1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích năng lực cạnh tranh của 2 ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (acb và techcombank)

51 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 26,76 MB

Nội dung

Tuyngành ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, nhưng với sự nỗ lực và phát triển khôngngừng, một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã có những vị thế nhất định trênthị trường

Trang 1

ĐỀ TÀI 8:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Lời mở đầu

Ngân hàng được ví như trái tim của nền kinh tế, một nền kinh tế càng phát triển thìngân hàng cũng sẽ càng hoàn thiện sao cho phù hợp với nhịp đập của nền kinh tế ấy Ngàynay, không chỉ đơn giản dừng lại các nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và tín dụng,các ngân hàng vẫn đang tiếp tục làm mới mình với các công cụ tài chính hiện đại, một hệthống với cơ sở hạ tầng vững chắc thể hiện đúng vai trò là một định chế tài chính trung gianquan trọng bậc nhất trong nền kinh tế

Trước một thị trường kinh tế Việt Nam mới nổi vô cùng tiềm năng, nhiều ngân hàng

đã được các chủ sở hữu trong và ngoài nước thành lập Trong thời kỳ hội nhập, các ngânhàng thương mại cổ phần không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải gặp phải sựcạnh tranh từ ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài Với sự cạnh tranh khốc liệtnhư vậy thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một điều vô cùng thiết yếu, các ngân hàngthương mại không những phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng độingũ nhân viên mà còn phải không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tinnhằm gây dựng một lòng tin vững chắc, thu hút công chúng đến với ngân hàng mình Tuyngành ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, nhưng với sự nỗ lực và phát triển khôngngừng, một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã có những vị thế nhất định trênthị trường với sự tín nhiệm cao của công chúng và giành được nhiều giải thưởng cao do cáchiệp hội tài chính nước ngoài thống kê và bình chọn; không những vậy một số ngân hàng cóvốn lớn đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chi nhánh ra nước ngoài cho thấy ngành ngân hàngViệt Nam đang có một bước chuyển mình trong việc cạnh tranh và hoàn thiện hệ thống

ngân hàng Với đề tài “Tìm hiểu năng lực cạnh tranh giữa 2 ngân hàng thương mại cổ phần – Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu (ACB) và ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ thương (Techcombank)” nhóm chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin

chi tiết về tình hình cạnh tranh ngân hàng trong thời điểm hiện nay và một số giải pháp mà 2ngân hàng đã thực hiện để trở thành một trong những ngân hàng có uy tín cao trong hệthống ngân hàng Việt Nam

5 Hồ Thái Hữu Hiếu

1 Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng

Trang 2

1.1 Lý luận chung về cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điềukiện của kinh tế thị trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnhtranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suấtlao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xãhội Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững củamỗi tổ chức Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiếnthắng trong cạnh tranh

1.1.2 Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàngGiống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các ngân hàng thươngmại (NHTM) trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từcác NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trênthương trường với mục tiêu là để thu hút khách hàng về tổ chức của mình, tăng thị phần tíndụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Tuyvậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có nhữngđặc thù nhất định Cụ thể:

 Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tácđộng bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá… mỗimột nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh

mẽ đến môi trường kinh doanh chung Nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sửdụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ làcác NHTM khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thường là rất to lớn,thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính NHTM này do tác động dây chuyền

 Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế,chính trị – xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm,cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinhdoanh của mình, các NHTM cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đốitượng khách hàng chung Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnhtranh lẫn nhau để dành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới mộtmôi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống

 Do hoạt động của các NHTM có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặthoạt động kinh tế – xã hội, cho nên, để tránh sự hoạt động của các NHTM mạo hiểm nguy

cơ đổ vỡ hệ thống, tất cả Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước đều có sự giám sát chặtchẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro Chính vì vậy, nên

sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫnnhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế

 Hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm

vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại;

Trang 3

do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước vàquốc tế, như: môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốctế… đặc biệt là, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đócông nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng này

1.1.3 Năng lực cạnh tranh của NHTM Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sởduy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợinhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinhdoanh Trên cơ sở đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi phải tạo lập được lợi thế sovới đối tác của mình Nhờ lợi thế này, thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêucũng như lôi kéo được khách hàng

Thực tế cho thấy, không một ngân hàng nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cảnhững yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngânhàng, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vựchoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng

Năng lực cạnh tranh được đánh giá tổng thể thông qua các chỉ tiêu sau:

 Doanh thu

 Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần

 Tỷ suất lợi nhuận

Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, năng lực cạnh tranh còn được đánh giá qua cácchỉ tiêu định tính như:

 Chất lượng dịch vụ ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh

 Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh

 Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh đó còn những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh:

- Các nhân tố môi trường vĩ mô:

 Nhân tố môi trường chính trị - pháp lý

 Xu hướng phát triển trên thế giới ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của ngânhàng

 Nhân tố văn hoá xã hội

- Các nhân tố môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

 Đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên

Trang 4

- Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

 Năng lực tài chính

 Năng lực công nghệ

 Nguồn nhân lực

 Merketing

 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

 Các chiến lược cạnh tranh

Một cách tổng quát năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố:năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạnglưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính vànăng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lựccạnh tranh của NHTM

1.2 Mức độ cạnh tranh giữa các nhóm NHTM tại Việt Nam

Cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, đặc biệt là kể từ khi 5 ngânhàng nước ngoài (được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một ngân hàng trong nước)

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài này đã dẫn đến xu hướng cạnh tranh có sự thayđổi giữa các ngân hàng về huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh ngoạitệ

Huy động vốn

Huy động vốn là đầu vào để ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, sảnxuất, kinh doanh của nền kinh tế Nguồn vốn ổn định giúp các ngân hàng có lợi thế trongcạnh tranh hơn

Chỉ số HHI về huy động vốn của các ngân hàng giảm dần qua các năm cho thấy mức

độ cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng trong huy động vốn Thị phần huy độngvốn của các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) đã thu hẹp lại từ 49,4% trongnăm 2009 xuống còn 42,9% trong năm 2011 Tuy nhiên, thị phần huy động vốn của 8 Ngânhàng thương mại cổ phần (NHTMCP) chủ lực chưa mở rộng đáng kể so với mức giảm củacác NHTMNN Điều này ngụ ý rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng đã mở rộng thịphần huy động vốn và như vậy mức độ cạnh tranh về huy động vốn ngày càng sôi động

Do sản phẩm chưa đa dạng và thị trường tài chính còn sơ khai nên các ngân hàngthường sử dụng công cụ giá – lãi suất huy động – lôi kéo khách hàng để ổn định nguồn tiềngửi Trước khi có quy định trần lãi suất huy động VND 14%, giữa năm 2011, một số ngânhàng đã đẩy lãi suất huy động lên tới 18%, tuy nhiên, sau đó trần lãi suất huy động VNDđược quy định để kéo lãi suất thị trường xuống mức hợp lý nhưng một số ngân hàng vẫncạnh tranh để thu hút khách hàng với mức lãi suất cao hơn mức trần quy định Sự cạnh tranhbất bình đẳng như thế đã có tác động không nhỏ đến sự dịch chuyển luồng tiền gửi của dân

cư giữa các ngân hàng Kết quả là thị phần huy động vốn đã được phân phối lại rõ rệt

Trang 5

Thị phần huy động của các NHTMNN bị thu hẹp dưới sự canh tranh khốc liệt củacác NHTMCP Một số NHTMCP đã phát triển nhanh chóng mạng lưới huy động và có cácchính sách marketing hiệu quả để thúc đẩy thị phần huy động vốn tiệm cận với thị phần củaNHTMNN.

