Đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” là công trình khoa học độc lập, được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29NQTW.Đề tài được kết cấu 3 chương. Nội dung đề tài đi sâu phân tích, luận giải một cách khoa học về thực chất và những vấn đề có tính quy luật của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS
Trang 1Đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ
sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” là công trình khoa họcđộc lập, được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mớigiáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-TW
Đề tài được kết cấu 3 chương Nội dung đề tài đi sâu phân tích, luận giảimột cách khoa học về thực chất và những vấn đề có tính quy luật của quản lýbồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS; đồng thời, tiến hành khảosát, đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những yêu cầu về quản lý bồi dưỡngnăng lực dạy học cho giáo viên THCS thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổimới giáo dục; trên cơ sở đó, luận án đề xuất những biện pháp cơ bản và tổ chứcthử nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáoviên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Những nội dung cơ bản đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học để các nhàlãnh đạo, quản lý các cấp chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên THCS trên địa bàn Thủ đô đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2 Lý do chọn đề tài luận án
GD&ĐT có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực Trong đóchất lượng giáo viên ảnh tới thành tích học tập của HS … Đội ngũ nhà giáo làlực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu GD&ĐT; là người xây dựng cho họcsinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, tổ chức HS kiến tạo và rèn luyệnphương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo Khi nói vềvai trò của đội ngũ nhà giáo, tại Hội nghị giáo dục ở Úc năm 1993, các đại biểu
đã đưa ra nhận định: người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổithế giới Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượnggiáo dục và được xã hội tôn vinh”
Trang 2Nghị quyết số 29/NQ-TW tại Hội nghị lần thứ 8, BCHTƯ Ðảng khóa XI
về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục"của đội ngũ nhà giáo Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợicủa Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp học trong công cuộcđổi mới giáo dục đã và đang diễn ra
Nhiệm vụ "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" đang đặt lên vai độingũ nhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạyhọc và giáo dục Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những làngười giỏi về kiến thức môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm
“Dạy cái gì?” và “Dạy như thế nào?” là hai câu hỏi lớn thể hiện năng lực dạyhọc mà mỗi người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đáp ứng
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo tinhthần Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW, đã tác động sâu sắc đến mọi yếu
tố, trong đó giáo viên là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định phần lớn thànhcông của nội dung đổi mới giáo dục
Thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy còn nhiều bất cập với yêu cầu củaNghị quyết 29-NQ/TW, trong đó có nguyên nhân chủ yếu từ sự bất cập vềnăng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
Trong những năm gần đây, Bộ GD&ÐT đã chỉ đạo, tổ chức nhiều đợttập huấn bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệpcho giáo viên Ðặc biệt là các nội dung đổi mới về PPDH theo thuyết kiến tạo
và đánh giá kết quả học tập; áp dụng các phương pháp và hình thức giáo dục vàdạy học tiên tiến, hiện đại (như: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo dự án, giáo dục kỹnăng sống, giáo dục di sản, giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục ứng phó
Trang 3với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai, ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông vào dạy và học Chương trình bồi dưỡng và nâng cao năng lựcđội ngũ nhà giáo theo những yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GV và Chuẩn cán
bộ quản lý các cấp từ năm 2010, giúp nhà giáo ở cương vị công tác của mình,thường xuyên tự học tập và rèn luyện để nâng cao mức đạt được theo các yêucầu của Chuẩn Các Chuẩn đó được thể hiện cụ thể về phẩm chất đạo đức;năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực tìm hiểu môi trường và đốitượng giáo dục; năng lực phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội trongcông tác giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp
Hiện nay, tuyệt đại bộ phận giáo viên có tinh thần trách nhiệm tốt, kiêntrì, vượt khó vì sự nghiệp phát triển giáo dục, nhất là giáo viên ở vùng khókhăn Tuy nhiên, do nhiều khó khăn trong cuộc sống, do áp lực của công việc,
do trình độ đào tạo không đồng đều, do cơ chế quản lý hoạt động nghề nghiệpcòn bất cập,… nên có một bộ phận không nhỏ giáo viên chán nghề, chưa phấnđấu nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy
Hằng năm, các cơ sở giáo dục đều thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáoviên nhằm nâng cao trình độ, nhưng dường như chưa có chuyển biến trongcách dạy, còn nhiều hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp và ý thức tham gia bồidưỡng của giáo viên còn chưa cao Nhiều giáo viên có thói quen dạy học cũ từtrước và ngại đổi mới Đây có thể xem là hạn chế lớn nhất của giáo viên phổthông nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng
Theo các kết quả điều tra mới nhất, một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổthông đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiệnhành; việc bồi dưỡng được tổ chức hằng năm cho giáo viên phổ thông lạimang nặng tính hình thức, kém hiệu quả; tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáoviên tồn tại dai dẳng hàng chục năm qua không giải quyết được cũng khiếncông tác đào tạo và sử dụng giáo viên gặp không ít khó khăn
Trang 4Bên cạnh đó, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển độingũ giáo viên phổ thông là Thầy/Cô giáo ở các trường phổ thông công lậpđộng lực hoạt động phát triển nghề nghiệp chưa cao vì thu nhập từ lương vàphụ cấp từ ngân sách Nhà nước không đủ bảo đảm cuộc sống cho họ Vì vậy,nhiều giáo viên trường công, đặc biệt ở các đô thị phải dạy thêm dẫn đến tìnhtrạng dạy thêm tràn lan Trong khi đó, tình trạng xuống cấp về đạo đức và vănhóa trong xã hội gây nhiều tác động tiêu cực đến trường học Do vậy, vị thế
xã hội của nghề thầy và người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội Trongcuộc điều tra gần đây, 40-60% giáo viên phổ thông đã thẳng thắn bày tỏ ýkiến nếu được chọn lại nghề sẽ không làm nghề dạy học Học sinh khá, giỏikhông thi vào trường sư phạm sẽ là nguy cơ giảm dần chất lượng GV
Trước thực trạng rất đáng lo ngại như vậy, rõ ràng cần phải tập trungsửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời làm cho nghề dạyhọc trở thành một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được xã hội thật sự coitrọng , tạo nđộng lực phát triển ngyheef hnghieepj cho GV và có sức thu hútđối với học sinh khá/ giỏi sau khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông
Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩnhóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội Trong
đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượngtrực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này Để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhàgiáo, công tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên với những biệnpháp quản lý phù hợp, hiệu quả Nhiệm vụ đó không chỉ cấp bách trước mắt
mà còn là thể chế được Điều 63 - Luật Giáo dục quy định: “Nhà giáo có nhiệm
vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độchuyên môn, nghiệp vụ và nêu gương tốt cho học sinh” Vì thế, giáo viênTHCS nói chung và giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội nói riêng
Trang 5phải có ý thức chủ động tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức là những cấu phầnchủ yếu của năng lực nghề nghiệp nhà giáo
Những vấn đề nêu trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lýbồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Hà Nộiđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1 Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viênTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.2 Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng về quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viênTHCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.4 Khảo nghiệm các biện pháp và Thử nghiệm 1 biện pháp quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thiết khoa học
4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trườngTHCS 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4.3 Phạm vi nghiên cứu
4.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một só biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực dạy học cho GV ở trường của Hiệu trưởng trường THCS
công lập thành phố Hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 64.3.2 Giới hạn về địa bàn: Các trường THCS công lập ở các
quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội Tập trung khảo sát chủ yếu ở cácquận/huyện: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà trưng, Đông Anh, Ba vì, ThườngTín, Thạch Thất, Hà Đông
