng tạo theo tinh thần học thuật Cách mạng, người dạy văn đã nhận ra phương hướng tìm hiểu, phân tích bài văn dựa trên đặc trưng của nội dung và nghệ thuật, dù còn những lúng túng, vấp váp dễ thấy Tới khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trong điều kiện hoà bình, nhất là khi biên giới phía Bắc được khai thông, miền Bắc nước ta nối giao lưu với các nước trong phe XHCN, chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nguồn tài liệu mới liên quan tới DH văn Chính vì thế, dần dần, việc DH văn được đặt trên nền tảng khoa học và sư phạm tương đối vững chắc, hợp lí Trong bối cảnh đó, bộ môn “Phương pháp dạy học văn” hình

Trang 12

thành, tạo cơ sở cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương đi theo theo quỹ đạo của một môn học vừa là nghệ thuật lại vừa là khoa học Từ đó, việc DH văn

đã chú trọng nhiều tới các trạng thái cảm xúc, rung động, nhập thân và nắm kiến thức Ở giai đoạn này, nhờ kinh nghiệm và sự hướng dẫn của của các nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu qua các tài liệu đã xuất bản, người GV văn học

có được những hiểu biết cần thiết làm cơ sở cho việc giảng dạy bộ môn Dẫu sao, phần lớn nguồn kiến thức khoa học về hoạt động DH văn nói đó vẫn là tài liệu dịch của nước ngoài, chủ yếu là của Liên Xô Có thể kể tới: “Cảm thụ văn học của học sinh” của O.L.Nhikiphôrôva (1959); “Cảm thụ nghệ thuật” của B.X.Mailax (1971) và một số công trình liên quan đến vấn đề cảm thụ của những nhà lí luận tên tuổi như Khravchenco, Iakovson, Nhikônxki, Z.Ia.Rez… Do điều kiện lịch sử, dễ thấy một thời gian dài, người DH văn bị

gò bó trong lối dạy học theo kiểu lệ thuộc vào sách hướng dẫn và các tài liệu tham khảo Mặt khác, do bị hạn chế bởi quan điểm học thuật của một thời trước đổi mới, cho nên những mối quan hệ mật thiết trong tiến trình dạy văn (cảm và hiểu, nội dung và hình thức) chưa được xử lí, chưa được giải quyết thấu đáo và thiếu sự kết hợp hài hoà Đến khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng của lí luận, khoa học và giáo dục Xô Viết đã giúp chúng ta nhận rõ thiếu sót tồn tại bấy lâu Tiếp đó, vào thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, nhờ những thông tin được cập nhật từ bên ngoài, chúng ta biết tới Trào lưu phê bình mới, Lí thuyết hệ thống - cấu trúc, đặc biệt là Lí thuyết tiếp nhận xuất hiện ở phương Tây từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX Chúng ta kịp nhận ra sự đổi thay quan điểm học thuật trên thế giới, từ đó soi vào công việc

DH văn để thấy những mặt yếu cần khắc phục Đến thời kỳ này, do có hiểu biết sâu về cấu trúc tác phẩm văn học và nhờ nắm rõ vai trò của tiếp nhận nghệ thuật, chúng ta đã hướng tới việc đề cập yếu tố cảm xúc, rung động trong dạy học văn bằng lí luận khoa học đầy đủ, đúng đắn Nhờ những bài dịch từ tài liệu nước ngoài đăng tải trên các tập san thông tin khoa học và các

Trang 13

tạp chí mà một số nhà nghiên cứu lí luận, sư phạm đã chú ý đi sâu vào lĩnh vực hoạt động cảm thụ văn học Có thể kể tới các bài viết của Nguyễn Lai, Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Hoàng Trinh, Hoàng Ngọc Hiến… Trước đó, do ý thức rõ vai trò của hiện tượng cảm thụ nghệ thuật, năm 1983, Phan Trọng Luận cho xuất bản chuyên luận đầu tiên là “Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học” Chuyên luận này đã trở thành một gợi ý, hướng sự quan tâm đến một vấn đề lí luận thú vị và bổ ích cho giới nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nước ta Với PP luận nghiên cứu khoa học liên hợp, ứng dụng, vừa kết hợp lí luận với khảo sát thực tiễn, vừa tiếp cận được những thông tin hiện đại về tiếp nhận văn chương, Phan Trọng Luận đã cung cấp được một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm, tính chủ quan, tính khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận và những khái quát về đặc điểm cũng như tiêu chí phát triển văn học ở bạn đọc… Đó cũng là những tiền đề cho việc đổi mới PP DH văn theo hướng coi HS là bạn đọc, là chủ thể sáng tạo Đến khi cuộc đổi mới tiến triển, nhờ đổi mới tư duy lí luận, nhiều vấn đề học thuật và sư phạm được xới lên với những quan điểm mới mẻ Đây cũng là giai đoạn việc đổi mới việc dạy học văn được tiến hành sâu rộng Trong bước triển khai thay sách giáo khoa (SGK) văn học ở bậc trung học cơ sở (THCS) (1986) và THPT (1991), vấn đề

DH văn theo đúng đặc trưng môn học được lí giải sâu sắc qua các tài liệu bồi dưỡng cũng như sách tham khảo cho GV Việc trao đổi, thảo luận về hoạt động DH văn diễn ra sôi nổi Vấn đề cảm thụ nghệ thuật trong quá trình DH văn được đặt vào trọng tâm chú ý Có thể kể tới những đóng góp của Nguyễn Duy Bình (Dạy văn là dạy cái hay cái đẹp), Nguyễn Đức Nam (Hiểu văn), Hoàng Ngọc Hiến (Dạy văn, Học văn), Phan Trọng Luận (Cảm thụ văn học

và giảng dạy văn học), Hồ Ngọc Đại (Văn là gì ư?) Các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn cải cách việc DH văn đều thống nhất ở quan niệm về bản chất môn văn là môn nghệ thuật ngôn từ Vì vậy DH văn phải biết cách huy