Tín dụng

Chỉ số HHI về tín dụng phản ánh không có sự độc quyền nhóm, thay vào đó là mức

độ cạnh tranh tăng lên giữa các ngân hàng Các NHTMNN chiếm thị phần tín dụng cao nhờ

có mạng lưới rộng, phủ khắp các tỉnh kinh tế trọng điểm Cho vay các dự án kinh tế trọngđiểm của Nhà nước hay có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế là những nhân tốxác định sự khác biệt về thị phần tín dụng Ngân hàng ACB, Sacombank và Eximbank lànhững ngân hàng quy mô nhất của khối NHTMCP và mạng lưới phủ rộng nhưng thị phầntín dụng chưa bằng một nửa thị phần của VCB – ngân hàng có mạng lưới ít nhất so với cácNHTMNN khác Các NHTMCP không có nhiều lợi thế như vậy nên tín dụng tập trungnhiều vào khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để mở rộng thị phần tín dụng, các NHTMNN thường cạnh tranh với nhau để lôi kéokhách hàng là tổng công ty lớn của Nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn,trong khi các NHTMCP cạnh tranh để giành giật các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân

và ngân hàng bán lẻ Với tình hình nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả

và nợ xấu tăng lên, các NHTMNN dần chuyển dịch nâng cơ cấu tín dụng của khu vực kháchhàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, vừa để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa mởrộng cơ hội trên sân chơi khu vực ngân hàng bán lẻ

Dịch vụ ngân hàng

Thị phần doanh thu thuần năm 2011 từ dịch vụ ngân hàng của Techcombank tươngđương với thị phần của Agribank và Vietinbank, trong khi thị phần của Sacombank và ACBbám rất sát sau đó Điều này thể hiện sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trong lĩnhvực kinh doanh dịch vụ Thu nhập thuần từ lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tăng lên và đóng góp

tỷ trọng lớn đến tổng thu nhập thuần của ngân hàng sẽ là nền tảng phát triển bền vững chongân hàng đó, đặc biệt là môi trường cạnh tranh gay gắt về huy động vốn và tín dụng cànglàm thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, dẫn đến thu nhập thuần từ lãi giảmxuống

Trong mảng kinh doanh dịch vụ, ngân hàng nước ngoài thực sự là đối thủ cạnh tranhcủa các ngân hàng trong nước Thị phần doanh thu dịch vụ năm 2011 của ngân hàng HSBCcòn vượt qua nhiều NHTMCP như ACB, MB và Eximbank, mặc dù ngân hàng này không

có nhiều lợi thế về quy mô hoạt động như các ngân hàng trong nước Hợp tác chiến lượctrong kinh doanh dịch vụ bán lẻ là một giải pháp được nhiều ngân hàng áp dụng nhằm hạnchế sự lấn át của các ngân hàng có quy mô mạng lưới phủ rộng

Các ngân hàng nhỏ với sự hợp tác trong dịch vụ bán lẻ không phải bỏ khối lượng vốnlớn để đầu tư công nghệ hiện đại nhưng vẫn đem lại hiệu quả trong môi trường cạnh tranhngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh doanh thu từ hoạt động tín dụng bị thu hẹp do chênhlệch lãi giữa huy động và cho vay ngày càng bị thu hẹp

Trang 6

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Từ năm 2009-2011, chỉ số HHI đều thấp cho thấy mức độ cạnh tranh ngày càng gaygắt trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT)

Nếu ngoại trừ thị phần của VCB – ngân hàng giàu kinh nghiệm trong hoạt độngKDNT và có nguồn vốn tiền đồng phong phú hỗ trợ – thì thị phần doanh thu thuần từKDNT của các ngân hàng nước ngoài chiếm ưu thế hơn hai NHTMNN khác là Vietinbank

và BIDV 3 NHTMNN chỉ chiếm khoảng 20% tổng thu nhập thuần KDNT của toàn hệthống và 7 Ngân hàng nước ngoài chiếm tới 36 - 40% toàn hệ thống, nhưng tổng tài sảnngoại tệ của 3 ngân hàng này vượt 1,7 lần tổng tài sản ngoại tệ của 7 ngân hàng nước ngoài.Như vậy, khối ngân hàng nước ngoài thể hiện thế mạnh, sự linh hoạt và hiệu quả cao tronghoạt động KDNT (ngân hàng nước ngoài có một phần hỗ trợ nguồn vốn ngoại tệ của ngânhàng mẹ hay của các chi nhánh hoạt động tại các nước khác nhau) Nếu tính đến các yếu tốlợi thế vốn và mạng lưới của các NHTMNN thì hiệu suất KDNT của các ngân hàng nướcngoài còn cao hơn nhiều

Xu hướng M&A giữa các tổ chức tài chính

Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về huy động vốn, tín dụng, dịch vụngân hàng và KDNT đã tạo ra làn sóng các ngân hàng tìm kiếm đối tác M&A nhằm củng cốthị phần và gia tăng quyền lực trên thị trường Theo lô-gic thì các ngân hàng lớn sẽ thôn tíndần các ngân hàng nhỏ để tạo ra lợi thế cộng sinh Nếu không có mục tiêu chiến lược M&Acác ngân hàng sẽ linh hoạt sử dụng mọi hình thức cạnh tranh để giành giật khách hàng vàcủng cố thị phần trên mọi mảng hoạt động Tại Việt Nam đã có những dấu hiệu M&A cácngân hàng theo nhiều hướng

Vietcombank đã tìm được đối tác chiến lược, ngân hàng Mizuho của Nhật, để bán15% cổ phần, tương đương giá bán là 576 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực tài chính vàtạo ra những bước đột phá trong quản trị điều hành và quản trị rủi ro Trong chiến lược củng

cố thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương thức này cũng có Vietinbank đồnghành Vietinbank đang xúc tiến tìm đối tác chiến lược để bán 15% cổ phần

Không giống như Vietcombank và Vietinbank, các NHTMCP âm thầm thực hiệnchiến lược M&A để thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh.Việc thâu tóm NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đãđược NHNN chấp nhận là mục tiêu của SHB nhằm tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản.Nếu thị phần riêng lẻ về huy động vốn của HBB và SHB năm 2011 tương ứng là 0,8% và1,7% thì lợi ích cộng sinh từ hoạt động M&A sẽ giúp ngân hàng SHB sau sáp nhập có thịphần huy động vốn lớn hơn 2,5% vào cuối năm 2012 (có thể sẽ vượt qua thị phần của nhiềungân hàng trong nhóm G12) Tương tự, thị phần tín dụng sau sáp nhập của 2 ngân hàng này

có thể vượt qua ít nhất 3 ngân hàng trong nhóm G12 Tính đến cuối năm 2011, thị phần tíndụng của SHB là 1,2% và HBB là 0,7% Hoạt động M&A của SHB không chỉ giúp ngânhàng này mở rộng mạng lưới khách hàng và mạng lưới giao dịch có sẵn của HBB mà còngiúp SHB sau sáp nhập vươn lên trên nhiều ngân hàng trong nhóm G12 với lợi thế về vốn

Trang 7

chủ sở hữu, tổng tài sản, năng lực tài chính đồng thời tạo ra được quyền lực cạnh tranh caohơn.