4.3.3 Giới hạn khách thể khảo sát:
Tổng số 697 người được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm CBQL: 232 người
- Nhóm GV trường THCS: 465 người
4.4 Giả thiết khoa học
Nếu vận dụng đồng bộ các giải pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên do tácgiả đề xuất một cách phù hợp với thực tiễn các trường THCS thành phố HàNội, phù hợp yêu cầu "Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" sẽ gópphần nâng cao chất lượng GV THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đónâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường THCS thành phố Hà Nội
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận (nghiên cứu tiếp cận và phương pháp nghiên cứu)5.1.1 Tiếp cận lí luận
Tiếp cận chức năng quản lý: Trong cách tiếp cận này, các biện phápquản lý được xác định tương ứng với các chức năng quản lý đó là lập kếhoạch, tổ chức bộ máy, lãnh đạo - chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
Tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực: Trong cách tiếp cận này phântích thực tế là thực hiện thống kê và phân tích tình hình đội ngũ giáo viên hiện tại
từ đó có đánh giá đúng về thực trạng đội ngũ Từ đánh giá này, xem xét mức độđáp ứng của đội ngũ hiện tại với nhu cầu phát triển của nhà trường
Tiếp cận hệ thống: Theo quan điểm hệ thống tất cả các tổ chức đều lànhững hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại,
Trang 7chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng và rong mỗinhà trường người quản lý luôn chịu tác động của nhiều yếu tố Vì vậy, luận
án sử dụng tiếp cận hệ thống để xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa
GV - nhà trường, TTCM - GV, để đánh giá những yếu tố tác động đến BD
GV Nghiên cứu BD GV ở trường THCS nhằm phát triển NLDH đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục
Tiếp cận chuẩn: Thực chất của phương pháp tiếp cận này là dựa trênnhững chuẩn GV được quy định trong các văn bản như Luật Giáo dục, Điều lệtrường THCS, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục 2011 - 2020,Chuẩn nghề nghiệp Gv…
5.1.2 Tiếp cận thực tiễn
Thực chất cách tiếp cận này là sự kết hợp giữa lý luận chung trong quản lýgiáo dục với việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý bồi dưỡng GV THCStrong nước và thế giới, phân tích thực tiễn các trường THCS trên địa bàn Hà Nội
để có được những biện pháp quản lý bồi dưỡng GV phù hợp và hiệu quả
Khảo sát, điều tra, phân tích làm rõ thực trạng hoạt động bồi dưỡng nănglực dạy học của giáo viên THCS thành phố Hà Nội thời gian qua và trong bốicảnh đổi mới giáo dục hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tìm hiểu những luận cứ khoa học trong quản lý giáo dục nóichung, quản lý bồi dưỡng GV THCS nói riêng để tìm ra những khái niệm và tưtưởng cơ bản làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết về quản lý bồi dưỡng GV THCS.Các phương pháp cụ thể:
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu về lý thuyết quản lý, quản lý giáodục, bồi dưỡng GV, quản lý bồi dưỡng GV
- Phân tích các lĩnh vực quản lý trong trường THCS và các yếu tố ảnhhưởng đến việc quản lý bồi dưỡng GV THCS
Trang 85.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích của nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm làm rõ thựctrạng về đội ngũ GV, thực trạng quản lý bồi dưỡng GV, những điều kiện cụ thể
về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý bồi dưỡng GV từ đó đềxuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV THCS
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để tiến hành điều tra Để thôngtin mang tính khách quan, đảm bảo độ tin cậy, mang tính đại diện cho các Quậnhuyện việc khảo sát được tiến hành với một số trường THCS thành phố Hà Nội
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng hệ thống câu hỏi liênquan đến những vấn đề trong quản lý bồi dưỡng GV để trao đổi, phỏng vấn cácđối tượng là GV, cán bộ quản lý nhà trường
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của cácnhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục về vấn đề quản lý bồi dưỡng GV THCS
- Phương pháp khảo nghiệm: Sử dụng bảng hỏi cho các nhóm đối tượng:
GV, CBQL các cấp
- Phương pháp thực nghiệm
Mục đích của phương pháp thực nghiệm nhằm thu thập những thông tin
về sự thay đổi trong quản lý bồi dưỡng GV THCS, khẳng định tính cần thiết vàtính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV THCS, kiểm chứng cácgiả thuyết đã nêu và có các kết luận về giải thuyết đó
Hình thức thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp quản lý bồi dưỡng
GV THCS tại trường THCS thành phố Hà Nội theo hình thức thực nghiệmsong hành (nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm)
Trang 95.2.3 Phương pháp thống kế toán học
Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu thống kê, số liệukhảo sát, các số liệu điều tra khảo sát được xử lý bằng các phần mềm, các côngthức toán thống kê như: trung bình cộng, số trung vị, hệ số tương quan thứ bậcSpearman để định lượng kết quả nghiên cứu cho đề tài
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Đánh giá năng lực dạy học của GV THCS thành phố Hà Nội làm cơ sởphân loại từng nhóm giáo viên theo đặc điểm, trình độ, chất lượng, để xác địnhmục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạyhọc phù hợp, tức là quán triệt nguyên tắc phân hóa trong quá trình bồi dưỡng
6.2 Xác định các biện pháp quản lý hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphát triển:
+ Tổ chức tự bồi dưỡng bằng các tài liệu trong đó tính hợp lý giữa lýthuyết với kỹ năng dạy học môn học theo tiếp cận năng lực bằng hệ thống cácbài tập tình huống sư phạm
+ Xây dựng cộng đồng phát triển nghề nghiệp trong nhà trường, trong đólấy tổ, nhóm chuyên môn làm đơn vị hạt nhân phát triển chương trình, tài liệubồi dưỡng, triển khai bồi dưỡng
+ Nghiên cứu bài học là phương thức cơ bản kết hợp tự bồi dưỡng vớibồi dưỡng qua sinh hoạt phát triển năng lực dạy học ở tổ chuyên môn, tập thể
sư phạm nhà trường
6.2.1 Phát triển chương trình bồi dưỡng
+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng
+ Xác định nội dung bồi dưỡng
+ Xác định phương thức bồi dưỡng
+ Đánh giá chất lượng bồi dưỡng
Trang 106.2.2 Đề Xuất các chính sách phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên
và sử dụng giáo viên
6.3 Đổi mới ứng dụng CNTT và TT trong BD NLDH cho GV
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận:
+ Xác định và phân tích các khái niệm cơ bản: Giáo viên, giáo viênTHCS, năng lực, năng lực dạy học của giáo viên, bồi dưỡng năng lực dạy học,quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học, có giá trị định hướng lý luận cho BD vàquản lý BD phát triển NL nghề nghiệp phổ thông
+ Phân tích mối quan hệ giữa yêu cầu đổi mới giáo dục với hoạt độngbồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS là mô hìnhquản lý BD cập nhật NL nghề nghiệp GV theo yêu cầu đổi mới giáo dục
+ Phân tích được quan hệ tự bồi dưỡng trong cộng đồng nghề nghiệp,lấy tập thể sư phạm nhà trường và tổ chuyên môn là đơn vị cộng đồng pháttriển nghề nghiệp giáo viên
+ Phân tích mối quan hệ giữa đánh giá năng lực dạy học và phát triểnnăng lực dạy học thường xuyên; các điều kiện bảo đảm chất lượng bồi dưỡng
là những đóng góp có giá trị định lượng hoạch định biện pháp tạo động lựcphát triển liên tục năng lực nghề nghiệp GV một cách bền vững
+ Xác định khung lý luận để phân tích kinh nghiêm thực tế về quản lýbồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS TP Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận án làm rõ thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viênTHCS và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCSthành phố Hà Nội định hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; chỉ rõ nguyênnhân của thực trạng
Trang 11+ Luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcdạy học cho giáo viên THCS, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, nhằm nâng caochất lượng dạy học tại các trường THCS thành phố Hà Nội.
+ Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích về lýluận và thực tiễn cho các trường THCS, các cấp quản lý giáo dục đào tạo nóichung THCS nói riêng của thành phố Hà Nội trong quản lý, đánh giá, phát triểnnăng lực dạy học của đội ngũ giáo viên
8 Kết cấu của luận án
Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, phần kết quả nghiên cứu các nội dung được trình bày trong 3 chương, kếtluận và kiến nghị, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đềtài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 12TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Thực tế nhiều quốc gia đã khẳng định: Bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơbản trong phát triển giáo dục Việc tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập,học tập thường xuyên, học tập suốt đời; kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mớiphương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phươngchâm của các cấp quản lý giáo dục Chính vì vậy có khá nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề giáo viên, phát triển giáo viên, quản lý giáo dục và quản lý giáoviên Tổng hợp và phân loại các công trình theo các hướng nghiên cứu như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất: Những công trình bàn về bồi dưỡng giáo viên.
