1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc – trường hợp thư viện tỉnh hậu giang (Tóm tắt trích đoạn)

18 980 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 250,56 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN THỊ LUYẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN VỚI BẠN ĐỌC TRƯỜNG HỢP THƯ VIỆN TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

NGUYỄN THỊ LUYẾN

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA

CÁN BỘ THƯ VIỆN VỚI BẠN ĐỌC TRƯỜNG HỢP THƯ VIỆN

TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 60310640

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trà Vinh, tháng 01 năm 2016

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

Phản biện 1: TS Nguyễn Phúc Nghiệp

Phản biện 2: TS Mai Mỹ Duyên

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà

Vinh vào ngày 17 tháng 01 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện trường Đại học Trà Vinh

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa ứng xử là sự thể hiện tư duy của con người, được biểu hiện trong lối sống, thái độ, nhân cách, hành động Trong môi trường thư viện, có sự tiếp xúc thường xuyên giữa cán bộ thư viện với bạn đọc thuộc nhiều thành phần khác nhau cho nên vấn đề văn hóa ứng xử càng đóng vai trò quan trọng

Là một cán bộ đang công tác trong ngành thư viện, em luôn xác định phục vụ bạn đọc với thái độ nhiệt tình, hết mình và ứng xử bạn đọc lịch sự là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Chính vì vậy, việc

chọn đề tài nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử của cán bộ

thư viện với bạn đọc – Trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang” sẽ giúp em hiểu hơn về tầm quan trọng

của văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc;

về thực trạng văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc tại thư viện mình, qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần xây dựng văn hóa ứng xử

ở thư viện được tốt hơn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa ứng xử từ lâu đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu Qua tìm hiểu, tác giả luận văn thấy một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Công trình “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam” do Lê Như Hoa chủ biên “Văn hóa ứng xử của

Trang 4

người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” do Nguyễn Viết Chức chủ biên Tác phẩm“Bàn về văn hóa ứng

xử của người Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tất Thịnh hay Công trình nghiên cứu “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ” do Trần Ngọc Thêm chủ

biên… Văn hóa ứng xử cũng là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ như: Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Văn hóa ứng xử với biển của người Việt miền Tây Nam Bộ

Qua những công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hoá ứng xử nêu trên, em thấy rằng văn hóa ứng

xử đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều công trình có giá trị đã được ghi nhận Tuy nhiên

chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài “Văn hóa

ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc – Trường hợp Thư viện tỉnh Hậu Giang”

3 Mục đích nghiên cứu

Nắm được ý nghĩa, vai trò của văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc Thấy được những mặt tích cực, tồn tại cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử với bạn đọc của cán

bộ Thư viện Hậu Giang Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng chuẩn văn hóa ứng xử cho cán bộ thư viện

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: văn hoá ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc thuộc nhiều đối tượng như: nhân dân, học sinh sinh viên, cán bộ, công chức

Phạm vi: với đề tài này người viết nghiên cứu văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc thuộc nhiều đối tượng trên địa bàn thành phố Vị Thanh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đề tài sẽ góp phần giúp cho cán bộ Thư viện Hậu Giang thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong phục vụ bạn đọc Giúp cho lãnh đạo Thư viện tỉnh Hậu Giang có định hướng để đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng xử cho cán bộ thư viện Hậu Giang Luận văn cũng là tài liệu tham khảo ý nghĩa cho những người làm công tác thư viện nói chung và Thư viện Hậu Giang nói riêng

7 Bố cục luận văn

Trang 6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chương 2: Đặc điểm văn hóa ứng xử với bạn đọc của cán bộ Thư viện Hậu Giang

Chương 3: Góp phần xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện Hậu Giang đối với bạn đọc hiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Thư viện

Năm 1970, trong đề nghị chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thống kê thư viện, UNESCO đã đưa ra định nghĩa

về thư viện như sau: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách,

ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí [73, tr 2]

1.1.2 Văn hóa

Để tiếp cận và tìm hiểu đề tài nghiên cứu, người viết cho rằng khái niệm văn hóa của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam là phù hợp: Yếu tố hàng đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm trí thức khoa học, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy được trong quá trình học tập, lao động sản xuất và đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc và mỗi thành viên trong cộng đồng ấy Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết thôi chưa làm nên văn hóa Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nền

và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, hành vi… ) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với

Trang 8

mình, với người, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên… [18, tr 9]

1.1.3 Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử là khái niệm để chỉ những sáng

tạo về lĩnh vực ứng xử trong xã hội loài người và ứng xử giữa con người với vũ trụ Ứng xử trong xã hội loài người hay là giữa con người với con người, bao gồm hàng loạt

hệ thống khác nhau như ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ tộc, ứng xử trong cộng đồng làng xã… cho đến ứng xử giữa các dân tộc và các quốc gia với nhau; mỗi hệ thống ứng xử có những nguyên tắc và cung cách riêng