Trang 14

động năng lực cảm thụ của người đọc HS Cách DH văn do đó có nhiều thay đổi căn bản Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến đặc trưng của văn chương, nêu ra yêu cầu của dạy văn là hướng tới sự rung cảm, cảm xúc thì cũng có xu hướng thoát li khỏi những yêu cầu khác của giờ văn, đặt trọng tâm của dạy văn vào quỹ đạo khơi gợi cảm xúc rung động Vì vậy PP đọc sáng tạo được xem là PP chủ yếu và dạy văn chỉ sử dụng độc một PP Dần dần, thực tiễn DH văn đã cho thấy sự ấu trĩ của cách dạy văn nói đó và có sự điều chỉnh cho phù hợp Dù sao, cũng cần thấy nhận thức mới đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan điểm DH văn Và tới nay, sau chặng đường 20 năm cải cách DH văn, có thể thấy ảnh hưởng sâu sắc của một loạt các tài liệu hướng dẫn, các sách tham khảo dạy văn được ấn hành rộng rãi Có thể kể đến những công trình như “Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông” của V.A.Nhikônxki; “Dẫn luận nghiên cứu văn học” của G.N.Pospelov, đặc biệt

là cuốn giáo trình của Liên Xô “Phương pháp luận dạy văn học” do Z.Ia.Rez chủ biêt… Đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh, quan điểm về DH đã được xác định tương đối hợp lí, hoàn chỉnh Từ cách gọi môn học có tính biệt lập, tách môn học thành các phân môn “Văn học”, “Tiếng việt” và “Làm văn” trong lần mở đầu cải cách giáo dục (1986), đến nay, khi chỉnh lí biên soạn chương trình sách giáo khoa (2006) thì môn Văn được dựa vào quan niệm tích hợp và đưa về với tên gọi vốn có của nó là “Ngữ văn” Thực tế cho thấy sự chuyển đổi, xác định đúng bản chất, tính chất và cách thức dạy môn học đặc thù như môn văn không phải là việc đơn giản Chính nhờ có sự trao đổi, tranh luận về quan điểm, đặc biệt qua thực tiễn DH văn ở nhà trường, chúng ta đã có những bước điều chỉnh cần thiết Với sự nổ lực tìm tòi nhằm đi tới nhận thức đúng

về nội dung và PP DH văn, càng ngày người GV văn càng có cơ sở khoa học

để đi vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình trong quá trình tổ chức hướng dẫn HS phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học Điểm dựa của tư tưởng

HD mới trong giờ văn là quan điểm: Học sinh - chủ thể cảm nhận sáng tạo

Trang 15

Từ đây, bao vấn đề lí luận về cảm nhận văn học được đề cập, giúp cho người dạy văn, học văn có phương hướng đúng Cảm nhận nét đẹp văn học, vấn đề tưởng như đã biết, trở thành vấn đề mới mẻ, phong phú, nhờ có sự bổ sung lí luận mới là chính vậy

3 Đối tượng nghiên cứu

- Giáo viên, học sinh, người soạn sách

- Chọn việc dạy học bài “Lão Hạc” sách ngữ Văn 8

- Những biện pháp phát huy năng lực cảm nhận cái đẹp trong tác phẩm

“Lão Hạc”

Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận chủ yếu về vấn đề cảm nhận vẻ đẹp văn học, đồng thời nhận định và nắm bắt thái độ tâm lý của HS và tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao để triển khai những BP phát huy năng lực cảm nhận cái đẹp trong tác phẩm “Lão Hạc” của các em một cách có hiệu quả

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

4.1.1 Để góp phần giải quyết khó khăn trong dạy học

4.1.2 Đề tài nhằm góp phần khẳng định tính thực thi của việc nâng cao năng lực cảm nhận vẻ đẹp văn học của HS trong giờ dạy học văn

4.1.3 Tìm ra những BP phát huy năng lực cảm nhận cái đẹp của HS trong DH truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ở trường THCS

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

trạng DH văn học ở trường THCS

4.2.2 Tìm hiểu những vẻ đẹp trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao 4.2.3 Tìm ra những BP phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp của HS trong DH truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và thực nghiệm trong chương trình giảng dạy

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn

5.2 Phương pháp thực nghiệm

5.3 Phương pháp thống kê

5.4 Phương pháp đối chứng, so sánh sau thực nghiệm

6 Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ tìm hiểu những BP giảng dạy nhằm phát triển năng lực

cảm nhận cái đẹp của HS trong khuôn khổ tác phẩm “Lão Hạc” của Nam

Cao được dạy trong nhà trường trung học phổ thông (SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000)

7 Giả thuyết khoa học của luận văn

7.1 Vận dụng một số BP trong giảng dạy nhằm phát triển năng lực cảm

nhận cái đẹp của HS trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao sẽ

góp phần khắc phục tính thụ động, một chiều, ít có tác động khơi dậy hứng thú và khả năng sáng tạo của HS

7.2 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao năng lực cảm nhận cái đẹp trước những vấn đề nghệ thuật của các em sẽ góp phần củng

cố PP DH văn theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS trong nhà trường phổ thông

8 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc cảm thụ cái đẹp trong tác phẩm văn chương Khảo sát đánh giá thực trạng năng lực cảm thụ văn chương của HS ở trường THCS Từ đó phân tích những hạn chế, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cụ thể để đổi mới PPDH, nhằm phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong DH tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

Từ đó, tạo tiền đề, cơ sở, tài liệu tham khảo để mở rộng đề tài nhằm phát triển năng lực cảm thụ các tác phẩm văn học của HS THCS

Trang 17

9 Bố cục của luận văn

Luận văn được thiết kế theo ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị Phần nội dung của luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học “Lão Hạc” của Nam Cao ở lớp 8 THCS.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cảm thụ văn học - vấn đề cơ bản của hoạt động tiếp nhận văn học

1.1.1 Khái niệm cảm thụ thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ

1.1.1.1 Khái niệm cảm thụ thẩm mỹ

Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp

Cảm thụ theo nghĩa từ nguyên là “nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi” Như vậy, cảm thụ là một hiện tượng gắn với hoạt động tâm lí nhận thức Nhờ có các giác quan mà ta có những nhận biết về hiện thực khách quan

Cảm thụ thẩm mỹ có thể hiểu là hiểu biết thưởng thức cái đẹp bằng cảm tính tinh vi

1.1.1.2 Khái niệm ý thức thẩm mĩ

Ý thức thẩm mĩ là một hình thái ý thức xã hội Ý thức đó phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực

Con người khác loài vật chính là ở năng lực ý thức L Pascal nói: “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ” Ý thức con người

là sự tổng hợp hữu cơ giữa nhiều hình thái khác nhau, trong đó có hình thái đặc thù là ý thức thẩm mỹ Vậy, ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của ý thức xã

hội được biểu hiện dưới hình thức trực tiếp, cảm tính

Đã tồn tại hai quan niệm đối lập nhau về bản chất của ý thức thẩm mỹ trong lịch sử mỹ học