Về nội dung bồi dưỡng thường được các tác giả đề cập trong các côngtrình về phát triển đội ngũ GV, giáo viên, chủ yếu là bồi dưỡng, phát triểnchuyên môn, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện trong nghiêncứu của tác giả Susan Sclafani với nghiên cứu “Teachers and trainers” [208],trong báo cáo chuyên đề “Teacher Professional Development”[217] Đặc biệtvới nghiên cứu của Jacques Delors với đề tài “Learning: The treasure within”,
đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển chuyên môn GV trong bối cảnhmới[202] Các công trình này tập trung vào những vấn đề về bồi dưỡng kiếnthức, kỹ năng cho đội ngũ GV Công trình của X.I.Kixegof, N.V.Kuzmina,F.N.Gonobolin, O.A.Abdullina đưa ra cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệmvững chắc trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp cho GV Ở PhầnLan, trong nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen, các tác giả
đã mô tả chi tiết và đã phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọngtrong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng GV để nâng cao chất lượnggiáo dục Ở bang Quebec (Canada), các nhà nghiên cứu đã trình bày bộ tiêuchuẩn năng lực GV; đặt ra vấn đề đổi mới quan niệm về đào tạo, bồi dưỡngGV; đề xuất thiết kế các chương trình BDGV [217]
Trang 13Tóm lại: Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập tới nhiềunội dung BD Nội dung bồi dưỡng phải đổi mới, bổ sung và cập nhật kịp thờitri thức khoa học của các ngành chủ chốt hoặc các ngành có liên quan đáp ứngvới tiến độ phát triển của khoa học công nghệ (điện tử, tin học ) hoặc vớinhững biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, triết học, kinh tế chính trịhọc, xã hội học và các môn khoa học khác
Nội dung bồi dưỡng kiến thức bổ trợ và phục vụ các môn tự chọn như:tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản và tổ chức nghiêncứu khoa học, phong tục tập quán địa phương
Nội dung bồi dưỡng GV cần phải tập trung BD kiến thức, kỹ năng, giá trị, tháiđộ Đây là nội dung hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Về hình thức bồi dưỡng, cơ quan giáo dục khu vực châu Á củaUNESCO (ROEAP) đã tổ chức một Hội nghị về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
18 nước trong khu vực Kết quả, Hội nghị tổng kết một số kinh nghiệm về bồidưỡng giáo viên như sau:
Hoạt động bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhà giáo ở các nước trên thếgiới được tổ chức độc lập như các Viện nghiên cứu, các Trung tâm bồi dưỡng
và đào tạo sư phạm tiến hành như mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa trướcđây Ở đa số quốc gia, người ta đã giao Trường Sư phạm có nhiệm vụ thực hiệnhoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo rất phong phú, đa dạng phù hợp với từngđối tượng cụ thể Trong một tác phẩm nổi tiếng “Trường trung học Pavlưts”,V.A.Xukhômlinxki đã trình bày một cách cụ thể chiến lược BD NLDH cho GVthông qua việc dự giờ của từng GV [189]
Thái Lan là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồidưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên Tất cả giáo viên đều phải tham giahọc tập đầy đủ các nội dung, chương trình về nghiệp vụ quản lý chuyên môntheo quy định Nhà nước đã đưa ra chương trình lớn được thực thi trong thập
kỷ vừa qua, đó là: “Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới” để xây dựng kế
Trang 14hoạch bồi dưỡng giáo viên trong 10 năm và chương trình trao đổi, chươngtrình đào tạo trong nước
Đối với Thái Lan, việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các Trungtâm học tập cộng đồng, nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năngnghề nghiệp ngắn ngày và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội
Tại Philipin, công tác bồi dưỡng cho giáo viên không tổ chức trong nămhọc mà tổ chức bồi dưỡng vào các khóa học hè và cũng có nhiều mô hình bồidưỡng theo các hình thức khác nhau: Thuyết trình, hội thảo, sinh hoạt chuyênmôn tại trường, kèm cặp, giảng dạy mẫu, thông qua mạng [37]
Ở nước Anh, bồi dưỡng GV được tiến hành thông qua chương trình pháttriển chuyên môn liên tục, thông qua mạng lưới liên trường; bồi dưỡng qua cáckhóa chuyên sâu, hội thảo, hợp tác [153]
Tại Pakistan, Nhà nước đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về sư phạmcho đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng, cần bồi dưỡngnhững nội dung gồm: giáo dục nghiệp vụ dạy học; cơ sở tâm lý giáo viên;phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh đối với đội ngũ giáoviên mới vào nghề chưa quá 2 năm
Tại Liên Xô (cũ), các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục (P.V.Khuđominxki, M.I Konđacốp) đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượngdạy học thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả Muốn nâng cao chấtlượng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn Họ cho rằng,kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chứcđúng đắn và hợp lý công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Ở Triều Tiên, đối với giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm, cóchương trình bồi dưỡng về sư phạm do Nhà nước quy định trong 3 tháng, gồmcác nội dung như giáo dục nghiệp vụ dạy học, cơ sở tâm lí giáo dục, phươngpháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh Khi bồi dưỡng giáo viên phảichú ý xây dựng nhóm đối tượng giáo viên cùng có chung đặc điểm trong toàn
Trang 15bộ đội ngũ giáo viên Phân tích những yêu cầu và nội dung cần bồi dưỡng từngnhóm cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng cho từng loại đối tượng.
Một hình thức bồi dưỡng khác mà tác giả Eleonora Villegass-Reimers(2003) nghiên cứu là thông qua một số mô hình như: Mô hình tổ chức hợp tácgiữa các trường hoặc mô hình quy mô nhỏ (trường học, lớp học…) [214]
Bàn về phương pháp bồi dưỡng giáo viên, một số tác giả cho rằng giáoviên gọi là những người biết nắm bắt cơ hội học hỏi trong nghiên cứu "WhatMakes A Good Teacher?" [222] của tác giả Marie F.Hasse Trao đổi các hoạtđộng giữa các trường với nhau, các GV với nhau đồng thời tổ chức chươngtrình phát triển giáo dục chung cho các cụm trường, các vùng miền Trongnghiên cứu "Teacher's Professional development - Eueope in Internasionalcomparison"[217], của nhóm nghiên cứu từ Đại học Twente, Hà Lan Các quốcgia Châu Âu đã thay đổi chính sách cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạycủa GV bằng cách tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và HS, không ngừng đàotạo, bồi dưỡng và phát triển GV chuyên nghiệp, nhấn mạnh sự cần thiết phảicung cấp cơ hội cho việc bồi dưỡng và phát triển chuyên môn GV cần đượcthực hiện liên tục N.M.Iacôplep bàn về “Phương pháp và kỹ thuật lên lớptrong trường phổ thông” [139], hay “Tự đào tạo để dạy học” của Patrice Pelpel
đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo đối với GV phổthông và các PP thực hiện [144]
Tóm lại: Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm nộidung, hình thức, phương pháp giảng dạy mới, đánh giá xếp loại học sinh, trình
độ nhận thức, ý thức nghề nghiệp
Những kết quả nghiên cứu trên đây có giá trị tốt khi áp dụng vào nhữngquốc gia có điều kiện phù hợp Việc áp dụng những kết quả đó vào thực tiễncủa Việt Nam vấn còn là vấn đề cần nghiên cứu và phát triển cho phù hợp
Hướng nghiên cứu thứ hai: Những công trình bàn về quản lý bồi dưỡng
giáo viên
Trang 16Về nội dung quản lý bồi dưỡng GV, một số tác giả đã quan tâm nghiêncứu, tuy nhiên số công trình nghiên cứu liên quan đến về vấn đề này khôngnhiều, nội dung quản lý bồi dưỡng được cập nhật ở các mức độ khác nhau.