Nếu hoạt động M&A của SHB nhằm củng cố thị phần và vượt qua một số ngân hàngphía dưới trong nhóm G12 thì hoạt động M&A của một vài ngân hàng trong nhóm G12 sẽcho chúng ta thấy rõ mục tiêu của họ Mặc dù chưa chính thức xác nhận nhưng việc cácthành viên cao cấp từ ngân hàng Eximbank và NHTMCP Phương Nam đứng trong Hộiđồng quản trị của Sacombank cho thấy xu hướng sáp nhập hoặc hợp tác chiến lược giữa cácngân hàng này Thị phần huy động riêng lẻ của 3 ngân hàng này còn quá nhỏ so với thị phầncủa các NHTMNN nhưng nếu 3 ngân hàng sáp nhập thì thị phần huy động và tín dụng tạithời điểm năm 2011 tương đương với thị phần của VCB, trong khi thị phần doanh thu dịch

vụ ngân hàng chiếm khoảng 10,6%, vượt qua cả 3 trong 4 NHTMNN – VCB, Vietinbank vàAgribank

Các ngân hàng lớn muốn bảo vệ thị phần và gia tăng quyền lực thị trường thông quahoạt động M&A, trong khi các ngân hàng có quy mô vừa thì muốn gia tăng thị phần thôngqua biện pháp cơ học là hiệu quả nhất Các NHTMCP cố gắng tìm các ngân hàng nhỏ hơnhoặc các ngân hàng có cùng mục đích, chiến lược để tiến hành thực hiện M&A giúp tăngkhả năng cạnh tranh và tiến độ cấu trúc ngân hàng được đẩy nhanh

1.3 Nhận định về tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Hầu hết các NHTM hiện nay đều xây dựng khá đầy đủ các nhóm sản phẩm dịch vụriêng dành cho doanh nghiệp và cá nhân Tuy nhiên vẫn chưa có sự khác biệt giữa các sảnphẩm dịch vụ này, để có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho từng NHTMCP

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước trên “thịtrường bán lẻ” Dân số đông trên 86 triệu người, trong đó, dân số trẻ dưới 33 tuổi – nhómkhách hàng thường xuyên thay đổi hành vi mua sắm – chiếm trên 60% chính là cơ sở để cácNgân hàng nước ngoài cũng như trong nước tập trung khai thác cho các dịch vụ tín dụngcủa mình trong thời gian qua Cũng theo các chuyên gia thì, điểm yếu sẽ bộc lộ rõ nhấttrong cuộc cạnh tranh vừa qua và sắp tới của các ngân hàng trong nước chính là nhân lực

“Giao tiếp niềm nở, trẻ trung là yếu tố rất quan trọng đối với Ngân hàng nước ngoài khituyển dụng nhân sự Nhưng nhiều ngân hàng trong nước chưa chú trọng đến yếu tố này,khiến khách hàng cảm thấy mình không được đối đãi như “thượng đế” và một đi không trởlại

Tình hình chung của nhiều ngân hàng hiện này là nhân sự cấp cao thì chưa cao, nhân

sự có liên hệ trực tiếp với khách hàng thì chưa biết làm thế nào để giữ khách hàng, thậm chíthiếu cả kiến thức nền… Nhận thức được thực trạng đó, lãnh đạo một số Ngân hàng nhưACB, Techcombank, Maritime Bank, MB… đã chú trọng đào tạo lực lượng nhân viên cóthể cạnh tranh được với ngân hàng nước ngoài

Việc các ngân hàng xây dựng cho mình những “vũ khí cạnh tranh bí mật” đó chính làviệc “xây dựng văn hóa kinh doanh” và lấy đó làm nền tảng để xây dựng, đầu tư chiều sâungay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự các cấp Nếu các ngân hàng là một cỗ máy, thì cỗ máy

Trang 8

chỉ hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững nếu có hệ thống nhân lực phù hợp nên cácngân hàng cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo đúng người, đúng việc và thực hiện chăm lođời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên như một “nghiệp vụ bắt buộc” trong quy trình vậnhành hệ thống”.

Sản phẩm chuyên biệt của Ngân hàng rất nhanh chóng bị bắt chước, do đó “sản phẩmchuyên biệt” để tạo ra “sự khác biệt” rất khó duy trì lâu, hoặc "sự khác biệt" đó nếu có cũngkhông đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh Thế nhưng những khách hàng nào đã đến giao dịchvới cán bộ nhân viên NHTMCP Quân Đội (MB) sẽ dễ dàng cảm nhận được sự chuyênnghiệp, tận tụy, khác biệt và đơn giản bởi một tinh thần làm việc, lao động tập thể mang tính

kỷ luật cao của chính những nhân viên MB đã mang lại sự khác biệt ấy chứ không phải hệthống sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Một ngân hàng khác, NHTMCP Hàng Hải(Maritime Bank) khi đến giao dịch, khách hàng sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi ở tất cả cácChi nhánh, Phòng giao dịch của Maritime Bank chính bởi Maritime Bank đã và đang thayđổi lại mô hình kinh doanh tạo nên sự khác biệt trong chính tác phong giao dịch của cácnhân viên

Trên thực tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranhgiữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càngcao nên các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng được cải tiến theo hướng hiện đại, minhbạch Đây là nền tảng quan trọng để các NHTMCP ở Việt Nam nâng cao chất lượng dịch

vụ, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng thường thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng chiến lược kinhdoanh Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chiến lược và thiết lập một mô hình kinh doanhchuẩn, hiện đại, phù hợp xu hướng hội nhập, cũng cần chú trọng chiến lược quản lý nguồnnhân lực Doanh nghiệp có mô hình hiện đại, dịch vụ tốt, hạ tầng vững chắc…, nhưng thiếunguồn nhân lực tốt thì khó phát triển nhanh, bền vững, khó tạo ra lợi thế cạnh tranh Mặtkhác cần gắn kết chiến lược phát triển nguồn nhân lực với những mục tiêu chung của doanhnghiệp, vì chính con người mới tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp và tạo ra lợi thế cạnhtranh

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khi nền tảng của kinh doanh được xâydựng trên quan hệ “cùng chiến thắng”, mỗi nhân viên sẽ biết tự nâng mình lên cho kịp vớiyêu cầu và sự phát triển của tổ chức Ở từng giai đoạn phát triển, mỗi nhà băng lại có nhữnghoạch định và chiến lược riêng Vấn đề của các ngân hàng trong giai đoạn tới là quản trịdoanh nghiệp để điều hành chuyên nghiệp

2 Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.1 Năng lực tài chính

Đối với mỗi ngân hàng thì năng lực tài chính là yếu tố quan trọng để quyết định khảnăng cạnh tranh Bên cạnh những năng lực khác có thể xem xét về khả năng cạnh tranh củamột ngân hàng như: nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ khách hàng, sản phẩm dịch vụ,mạng lưới phân phối, sự tiện ích, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin…thì năng lực tài

Trang 9

chính được xem là nhân tố quyết định Bởi vì nếu như một ngân hàng muốn mở rộng mạnglưới kênh phân phối của mình, muốn dẫn đầu công nghệ hiện đại hoặc muốn có một đội ngũnhân viên lành nghề…thì họ cần phải có năng lực tài chính để thực hiện tất cả điều đó.

Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồnlực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Nguồn lực tài chính không chỉ thể hiện

ở số vốn (vốn được cấp, vốn điều lệ) mà còn cả tiềm lực kinh tế trong tương lai Khả năngkhai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực chúng ta sẽ tìm hiểu trong công tác quản lý và bộmáy điều hành của ngân hàng ở những phần sau.Sau đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu vềnguồn lực tài chính của hai ngân hàng thương mại cổ phần cụ thể là NHTMCP Á Châu vàNHTMCP Kỹ thương Năng lực tài chính thường được đánh giá qua 2 góc độ: qui mô vềvốn (yếu tố số lượng) và tỷ lệ an toàn vốn (yếu tố chất lượng)

2.1.1 Qui mô về vốn

Vốn tự có

Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn

cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia và các khoản khác(các tài sản nợ khác theo qui định của NHNN)

Vốn tự có bổ sung bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếuchuyển đổi Theo quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng, thì vốn tự có bổ sung khôngđược vượt qúa 50% vốn tự có cơ bản (Mỹ và Pháp) Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tíndụng, vốn tự có bao gồm phần giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tàisản nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng)

Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, một ngân hàng khi cho vay đối với mộtkhách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt qúa 15% vốn tự có củangân hàng

Chức năng của vốn tự có

Chức năng bảo vệ

Trang 10

Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ranhững thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản.Khi đóvốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được thiệt hại và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏinguy cơ phá sản.

Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sửdụng để hoàn trả cho khách hàng Vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàngkhông bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng

Chức năng hoạt động

Vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằmmang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trongtổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao.Vì vậy chức nănghoạt động ở đây cũng chỉ là thứ yếu

Chức năng điều chỉnh

Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó đểban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn đểxác định tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định vượtqúa 50% vốn của ngân hàng) Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giớihạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh

Vốn điều lệ cao, ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường, lòng tin nơi côngchúng.Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi rotrong kinh doanh kém Đó là điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của cácngân hàng

Trong làn sóng cạnh tranh gây gắt, các NHTMCP không chỉ cạnh tranh với nhữngngân hàng trong nước mà còn với những ngân hàng mạnh của nước ngoài đang hoạt động ởViệt Nam Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước thì ngân hàng Vietcombank đứngđầu với vốn điều lệ: 23,174 tỷ đồng; tiếp đó là Agribank với: 20,708 tỷ đồng; Vietinbank:20,230 tỷ đồng Nhóm ngân hàng liên doanh, đứng đầu là Việt Nga: 168,5 triệu USD vốnđiều lệ, tiếp đó là ngân hàng Indovina: 165 triệu USD, VID PublicBank: 62,5 triệu USD,Việt Thái: 61 triệu USD, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được đánh giá là có nănglực kinh tế rất mạnh như: HSBC, Standard Chatered…trong khi đó nhóm các ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam vốn điều lệ chỉ từ 3000 – 12,355 tỷ (đứng đầu là Eximbank12,355 tỷ đồng) Áp lực cạnh tranh đối với các NHTMCP là rất lớn nếu họ không còn ưuthế về qui mô vốn thì họ phải tìm cách nâng cao năng lực hoạt động

Trong sự cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tự nâng cao năng lựccủa mình bắng cách bổ sung thêm vốn Một áp lực đối với các ngân hàng nhỏ không đủ sứccạnh tranh đòi buộc họ phải sáp nhập vởi các ngân hàng khác, đặc biệt những ngân hàngniêm yết dễ có nguy cơ bị thâu tóm Không chỉ ngân hàng nhỏ tìm cách nâng vốn điều lệ do

lo ngại bị thâu tóm và muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, mà các ngân hàng lớn cũng tìmcách tăng vốn để giành ưu thế trong quá trình đàm phán nếu có xảy ra mua bán, sáp nhập.Với các ngân hàng, đồng vốn tự có càng lớn thì khả năng huy động, hạn mức tín dụng chovay được cấp càng cao Do đó, các ngân hàng luôn tìm mọi cách để tăng vốn điều lệ để củng

cố nội lực, mở rộng khả năng cho vay hoặc có thể xuất phát từ vấn đề nợ xấu và lo ngại bị

Trang 11

mất vốn.Tuy nhiên, lãnh đạo các ngân hàng thừa nhận vốn sở hữu càng nhiều thì càng phảichịu áp lực lớn từ cổ đông.Theo một chuyên gia, vì áp lực đó mà những năm trước các ngânhàng dễ dàng nâng vốn nhưng cũng dễ dàng dùng đồng vốn đó cho vay vì áp lực lợi nhuận

và hậu quả là tăng trưởng nóng, nợ xấu cao Như vậy, việc tăng vốn điều lệ bản thân của nócũng đã đem lại áp lực mới cho ngân hàng, áp lực lớn về lợi nhuận từ cổ đông và nhà đầu

tư, áp lực từ việc sử dụng vốn, nếu đồng vốn huy động không được sử dụng hiệu quả Trongtình hình khó khăn hiện nay, nợ xấu từ bất động sản là khá cao, nhiều doanh nghiệp bị phásản (theo các chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam tính đến tháng 3/2012 đã có tới 30%doanh nghiệp Việt Nam phá sản), việc cho vay những doanh nghiệp tốt, có khả năng chi trảcho ngân hàng hiện không có nhiều

Để gia tăng vốn ngân hàng có thể thực hiện qua những cách thức: bổ sung vốn từ lợinhuận giữ lại và các quỹ, phát hành cổ phiếu, kêu gọi vốn góp, thực hiện mua bán sáp nhập

Tăng qui mô vốn từ lợi nhuận giữ lại

Đây được xem là cách thức tăng trưởng bền vững nhất vì đó có thể hiểu rằng đó lànguồn tiền từ hoạt động kinh doanh có lãi của ngân hàng Và người ta thường nhìn vàodoanh thu, lợi nhuận để đánh giá khả năng tài chính của một ngân hàng Chủ yếu do tăng lợinhuận giữ lại

Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông

mà giữ lại để tăng vốn

Ưu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng vàkhông phải hoàn trả Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốnnên tránh được chi phí huy động vốn

Hạn chế: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn Hìnhthức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.Phương pháp này phụ thuộc vào:

• Chính sách cổ tức của ngân hàng: chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lạibao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽđược chia cho các cổ đông.Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốnngân hàng sẽ chậm, dẫn đến giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản.Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thịgiá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm

• Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ - một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lýtưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đặc biệt

là các khoản cho vay); hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngânhàng

Tuy nhiên việc tăng vốn điều lệ chỉ trông chờ vào nguồn lợi nhuận giữ lại trong bốicảnh kinh tế khó khăn hiện nay là rất khó đối với các ngân hàng Mức lạm phát cao, ngườidân không muốn gửi tiền vào ngân hàng, họ giữ tiền ở những kênh an toàn hơn Nghiệp vụnhận tiền gửi giảm (đây là nghiệp vụ truyền thống và là nguồn cung cấp chính của ngânhàng), mà đầu ra là các nghiệp vụ cho vay cũng giảm do các doanh nghiệp phá sản, doanhnghiệp không có nhu cầu vốn hoặc có nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn do không

Trang 12

chịu nổi mức lãi suất Khó khăn của các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động củangân hàng các ngân hàng Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu, một số khoản nợ không thể thuhồi được, đã làm suy giảm lợi nhuận và sự mất vốn rất dễ xảy ra.