Trên cơ sở các khái niệm ứng xử, văn hoá ứng xử nêu trên, có thể hiểu khái niệm văn hóa ứng xử của cán bộ

thư viện với bạn đọc như sau: Văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc là cách ứng xử của cán bộ thư viện được thể hiện bằng thái độ, hành vi, cử chỉ có văn hóa của cán bộ thư viện với bạn đọc trong một tình huống giao tiếp nhất định để tạo ra môi trường giao tiếp ứng xử văn hóa nơi thư viện

1.1.4 Chủ thể - khách thể thư viện

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện chính là cán bộ thư viện Cho nên người cán bộ thư viện chính là chủ thể Còn khách thể của thư viện chính là sách và người đọc

Trang 9

1.2 Khái quát Thư viện tỉnh Hậu Giang

1.2.1 Sự hình thành Thư viện

Thư viện tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 62/2004/QĐ-UB ngày 3 tháng 2 năm 2004,

là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang

1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức thư viện tỉnh Hậu Giang gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban Ban Giám đốc 3 người (1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc), Phòng Nghiệp vụ - Phong trào (10 người), Phòng Công tác bạn đọc (05 người), Phòng Hành chính - Tổng hợp (06 người)

1.2.3 Thành phần bạn đọc

- Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên

- Nhóm bạn đọc là cán bộ, công chức về hưu

- Nhóm bạn đọc là cán bộ công chức

- Nhóm bạn đọc là nhân dân

1.2.4 Tổ chức phục vụ bạn đọc

Thư viện Hậu Giang có các hình thức phục vụ bạn đọc tại chỗ và phục vụ bạn đọc mượn sách về nhà

Tiểu kết chương 1:

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN HẬU GIANG VỚI BẠN ĐỌC

2.1 Nhận thức của cán bộ thư viện về văn hóa ứng

xử với bạn đọc

2.1.1 Bạn đọc và sách

Một trong những yếu tố cấu thành nên thư viện là cán

bộ thư viện, sách và bạn đọc Bạn đọc và sách chính là khách thể của thư viện, là khách thể của quá trình giao tiếp ứng xử Một thư viện chỉ trở thành thư viện khi nó bắt đầu phục vụ bạn đọc

Sách là một trong những yếu tố đầu tiên cấu thành thư viện và đóng vai trò quan trọng giúp bạn đọc tìm đến thư viện Vốn sách càng phong phú, quý giá thể hiện tầm

cỡ và quy mô của một thư viện

Tóm lại, cán bộ thư viện tỉnh Hậu Giang nhận thức sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại

2.1.2 Vị thế và vai trò của cán bộ thư viện đối với bạn đọc

theo Lê Văn Viết “Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện” [73, tr 3] Người cán bộ thư viện chính là

trung tâm của các hoạt động văn hóa Là người hướng dẫn, giới thiệu vốn tài liệu thư viện đến bạn đọc Ngoài ra, cán

bộ thư viện còn phải có tri thức để bảo quản, sắp xếp

Trang 11

chúng theo một trật tự nhất định Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thư viện, tạo ra một môi trường học tập lành mạnh

2.2 Các phương diện văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang

2.2.1 Ứng xử với sách

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Cán bộ thư viện còn được xem là người trông coi sách, coi giữ sách trong thư viện và đó là một chuyên gia phân loại, sắp xếp sách vở…” Để làm được điều này đòi hỏi người cán

bộ thư viện phải tận tâm yêu nghề và có tình cảm đối với sách

2.2.2 Ứng xử với bạn đọc

Ứng xử với bạn đọc là học sinh, sinh viên:

Học sinh, sinh viên là đối tượng chiếm số lượng đông đến thư viện Những đối tượng này là các em học sinh thuộc các trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Các em là đối tượng dễ chịu tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài Tâm lý của các

em cũng luôn biến đổi Chính vì vậy, trong mỗi tình huống giao tiếp cụ thể, người cán bộ thư viện phải thật sự chú ý cách ứng xử của mình, phải thật sự khéo léo và nhẹ nhàng giải quyết tình huống ấy sao cho thỏa đáng tránh hiểu lầm

và gây tổn thương cho các em

Ứng xử với bạn đọc là cán bộ, công chức về hưu: Cán bộ, công chức, viên chức về hưu thường là những người có trình độ, kinh nghiệm và am hiểu nhiều

Trang 12

vấn đề Khi tiếp xúc với nhóm đối tượng này dù là mới đến lần đầu hay là bạn đọc thân thiết đã đến nhiều lần cán

bộ thư viện cần có thái độ kính trọng, lễ phép Bởi vì, đối với người lớn tuổi sự kính trọng là yếu tố hàng đầu trong quá trình giao tiếp với họ

Ứng xử với bạn đọc là cán bộ công chức:

Nhóm cán bộ là cán bộ công chức là những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước Một số người đang theo học nâng cao trình độ chuyên môn nên họ cần những loại sách nghiên cứu để học hoặc phục vụ cho công tác chuyên môn tại cơ quan Đối tượng này họ cần những thông tin ngoài lĩnh vực chuyên môn, người cán bộ thư viện cũng cần biết để khi giao tiếp được thuận tiện Nhóm đối tượng này tương đồng với cán bộ thư viện về độ tuổi

và trình độ nên quá trình giao tiếp ứng xử rất thuận tiện

Ứng xử với bạn đọc là nhân dân lao động:

Nhóm đối tượng bạn đọc là nhân dân thường là phụ

nữ làm công việc nội trợ, bạn đọc làm nghề buôn bán nhỏ… Họ cũng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, nên các loại sách họ tìm đọc cũng đa dạng về các lĩnh vực của cuộc sống Giao tiếp với bạn đọc thuộc nhóm đối tượng này, cán bộ thư viện cần thể hiện sự gần gũi và giúp đỡ họ tìm kiếm tài liệu tận tình Cán bộ thư viện phải hiểu được tâm lý của từng bạn đọc theo sở thích đọc của họ để giới thiệu những quyển sách theo ý thích của họ trong các lần mượn sau

Trang 13

2.2.3 Ứng xử với đồng nghiệp

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp lẫn nhau cán bộ thư viện luôn thực hiện theo nguyên tắc ứng xử nhất định

là có thái độ trung thực, thân thiện và hợp tác, tôn trọng và gắn bó với nhau

2.2.4 Ứng xử với bản thân

Trong phương diện ứng xử với bản thân, cán bộ thư viện luôn xác định rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với từng mối quan hệ Người cán bộ thư viện không chỉ làm tốt công việc của mình tại cơ quan mà trong cuộc sống hàng ngày họ còn có nhiều mối quan hệ giao tiếp ứng xử khác nhau Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử giúp cho cán

bộ thư viện tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn

2.3 Các biểu hiện văn hoá ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với bạn đọc

2.3.1 Tôn trọng và gắn bó với bạn đọc

2.3.2 Tuân thủ những quy tắc ứng xử của thiết chế thư viện:

2.3.3 Góp phần xây dựng văn hoá đọc trong cộng đồng độc giả

2.4 So sánh văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với cán bộ Thư viện thành phố Cần Thơ

2.4.1 Điểm tương đồng

2.4.2 Điểm khác biệt

Tiểu kết chương 2

Trang 14

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN

BỘ THƯ VIỆN TỈNH HẬU GIANG VỚI BẠN

ĐỌC

3.1 Vai trò, ý nghĩa văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện đối với bạn đọc hiện nay

Mỗi chúng ta để đi đến thành công thì văn hóa ứng

xử đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thư viện Do vậy, cán bộ thư viện Hậu Giang phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống

3.2 Hiện trạng văn hóa ứng xử của cán bộ Thư viện tỉnh Hậu Giang với bạn đọc

3.2.1 Mặt tích cực

Trong cách ứng xử hàng ngày người cán bộ thư viện luôn chú ý đến thái độ, cử chỉ, hành vi của mình Trước tiên khi bạn đọc đến thư viện, người thủ thư luôn chào hỏi họ bằng nụ cười thân thiện Đây chính là hành động biểu hiện tình cảm và sự tôn trọng, là phong tục phổ biến trong cuộc sống giữa con người với con người trong

xã hội

3.2.2 Những tồn tại hạn chế

Mặc dù luôn quan tâm, nhắc nhỡ cách ứng xử đến từng nhân viên thư viện đối với bạn đọc, tuy nhiên tại Thư

Trang 15

viện tỉnh Hậu Giang cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định trong cách ứng xử

Thư viện tỉnh Hậu Giang là nơi phục vụ bạn đọc ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, thành phần khác nhau

do đó vấn đề ứng xử đôi khi gặp phải những trường hợp xảy ra đáng tiếc dẫn đến những hạn chế trong lời nói, trong cách xử lý tình huống…

3.3 Những khuyến nghị về xây dựng văn hóa ứng

xử của cán bộ Thư viện Hậu Giang với bạn đọc

3.3.1 Định hướng ứng xử

3.3.2 Xây dựng khuôn mẫu ứng xử

3.3.3 Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ thư viện với bạn đọc

Trong quá trình nghiên cứu người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của cán

bộ thư viện với bạn đọc:

Thứ nhất, phải không ngừng tuyên truyền văn hóa

giao tiếp ứng xử cho cán bộ thư viện thông qua các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng kỹ năng sống…

Thứ hai, mỗi cán bộ thư viện phải tự tu dưỡng,

rèn luyện lối sống, nâng cao trình độ văn hóa thông qua các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu bạn đọc, qua đó nâng cao trình độ trong việc sắp xếp, giới thiệu vốn tài liệu thư viện đến bạn đọc

Thứ ba, người cán bộ thư viện phải rèn luyện

phẩm chất đạo đức Thái độ ứng xử với nhân dân phải lịch

Ngày đăng: 10/05/2017, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w