Kế hoạch bồi dưỡng GV được đề cập trong Kết luận Hội nghị của Ủy banChâu Âu về phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo cách đánh giá học tập “VETteacher professional development in a policy learning perspective” [146] đã đềcao vai trò của cá nhân trong hoạt động bồi dưỡng Thông qua kế hoạch bồidưỡng nhằm nâng cao trình độ của mỗi GV, kế hoạch học tập bồi dưỡng của
GV phải được đồng nhất với kế hoạch phát triển của nhà trường và của xã hội
Về công tác quản lý bồi dưỡng: Vai trò của lãnh đạo trong quản lý hoạtđộng bồi dưỡng có ảnh hưởng quan trọng vào thành tích học tập, bồi dưỡng của
GV Nghiên cứu “Teaching in focus”[226] của tổ chức OECD đã khẳng địnhlãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng hiệu quả là tạo ra một môi trường thuậnlợi, môi trường giá trị, tạo tâm lý cho GV có động cơ tự học, tự bồi dưỡng, tựkiểm soát hoạt động bồi dưỡng của bản thân
Thẩm định, kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin cũng được quan tâmnghiên cứu Tuy nhiên việc thẩm định, đánh giá hoạt động bồi dưỡng là vấn đềkhó khăn đối với các quốc gia đặc biệt là việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệuquả bồi dưỡng GV thông qua hoạt động trong nghiên cứu “Supporting theTeaching Professions for Better Learning Outcomes” [212] Nghiên cứu cũngkhẳng định, để cải thiện và nâng cao chất lượng GV cần đảm bảo rằng tất cảcác GV đều nhận được thông tin phản hồi, để từ đó điều chỉnh và cụ thể hóa kếhoạch học tập, bồi dưỡng của mình
Vấn đề bồi dưỡng đã được đưa thành chính sách của nhà nước, có các quyđịnh cụ thể về việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ và chuẩn hóa trình độ đào tạo cho giáo viên Theo Hannele Niemi và RitvaJkku-Sihvonen, hệ thống GD Phần Lan - có thành tích cao nhất trong kì thiPISA là do đã quyết định nâng chuẩn trình độ GV phổ thông lên trình độ thạc
sỹ và mọi GV có nghĩa vụ và quyền hạn phải không ngừng học tập, phát triển
Trang 17chuyên môn Luật nhà trường của bang Brandenburg, Cộng hòa Liên bang Đức[46] quy định rõ GV phải có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng, thường xuyên cậpnhật kiến thức và đưa vào những biện pháp đào tạo nâng cao NL chuyên môn Theo V.A Xukhomlinski [189], Việc lập kế hoạch bồi dưỡng là một khâu
vô cùng quan trọng do vậy trong mỗi nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể và chitiết Trong thời điểm tổ chức bồi dưỡng thì các nhà nghiên cứu thì cho rằngcông tác bồi dưỡng GV không những tổ chức theo chu kì mà phải được BDthường xuyên, quanh năm [189] Các nhà nghiên cứu ở Philipphin lại cho rằngthời điểm BD tùy thuộc vào mô hình BD Mô hình BD tại trường phổ thông thìdiễn ra suốt cả năm học; mô hình phân tầng thời gian BD kéo dài kì nghỉ hè vàđầu năm học mới; Mô hình theo cụm BD theo đợt; Mô hình học tập từ xa diễn
ra thường xuyên và tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân [37] Tại BangCaliforia, Mỹ đối với GV tập sự phải tham dự BD bắt buộc 2 năm, thời điểmtham dự BD tùy từng GV lựa chọn căn cứ trên năng lực thực hiện so với bộchuẩn chất lượng của chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho GV tập sự [38] Nhiều nước trên thế giới luôn quan tâm đến lực lượng tham gia bồi dưỡng.Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn, giáo viên có kinh nghiệm trongnhà trường sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia trong quá trình kèm cặp, giúp đỡđồng nghiệp [189] GV có kinh nghiệm, có trình độ nghề nghiệp cao hướng dẫn
tư vấn cho GV mới cũng được thấy rõ ở các nước Anh, Hoa Kì, Thái Lan [54].Sau quá trình BD nhiều nước đã có các hình thức đánh giá kết quả bồidưỡng Ở Anh - Viết chuyên đề; xây dựng kĩ năng giảng dạy, biên soạn vàthuyết trình Các sản phẩm này sẽ được đánh giá căn cứ theo Chuẩn giáo viên[99]; Ở Bang California, với mỗi chương trình bồi dưỡng GV 5 ngày thì GVđược đánh giá ít nhất 4 lần Tuy nhiên, ở đây Chuẩn nghề nghiệp GV khôngphải là cơ sở để đánh giá GV [54] Các nước Anh, Thái Lan cũng rất quan tâmđến sử dụng những GV có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
để hướng dẫn, tư vấn cho các GV mới [54]
Trang 18Tóm lại: Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước khá phong phú, đadạng, đề cập khá sâu sắc những chủ trương, biện pháp cần áp dụng trong việcphát triển đội ngũ GV Tuy nhiên, những nghiên cứu về bồi dưỡng, quản lý bồidưỡng GV còn ít Một số công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng GV mớichỉ tập trung vào việc cá nhân hóa hoạt động này như việc lập kế hoạch bồidưỡng của GV, thẩm định, đánh giá và phản hồi Trong đó, chưa có côngtrình nào trực tiếp bàn về đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trung học cơ
sở theo phát triển năng lực dạy học ” nói chung, ở Việt Nam nói riêng Nhữngcông trình đó là tài liệu cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một cách sángtạo trong điều kiện của Việt nam
2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam phát triển đội ngũ GV nói chung và công tác BD ĐNGV nóiriêng có tầm quan trọng chiến lược quyết định chất lượng giáo dục Hiện này,toàn ngành giáo dục đang tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổthông, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên càng trở nên cấpbách Có thực hiện tốt điều này thì chất lượng giáo viên mới được nâng lên.Những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ nhà giáo,
về phát triển đội ngũ nhà giáo của các nhà khoa học trong nước có thể chiathành các hướng nghiên cứu như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất: Những công trình bàn về bồi dưỡng giáo viên
Về nội dung bồi dưỡng, luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm vàhướng đến nội dung là phát triển và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũgiáo viên, thể hiện trong "Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũgiáo viên"[9] của các tác giả Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị KimThoa; ngoài ra còn có các công trình của tác giả Trần Kiểm[111], Đinh QuangBáo[13], các công trình này nghiên cứu phát triển đội ngũ theo 3 hướng: 1)Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực;2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; 3)
Trang 19nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáoviên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, các côngtrình trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu về quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên từ tiếp cận nội dung sang tiếp cậnnăng lực thực hiện trong đổi mới giáo dục Việt Nam trong thời kì hội nhậpquốc tế và xu thế toàn cầu hóa.
Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên cũng có nhiều côngtrình đề cập Các công trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như: “Đào tạo vàbồi dưỡng giáo viên” của tác giả Lê Trần Lâm, “Về nghiệp vụ sư phạm cho sinhviên” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn Tiêu biểu là cuốn “Vấn đề giáo viên -Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Bá Hoành (2006)[86], đãdành phần lớn nội dung nói về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam
Một số tác giả như: Nguyễn Đức Vũ đăng trên Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm
60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, Bộ GD&ĐT - Hà Nội tháng 10 năm 2006;
“Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông qua nghiên cứu bàihọc” của tác giả Đặng Thị Hồng Đoan (T/c Giáo dục số 268, 8/2011)[53];
“Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông qua nghiên cứu bàihọc” - Hội thảo khoa học quốc tế do trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chứctháng 12/2009; BD NLDH cho GV đã được các nhà nghiên cứu giáo dục và lýluận dạy học quan tâm như: Trương Đại Đức [62], Nguyễn Tiến Đạt[51], TrầnKhánh Đức [60], Phạm Minh Hạc[78], Trần Bá Hoành[87], Các tác giả cónhiều cách tiếp cận khác nhau về NL và NL nghề trong quá trình đào tạo và BD
GV Tác giả Trần Khánh Đức[59] đã đề xuất một số biện pháp mới cho côngtác đào tạo và BD GV đáp ứng nhu cầu của thời đại mới Tác giả Nguyễn Thu
Hà (2002)[76] đã nêu một số vấn đề cơ bản có liên quan đến đào tạo BD GVtiểu học xuất phát từ thực tiễn Từ năm 2011 trở lại đây còn nhiều đề tài nghiêncứu về BD NLDH cho các đối tượng GV như tác giả Hồng Hà với đề tài ‘Bồidưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa ở trường trung học phổ
Trang 20thông”[75], Đỗ Thế Hưng, Nguyễn Văn Hạnh (2013) - học tập trải nghiệmtrong đào tạo kỹ thuật đáp ứng chuẩn nghề nghiệp [98], Vũ Xuân Hùng (2012)[106], Nguyễn sỹ Thư (2012)[183] Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trêncác báo và các hội thảo khoa học nghiên cứu về công tác BD GV và tổ chức
BD GV … kể đến tác giả Cao Tuấn Anh[1], Vũ Ngọc Anh[2], Nguyễn HữuDung[48], Chử Xuân Dũng[49], Phạm Ngọc Hải[81], Vũ Hạnh[84], Trần DiênHiển [85], Nguyễn Dương Hoàng [91]…các luận án: “ Quản lý bồi dưỡng nănglực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông theo chuẩn nghềnghiệp” của tác giả Trần Thị Hải Yến (2015), các tác giả Phạm Văn Sơn,
Nguyễn Thị Tuyết (2015), Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Bài viết bàn về mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ nhà giáo và CBQLGD theo tiếp cận năng lực được đăng trên Kỷ yếu Hộithảo khoa học cấp quốc gia do Trường ĐHSP Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chứcchủ đề: Đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong bối cảnhđổi mới giáo dục (195) Công trình nghiên cứu “Quản lý hoạt động tổ chuyênmôn theo hướng phát triển năng lực dạy học của giáo viên trung học trong bốicảnh đổi mới giáo dục” của tác giả Ngô Thị Phương Thảo (2016)
Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng GV đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiêncứu Tuy nhiên, các tác giả tập trung nghiên cứu và áp dụng đối với giáo viênphổ thông Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung bồi dưỡng GVTHCS rất ít, nội dung chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn (kiến thức, kỹ năng),bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học Đó cũng là những nội dung hết sức cần thiếttrong bồi dưỡng GV Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay nộidung đó chưa đủ để người GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục THCS, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Về hình thức bồi dưỡng, thực hiện việc bồi dưỡng (học tập thường xuyên)cần có nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính
Trang 21của địa phương Có thể nêu một số tác giả có công trình nghiên cứu theo hướngnày là: Trần Khánh Đức[61], Nguyễn Thanh Bình[15], Claude Allegre[44], LêNgọc Hùng[94].