Tình hình cạnh tranh về năng lực tài chính giữa 2 ngân hàng: NHTMCP Á Châu (ACB) và NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank)

Năm 2011, ACB cũng vừa thông qua tăng vốn lên từ 9.377 tỷ đồng lên 12.377 tỷđồng từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ việc chào bán cổphiếu ra công chúng Nguồn tiền dùng để tăng vốn: 7.07% lợi nhuận chưa phân phối, quỹ

dự phòng bổ sung vốn điều lệ: 2.93%, chào bán ra công chúng: 20% (theo tờ trình tăng vốnđiều lệ của ACB)

Đối với Techcombank, tăng vốn điều lệ thêm 60 tỷ đồng, từ 8,788.07871 tỷ đồng lên8,848.07871 tỷ đồng Sử dụng 60 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại hoặc nguồn hợp lệkhác phù hợp qui định pháp luật, để tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành thêm6.000.000 cổ phần

Tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu thường

Ưu điểm: Không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thườngkhông phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ.Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàngtrong tương lai

Nhược điểm: Chi phí cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng (Dulution),giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Earning per share), làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính màngân hàng có thể tận dụng

Thông thường, các ngân hàng tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc chia

cổ tức bằng cổ phiếu Nhưng trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn cộng thêm sự ảmđạm của thị trường chứng khoán, rất khó để thuyết phục cổ đông hiện hữu mua thêm cổphiếu hay chào bán ra công chúng thành công

Thêm vào đó sau vụ việc Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến giá cổ phiếu của ACB Cổ đông của các cổ phiếu ACB, EIB, STB đã mấtkhoảng 14000 tỷ đồng so với phiên ngay trước khi bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB đã giảm6.000 đồng/CP, tương ứng 23,2% Vốn hóa thị trường của ACB chỉ còn 18.565,86, giảm5.626 tỷ đồng so với phiên ngay trước khi bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu EIB đã giảm 4.700đồng/CP, tương ứng 22,6% so với phiên ngay trước khi bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu STBgiảm 2.800 đồng/CP, tương ứng 12,3%

Thị trường chứng khoán được ví như phong vũ biểu của nền kinh tế, nó rất nhạy cảmvới thông tin và những thông tin như thế này Hơn thế nữa ở Việt Nam việc đầu tư lướt ván,đầu tư theo tâm lý đám đông vẫn còn phổ biến nên việc dùng kênh này để huy động vốn cần

Trang 13

được các ngân hàng thận trọng xem xét Bởi vì trong làn sóng mua bán, sáp nhập, nếu khảnăng tài chính của ngân hàng yếu thì những ngân hàng niêm yết cần nên lo ngại bị thâu tóm,thôn tính.Thêm vào đó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ phải chịu áp lực và phụthuộc lớn vào các cổ đông.

Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn

Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngânhàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai

Nhược điểm: Cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong nhữngnăm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm)

Ưu điểm: Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng Đây

là phương pháp hiệu qủa vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường

Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi đến hạn, lãi trả cho tráiphiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính

Kêu gọi vốn góp trực tiếp

Ngoài biện pháp phát hành cổ phiếu để tăng vốn, các ngân hàng còn có thể kêu gọigóp vốn, hợp tác liên kết với các ngân hàng khác, các chủ thể khác HSBC là cổ đông chiếnlược của Techcombank, ACB liên kết và có cổ phần ở Eximbank, Sacombank Tuy nhiênvấn đề cần quan tâm là việc hợp tác phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng cólợi Nhưng vấn đề là các ngân hàng có thể bình đẳng hợp tác với nhau không khi mà họ đãkhông bình đẳng về năng lực Các tập đoàn kinh tế mạnh có thể dể dàng thôn tính với danhnghĩa là hợp tác Gần đây, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng được xem là vấn đề đáng longại Bản thân việc sở hữu chéo vốn dĩ là không vi phạm pháp luật, như trước đây việc sởhữu chéo chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank tham giavào các tổ chức tín dụng khác với tư cách là cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nướckiểm soát hoạt động của các ngân hàng cổ phần Tuy nhiên, xu hướng sở hữu chéo cổ phầnngân hàng hiện nay đang khiến nhiều người cảm thấy lo ngại Dường như trong hệ thốngngân hàng đang hình thành những liên minh đan xen về lợi ích chằng chịt Một ông chủ nắm

cổ phần đồng thời ở nhiều ngân hàng, ở nhiều công ty, tập đoàn Các ngân hàng này lạinắm cổ phần của nhau Các công ty con, công ty liên kết, các tập đoàn lại nắm cổ phần củacác ngân hàng

Việc sở hữu chéo chằng chịt này khiến cho nhiều đại gia có thể dễ dàng lách luật để

sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các ngân hàng lớn hơn quy định (Luật các tổ chức tín dụng năm

2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng) Khi tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo sẽ khiến choviệc xác định tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của từng ngân hàng để hợp nhất,sáp nhập trở nên rất khó khăn Việc xử lý không khéo có thể sẽ dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt

Trang 14

Tăng vốn bằng cách mua bán, sáp nhập

Chẳng ngân hàng yếu nào muốn mình bị thâu tóm sau khi đã bỏ ra chi phí khá lớn đểthành lập ngân hàng, xây dựng mạng lưới, song áp lực sáp nhập đang đặt ra ngày càng gaygắt Đây là biện pháp khi mà các biện pháp khác không còn hiệu quả và để đảm bảo hoạtđộng của toàn hệ thống ngân hàng diễn ra bình thường, không gây ảnh hưởng đến nền kinh

tế thì buộc các ngân hàng yếu, hoạt động kém hiệu quả sáp nhập với các ngân hàng khác dùmuốn hay không Tuy nhiên quá trình đàm phán để đưa ra quyết định thống nhất thật mấtthời gian và chi phí

Bảng dự kiến và kế hoạnh thực hiện sau khi tăng vốn điều lệ của Á Châu và Techcombank

( Nguồn: bảng trích dự kiến và kế hoạnh thực hiện sau khi tăng vốn điều lệ của Á Châu và Techcombank)

4 Dư nợ cho vay khách hàng

(bao gồm trái phiếu DN)

Theo yêu cầu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và chuẩn mực an toàn hoạtđộng ngân hàng của Ủy ban Basel, tỷ lệ an toàn vốn được đánh giá qua hệ số CAR (CapitalAdequacy Ratio)

Luật 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà tổ chức tín dụng (TCTD) phảiduy trì, bao gồm: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8% hoặc cao hơn, theoThông tư 13 là 9%), tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Các tỷ lệ bảo đảm

Trang 15

an toàn mới được bổ sung gồm: trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; tỷ lệ dư nợcho vay so với tổng tiền gửi và các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vaytrung, dài hạn NHNN sẽ quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn nói trên đối với từngloại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngoài ra, Luật 2010 còn bổ sung quyđịnh NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàngquốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố tại NHNN theoquy định của NHNN trong từng thời kỳ.

Luật 2010 cũng quy định rõ tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào TCTD khác,công ty con của TCTD dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hìnhthức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ antoàn

Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày19/04/2005, vốn cấp I gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sungvốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận khôngchia Vốn cấp II gồm 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theoquy định của pháp luật, 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả

cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật, trái phiếu chuyểnđổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành; các công cụ nợ và dự phòng chung

Tăng quy mô vốn cấp I và tăng tỷ lệ an toàn vốn.