- Quan niệm có tính bản thể luận xem ý thức thẩm mỹ chính là sự phản

ánh bản thân thể hiện bằng những nguyên tắc đặc thù

- Quan niệm có tính nhận thức luận xem ý thức thẩm mỹ như là một

phẩm chất thuần túy thuộc đời sống tinh thần của con người chủ yếu được biểu hiện trong nghệ thuật

Phải thấy là cả hai quan niệm đều rơi vào cực đoan Một mặt, bất cứ

một thuộc tính thẩm mỹ khách quan nào trong các giá trị thẩm mỹ cũng đều

Trang 19

mang “tính người” nghĩa là có tính nhận thức luận, không thế chúng mãi mãi

chỉ là khách thể thẩm mỹ mà không thể là đối tượng thẩm mỹ Mặt khác, bất

kỳ một đánh giá thẩm mỹ nào cũng đều xuất phát từ những thuộc tính thẩm

mỹ khách quan tồn tại không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Trong trường hợp này, năng lực và cảm xúc thẩm mỹ chỉ làm tăng hay giảm phẩm chất của các hiện tượng thẩm mỹ chứ không sản sinh ra chúng Giá trị thẩm mỹ vì vậy được nảy sinh đồng thời từ hai phía, cả chủ thể lẫn đối tượng

Ý thức thẩm mỹ tồn tại dưới hai dạng: ý thức thông thường và ý thức lý

luận Không nên đối lập hai hình thái này Ý thức thông thường chính là dạng

biểu hiện phổ biến của ý thức thẩm mỹ Còn ý thức lý luận lại là dạng biểu hiện cao mang tính khái quát, tính hệ thống của ý thức thẩm mỹ Có ý thức thẩm mỹ của thời đại, đồng thời có ý thức thẩm mỹ của cá nhân Ý thức thẩm

mỹ của thời đại được biểu hiện qua tính đa dạng của ý thức thẩm mỹ cá nhân, chi phối ở một mức độ nhất định đối với ý thức thẩm mỹ cá nhân Tuy nhiên, không hiếm những cá nhân kiệt xuất như những nghệ sĩ thật sự vĩ đại mà tư tưởng đã vượt trước thời đại, có ý nghĩa soi sáng, dẫn đường

Cũng như những hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ vừa phản ánh vừa tác động tới tồn tại xã hội, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển Ý thức thẩm mỹ không chỉ là một hình thái nhận thức thế giới mà còn là hình thái tự nhận thức của con người Với ý nghĩa đó, ý thức thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc sống vốn đã vô cùng phong phú của con người trên trái đất này

Các đặc điểm của ý thức thẩm mỹ:

Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng giống như bất kỳ một hình thái ý thức thức nào khác Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch

sử được vận dụng cho các hình thức ý thức nói chung đều được vận dụng cho

ý thức thẩm mĩ Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội

Trang 20

- Ý thức thẩm mĩ của con người nảy sinh trong lao động và phát triển trong sự gắn bó với lao động

- Ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật chung đó

- Ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế giới, ý thức thẩm mĩ cũng nằm trong quy luật đó

- Ý thức thẩm mĩ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình tượng

Ý thức thẩm mĩ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời sống

đó càng biểu lộ qua nhiều khía cạnh khác nhau Khía cạnh được biểu lộ rõ nhất là hiện tượng thị sai hay khoảng cách văn học Thị sai biểu lộ ở những chủ thể cảm thụ khác nhau trước một hiện tượng văn học Đây là một hiện tượng bình thường và tất yếu, bởi vì nhà văn và kể cả bạn đọc, mỗi người

có một thế giới tinh thần khác nhau được qui định bởi vị trí xã hội, đặc

Trang 21

điểm tâm lí, thói quen và thị hiếu thẩm mỹ rất khác nhau Tác phẩm văn học phần nhiều được thai nghén từ những cảm xúc, những quan điểm thẩm

mỹ, những kỷ niệm… rất riêng tư của nhà văn, và là những sản phẩm của những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa nhất định Chính vì vậy quá trình cảm thụ của người đọc ít nhiều có khoảng cách nhất định với ý tưởng của tác giả Về phía tác phẩm văn học thì luôn tồn tại yếu tố tiềm văn bản, luôn

mở ra một chân trời tiếp nhận cho người đọc Do vậy mà ở từng thời điểm khác nhau, khi động cơ, mục đích, cách thức cảm thụ hay năng lực đánh giá tác phẩm văn chương của người đọc có sự thay đổi thì khoảng cách tiếp nhận xuất hiện ngay trong chính bản thân họ là một điều dễ hiểu Như vậy, tính tản mạn, độ thị sai hay khoảng cách trong cảm thụ đều là những hiện tượng có tính qui luật trong hoạt động cảm thụ nghệ thuật của bất cứ loại đối tượng nào, phát triển hay chưa phát triển Xét riêng mối quan hệ giữa người đọc với tác phẩm, chúng ta sẽ thấy rằng chính bản thân tác phẩm cũng qui định chiều hướng cảm thụ của người đọc Cụ thể là sự khác nhau về loại thể, phương thức biểu hiện của tác phẩm sẽ dẫn đến sự khác nhau về chiều hướng và hiệu suất của cảm thụ Bên cạnh đó, chất lượng tác phẩm cũng quyết định cường độ, hứng thú tiếp nhận của người đọc một cách khá rõ rệt Tuy nhiên, nói đến tính chủ quan và khách quan, tính cá nhân và tính xã hội của cảm thụ văn học thì chúng ta cần phải xem đây là hai mặt của một quá trình thống nhất Hai nhân tố này luôn có sự chuyển hóa, tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập vào nhau một cách linh hoạt Chính vì thế trong sáng tác, nhà văn phải hòa cái chủ quan của mình vào cái chung rộng lớn của mọi người thì mới có sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc Và đến lượt người đọc cũng phải vượt qua cái chủ quan của mình thì mới cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm

1.1.3 Những thành tựu nghiên cứu lí luận cảm thụ văn học và cảm thụ

Trang 22

văn chương

Tác phẩm văn học được sáng tác ra là nhằm để thưởng thức và tiếp nhận Nếu xem hoạt động của văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: hoạt động sáng tác và hoạt động cảm thụ, thì bản thân sự cảm thụ đã hàm chứa một nửa

lí luận văn học Chính vì thế, việc nghiên cứu lí luận cảm thụ văn học cần phải được tiến hành song song với việc nghiên cứu quá trình sáng tác văn học