Ngoài những hình thức bồi dưỡng được gọi là “truyền thống” như bồidưỡng tập trung, bồi dưỡng không tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từxa Một số tác giả đã quan tâm đến hoạt động tự đào tạo, tự bồi dưỡng và coiđây là “chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”, nội dung này được phảnánh trong các công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Bảo [8], Phậm ĐỗNhật Tiến [167] Có nhiều tác giả như Nguyễn Minh Đường[65], Vũ QuốcChung[37], Trần Bá Hoành [93] đã đưa ra nhiều hình thức tổ chức BD Tác giảPhan Thị Lạc[113] đã đề xuất hình thức BD qua kênh truyền hình, xác địnhthời gian, kênh phát sóng chương trình khá phù hợp và khả thi Tác giả Trần BáHoành khẳng định việc BD ở các trường là vấn đề then chốt để nâng cao chấtlượng BD [93] Nhiều tác giả đã khẳng định mỗi GV tự mình tích cực tham giacông tác đào tạo BD thì sẽ thu được kết quả tốt Đồng thời hình thức sinh hoạtchuyên môn trong mỗi nhà trường là hình thức BDGV hiệu quả [84] Hiện nayhình thức BD trực tuyến được đề cao và cho là phù hợp với xu thế phát triểncủa xã hội đã được nêu trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Giao[68],Nguyễn Minh Tuấn[188] Tác giả Nguyễn Hữu Độ trong nghiên cứu đã kếtluận: BD và phát triển NL chuyên môn cho GV thông qua mô hình nghiên cứubài học sẽ khả thi hơn so với các hình thức BD truyền thống khác Hình thức
BD phải linh hoạt, có lúc phải BD tập thể, có lúc cần tách theo TCM, có lúc lại
BD cho một số ít người[104] Nói chung, các tác giả đã đề xuất nhiều hình thức
BD khác nhau nhằm lựa chọn được hình thức BD phù hợp cho mọi đối tượng
GV để công tác BD GV đạt hiệu quả cao Đặc biệt hình thức BD tại tổ chuyênmôn như dự giờ trao đổi về tiết dạy là vấn đề chúng tôi bám sát để tiếp tục triểnkhai nghiên cứu ứng dụng trong nhà trường THCS hiện nay
Trang 22Về phương pháp bồi dưỡng, đây cũng là một trong những vấn đề đượcnhiều tác giả quan tâm trong bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, được đề cậptrong các công trình [30]; [58]; [46]; [50], [66] Ngoài việc đổi mới phươngpháp đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng hiệu quả hiện nay là phát huynội lực, được đề cập trong nghiên cứu [109]; [9] Tác giả Nguyễn Hữu Dũng đãnêu ra trong nghiên cứu các PP cụ thể và khẳng định việc lựa chọn PP nào phảiphụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ người học; lĩnh vực được đào tạo vàmục tiêu học tập; Năng lực của giảng viên[48] Tác giả Phạm Đức Bách đưa ra
PP BD NLDH cho GV một cách hiệu quả thông qua trao đổi trong SHCM[3],hay học tập trải nghiệm[98]
Tóm lại: Nhìn chung, các tác giả đều hướng về đổi mới phương pháptrong đó phát huy nội lực của cá nhân GV là phương pháp tiến bộ được nhiềutác giả đã đề cập Tuy nhiên, do mục đích khác nhau nên những nghiên cứu BDthống nhất qua tổ chuyên môn chưa đề cập sâu rộng, chưa thể hiện tính thống
Do vậy, vấn đề PP BD GV cần được nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt tiếp cậnnăng lực nghề nghiệp cần được quán triệt trong phát triển ĐNGV nói chung vàquản lý BD GV nói riêng
Hướng nghiên cứu thứ hai: Những công trình bàn về quản lý bồi dưỡng
giáo viên
Hoạt động BD và BD NLDH cho GV ở trong nước luôn được coi trọng.Năm 2011 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày 8tháng 8 năm 2011 về chương trình BDTX GV, chương trình được ban hànhkèm theo thông tư này đã xác định cụ thể mục đích, đối tượng, nội dungchương trình BDGV THPT[36] Trong quá trình triển khai, Bộ GD&ĐT đã có
bổ sung Quy chế BDTX về hình thức, tài liệu, kinh phí, kế hoạch, đánh giá vàcông nhận kết quả BDTX trong Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng
7 năm 2012 [25] thay cho quy chế BDTX theo chu kì trước đây Bộ GD&ĐTnêu rõ người GV phải có nhiệm vụ học tập, BD suốt đời để nâng cao NLDH
Trang 23Công tác quản lý bồi dưỡng GV đã được một số tác giả đề cập trong các
đề tài về phát triển đội ngũ GV Tác giả Bùi Văn Quân và Nguyễn Ngọc Cầuvới đề tài "Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáoviên" [89] đã đề cập đến 3 cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũgiáo viên Trong nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh "Hiện nay có rất nhiều cáchtiếp cận khác nhau, việc lựa chọn cách tiếp cận nào là do ý thức lý luận và kếtquả phân tích thực tiễn giáo dục của nhà nghiên cứu hay nhà quản lý quyếtđịnh"[89] Những biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên được thể hiện trongcác công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên như [121]; [131].Các biện pháp bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GV được đề cập trong một sốcông trình về phát triển đội ngũ GV các trường THPT Cùng hướng nghiên cứutrên còn có các công trình [110], [79], [4] Ngoài ra còn có các nghiên cứu của tácgiả Nguyễn Hữu Lam; "Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục trong thời kì hội nhập"[149] của tác giả Thân Văn Quân
Tóm lại: Các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được nhiều tác giảđưa ra trong các đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên Nhìn chung,các biện pháp đều phù hợp với điều kiện, đối tượng và nội dung nghiên cứunhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tuy nhiên, các biện pháp đào tạo,bồi dưỡng trong các nghiên cứu trên đây mới chỉ dừng lại ở nội dung, hìnhthức, phương pháp bồi dưỡng, vấn đề quản lý bồi dưỡng chưa được các tác giảquan tâm khai thác Theo chúng tôi, đây là vấn đề hết sức cần thiết cần phải tiếptục nghiên cứu
Về vai trò của bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng, từ việc nghiên cứu nhữngkinh nghiệm của thế giới về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên trên thếgiới đến nghiên cứu thực tiễn Việt Nam, một số tác giả đã nhận định: việc bồidưỡng giáo viên là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển giáodục, tạo điều kiện cho đội ngũ GV nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm và những hiểu biết xã hội để sẵn sàng ứng phó với những
Trang 24thay đổi của nền kinh tế - xã hội, vấn đề này được đề cập trong nghiên cứu
"Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡnggiáo viên"[136] của tác giả Lục Thị Nga; tác giả Đinh Quang Báo với đề tài
“Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”[12] “Việc nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao về nhận thức, về vai trò, vị trí của người
GV trong sự nghiệp cách mạng hiện tại và tương lai của nhà trường, của đấtnước, người GV luôn chú ý đến mọi hoạt động của bản thân mình” [7]
Cùng hướng nghiên cứu trên còn có nhiều bài viết của các nhà khoa học,các cán bộ nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học như: [1], [72]
Tóm lại: Vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, GV được nhiều tácgiả đề cập trong nhiều công trình khoa học khác nhau đã một lần nữa khẳngđịnh hoạt động bồi dưỡng giáo viên, giảng viên là hoạt động không thể thiếutrong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập chủyếu về vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên mà chưa chú ý đến nghiêncứu và khẳng định vai trò của việc quản lý hoạt động này Kết quả nghiên cứucủa những đề tài trên đây chỉ có giá trị khoa học để làm tài liệu tham khảo, kếthừa và phát triển trong việc nghiên cứu đề tài quản lý bồi dưỡng GV
Nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên: Những công trình của các tác giả
có liên quan đến nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên có thể nói là rất ít Gầnđây, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồidưỡng giáo viên phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Bình [16] đã đề cập đếngiải pháp “Đổi mới phương thức hoạt động bồi dưỡng”, theo tác giả hoạt độngbồi dưỡng phải được quản lý từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, trườnghọc Trong các cấp quản lý đó thì cấp Trung ương có vai trò đề xuất chủtrương, hoạch định chính sách, chiến lược, kiểm tra, đánh giá, các cấp tỉnh,huyện là cấp trung gian, cấp trường là cấp quản lý thao tác Với cách tiếp cận
hệ thống trong nghiên cứu, tác giả đã đề cao vai trò của chủ thể quản lý, việcphân cấp quản lý bồi dưỡng giáo viên ở phổ thông
Trang 25Tóm lại: Có thể khẳng định, hiện nay các nghiên cứu về nội dung quản lýbồi dưỡng giáo viên còn rất ít Một số đề tài đã đề cập nhưng mới chỉ ở mức độhẹp, chưa sâu, chưa đầy đủ, nội dung quản lý hoạt động này còn mờ nhạt.
