Quá trình khảo cứu tài liệu cho thấy, vấn đề xây dựng, phát triển và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ thuộc khối ngành nghệ thuật nói chung, lĩnh vực âm nhạc nói riêng cho đến nay vẫn chưa đ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Thanh Dung
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT – ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học Viện Khoa học Xã Hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Hàm
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Quang
Phản biện 3: GS.TS Lê Quang Thiêm
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi……… ….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học Viện Khoa học Xã Hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1 Phạm Ngọc Hàm, Nguyễn Thanh Dung (2014) Về đặc điểm
tên gọi một số nhạc cụ truyền thống trong tiếng Hán và tiếng Việt Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 5, tr 46-51
2 Nguyễn Thanh Dung (2015) Một số đặc trưng lựa chọn làm
cơ sở định danh nhạc khí dân tộc của Việt Nam Tạp chí Từ
điển học & Bách khoa thư, số 4, tr 48-52
3 Nguyễn Thanh Dung (2015) Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm
nhạc tiếng Anh Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc 2015 -
Diễn đàn học tập và nghiên cứu Trường Đại học Sài Gòn và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr 370-376
4 Nguyễn Thanh Dung (2016.) Đặc điểm định danh của thuật
ngữ âm nhạc tiếng Việt Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 3, tr
14-17
5 Nguyễn Thanh Dung (2016) Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ
âm nhạc tiếng Việt Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học
viện Khoa học xã hội, số 5, tr 71-78
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền âm nhạc Việt Nam đã có lịch sử phát triển khá lâu dài với một trong những nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Cùng với sự phát triển không ngừng của nền âm nhạc Việt Nam là sự phát triển của hệ thống thuật ngữ thuộc chuyên ngành này Trên thực tế, nền âm nhạc Việt Nam muốn phát triển và hội nhập với thế giới một cách hiệu quả, nhất thiết phải có một hệ thống thuật ngữ chặt chẽ và phản ánh đúng khái niệm thuộc chuyên ngành
Quá trình khảo cứu tài liệu cho thấy, vấn đề xây dựng, phát triển và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ thuộc khối ngành nghệ thuật nói chung, lĩnh vực âm nhạc nói riêng cho đến nay vẫn chưa được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam chú tâm nghiên cứu Bằng chứng là, chưa có công trình nghiên cứu nào dù chỉ là các bài báo khoa học bàn về vấn đề này Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, cho đến nay chỉ có một số lượng rất ít tài liệu tập hợp các thuật ngữ về âm nhạc được xuất bản Điều đáng nói là số lượng thuật ngữ trong mỗi tập tài liệu này còn tồn tại một số hạn chế và thuật ngữ âm nhạc thể hiện trong các tập tài liệu chưa thống nhất, còn có hiện tượng một khái niệm âm nhạc nhưng thể hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau Ví dụ, cùng một lúc sử dụng các thuật ngữ tiếng Việt như “hài âm”, “hòa âm”, “hài thanh” hoặc
“hòa huyền” để chỉ khái niệm “harmony” Bên cạnh đó, còn có nhiều thuật ngữ âm nhạc dài dòng, mang tính miêu tả nên dẫn đến
khó nhớ Ví dụ, các thuật ngữ âm nhạc như “bản nhạc gồm hai
giọng hoặc hai nhạc khí, có thể có các nhạc khí khác đệm theo”,
Trang 5“một loại tác phẩm cho đàn phím”, mang tính miêu tả, giải thích
nhiều hơn là biểu hiện khái niệm Ngoài ra, việc phiên chuyển các
thuật ngữ âm nhạc từ các ngôn ngữ nước ngoài trong đó có tiếng Anh sang tiếng Việt cũng chưa thống nhất
Thực trạng sơ bộ nêu trên về hệ thống thuật ngữ âm nhạc đặt ra nhu cầu cấp thiết là, cần có công trình nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt nhằm dựa trên
cơ sở lý thuyết để chỉ ra đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, phương thức định danh của thuật ngữ âm nhạc Trên cơ sở đó đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt dưới góc độ các tiêu chí ngôn ngữ học Với lĩnh vực âm nhạc, bên cạnh mục đích
đề xuất chuẩn hóa, còn có thể tìm hiểu đặc trưng tư duy, năng lực tri nhận, văn hóa dân tộc của thuật ngữ Xuất phát từ những lí do
nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật
ngữ âm nhạc Việt - Anh” làm đề tài luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu nhằm đạt những mục đích sau:
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh trên các phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh
- Chỉ ra đặc đặc điểm văn hóa, lịch sử hàm chứa trong hệ thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh
- Đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt theo các tiêu chí của ngôn ngữ học
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Trang 6- Điểm lại tình hình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung, thuật ngữ âm nhạc nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam nhằm chỉ
ra khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục được thực hiện