Từ thế kỉ I trước CN, lí luận tiếp nhận văn học đã hình thành hai quan niệm: Tri âm và kí thác Quan niệm tri âm cho rằng nhiệm vụ tiếp nhận là cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả, chẳng hạn như câu chuyện của Bá Nha - Tử Kỳ Còn quan niệm kí thác thì xem tác phẩm như là nơi gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình Như vậy, trên thực tế, cùng với sự xuất hiện của ý thức văn học, cũng xuất hiện ý thức về tiếp nhận, về cảm thụ văn học Tuy nhiên, lí luận này chủ yếu chỉ quan tâm tới sự gặp gỡ của chủ thể cá nhân tác giả và người đọc, mà chưa quan tâm tới tính qui định văn hóa lịch sử đối với sự gặp gỡ đó Trong thế kỉ XX, khoa xã hội học về văn học và lí luận tiếp nhận văn học đã hình thành và phát triển một cách có

hệ thống để trở thành hướng nghiên cứu có triển vọng Nhiều tên tuổi trong nghiên cứu văn học đã đi theo hướng này là: Q.D.Leavis, Doulas Waples, Robert Estarpit, Hans Rober Jauss… Năm 1967, H.R.Jauss, một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái Constance, đã mở rộng, bổ sung cho lí luận trên thêm bình diện xã hội học và văn hóa lịch sử Ông nêu ra vấn đề lịch sử tiếp nhận: sự tiếp nhận của truyền thống văn hóa này đối với tác phẩm của một truyền thống văn hóa khác, của một xã hội này đối với tác phẩm của một

xã hội khác, và của công chúng xác định đối với một tác phẩm Trong quyển

“Vì một nền mỹ học tiếp nhận”, Jauss đã đặt giả thuyết rằng một tác phẩm đồng thời bao gồm văn bản với tư cách là một cấu trúc cho sẵn và sự tiếp nhận văn bản do người đọc Cấu trúc tác phẩm được cụ thể hóa bởi những người cảm thụ để đạt đến phẩm chất của tác phẩm Ý nghĩa của nó thay đổi

Trang 23

theo điều kiện và lịch sử xã hội của tiếp nhận, nên nó không cố định, bất biến

mà nó mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại, mở ra cả một chân trời ý nghĩa cho người đọc Năm 1976 - 1978, tập sách “Xã hội, văn học, sự đọc” của các nhà nghiên cứu người Đức do Manfred Nauman chủ biên đã nêu ra những vấn

đề cốt lõi nhất của lí thuyết tiếp nhận Họ cho rằng trung tâm lí thuyết tiếp nhận là giải quyết vấn đề tương quan chặt chẽ giữa các thành tố khác nhau của quá trình văn học Từ đó cần phải làm rõ các thành tố: Tác giả, tác phẩm, người đọc và hiện thực Trong đó thành tố hiện thực được đặc biệt nhấn mạnh Ở Việt Nam, nhờ dựa trên cơ sở tiếp thu có phê phán, có lựa chọn mà khoảng hai thập niên gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu theo hướng lịch sử - chức năng Và có nhiều bài viết, chuyên luận về lí thuyết tiếp nhận đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Việt Nam

1.1.4 Cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật và cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương

1.1.4.1 Cái đẹp và nghệ thuật

Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật

Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật Nhưng đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau

Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, xã hội và trong nghệ thuật Cái đẹp tổng thể bao gồm: cái đẹp bên trong và bên ngoài Là phạm trù trung tâm và cơ bản của mĩ học Nguồn gốc

cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa Sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác thăng bằng, hoàn thiện

Trang 24

Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mỹ Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu của nghệ thuật

Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp (của cả tự nhiên và xã hội)mà chủ thể nghệ sĩ đã kết tinh lại bằng sáng tạo độc đáo của mình, đồng thời đem cống hiến trong xã hội cho sự toàn vẹn, hoàn mỹ Chính bởi thế cái đẹp nghệ thuật bao gồm cả cái đẹp trong đời sống xã hội và trong tự nhiên

Vẻ đẹp đời sống muôn hình vạn trạng Đó là cái đẹp trong thiên nhiên,

trong xã hội và bản thân chủ nhân của thiên nhiên, xã hội – con người Tất cả

vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và con người được tập trung trong nghệ thuật –

nơi hội tụ của cái đẹp Đã đành ở đâu và trong bất cứ lĩnh vực nào, con người

cũng mong muốn “sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” Song chỉ trong nghệ

thuật, con người mới có dịp tiếp xúc với cái đẹp rõ rệt và thường xuyên hơn

cả Vì đây là một lĩnh vực sản sinh ra cái đẹp một cách có ý thức nhất, chuyên

biệt nhất Cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật mang vẻ hoàn thiện, đẹp cả về

nội dung lẫn hình thức Trong nội dung tác phẩm, dễ thấy hơn là đối tượng đẹp (con người đẹp, môi trường đẹp, cảnh trí đẹp…) Thể hiện cái xấu cũng

nhằm hướng tới cái đẹp

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi

(Nguyễn Khuyến)

Mỉa mai “tiến sĩ giấy”, có danh mà không có thực, là một cách khẳng

định vẻ thực chất vốn xa lạ với mọi sự khoa trương, trống rỗng ở đời Sâu xa

hơn trong nội dung tác phẩm nghệ thuật là vẻ đẹp tư tưởng, tình cảm của

người nghệ sĩ gửi gắm qua hình tượng Nghệ thuật không chỉ giải thích thế

Trang 25

giới, nghệ thuật còn nâng cao tầm nhìn, mài sắc cái nhìn của con người vào thế giới Tấm lòng và suy nghĩ của người nghệ sĩ mới đáng nói và đáng chia

sẻ hơn tất cả Đó cũng là đặc điểm dễ thấy của cái đẹp nghệ thuật so với cái đẹp ngoài đời sống Tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật con người không thể dửng dưng, ấy là bởi vẻ đẹp trong nghệ thuật thấm đẫm cảm xúc và tư

tưởng của nhà sáng tạo Cái đẹp trong nghệ thuật đặc biệt được bộc lộ qua

chất liệu và qua cách thức thể hiện nội dung Trong nghệ thuật, nói cái gì cố

nhiên là quan trọng Nói như thế, bằng cách nào quan trọng cũng không kém Hoàn toàn không giống với các sản phẩm vật chất và tinh thần khác, tác phẩm nghệ thuật phải ngời tỏa vẻ đẹp hình thức Hiệu quả nghệ thuật tùy thuộc vào lao động nghệ thuật say mê và cực nhọc Tính hoàn thiện hoàn mỹ bao giờ cũng là mục tiêu phấn đấu của người nghệ sĩ Nhờ thế mà tác phẩm nghệ thuật chân chính mới sống mãi cùng thời gian