3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đãcông bố và những vấn đề tồn tại luận án tập trung giải quyết
Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước cũng như ở trong nước
có liên quan đến đề tài luận án cho thấy:
Nói chung, các công trình, bài viết trên đều tập trung làm rõ thực trạngcũng như đề xuất giải pháp để đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nângcao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giáo dục Tuy nhiên, hầuhết các nghiên cứu chưa đi sâu tìm giải pháp cụ thể về bồi dưỡng và quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS, đặc biệt là nội dung,phương thức bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đápứng đổi mới giáo dục phổ thông trung học hiện nay.Vì vậy, đề tài luận án cần phảinghiên cứu để xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcbồi dưỡng phù hợp, lấy tự bồi dưỡng làm chính, kết hợp hoạt động nghiên cứukhoa học với BD trong cộng đồng nghề nghiệp, trong đó lấy tổ bộ môn làm hạtnhân, tổ chức đánh giá thường xuyên theo Chuẩn nghề nghiệp để liên tục thu nhậnthông tin phản hồi về sự phát triển nghề nghiệp của GV để điều chỉnh hoàn thiệndần, trong đó lấy tự đánh giá của giáo viên làm cốt lõi Đó là những nội dungnghiên cứu được chú trọng trong đề tài luận án của tác giả
Đối với thành phố Hà Nội, sau khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây, đã dẫnđến sự chênh lệch về trình độ của đội ngũ giáo viên các trường THCS Cũngnhư hầu hết các địa phương trong cả nước, Hà Nội phải đối phó với việc phảităng nhanh số lượng giáo viên để đáp ứng cho sự nghiệp giáo dục của thànhphố trong bối cảnh tăng nhanh đô thị hóa bằng nhiều giải pháp tình thế, như:giáo viên hợp đồng, tuyển dụng trái chuyên môn, tuyển dụng những người chưaqua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc là cho nợ chuẩn chuyên môn Tất
Trang 26cả các giải pháp tình thế trên đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên THCS bịgiảm sút nghiêm trọng, thậm chí có những lúc, những nơi chất lượng đội ngũgiáo viên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học Nhiều loại hìnhđào tạo, nhiều hình thức bồi dưỡng đã được mở rộng nhưng thiếu tính quyhoạch, kế hoạch dài hạn nên đã làm sai lệch cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS
Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học vẫn là câuhỏi đặt ra cho ngành Giáo dục thành phố Hà Nội cần nhanh chóng tìm câu trả lời
Để tránh tình trạng bồi dưỡng nhưng không có hiệu quả như lâu nayngành Giáo dục vẫn làm chỉ là bồi dưỡng nhận thức chứ không phải bồi dưỡngtay nghề, nghiệp vụ, đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để quản lý bồidưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứngyêu cầu của đề án Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Vì vậy, đề tài “Quản
lý bồi dưỡng năng lực dạy cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Hà Nội đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục" có tính cấp thiết và có ý nghĩa khoa học vì đãhướng vào những vấn đề mà các nghiên cứu trước đây hoặc chưa đề cập hoặc
đề cập chưa sâu, chưa cụ thể cho phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội,với yêu cầu của đổi mới giáo dục đào tạo theo Nghị quyết số 29 của Ban Chấphành Trung ương và Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình vàSGK giáo dục phổ thông
Trang 27* Nghĩa theo từ điển:“Giáo viên là người dạy phổ thông hoặc tương đương”
* Nghĩa theo Luật Giáo dục:
Điều 70 Nhà giáo: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáodục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo phải có những tiêu chuẩnsau đây: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo vềchuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bảnthân rõ ràng
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”
* Nghĩa theo chức năng: “Giáo viên là nhà nghiên cứu; nhà giáo dục; nhàquản lý (trường học, lớp); nhà hoạt động xã hội và văn hóa; người học suốt đời”
Vị trí của người học đã đặt ra những yêu cầu về hoạt động giáo dục,giảng dạy của GV nói chung và GV THCS nói riêng, thể hiện ở những mặt cụthể như sau:
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
lý luận chính trị, những hiểu biết về văn hóa - xã hội, đáp ứng yêu cầu củachuẩn nghề nghiệp Việc tự học phải tiến hành thường xuyên, là cách tốt nhất,hiệu quả nhất để nâng cao trình độ Tăng cường bồi dưỡng kiến thức để làmtốt công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn học đường cho HS
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục; rèn luyện kỹ năngsống, nghiệp vụ sư phạm Mỗi GV phải là một công trình sư trong thiết kế,
Trang 28thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục; năng động, sáng tạo, có ý thức
và tinh thần trách nhiệm cao Hoạt động dạy học theo hướng phát triển nănglực HS, có tính tích hợp và phân hóa cao, được thể hiện ở:
- Năng lực đánh giá, sử dụng hợp lý kết quả đánh giá định tính và địnhlượng vào hoạt động giảng dạy và giáo dục HS
- Tích cực nghiên cứu khoa học, suy nghĩ tìm tòi những vấn đề hay,mới để truyền đạt cho HS, tích cực tham gia xây dựng nhà trường thành môitrường sư phạm mẫu mực, hợp tác trên tinh thần kỉ cương - tình thương - baodung - trách nhiệm - sáng tạo
- Tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tốt yêu cầu
về công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy, khai thác, nghiên cứu tàiliệu, chia sẻ thông tin, hội nhập…
- Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng nhà trườngthành nhà trường học tập, xã hội học tập
Thực hiện tốt các yêu cầu trên, GV sẽ trở thành người dẫn dắt HS tích cực,chủ động tiếp thu kiến thức, sáng tạo trong tư duy, độc lập trong suy nghĩ, biếtcách phòng tránh cái xấu, hướng tới những điều tốt đẹp Vai trò của GV sẽ đượcphát huy trong quá trình dẫn dắt HS đi từ cái nhỏ nhất, dễ nhất, đơn giản nhất… đểđạt đến cái lớn hơn, khó hơn, phức tạp hơn Trong quá trình đó, tình thầy trò sẽ trởnên gắn bó, sâu sắc, qua đó tạo lập được môi trường học tập tốt, cùng hướng đếnmục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Theo UNESCO, trong nền giáo dục hiện đại, yêu cầu đối với GV đượcthay đổi theo hướng:
- Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với giáo dục truyền thống, cótrách nhiệm cao hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục
- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của
HS, sử dụng tối đa nguồn tri thức xã hội
Trang 29- Yêu cầu hợp tác, chia sẻ thông tin rộng rãi, chặt chẽ hơn với GV cùngtrường, thay đổi cấu trúc quan hệ giữa các GV với nhau.
- Sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện dạy học hiện đại, tạo điều kiện
để phát huy hết các chức năng tư duy của bộ não, các giác quan và hệ vậnđộng của HS trong quá trình học tập
- Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với phụ huynh HS và cộng đồng,thay đổi quan niệm truyền thống “qua sông phải bắc cầu kiều” đối với ngườihọc và cha mẹ HS, người học phải được đối xử ân cần, lịch sự
- Yêu cầu GV tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường.Những thay đổi này đòi hỏi phải phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chuẩn mực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vàphẩm chất đạo đức nhà giáo Con đường để thực hiện thành công việc pháttriển ĐNGV bền vững
* Theo cấu trúc chức năng: “Giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tácđộng tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình Bản thân nhâncách của người giáo viên có vai trò như một năng lực nghề nghiệp mới Kết hợpvới năng lực truyền thống, có thể kể ra những năng lực cần được hình thành chongười giáo viên như: Năng lực chuẩn đoán; Năng lực chuẩn đoán; Năng lực đánhgiá; Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác; Năng lực triển khaichương trình dạy học; Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội
* Theo trong quan hệ người dạy - người học thì: “Giáo viên là người tổchức, chỉ đạo học sinh tìm tòi, kiến tạo tri thức”
* Theo dấu hiệu năng lực: năng lực của người GV là khả năng thựchiện các hoạt động dạy học/giáo dục với chất lượng cao NL bộc lộ trong hoạtđộng và gắn liền với một số kĩ năng tương ứng Kỹ năng có tính cụ thể, riênglẻ; NL có tính tổng hợp, khái quát Kỹ năng và NL đều là sản phẩm của quátrình đào tạo, rèn luyện (bao gồm cả sự tự đào tạo, tự rèn luyện) Kỹ năng đạtmức thành thạo thì thành kỹ xảo Năng lực đạt mức cao thì được xem là tinhthông nghề nghiệp.[86]
Trang 30Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng GV:
+ Quá trình đào tạo, đặc biệt quá trình sử dụng và bồi dưỡng GV: Quátrình đào tạo tạo ra những cơ sở ban đầu về phẩm chất, NL của người GV.Những phẩm chất, NL biểu hiện rõ nét dần trong thời gian tập sự, tiếp tụcđược củng cố, phát triển trong suốt những năm lao động nghề nghiệp Chínhsách, cơ chế quản lý sử dụng GV, BD trong quá trình sử dụng, vị thế xã hộicủa người GV, lương các khoản phụ cấp, đời sống vật chất và tinh thần…không những ảnh hưởng tới sự phấn đấu nâng cao chất lượng của những GVđang dạy học mà còn ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào và đầu ra của trường
sư phạm Sức lao động của GV thể hiện ở nhiều trí tuệ Tính thành thạo taynghề, tinh thông nghề nghiệp không chỉ đạt bằng sự lặp đi lặp lại nhiều lầnnhững hoạt động giống nhau trong dạy học mà còn phải thông qua việc bổsung kiến thức, kỹ năng trong BD, đào tạo lại thì mới đáp ứng được sự pháttriển giáo dục theo yêu cầu của xã hội
+ Hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm của người GV: Chế độ laođộng, môi trường lao động, điều kiện sống và làm việc…Muốn môi trường sưphạm tốt có đủ điều kiện cần thiết để không ngừng phát huy mà còn nâng cao,hoàn thiện các NL hiện có; có một người quản lý sắc sảo, hiểu rõ lao động sưphạm, biết tổ chức hợp lý lao động của ĐNGV, có tập thể sư phạm gần gũitrong tổ, toàn trường đoàn kết thân ái say sưa với nghề nghiệp, hăng hái họchỏi, giúp đỡ lẫn nhau,…
+ Ý chí, thói quen, năng lực tự học của GV: Hội nghị ban chấp hành
TW Đảng khóa VIII (12/1996) “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượngcủa giáo dục và được xã hội tôn vinh” Cần đặt lại cho Đảng vị trí cần có củanghành sư phạm - cả về mặt nhân lực và về mặt tổ chức quản lý cần được xácđịnh rõ khi thực hiện nhiệm vụ đã ghi trong nghị quyết TWII là “Củng cố vàtập trung đầu tư nòng cốt các trường sư phạm, xây dựng một số trường sưphạm trọng điểm”
Trang 31Vị trí, vai trò người giáo viên và những yêu cầu mới đối với người giáo viên
Các nước đều khẳng định GV là nhân vật trung tâm của mọi chươngtrình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục
Đội ngũ nhà giáo là nòng cốt của sự nghiệp GD, chất lượng của đội ngũnhà giáo quyết định chất lượng GD của nhà trường Đội ngũ nhà giáo yếukém, bất cập thì dù có CT, tài liệu giáo khoa hay cơ sở vật chất - thiết bị DHđầy đủ, hiện đại thì vẫn không thể đảm bảo được chất lượng GD Công cuộcđổi mới CT GD PT theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội trong nhữngnăm qua chưa đạt được những kết quả như mong muốn Đội ngũ GV nhìnchung chưa đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới này, lại càngkhông đáp ứng được yêu cầu của cuộc cải cách CT GD PT sau 2015 như nêutrong Nghị quyết đại hội Đảng khóa XI và được cụ thể hóa trong Nghị quyếthội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI Cuộc cải cáchnày đặt ra những yêu cầu mới đối với người GV Người GV không còn chỉđóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo,hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài của các hoạt động học tập tìm tòi khámphá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh tri thức GV phải có NL đổi mới PP DH,chuyển từ kiểu DH tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang kiểu DH tậptrung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích -minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá Trong bối cảnh khoa họccông nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, GV trướchết phải là nhà GD có NL phát triển ở HS về cảm xúc, thái độ, hành vi, đảm bảongười học làm chủ được và biết ứng dụng tri thức học được vào cuộc sống bảnthân, gia đình, cộng đồng Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cựcđến sự hình thành nhân cách của HS GV phải là một công dân gương mẫu, có ýthức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân
Trang 32vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhàtrường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ Những đòi hỏiđặt ra cho GV trong hoạt động ở nhà trường PT cần được chuyển tải vào CTĐTGV để đảm bảo cho NL đầu ra thích hợp.
Trong tất cả các mối quan hệ ở nhà trường, quan hệ thầy - trò là quan hệ
cơ bản nhất, chi phối các quan hệ khác GV là trung tâm của sự kết nối, hợp tác,chia sẻ của HS Điều này cho thấy bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV trongthời kì đổi mới ở mỗi nhà trường nói chung và trường THCS Thành phố Hà Nộinói riêng là khâu đột phá nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo của GV trong hoạtđộng dạy học, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục hiện đại là đào tạo nguồnnhân lực có trình độ cao, thích ứng với thị trường lao động kĩ năng và thị trườnglao động chất xám cho một thủ đô có nền văn hiến lâu đời, có tiềm năng pháttriển kinh tế tri thức và khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng
1.1.2 Giáo viên trường trung học
Điều 30, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học có nghi: Giáo viên trường trung học làngười làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng,Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấnĐoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh(đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc trường THCS), giáo viên làmcông tác tư vấn cho học sinh
Điều 15, Luật Giáo dục 2005 có ghi: Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng họctập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học [120]
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáuđến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học,
có tuổi là mười một tuổi
Trang 33Điều 27 Mục tiêu GDPT: Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổthông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướngnghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động.
Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học
ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản vềtiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học
tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu
về kỹ thuật và hướng nghiệp
1.2 Khái niệm về năng lực dạy học
1.2.1 Năng lực
Trong giáo dục, bàn về “năng lực” nhiều các tác giả, các nghiên cứutrên thế giới và trong nước đưa ra định nghĩa năng lực theo những cách hiểukhác nhau
* Theo Từ điển tiếng Việt: “Năng lực là khả năng đủ để làm tốt công
việc”.[172]
*Các nhà tâm lý học khẳng định: “Năng lực là một thuộc tính tâm lý
phức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm”.
* Theo Từ điển Giáo dục học: “Năng lực là khả năng được hình thành
hoặc phát triển cho phép một con người thành đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí tuệ hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động , thực hiện một nhiệm vụ”.
Tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của Hội đồng châu
Âu, sau khi phân tích nhiều định nghĩa về năng lực, F.E Weinert(OECD,2001b, p.45) kết luận: Xuyên suốt các môn học “năng lực được thể
Trang 34hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, cóthể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” Cũng tại diễnđàn này, J Coolahan (UB châu Âu 1996, p 26) cho rằng: năng lực được xem như
là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và
thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành GD”.[234]
Có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều
khẳng định: nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết
làm, chứ không chỉ biết và hiểu Tất nhiên hành động thực hiện ở đây phải gắn
với ý thức và thái độ; phải có kiến thức và kĩ năng, chứ không phải làm một cách
“máy móc” Đúng như, chương trình của Indonesia đã xác định: “Năng lực lànhững kiến thức kĩ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ vàhành động của mỗi cá nhân Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục cóthể giúp một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở
có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản (Puskur, 2002)”[235]
Ở Việt Nam, vấn đề NL cũng được đề cập bởi nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả:Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng là đặc điểm tâm lý cá nhân đápứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện đểthực hiện có kết quả hoạt động đó”.[77]
Theo tác giả Vũ Xuân Hùng: “Năng lực là kiến thức, kỹ năng, thái độcần thiết, được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện thành côngnhững công việc nào đó”.[105]
Trên cơ sở các quan điểm về NL của các tác giả trong và ngoài nước, chúngtôi cho rằng: “Năng lực là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, kỹ năng, thái
độ để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó trong những bối cảnh nhất định”
Như vậy, ta có thể nhận thấy, về bản chất NL được tạo nên bởi nhiềuyếu tố Các yếu tố này không tồn tại riêng rẽ mà chúng hòa quyện, đan xen
với nhau NL chia làm 2 loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực
cụ thể, chuyên biệt
Trang 35- Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống
và làm việc bình thường trong xã hội Năng lực này được hình thành và pháttriển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học Vì thế có nước gọi là
năng lực xuyên chương trình
- Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và
phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó; vì thế CT Quebec gọi là năng lực
môn học cụ thể để phân biệt với năng lực xuyên CT- năng lực chung.