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến chủ đề của luận án nhằm tạo cơ sở lý thuyết cho công tác nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh trên các phương diện: nhận diện thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ, các con đường hình thành thuật ngữ và các phương thức định danh thuật ngữ nhằm chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng Từ kết quả nghiên cứu thu được trên các phương diện nêu trên chỉ ra những đặc điểm văn hóa, lịch sử hàm chứa trong hệ thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh
- Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt trên cơ sở dữ liệu được khảo sát và đề xuất định hướng chuẩn hóa dưới góc nhìn ngôn ngữ học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và
2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh thuộc phân môn lý thuyết âm nhạc, thể loại, hình thức âm nhạc và nhạc cụ
Luận án đối chiếu hai hệ thuật ngữ này trên các phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp đối chiếu, phương
Trang 7pháp miêu tả, phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê, từ định lượng đến định tính, nhằm làm rõ những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh cũng như điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện và có hệ thống đặc điểm hệ thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh và đề xuất định hướng chuẩn hóa hệ thuật ngữ này Đặc biệt, lần đầu tiên, trong công trình này, khía cạnh đặc điểm văn hóa, lịch sử xã hội, phương thức tư duy liên tưởng, … phản ánh qua hệ
thuật ngữ được chú ý nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, trước hết, luận án góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến thuật ngữ nhằm đóng góp thêm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu thuật ngữ nói chung và thuật ngữ âm nhạc nói riêng Ngoài ra, từ việc chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ của hệ thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các luận điểm đại cương về đặc điểm chung của thuật ngữ Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về chuẩn hóa thuật ngữ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thiết thực vào việc chỉnh lí và chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc phục
Trang 8vụ cho mục đích phát triển của ngành âm nhạc nói chung, ngành
âm nhạc Việt Nam nói riêng đáp ứng nhu cầu hội nhập, nhằm phát triển đất nước hiện nay Mặt khác, những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh được chỉ ra trong luận án sẽ giúp ích cho công tác dịch thuật, công tác giảng dạy, biên soạn tài liệu tiếng Anh chuyên ngành âm nhạc cho sinh viên khối các trường nghệ thuật cũng như công tác biên soạn từ điển thuật ngữ âm nhạc Anh
- Việt, Việt - Anh
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành bốn chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Các vấn đề lí luận liên quan đến luận án
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh
Chương 4: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài
Ngành thuật ngữ học bắt đầu được hình thành vào những năm
1930 và đã trải qua các giai đoạn phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người Người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học là nhà khoa học người Áo E Wuster (1898 - 1977) Ông đã tiến hành đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ về lĩnh vực thuật ngữ vào năm 1931 Ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ đã ra
Trang 9đời trong thời kỳ này, đó là: Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo, trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết và Trường phái thuật ngữ Cộng hòa Séc
Thời kỳ vàng son của ngành thuật ngữ học là giai đoạn từ năm
1975 đến năm 1985 Sự phát triển rực rỡ của ngành thuật ngữ học trong thời kỳ này được đánh dấu bởi sự ra đời của số lượng lớn các công trình nghiên cứu về thuật ngữ, trong đó phải kể đến các công trình nghiên của các nhà khoa học Xô Viết với các tác giả như Lotte, A.A Reorfomaxki, T Kogotkova, A.S Gerd, …
Từ năm 1985 đến nay, thuật ngữ học thế giới vẫn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội Các vấn đề thuộc thuật ngữ học lí thuyết vẫn được tiếp tục bàn luận, nhưng thuật ngữ học ứng dụng ngày càng được chú ý quan tâm nhiều hơn Đặc biệt, một
số công trình nghiên cứu đối chiếu trường hợp về thuật ngữ trong các ngôn ngữ đã được tiến hành
1.1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Những năm 30 của thế kỷ XX công tác nghiên cứu phát triển thuật ngữ khoa học ở Việt Nam chưa thực sự phát triển với sự xuất hiện của vài công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là cuốn
“Danh từ khoa học” của tác giả Hoàng Xuân Hãn
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 vấn đề thuật ngữ khoa học dần thu hút được sự quan tâm nghiên cứu với các tác giả như Lê Văn Thới - người đã xây dựng bản nguyên tắc soạn thảo thuật ngữ và đã được Ủy ban quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn thông qua, dùng làm tài liệu hướng dẫn chính thức cho công tác xây dựng thuật ngữ ở miền Nam lúc đó, Nguyễn Hữu và Bùi Nghĩa Bích với cuốn từ điển Danh từ cơ thể học (1963) và cuốn Danh từ hóa học Pháp - Việt (1973), …
Trang 10Từ năm 1975 đến nay vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học ngày càng được quan tâm nghiên cứu Đặc biệt trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trường hợp về hệ thuật ngữ của các chuyên ngành khác nhau như: y học, báo chí, du lịch, tài chính, kế toán, ngân hàng, quân sự, luật sở hữu trí tuệ, điện