Vậy là, không thể nói đến cái đẹp mà quên nói đến nghệ thuật Tuy

nhiên, cái đẹp và nghệ thuật không phải là một Cái đẹp không phải chỉ có

trong nghệ thuật và nghệ thuật không phải chỉ có nhiệm vụ sáng tạo ra cái đẹp Đồng nhất giữa cái đẹp và nghệ thuật sẽ sai lầm không kém việc hoàn toàn tách biệt chúng, không thấy mối liên hệ giữa chúng

1.1.4.2 Cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương

Cảm nhận cái đẹp trong văn chương cũng là một hoạt động cảm nhận cái đẹp trong trong nghệ thuật

Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống Khái niệm văn chương và văn học thường bị dùng lẫn lộn Văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương

Nó lấy các hiện tượng văn chương nghệ thuật làm đối tượng cho mình Quan

hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa

Trang 26

nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học)

- Cảm nhận cái đẹp trong văn chương chính là một hoạt động cảm thụ văn học Cảm thụ văn học là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ) Cảm thụ văn học là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc

+ Cấu trúc của cảm thụ văn học: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác, lí giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng

+ Mục đích của cảm thụ văn học: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả

- Yêu cầu của cảm thụ văn học:

+ Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập thân" vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học

+ Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm

+ Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận

+ Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn,

Trang 27

cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người

- Cảm thụ tư tưởng của tác giả:

+ Quan niệm về thiên nhiên: thân thương, bình dị, chan hòa, gần gũi với con người, bộc lộ cái nhìn vừa trẻ thơ, vừa già dặn về thế giới xung quanh

Quá trình cảm thụ văn học là quá trình đi từ đọc - hiểu đến cảm thụ, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, đảm bảo mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc

Để đảm bảo yêu cầu của cảm thụ văn học, người đọc cũng phải thể nghiệm cùng với các nhân vật, tức là phải nhập thân bằng tưởng tượng vào các nhân vật để hình dung các biểu hiện của chúng, từ đó khái quát đặc điểm, tính cách… Người đọc cũng cần dùng tưởng tượng, trực giác để cảm nhận ý nghĩa biểu cảm của ngôn từ, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả

Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc Khi mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - bạn đọc được đảm bảo thì người đọc sẽ có được sự đồng cảm với với tác giả, yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét Trên cơ sở của sự đồng cảm, nếu người đọc tiếp tục suy ngẫm, kết hợp với chân lí của tác phẩm, liên

hệ với thực tế, với bản thân, sẽ đưa đến những nhận thức mới

Trang 28

Cảm thụ văn học là bước cuối cùng của chặng đường đọc hiểu, là đọc hiểu ở mức độ cao nhất Vì vậy, sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung một tác phẩm văn học, người đọc cần tiếp tục phát hiện các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi hơn với tác giả Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé, nhưng có sức khơi gợi sâu

xa, đem lại những rung cảm thực sự cho người đọc Sau khi phát hiện, bước tiếp theo là phân tích, bình giảng làm nổi bật vẻ đẹp đó để người khác có thể chia sẻ, thưởng thức

1.1.5 Cảm nhận cái đẹp trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao

Trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao, thường nổi bật lên hai giá trị:

1.1.5.1 Giá trị về nội dung

- Giá trị nhân đạo:

+ Không chỉ là “nhà văn hiện thực xuất sắc”, Nam Cao còn là “nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” Và “cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo”, bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất

rõ giá trị chân chính của “một tác phẩm thật giá trị” là giá trị nhân đạo của nó

Trong Đời thừa, nhà văn viết: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên

trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người

Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho

Trang 29

người gần hơn” Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao là “nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến”

1.1.5.2 Giá trị về nghệ thuật

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn của Nam Cao:

1.1.5.2.1 Biện pháp tả

a Tả ngoại hình

Đọc sáng tác của Nam Cao, người đọc thường bị hấp dẫn, lôi cuốn theo các nhân vật trong tác phẩm bởi nhà văn hiểu sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật, cùng suy nghĩ, cùng buồn với nhân vật Một điều dễ nhận thấy ở Nam Cao là nhà văn ít miêu tả ngoại hình nhân vật, tuy chỉ vái nét miêu tả nhưng lại làm nổi bật tâm trạng của nhân vật

Có thể nói, cái hay, cái đặc sắc ở các chi tiết miêu tả của Nam Cao là nhà văn đã thể hiện một cách chân thật cụ thể và chính xác tuần tự cùng diễn biến tâm trạng cứ dâng lên không thể kìm nén nỗi đau, cũng rất phù hợp với tâm lý người già Cứ nhẹ nhàng, cứ thản nhiên, ngòi bút nhà văn từ việc miêu

tả ngoại hình mà đi sâu diễn tả tâm trạng nhân vật mình từ đầu đến cuối, từng nét, từng chỗ chỉ dẫn tới đỉnh điểm để rồi òa lên thành tiếng khóc hu hu như con nít

Văn Nam Cao cứ điềm tĩnh nhẹ nhàng mà luồn lách khám phá chiều sâu nội tâm, ngóc ngách tâm hồn và cả những day dứt dằng xé trong nội tâm nhân vật Vì vậy, truyện của Nam Cao có khả năng thâm nhập vào tâm hồn

Trang 30

người đọc Đây phải chăng là con đường của trái tim đến với trái tim

b Tả hành động, cử chỉ

Hành động của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao không dừng lại ở mức độ đơn nhất mà rất phong phú, đa dạng, được thể hiện trong nhiều tình huống khác nhau Mỗi tình huống khác nhau, nhân vật có những hoạt động khác nhau Lão Hạc bán chó, nhờ trông coi giúp mảnh vườn, tự tử Bằng cách đặt nhân vật vào nhiều hoạt động khác nhau Nam Cao đã miêu tả được nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống nhân vật Qua mỗi hoạt động, tính cách, bản chất của nhân vật được bộc lộ thêm rõ ràng sinh động