Muốn tăng tỷ lệ an toàn vốn thì hoặc là tăng tử số (nghĩa là tăng vốn tự có hoặc làgiảm tài sản có đã điều chỉnh rủi ro)

Trong hai hướng này, về mặt kỹ thuật và kinh tế, tăng vốn tự có dễ thực hiện hơngiảm các tài sản có đã điều chỉnh rủi ro vì các khoản mục trong nhóm tài sản có đều liênquan đến hoạt động ngân hàng, giảm các khoản này sẽ giảm lợi nhuận hoặc giảm phạm vihoạt động của ngân hàng

Để tăng vốn tự có cần: mạnh dạn tiến hành sáp nhập các NHTM cổ phần vốn ít, hoạtđộng riêng lẻ vào các ngân hàng lớn nhằm tập trung vốn, giảm phân tán manh mún kháchhàng, giảm rủi ro, đồng thời tạo ra được một đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng hoạt độngchuyên nghiệp hơn

2.2 Năng lực cạnh tranh về hoạt động

Một ngân hàng có một năng lực tài chính vững mạnh sẽ là một bước đệm rất tốt chongân hàng đó vì trong hoạt động ngân hàng thì ngân hàng có quy mô vốn lớn đem lại chongười dân một lòng tin nhất định về sự ổn định của ngân hàng Tuy nhiên, một ngân hàngmuốn tồn tại bền vững thì điều quan trọng nhất là phải đẩy mạnh năng lực hoat động Mộtngân hàng tốt chắc chắn phải là một ngân hàng có năng lực hoạt động tốt, vì thông qua nănglực hoạt động ngân hàng có thể điều tiết nguồn vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế vàtạo ra lợi nhuận cho chính ngân hàng Năng lực hoạt động của ngân hàng được thể hiệnthông qua: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng (hoạt động cho vay), hoạt động đầu

tư và các dịch vụ khác của ngân hàng

Trang 16

Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàngthương mại Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết các hoạt động của ngân hàng Khi thànhlập ngân hàng đã có vốn ban đầu nhưng số vốn này đã ở dạng vật chất như trụ sở, công cụ,dụng cụ,…Vì vậy, để đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế ngân hàng phải thuhút vốn từ bên ngoài

Đã từ lâu các ngân hàng thương mại đã biết khai thác nguồn vốn này Do đây lànguồn vốn huy động chủ yếu nên thu hút càng nhiều vốn thì NHTM càng có khả năng đạtlợi nhuận cao hơn vì có vốn mạnh thì ngân hàng dễ dàng đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay và

mở rộng thêm các hoạt động sinh lời khác Bên cạnh đó, nghiệp vụ huy động còn là mộtthước đo đánh giá khách quan độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, giúp chokhách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanhtoán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanhhoặc tiêu dùng

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Tiền gửi của khách hàng

 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng kháchhàng cơ thể rút bất cứ lúc nào và ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu này

Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hướng đến cácdịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng Tỷ trọng gửi tiền không kỳ hạn của tổchức kinh tế trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cao và nguồn vốn này có tính ổn địnhtương đối cao vì bao giờ các tổ chức kinh tế cũng duy trì ít nhất một số dư nhất định Đốivới nguồn vốn này ngân hàng chỉ phải trả lãi thấp nhưng chi phí lãi rất cao Đó là chi phímua và vận hành ATM, chi phí phục vụ…

Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng mà có sự thỏa thuận

về thời hạn trong đó khách hàng không được rút trước hạn

Đây là nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu

và ngân hàng phải trả lãi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn Đây là nguồn vốn có tính chất ổnđịnh rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗitrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rấtnhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

Trang 17

 Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình

Tiền gửi không kỳ hạn

Khách hàng gửi tiền ngân hàng với mục đích an toàn là chủ yếu và hưởng các dịch

vụ của ngân hàng Đối với nguồn vốn này chi phí trả lãi ngân hàng bỏ ra không đáng kểnhưng chi phí trả lãi rât cao Ở các nước phát triển thì tỷ trọng nguồn vốn này rất cao nhưngcác nước đang phát triển thì tỷ trọng này rất thấp do người dân chưa có thói quen sử dụngcác dịch vụ của ngân hàng Nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và hộ gia đình

có tính ổn định thấp do nhu cầu tiêu dung của cá nhân, hộ gia đình không ổn định, khi cầnkhách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào do đó ngân hàng phải chuẩn bị sẵn một khoảntiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Tiền gửi có kỳ hạn

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu Tiền gửi có kỳhạn của cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và là nguồnvốn chủ yếu để ngân hang cho vay Nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất và ngân hàngphải trả lãi rất cao cho nguồn vốn này

Tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền gửi chỉ dành cho cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được kí gởivào tổ chức tín dụng nhằm mục đích cất giữ hộ hoặc hưỡng lãi theo định kì Đây là loại hình

kí thác rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế trên toàn thế giới

Tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiếtkiệm không kì hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiềntheo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kì ngày giờ làm việc nào của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn khác với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

ở chỗ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện cáccông cụ dịch vụ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả chongười khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trúđược sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của Chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệmhoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyểnkhoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiềngửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiềnsau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tiềngửi tiết kiệm có kì hạn khác với tiền gửi có kì hạn chỉ ở chổ khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm

có kì hạn chỉ có thể là cá nhân

Có thể nói, xét về giá trị, các khoản tiết liệm thường nhỏ hơn so với các tài loại tiền gửikhác nhưng số lượng khá nhiều, vì vậy, nếu xét về tổng thể, đây vẫn là một nguồn vốn khátiềm năng của các ngân hàng thương mại Trên thực tiễn, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm rấtphong phú và đa dạng, đây là một phương cách thu hút lượng khách hàng của các ngân hàngthương mại, đáp ứng nhu cầu đa dạng và biến đổi thường xuyên của nhóm khách hàng đôngđảo này Nhìn chung, đặc trưng chính của nguồn vốn này là có độ ổn định cao, tuy nhiên, mặt

Trang 18

trái kèm theo của nó là chi phí huy động vốn khá cao (chi phí giao dịch bình quân, chi phí trảlãi, chi phí thiết lập mạng lưới chi nhánh,…)

Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của cá NHTM canh tranh là yếu tố không thểthiếu được Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động cho đến lãi suất cho vay.Trong lĩnh vực huy động vốn các NHTM phải luôn luôn tìm biện pháp để có thể huy độngđược đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn của mình Các NHTM không chỉ sửdụng các công cụ truyền thồng để huy động vốn mà còn đưa ra các công cụ mới có hiệu quảhơn để huy đọng vốn một cách dễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn của mình và kỳ phiếu, tráiphiếu ngân hàng đã ra đời Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ củangân hàng với người nắm giữ Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có thời hạn ngắn:

3, 6,…12 tháng Trái phiếu thường có thời hạn lớn hơn 1 năm

Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động được đúng

số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, Tuynhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hìnhthức huy động truyền thống

Huy động vốn qua đi vay

 Vay TCTD khác

Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể vay TCTD khác thông qua thị trườngtiền tệ liên ngân hàng Chi phí của nguồn vốn thường cao và thời hạn sử dụng thường ngắn.Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng giahạn

 Vay NHTW

NHTW cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá Mục đích cho vaycủa NHTW với NHTM là: thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.Chi phí của nguồn vốn này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW; giả

sử khi NHTW muốn tăng mức cung tiền thì NHTW sẽ giảm mức lãi suất chiết khấu từ đó sẽkích thích các NHTM vay NHTW nhiều hơn do đó tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh

tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại

2.2.2 Các yếu tố ảnh tố hưởng đến nguồn vốn huy động

Nhân tố khách quan

Môi trường chính trị - pháp luật

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của phápluật và các cơ quan chức năng của Chính phủ Do đó hoạt động huy động vốn của ngânhàng củng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của NHTWnhư: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng…Sự thay đổi của những chính sách nảy

sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của NHTM

Môi trường kinh tế

Trang 19

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập,chi tiêu, thanh toán và nhu cầu vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng đến hoạt động huyđộng của ngân hàng Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát,thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư và tiết kiệm của Chính phủ… sẽảnh hưởng đến khả năng tiêu dung và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năngthu hút vốn của NHTM.