tử viễn thông, … Các công trình đi sâu nghiên cứu về thuật ngữ trên các phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt trong sự đối chiếu so sánh với tiếng Anh Đặc biệt, trong tất cả các công trình đã được thực hiện không có công trình nào nghiên cứu về khía cạnh văn hóa, lịch sử được phản ánh trong các hệ thuật ngữ Những khoảng trống nghiên cứu này cho thấy vấn đề chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này là mới, cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn
Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2.1 Các vấn đề lí luận về thuật ngữ
2.1.1 Khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ âm nhạc
Thuật ngữ được hiểu là những từ, cụm từ biểu thị khái niệm, sự vật, hiện tượng thuộc các ngành khoa học và chuyên môn khác nhau Thuật ngữ âm nhạc sử dụng trong luận án này được hiểu là những từ, cụm từ biểu thị khái niệm trong lĩnh vực lý thuyết âm nhạc, thể loại, hình thức âm nhạc và các loại nhạc cụ trong tiếng Việt và tiếng Anh
2.1.2 Tiêu chuẩn của thuật ngữ
Các tiêu chuẩn bắt buộc của thuật ngữ là tính chính xác, tính
hệ thống, tính ngắn gọn và tính quốc tế
2.1.3 Phương thức đặt thuật ngữ
Các nhà nghiên cứu thống nhất hai phương thức đặt thuật ngữ là thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường và tiếp nhận thuật ngữ
Trang 11nước ngoài Việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài được thực hiện bằng các hình thức sao phỏng, phiên âm hoặc giữ nguyên dạng
2.1.4 Đơn vị cấu tạo thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trong luận án này, chúng tôi coi mỗi đơn vị cấu tạo thuật ngữ biểu thị một khái niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hay khái niệm/ đối tượng bộ phận thuộc một chuyên ngành khoa học hay chuyên môn và chúng tôi gọi mỗi đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ là một thành tố và mỗi thành tố là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của thuật ngữ Với chức năng như vậy, mỗi thành tố cấu tạo nên thuật ngữ phải có ý nghĩa từ vựng
2.1.5 Thuật ngữ với lý thuyết định danh
Định danh là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng Quá trình định danh được thực hiện theo trình tự từ việc tri nhận sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan bằng các cơ quan cảm giác, tổng hợp các đặc trưng, thuộc tính phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, quy loại sự vật hiện tượng dựa vào các đặc trưng, thuộc tính đã tổng hợp
và lựa chọn đặc trưng có ý nghĩa khu biệt sự vật, hiện tượng này với
sự vật, hiện tượng khác để đặt tên gọi
2.1.6 Các tiêu chí nhận diện thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh
Các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được nhận diện dựa trên các tiêu chí về mặt cấu tạo, ý nghĩa, chức năng định danh và phạm vi sử dụng
2.1.7 Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
- Thuật ngữ và danh pháp
- Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
- Thuật ngữ và từ thông thường
Trang 122.2 Một số vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Để công tác nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ được thực hiện có hiệu quả, cần xác lập được các nguyên tắc đối chiếu, các bước đối chiếu, phạm vi nghiên cứu và vận dụng các phương pháp, thủ pháp phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM
NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1 Đôi nét về phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
3.2 Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh
3.2.1 Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh xét từ số lượng thành tố cấu tạo
Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm hai thành tố chiếm tỉ lệ lớn nhất (47,57%), ví dụ: “quãng dư, âm phụ, …”; Nhóm thuật ngữ gồm
từ bốn đến bảy thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 4,45%, ví dụ:
“nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ dây, tác phẩm nhạc jazz tự do, .”
Bảng 3.1 Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
Số lượng
thành tố
Số lần xuất hiện thuật ngữ Tỉ lệ %
Tổng số thuật ngữ
Trang 13Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh bao gồm một thành tố chiếm tỉ
lệ lớn nhất (54,55%), ví dụ: thuật ngữ “accompanist, alteration, …”
Số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo bởi ba thành tố
và bốn thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp (4,5%), ví dụ: “whole-tone scale, wooden percussion instrument, … Không có thuật ngữ nào bao gồm năm thành tố cấu tạo trở lên
Bảng 3.2 Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh
Số lượng
thành tố
Số lần xuất hiện thuật ngữ Tỉ lệ %
Tổng số thuật ngữ
- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm ba, bốn, năm, sáu và bảy thành tố đều là các cụm danh từ và cụm động từ chính phụ Trong đó,
số lượng thuật ngữ là cụm danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn cụm động từ
- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm một thành tố có thể là từ đơn, từ phái sinh và từ ghép Số thuật ngữ là từ đơn chiếm tỉ lệ cao nhất (66, 61%) Thuật ngữ là danh từ chiếm tỉ lệ lớn hơn so với thuật ngữ là động từ, tính từ và trạng từ Số lượng thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức thêm phụ tố chiếm 13,75%