Các cử chỉ của nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao lại khác Nó không chỉ là những biểu hiện cụ thể của hành động, mà cao hơn, nó còn biểu hiện được những phương diện khác của tính chất nhân vật Thông thường, lúc khổ đau, bất hạnh người ta khóc Khóc rưng rức, khóc hu hu, khóc cho vơi đi mọi nỗi phiền muộn chất chứa, khóc cho tan mọi uất hận trong lòng Cũng

khóc nhưng Lão Hạc lại khác “Mặt Lão Hạc đột nhiên co dúm lại Những

nếp nhăn co lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra” Rõ ràng, những cử chỉ

được miêu tả của Nam Cao có sức biểu hiện rất lớn Chúng góp phần đắc lực vào việc bộc lộ tính cách nhân vật Chúng làm cho văn Nam Cao trở nên vô cùng súc tích và sắc sảo

c Tả môi trường

Cũng thiên về môi trường xã hội nhưng trong các tác phẩm của Nam Cao, môi trường tự nhiên vẫn được chú ý miêu tả Có thể nói ngay rằng Nam Cao miêu tả môi trường tự nhiên không nhiều Nhưng một vài nét chấm phá của môi trường tự nhiên ấy lại có sức biểu hiện rất mạnh

Môi trường xã hội trong tác phẩm của Nam Cao không có cảnh nửa

đêm thuế thúc trống dồn ( Tố Hữu ) như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cũng

không có những cảnh dữ dội quyết liệt như trong tác phẩm của Nguyễn Công

Trang 31

Hoan, nhưng rõ ràng nó có sức hủy hoại thật ghê gớm Điều đáng mừng là trong hoàn cảnh đó hãy còn có những con người vẫn giữ được những phẩm chất đáng quý

d, Tả tâm lí nhân vật

Nam Cao ít miêu tả ngoại hình nhân vật Ông chú trọng miêu tả những nét, những chi tiết phục vụ cho biểu hiện tâm lí nhân vật Những ai đọc “Lão Hạc” đều rất ấn tượng với những câu từ, những đoạn văn Nam Cao miêu tả nỗi đau đớn, ân hận của ông già nông dân chân chất hiền lành, đều rất ấn tượng bởi dáng người khắc khổ, đặc biệt là vẻ mặt của Lão Hạc sau khi vừa bán con Vàng yêu quý Có thể nói, cái hay, cái đặc sắc ở các chi tiết miêu tả của Nam Cao là nhà văn đã thể hiện một cách chân thật cụ thể và chính xác tuần tự cùng diễn biến tâm trạng cứ dâng lên không thể kìm nén nỗi đau, cũng rất phù hợp với tâm lý người già

Có thể nói miêu tả tâm lí nhân vật chính là biệt tài trong sáng tác của Nam Cao Khắc họa tâm lí nhân vật, Nam Cao không dừng ở miêu tả những tình cảm, cảm giác nhân vật mà ông còn đi sâu khai thác cách suy nghĩ, thậm chí ý nghĩ bên trong của nhân vật Vì vậy, truyện của Nam Cao có khẳ năng thâm nhập vào tâm hồn người đọc Đây phải chăng là con đường của trái tim đến với trái tim

1.1.5.2.2 Biện pháp đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại là một dạng lời nói trực tiếp, được phát ngôn thành lời của nhân vật này với nhân vật khác Nó chẳng những phản ánh hiện thực khách quan mà còn được xem như một hành động, một sự kiện với nhân vật khác Đặc biệt, nó còn trực tiếp biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong

Ngôn ngữ độc thoại trong “Lão Hạc” lại nổi bật lên tâm sự u uất, tái tê

của một cuộc đời khổ nhục đến cạn kiệt cả nước mắt: “Ông giáo nói phải!

Kiếp con chó là khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có

Trang 32

sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn…”

Xót xa thay! Chỉ một lời nói nhưng dồn nén trong đó biết bao tủi hờn

cơ cực, đắng cay và cả sự bất lực, bế tắc của cả một kiếp người Đó chỉ có thể

là “tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” như Lão Hạc mà thôi Lão Hạc nói hay tự phơi bày ruột gan mình trước mắt ông giáo

1.1.5.2.3 Biện pháp triết lý

a Triết lý của nhân vật

Nhân vật của Nam Cao hay suy tưởng, triết lý, luôn luôn sống trong tâm trạng rằn vặt và khao khát vươn lên, khao khát một cái gì đó tươi sáng hơn, nhưng lại luôn luôn phải đối mặt với những cái tầm thường nhỏ bé, đầy sức mạnh ghê gớm, luôn bế tắc Vì thế, họ hay suy ngẫm, thường đưa ra những nhận xét, những phán đoán Điều đó dễ hiểu, bởi họ là những trí thức tiểu tư sản như nhân vật ông giáo trong tác phẩm

b Triết lý của tác giả

Các triết lý của ông được khái quát bằng những cảnh đời, từ số phận nhân vật Nó thể hiện cái nhìn, thể hiện quan điểm của nhà văn về cuộc sống

Các triết lý của Nam Cao được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú Có khi nó được thể hiện trực tiếp bằng lời tự bạch của tác giả

Những triết lý của Nam Cao không phải lúc nào cũng được phát biểu trực tiếp Có khi nó được thể hiện một cách gián tiếp thông qua số phận nhân vật Con người phải dám đứng lên, dám chống lại những ràng buộc cổ hủ, những thế lực xấu xa, đen tối để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn Đó chính là

ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, là triết lý nhân sinh của tác giả

Khái quát từ cuộc sống, từ những cảnh đời cụ thể, triết lý của Nam Cao bao giờ cũng sâu sắc và đầy sức thuyết phục, không hề có tính chất sách vở