Môi trường dân số

Môi trường dân số là yếu tố cũng quan trọng không kém bởi nó không chỉ tạo thànhnhu cầu và kết cấu nhu cầu dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ để hìnhthành hệ thống phân phối của ngân hàng Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng vốn của ngân hàng do đó ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tếtrước khi đưa ra chiến lược huy động vốn để có thể huy động được nguồn vốn phù hợp vớinhu cầu của ngân hàng về chất lượng, số lượng và thời gian…

Môi trường địa lý

Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc gia vàquy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành phố, nông thôn…tùy từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít điểm huy động vốn vàquyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực có số dân và các điều kiện khác nhau

Môi trường công nghệ

Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu tác động mạnh mẽ của côngnghệ, không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngânhàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt thách thức mới Công nghệ mới cho phépngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sảnphẩm mới… nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phát triển, rútngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác… giúp ngân hàng có khả năngthu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập, uy tín cho ngân hàng

Môi trường văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắccủa các dân tốc như: tập quán, thói quen, tâm lý…Đối với ngân hàng, hoạt động huy độngvốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa Cụ thể ở các nước pháttriển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanhtoán và hưởng lãi và trong tiềm thức của họ, ngân hàng là một phần không thể thiếu được, làmột phần tất yếu của nền kinh tế Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việchuy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế Ngược lại ở những nước đang pháttriển như Việt Nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì người dânViệt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng Mặt khác ngân hàngchưa thực sự tạo được lòng tin của người dân, thủ tục gửi tiền vẫn còn rườm rà và nhiều hạnchế

Nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Trang 20

Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp Trong chiếnlược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn,thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động Nếu chiến lượckinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vá đáp ứnghiệu quả cao.

Chính sách lãi suất cạnh tranh

Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnhtranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng Việc duy trì lãi suất cạnh tranhhuy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường ở mức tương đối cao Các NHTMkhông chỉ cạnh tranh giành vốn mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người pháthành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn Đặc biệt trong thời gian khan hiếm tiền tệ,

dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đẩu

tư chuyển từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư từ một tổ chức tiết kiệm naysang một tổ chức tiết kiệm khác

Chính sách khách hàng

Trong công tác ngân hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều nhóm để

có các phục vụ phù hợp Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường xuyên, có sô dưtiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp vềthời hạn và lãi suất…

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng

Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốncủa ngân hàng Hình thức huy động vốn của ngân hàng đa dạng, phong phú, linh hoạt baonhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sựkhác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng của các hình thứchuy động càng cao thì càng dễ dàng đápứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đềutìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTMthường cân nhắc rất kỹ khi đưa vào hình thức huy động mới

Trang 21

2.2.3 Hoạt động tín dụng của NHTM

Khái niệm

Tín dụng là một quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hiệnvật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi trong mộtthời gian nhất định

Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng là một hoạt động cũngkhông thể thiếu của một ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng ngân hàng khôngnhững là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăngthêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường mà còn là một hoạt động tạo

ra nguồn thu chính của ngân hàng

Phân loại tín dụng của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức, được nhìn nhận dưới nhiềugóc độ khác nhau theo các tiêu phân loại khác nhau Trên thực tế, người ta thường đề cậpđến các hình thức tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức phân chia sau:

Phân loại theo thời gian cấp tín dụng

- Tín dụng có kỳ hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn xác định về ngày trả nợ Tín dụng

có kỳ hạn, tín dụng trung và dài hạn Mặc dù hầu hết các nước đều thống nhất về điều nàynhưng thời gian cụ thể được quy định cho từng loại lại không hoàn toàn đồng nhất Ở ViệtNam hiện nay, theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cùng vớiquyết định 1627/2001/QĐ- NHNN/ ngày 31/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam thì:

+ Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sảnxuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Cho vay trung hạn, dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạnthu hồi của vốn đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn vay của tổchức tín dụng

* Thời hạn cho vay trung : từ trên 12 tháng đến 60 tháng

* Thời hạn cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt độngcòn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá

15 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ đời sống

- Tín dụng không kỳ hạn: Là khoản tín dụng được ứng dụng đối với khoản vay khôngxác định rõ thời hạn trả nợ

Phân loại theo thành phần kinh tế

Trang 22

Theo thành phần kinh tế, ta có thể chia các khoản cho vay thành:

 Cho vay doanh nghiệp Nhà nước

 Cho vay kinh tế tập thể

 Cho vay kinh tế tư nhân

 Cho vay kinh tế cá thể

 Cho vay kinh tế hỗn hợp

(Năm thành phần kinh tế trên được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI)

Phân loại theo phương thức hoàn trả

Theo phương thức hoàn trả thì các khoản cho vay còn có thể được phân chia theo hailoại: cho vay hoàn trả một lần và cho vay trả góp

- Cho vay hoàn trả một lần: các khoản vay sẽ được hoàn trả một lần vào thời gian xácđịnh trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thế đựoc hoàn trả theo thoả thuận trong hợp đồng,chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm

- Cho vay trả góp: việc hoàn trả được tiến hành theo định kỳ, các khoản này có thểbằng nhau hay không bằng nhau tuỳ theo thoả thuận và được thực hiện theo nguyên tắc trảdần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng

Phân loại theo mức độ đảm bảo

Các ngân hàng có thể đảm bảo hay không có đảm bảo tùy thuộc vào mức độ tínnhiệm của ngân hàng đôí với khách hàng vay cũng như độ rủi ro của phương án xin vay

Từ đảm bảo của khách hàng ở đây chỉ được hiểu là đảm bảo bằng tài sản thế chấp,cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba Cách đảm bảo này có mục đích giảm bớt rủi ro mấtmát trong trường hợp người vay không trả được nợ được hay không muốn trả nợ khi đếnhạn Các tài sản được đem thế chấp thường là các bất động sản trong khi các tài sản đượcđem cầm cố lại là các động sản nhỏ, vật tư hàng hóa, chứng khoán và các giấy tờ khác…Yêu cầu cơ bản đối với các tài sản đem thế chấp, cầm cố là chúng phải có tính thị trường tức

là có khả năng thanh lý được

Phân loại theo nguồn phát sinh các khoản tín dụng

Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối vớingười vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình người vay…

Cho vay gián tiếp: ngân hàng bỏ tiền ra cho vay nhưng không có liên hệ gì với ngườivay như: cho vay hợp vốn đối với ngân hàng khác…

Việc phân loại có ý nghĩa giúp ngân hàng đánh giá, lùa chọn cách thức cho vay cũngnhư khách hàng tốt nhất, trên cơ sở đó nghiên cứu thể lệ và chính sách tín dụng phù hợp

Trang 23

Trong thực tế kinh doanh ngân hàng chúng ta thường xem xét chủ yếu là các loại hình tíndụng ngắn hạn là chủ yếu Khi phân chia các loại hình tín dụng ngắn hạn người ta thườngnhìn dưới góc độ các “sản phẩm tín dụng” hay còn được gọi là kỹ thuật cấp tín dụng.