Trên cơ sở các quan điểm về NL của các tác giả trong và ngoài nước,trong luận án này chúng tôi khái quát: Năng lực là khả năng kết hợp nhuầnnhuyễn kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đótrong những bối cảnh nhất định
1.2.2 Năng lực dạy học
Năng lực dạy học là khả năng của giáo viên phù hợp với những yêu cầuđặc trưng của hoạt động dạy học nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốttrong lĩnh vực giảng dạy
Hiện nay ở các nước phát triển GV được định nghĩa là hội tụ của 3 chứcnăng chính, đó là nhà giáo, nhà khoa học, nhà cung ứng dịch vụ đó cũng lànhững đặc trưng hết sức cơ bản của GV THCS Tuy nhiên, theo chúng tôi, đặctrưng lao động của GV THCS là lao động sư phạm, dựa trên cơ sở kết hợp chặtchẽ với lao động khoa học, hoạt động quản lý Từ những đặc trưng lao độngcủa GV, trước yêu cầu đổi mới giáo dục có thể xây dựng mô hình nhân cáchngười GV đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay như sau:
Yêu cầu về phẩm chất:
Phẩm chất cao quý nhất của người thầy là "tất cả vì học sinh thân yêu".Người thầy phải thật sự là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Yêu cầu về năng lực:
Nói đến năng lực tức là nói đến “TÀI” - đây cũng là cách phát biểu ngắngọn về năng lực của con người Việt Nam Người GV có “TÀI” cần hội tụ cácnhóm năng lực sau đây:
Trang 36Năng lực sư phạm (trong đó có năng lực dạy học); Năng lực giao tiếp;Năng lực đánh giá trong giáo dục; Năng lực nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ; Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Theo Vũ Xuân Hùng(2011), NLDH là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết
được kết hợp nhuần nhuyễn không tách rời để thực hiện các nhiệm vụ, công việc dạy học cụ thể theo chuẩn đặt ra trong những điều kiện nhất định.[105]
Theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, NLDH là một trong nhữngtiêu chuẩn của người giáo viên, NLDH là một năng lực tổng hợp của nhiềunăng lực và là năng lực quan trọng cần thiết của người giáo viên, là một thành
tố của năng lực sư phạm bao gồm: Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiếnthức môn học; Đảm bảo chương trình môn học; Vận dụng các phương phápdạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập;Quản lí hồ sơ dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.[32]
Có thể tóm tắt năng lực dạy học của giáo viên THCS theo Chuẩn nghềnghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục gồm 8 tiêu chí theo bảng sau:
1 Xây dựng kế hoạch dạy học
2 Đảm bảo kiến thức môn học
3 Đảm bảo chương trình môn học
4 Vận dụng các phương pháp dạy học
5. Sử dụng các phương tiện dạy học
6. Xây dựng môi trường học tập
7 Quản lí hồ sơ dạy học
8 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Bảng 1.1 Năng lực dạy học của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Tám tiêu chí của năng lực dạy học trong Chuẩn nghề nghiệp được xácđịnh dựa theo công việc cụ thể của người GV khi thực hiện hoạt động dạy học.Với cách tiếp cận này giúp người GV trong quá trình phấn đấu, tiến hành các côngviệc và tự đánh giá mức độ đạt chuẩn của bản thân về từng tiêu chí của các tiêu
Trang 37chuẩn từ đó sẽ giúp họ có kế hoạch tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn ở mức độ cao hơn
Năng lực dạy học có thể chia thành 3 nhóm sau đây theo logic hoạt độngdạy học:
Nhóm 1: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học
Nhóm 2: Năng lực triển khai kế hoạch dạy học
Nhóm 3: Năng lực kiểm tra, đánh giá điều chỉnh hoạt động dạy học
Năng lực dạy học của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổimới giáo dục hiện nay có thể mô tả tóm tắt bằng bảng sau:
Bảng 1.2 Năng lực dạy học của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Sắp xếp nội dung, thời gian
cho kế hoạch DH trong học
kì, năm học;
- Thiết kế KH DH môn học,
KH bài dạy (Giáo án);
Xây dựng, bảo quản, sử dụng
hồ sơ DH
- Tổ chức các hoạt độngphù hợp với mục tiêu
- Sử dụng hợp lí, linhhoạt các hình thức tổchức DH, PP, phươngtiện, công cụ DH
- Sử dụng các nguồn lựckhác nhau
- Quản lí lớp học, thu hútđược HS tham gia tíchcực vào các hoạt độngtrên lớp
- Xây dựng KH kiểm trađánh giá cho cả môn học,từng học kì, từng tuầnhọc;
- Tổ chức các hoạt động tựđánh giá lẫn nhau củaHS;
- Lập sổ theo dõi sự tiến
bộ của HS
1.3 Quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THCS
1.3.1 Bồi dưỡng
Trang 38Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010 về đàotạo và bồi dưỡng công chức Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nângcao kiến thức, kỹ năng làm việc Muốn có được nhân cách đáp yêu cầu nhấtđịnh, không chỉ có quá trình hình thành và còn phải phát triển nhân cách Mặtkhác, không thể hình thành, phát triển nhân cách mà không đi liền với việctrang bị (hoặc tự trang bị hoặc cả hai) thêm tri thức, nâng cao và hoàn thiệnnăng lực hoạt động thực tiễn.
Theo [66; tr.6]; [45; tr.30] thì bồi dưỡng là hoạt động làm nâng cao nănglực, phẩm chất, trình độ nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và
tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức, hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thânnhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra Nói cách khác, bồi dưỡng có thể coi làquá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với bậc học,cấp học và đặc biệt so với sự đổi mới của xã hội phát triển Bồi dưỡng cónhững yếu tố cơ bản sau:
Bồi dưỡng là hoạt động cập nhật và bổ sung kiến thức, kỹ năng, phươngpháp để từ đó nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụthông qua các hình thức học tập, đào tạo, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề Bồidưỡng có tính mục tiêu, có nội dung, chương trình và phương thức thực hiện cụthể cho từng đối tượng
Đối tượng bồi dưỡng là những người nhân cách đã phát triển, họ đã cónhững phẩm chất, năng lực, có trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, đãđược đào tạo và bước đầu đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiên, để đáp ứng yêucầu đổi mới của giáo dục, của thực tiễn ngày càng biến đổi và phát triển mạnh
mẽ, họ cần phải bồi dưỡng, chính trị, tư tưởng, bổ sung nâng cao trình độ vềchuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học , đạt chuẩn về trình độ góp phầnvào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 39Như vậy, có thể hiểu, bồi dưỡng là quá trình nâng cao phẩm chất, nănglực, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, hay nói một cách kháiquát bồi dưỡng là hoạt động nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêm hoặc hoànthiện năng lực, hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chất nghềnghiệp của cá nhân, giúp họ thích ứng hơn với môi trường xã hội.
Bồi dưỡng giáo viên THCS
Căn cứ khái niệm bồi dưỡng và nhiệm vụ của giáo viên THCS có thể hiểu:Bồi dưỡng giáo viên THCS là hoạt động nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêmhoặc hoàn thiện năng lực, hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chấtnghề nghiệp của giáo viên THCS, giúp họ đáp ứng yêu cầu của giáo dục, thíchứng hơn với sự phát triển của xã hội
Mục đích của hoạt động bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, tư tưởngchính trị đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo cơ hội cập nhật, củng cố,
mở mang vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của cá nhân, giúp cho họhoàn thành công việc một cách chất lượng, hiệu quả đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới
1.3.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS
Có thể hiểu, BD NLDH cho GV là quá trình bổ sung, nâng cao năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các năng lực
DH cho GV một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bịmới những kiến thức, kĩ năng, thái độ, làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho
GV đáp ứng nhiệm vụ DH trước yêu cầu đổi mới
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn quan tâm đến giáo dục vàđào tạo (GD&ĐT) Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng Đã cónhiều Nghị quyết, chỉ thị về GD&ĐT quan trọng được ban hành và đi vào cuộcsống Đáng chú ý là Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW) (khóa VII), NQTW 2(khóa VII), Thông báo Kết luận số 242 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày15/9/2009 Đảng đã khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư chogiáo dục là đầu tư phát triển; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và
Trang 40toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài; giáo dục phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhữngtiến bộ khoa học - công nghệ; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học đi đôivới hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiệncông bằng trong giáo dục…
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàngđầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơchế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu thenchốt”[32] Trong đó, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu thenchốt, là nền tảng có tính động lực để đưa giáo dục lên tầm cao mới, thích ứng vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Về đổi mới căn bản và toàn diện nền GD
Đổi mới toàn diện là đổi mới tất cả các mặt, các thành tố của hệ thốngGD: 1) Triết lí GD, tư duy GD, quan điểm chỉ đạo phát triển GD…;2) Sứ mạng và mục tiêu GD;
3) Quản lí nhà nước về GD (Tổ chức hệ thống, phân cấp và cơ chếquản lí, cơ cấu khung của hệ thống, công tác quy hoạch, các chính sách, hệthống giám sát…);
4) Quản lí nhà trường, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường;5) Hoạt động dạy học, đánh giá kết quả GD và các điều kiện đảm bảo(chương trình và tài liệu dạy học, giáo viên (GV) và động lực của GV, cơ sởvật chất và phương tiện dạy học, tài chính, môi trường dạy học…)
Đổi mới căn bản là đổi mới những vấn đề cốt yếu, khâu then chốt, lớn,buộc phải làm, khả thi, khâu đột phá chi phối quá trình phát triển để kiếntạo mô hình GD mới phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước Đểphát triển bền vững cần đổi mới từ trong cách nghĩ, cách làm, trong tư duy (nhậnthức, triết lí, quan điểm) đến mục tiêu, sứ mạng của GD, và hành động phù hợp