Nó chính là những tìm tòi, nhưng phát hiện riêng của nhà văn về cuộc sống

Nó nâng ý nghĩa của tác phẩm lên một tầng cao mới cùng những trải nghiệm

Trang 33

và hiểu biết phong phú của bạn đọc nhiều thời đại Nó làm cho văn Nam Cao

có sắc thái riêng, giàu chất trí tuệ mà vẫn trữ tình

1.1.5.2.4 Biện pháp kể

Có thể khẳng định nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao là đặc sắc, đáng được coi là một bậc thầy trong làng văn Việt Nam Ở phương diện nghệ thuật

kể chuyện, Nam Cao có nhiều ưu điểm hơn hẳn các tác giả cùng thời

Các trang viết của Nam Cao, việc miêu tả ngoại hình, tả hành động, ngôn ngữ, môi trường đều nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật, khắc họa tính cách nhân vật Nhân vật của Nam Cao hiện hình sống dậy trước mắt người đọc bởi những chi tiết miêu tả ngoại hình nội tâm, hành động, cử chỉ khác nhau được tác giả lựa chọn và gọt rũa công phu Không như các nhà văn khác, Nam Cao rất có ý thức khi sử dụng ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật Cái được đó của Nam Cao là ở chỗ: Từ kể đơn thuần bằng ngôn ngữ của mình tác giả đột ngột chuyển sang ngôn ngữ nội tâm của nhân vật rất tài tình mà cũng rất tự nhiên đến mức không dễ gì phân biệt được đâu là ngôn ngữ tác giả đâu

là ngôn ngữ nhân vật

Mối giao hòa giữa người kể chuyện, nhân vật và bạn đọc thường xuyên diễn ra nhờ cách dẫn chuyện tự nhiên, hợp lý Có được mối giao hòa ấy chính bởi Nam cao không chỉ có tài mà còn có tâm, không chỉ có lý chí mà còn có tình cảm

1.1.5.2.5 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

a Xây dựng nhân vật chính trong mối tương quan với nhân vật khác Lão Hạc được xây dựng trong mối tương quan với nhân vật khác trong tác phẩm Mỗi một tương quan đều làm sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất của chân dung Lão Hạc

Lão Hạc được xây dựng song song với ông giáo để làm nổi bật tâm lí người nông dân với tâm lí người trí thức Tương quan với Binh Tư để tạo ra sự đối chọi gay gắt

Trang 34

Lão Hạc tương quan với vợ ông giáo là để giúp ta nhận rõ: Ở Lão Hạc,

dù cuộc sống khốn quẫn đến mấy cũng không tiêu diệt được lòng vị tha, nhân hậu Còn vợ ông giáo vì quá khổ đã sinh ra lòng vị kỉ, hẹp hòi

Nhân vật Lão Hạc trong tương quan với con trai lại nổi lên một người cha còm cõi ấy mà tình phụ tử thiêng liêng vĩnh cửu

b Xây dựng nhân vật có tính chất điển hình

Có thể nói với ngòi bút tài hoa và am hiểu tận tường về người nông dân, Nam Cao đã xây dựng và tái hiện trong tác phẩm của mình nhân vật lão Hạc điển hình cho người nông dân một thời Đây cũng chính là thành công và sáng tạo tài tình của bút pháp thể hiện nhân vật của nhà văn thiên tài Nam Cao

- Từ tác phẩm này cho người đọc hiểu như thế nào về tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Từ tác phẩm này, chúng ta được thấy vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy, hi sinh vì người thân… của người nông dân như thế nào

1.2 Cảm thụ văn học với việc cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương

1.2.1 Cảm thụ văn học - một khâu thiết yếu của việc dạy học văn

1.2.1.1 Cảm nhận cái đẹp trong dạy học tác phẩm văn chương là một hoạt động phù hợp với đặc trưng của môn văn

Môn văn trong nhà trường là môn học vừa có tính nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất của một môn học Đây là hai thuộc tính cơ bản cần được nhận thức đầy đủ để có được một cách nhìn toàn diện về môn văn và việc dạy học văn trong nhà trường

Nếu chỉ nhấn mạnh đến tính nghệ thuật ngôn từ, người giáo viên dễ lệch hướng khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và lúng túng trong khi lựa chọn những PP giảng dạy thích hợp Bởi vì văn học trong nhà trường còn mang

Trang 35

tính chất là một môn học Môn văn cũng như các bộ môn khác có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết, những kiến thức khoa học nhất định, góp phần hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa cho HS nhưng bằng phương tiện đặc thù của môn văn

1.2.1.2 Cảm nhận cái đẹp trong truyện ngắn là một hoạt động sáng tạo của học sinh

Cảm thụ văn học là một hoạt động tâm lí có những qui luật riêng do đặc thù của đối tượng cảm thụ qui định Trong thực tế, nếu không có lao động sáng tạo thì không thể có cảm thụ văn học thật sự Tính sáng tạo của cảm thụ văn học thể hiện ở quá trình hoạt động của nhiều năng lực nhận thức Để tiếp nhận một đối tượng thẩm mỹ, biến nó thành tài sản của mình, làm cho sản phẩm tinh thần của người khác hóa thành sở hữu tinh thần của bản thân thì người đọc phải nỗ lực vận dụng nhiều năng lực nhận thức như năng lực liên tưởng, hồi ức, sáng tạo, vốn sống, lý tưởng thẩm mỹ… Sức hoạt động của các năng lực nhận thức càng mạnh thì sức cảm thụ càng sâu sắc và phong phú Quá trình cảm thụ văn học cũng có thể nói là sự tiếp tục quá trình sáng tạo nghệ thuật, hay nói cách khác là hoạt động “đồng sáng tạo” Nhờ sự “đồng sáng tạo” đó mà trong cảm thụ nghệ thuật, chuyện của ngày xưa cũng trở thành chuyện của ngày nay, một tác phẩm xa lạ ở nước ngoài cũng trở nên gần gũi, chuyện của nhân vật trong tác phẩm cũng trở thành chuyện của cá nhân mình… Từ đó mà tác phẩm có sự tác động sâu sắc, để lại dấu ấn bền chặt trong tâm hồn người đọc

1.2.2 Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp trong dạy học “Lão Hạc” là một vấn đề bức thiết

1.2.2.1 Khái quát thực trạng dạy học văn trong nhà trường

- Những thành tựu:

Việc dạy văn theo lối xã hội học dung tục, không đúng với đặc trưng bộ

Trang 36

môn đã giảm đi một cách đáng kể Nội dung chương trình cũng có sự thay đổi thiết kế một cách thích hợp, nhiều tác phẩm thật sự có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật được đưa vào nhà trường Đặc biệt, mỗi đơn vị học tập được phân phối là một tác phẩm hoàn chỉnh… Điều này mang đến nhiều thuận lợi cho giờ học văn Chương trình cũng được bổ sung những tác phẩm đọc thêm có nội dung phong phú Các qui định về chuyên môn phần nào cũng được GV chú ý và thực hiện nghiêm túc hơn Một bộ phận GV với tinh thần trách nhiệm cao và trình độ nghiệp vụ vững chắc luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm những PP giảng dạy mới và bước đầu đã đạt được những kết quả khích lệ