2.2.4 Hoạt động đầu tư của các ngân hàng

Khái niệm

Ngoài nghiệp vụ chính là tín dụng, các NHTM cũng tham gia các hoạt động đầu tư

để nâng cao tỷ lệ vốn điều lệ, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chính NHTM

Quyết định 457/2005-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam quy định: Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụng tối

đa không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quĩ đầu tư, hoặc 11% giá trị dự

án đầu tư Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của tổ chức tín dụngkhông được vượt quá 40% vốn điều lệ và quĩ dự trữ của tổ chức tín dụng Trong kết cấu củabảng cân đối tài sản của một ngân hàng thương mại, mục đầu tư bao gồm 2 khoản :

- Đầu tư chứng khoán: trái phiếu và giấy tờ có giá khác

- Hùn vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng khác

Như vậy, hoạt động đầu tư chính của các NHTM là đầu tư chứng khoán và hoạt độnghùn vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng khác

Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả là điều kiện sống còn, tiên quyết để duy trì và phát triểnmột ngân hàng Nâng cao hiệu quả đầu tư góp phần tăng cường năng lực tài chính củaNHTM, tạo ra tích luỹ và có điều kiện mở rộng đầu tư, góp phần tăng cường danh tiếng củaNHTM, tạo điều kiện tốt cho ngân hàng huy động vốn cho từ nền kinh tế cũng như từ các tổchức quốc tế, do vậy có khả năng tài trợ cho các nhà đầu tư Đồng thời đầu tư có hiệu quả,tạo ra khả năng chống đỡ rủi ro, có khả năng khắc phục được những biến động bất thườngcủa thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ, thực hiện tốtchức năng trung gian tài chính của mình Đầu tư có hiệu quả sẽ cải thiện tình hình tài chínhcảu ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh; tạo thuận lợi cho sựtồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì hiệu quả đầu tư cho phép ngân hàng có những kháchhàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư; đồng thời tạo điều kiệncho ngân hàng củng cố, phát triển các mối quan hệ với khách hàng Vì vậy, việc củng cố vànâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM là thực sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại vàphát triển lâu dài của các NHTM

Các hoạt động đầu tư của ngân hàng

Hoạt động đầu tư chứng khoán

Là một hoạt động nhằm cung cấp cho ngân hàng tính đa dạng, lợi tức, lợi ích về thuế

và trợ giúp thanh khoản Một NHTM cũng như cả hệ thống NHTM nhiều khi khó có thể sửdụng tất cả các khoản tiền huy động được để thực hiện các khoản cho vay như mong muốn.Cũng có những khi, đặc biệt là khi nền kinh tế trì trệ, một lượng vốn ngân hàng ứ đọngkhông thể cho vay được, trong khi đó, để duy trì hoạt động buộc các ngân hàng phải tiếp tục

Trang 24

huy động vốn Để hạn chế bớt thiệt hại ngân hàng cũng có thể gửi tiền gửi ra nước ngoàihoặc đầu tư chứng khoán…Ngoài ra, hoạt động đầu tư chứng khoán còn thể hiện tính đadạng trong đầu tư dể phân tán rủi ro, đồng thời còn góp phần cung cấp và bổ sung cho dựtrữ Một ngân hàng thận trọng cần thiết phải dành một phần tài sản để đầu tư vào các lĩnhvực ngoài khu vực mà nó cho vay.

Các công cụ đầu tư chứng khoán của NHTM

- Các công cụ đầu tư trên thị trường tiền tệ: kỳ hạn dưới 1 năm, mức độ rủi ro thấp và

có thể được bán lại dễ dàng trên thị trường Bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,chứng khoán của các cơ quan, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu chấp nhận thanh toán, giấy

nợ ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn của chính quyền địa phương

- Các công cụ trên thị trường vốn: trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địaphương, trái phiếu công ty

Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng

Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụngcũng được xem là một hoạt động đầu tư của NHTM Các NHTM dùng vốn của mình để gópvốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác Các tổ chức tín dụngđược dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các

tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chứctín dụng trong một NHTM, tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệpkhông được vượt quá mức tối đa do Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định đối với từngloại hình tổ chức tín dụng

2.2.5 Các dịch vụ khác của ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm có ảnh Ngoài hoạt động chính là huy động vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư, có thể liệt kêcác sản phẩm dịch vụ khác ngân hàng đang cung cấp để làm đa dạng hóa sản phẩm của ngân

hàng như: Dịch vụ tiền mặt; Thanh toán chuyển khoản: UNC,Cheque, Thẻ; Chuyển tiền, T/

T, Bankdraft; Khấu trừ tự động, uỷ nhiệm chi định kỳ; Cho thuê két sắt; Ngân hàng tại nhà (Home banking), mobile banking,internet banking (Telephone banking), Thanh toán điện tử (e.banking); Kiều hối; Thanh lý tài sản theo di chúc của khách hàng; Dịch vụ ủy thác; Tư vấn; Bảo hiểm; Dịch vụ bất động sản; Thiết lập và thẩm định dự án; Dịch vụ ngân hàng trên TTCK; Môi giới tiền tệ(Theo quyết định 351 ngày 07/04/2004 của NHNN Việt Nam); Mua bán ngoại tệ; Thanh toán quốc tế; được tóm tắt thông qua sơ đồ sau:

Trang 25

2.2.6 Thực trạng về hoạt động huy động vốn ở ngân hàng ACB và Techcombank

Ngân hàng ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được đánh giá là ngân hàng bán lẻ tốt nhất ViệtNam hiện nay, với quy mô tài sản ở mức 281,019 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2011,đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ACB có đối tác chiến lược làStandard Chartered Bank Với hơn 16 năm kinh nghiệm hoạt động, ACB hiện đang cungcấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng trong nước Hoạt động chính củaACB bao gồm huy động vốn từ khách hàng, tín dụng khách hàng, thanh toán, bảo lãnh, dịch

vụ thẻ, hoạt động đầu tư chứng khoán và kinh doanh ngoại hối

Hoạt động huy động vốn:

Năm 2009, cơ cấu huy động vốn gồm 59% huy động từ nguồn khách hàng và từ 7.1% từ các

tổ chức tín dụng, 18.1% từ phát hành giấy tờ có giá Huy động vốn từ khách hàng có tốc độtăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng trung bình ngành ACB hướng đến dòng vốn ổnđịnh, có chất lượng tốt từ tiền gửi của khách hàng, trong đó chủ yếu là khách hàng cá nhân

và công ty TNHH

Trong tương lai, ACB sẽ tiếp tục điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng đểtăng thu nhập từ lãi Hiện nay, thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn còn khá khiêm tốn so vớiquy mô tổng nguồn vốn huy động

Cấu trúc huy động vốn

Ngày đăng: 17/05/2017, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w