- Những hạn chế:

Vấn đề dạy học của GV Trong quá trình giảng dạy, GV chưa đi ra khỏi con đường mòn là chú trọng cung cấp kiến thức đơn thuần mà không quan tâm nhiều đến PP Trong giờ học văn, học sinh phải lắng nghe, ghi chép những lời thuyết giảng của GV một cách máy móc, khô khan Nhu cầu tự khám phá, tự cảm thụ của HS thì chưa được quan tâm một cách đúng mức Vì thế, HS luôn phải là “người lắng nghe” chứ không là “người nhập cuộc” Quá trình giảng văn trở nên phiến diện, một chiều Do đó dẫn tới việc HS hiện nay gần như bị tê liệt về cảm xúc, về hứng thú học tập và trở nên thụ động, lười suy nghĩ Thiếu sót phổ biến hơn nữa là trong giờ DH văn hiện nay, GV quan tâm chưa đúng mức đến phần hướng dẫn học tập và chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh

Nhìn chung việc đổi mới PPDH tuy đã được đặt ra trong nhiều năm nay nhưng phần đông GV vẫn dạy theo phương PP cũ Hiện nay, càng nhận thấy vấn đề cấp thiết đặt ra đối với GV là phải đổi mới PPDH văn cho phù hợp với yêu cầu của thời đại

1.2.2.2 Khảo sát thực trạng dạy học truyện ngắn Nam Cao trong nhà trường

Trang 37

ngắn Nam Cao trong nhà trường, chúng tôi tiến hành một khảo sát đối với GV

và HS của ba trường Trung học cơ sở tại Hà Nội

HS

1.2.2.2.3 Hình thức và phạm vi

Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn của Nam Cao trong nhà trường THCS, chúng tôi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều tra đến GV và HS tại 2 trường thuộc địa bàn Hà Nội

- Trường THCS Kiêu Kị - Gia Lâm - Hà Nội

- Trường THCS Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Đồng thời kết hợp với việc khảo sát thực trạng dạy và học trên lớp của

GV và HS hai trường để góp phần bổ sung thêm giá trị cho kết quả và định hướng giải thích kết quả, phân tích nguyên nhân

Cụ thể chúng tôi đã làm phiếu khảo sát 9 GV và 168 HS của hai trường THCS trên

1.2.2.2.4 Kết quả khảo sát

- Kết quả khảo sát từ phía GV:

Bảng 1.1: Kết quả tổng hợp từ 5 giáo viên trường THCS Kiêu Kị - Gia Lâm - Hà Nội và 5 giáo viên từ trường THCS Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm -

Trang 38

Hà Nội

Kết quả Trường

THCS Kiêu Kị

Trường THCS Xuân Đỉnh

100%

0%

0%

100% 0% 0%

80%

20%

0%

60% 40% 0%

3

GV dạy truyện ngắn Lão

Hạc của Nam Cao theo đặc

trưng thể loại

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

60%

20%

20%

40% 20% 40%

4

GV dạy truyện ngắn Lão

Hạc của Nam Cao theo đặc

trưng thể loại kết hợp với

PP nêu vấn đề, gợi mở,

diễn giải tích cực

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

40%

20%

40%

40% 20% 40%

5

Giáo viên muốn DH theo

PP này không?

Thích dạy Bình thường Không thích

60%

20%

20%

60% 20% 20%

80%

20%

0%

100% 0% 0%

7 GV quan tâm đến phần Rất quan tâm 100% 80%

Trang 39

hướng dẫn học tập và

chuẩn bị bài ở nhà cho HS

Bình thường Không quan tâm

0%

0%

20% 0%

8

Khâu ra đề kiểm tra, sửa

bài và chấm điểm của GV

được thực hiện theo qui

trình

Rất nghiêm túc Bình thường Chưa nghiêm túc

100%

0%

0%

100% 0% 0%

80%

20%

0%

100% 0% 0%

10

Sử dụng giáo án mẫu,

những bài soạn giảng mẫu

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

80%

20%

0%

60% 20% 20%

Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc giảng dạy trên lớp của GV, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến DH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; các thầy cô đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên khám

phá được phần nào giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Lão

Hạc GV thường tổ chức, hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm theo đúng các

bước của một giờ lên lớp Tuy nhiên, việc khai thác tác phẩm Lão Hạc của

Nam Cao theo các PP mới, ví dụ như theo đặc trưng thể loại mới chỉ được thực hiện ở một số giờ học Có nhiều giờ học, GV quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có GV lại thiên về giảng - bình, truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại truyện ngắn Các giờ học chủ yếu diễn ra theo PP thuyết trình và một vài câu hỏi đơn điệu: thầy hỏi - trò trả lời; chưa sử dụng PP diễn giải: thầy hỏi trò – trò hỏi thầy - trò hỏi trò Các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa các nhóm HS với nhau nếu có cũng chỉ

Trang 40

là hình thức, dập khuôn, máy móc Hơn nữa nhiều GV chỉ chú trọng đến việc đọc và tóm tắt tác phẩm rất mất thời gian, hiệu quả tiết học chưa cao

Nhìn chung qua một số ý kiến của các thầy cô trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một thực trạng còn tồn tại như sau: GV mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ đặc trưng thể loại khiến HS hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu; GV cũng chưa có thói quen cho HS sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại để mở rộng sự hiểu biết và nắm vững bài học nhờ sự so sánh, liên tưởng GV dạy học theo lối đọc chậm cho HS viết, thậm chí còn ghi lại bài học lên bảng cho HS chép, làm giảm hứng thú của HS Một số thầy cô còn cho rằng: sau khi học xong, HS chỉ cần nhớ tác phẩm hoặc đoạn trích là tốt, vì thế khi giảng chỉ cần giảng ý chính, HS hiểu là thành công rồi; cũng có thầy

cô lại khẳng định: cái đích của việc học văn là rèn kĩ năng viết văn cho HS để

đi thi học sinh đạt điểm cao là được; rất ít giờ dạy HS được tự do suy nghĩ, phát biểu quan điểm của cá nhân mình, GV thường áp đặt HS nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn; nhiều GV nặng về phần bình khiến HS không phát huy được năng lực sáng tạo của nhưng cũng có GV lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà xem nhẹ phần bình làm cho giờ học trở nên khô khan, năng

lực cảm thụ cái đẹp của tác phẩm Lão Hạc đối với HS chưa đúng mức

Ngày đăng: 08/06/2017, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w