công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non
Trang 1MỤC LỤC
St
Số trang
2 1 Lý do chọn đề tài
3 2 Mục đích nghiên cứu:
4 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
5 4 Giả thuyết khoa học:
6 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 6 Phạm vi nghiên cứu đề tài
8 7 Phương pháp nghiên cứu:
9 8 Cấu trúc bài tiểu luận
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
11 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
12 1.2 Những khái niệm cơ bản
13 1.2.1 Quản lý
14 1.2.2 Quản lý trường học
15 1.2.3 Giáo dục mầm non
16 1.2.4 Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
17 1.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
18 1.3.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non
19 1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng
21 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
22 TẠI TRƯỜNG MẦM NON CỐC HÓA, TP THÁI NGUYÊN,
24 tỉnh Thái Nguyên2.1 Khái quát về trường mầm non Cốc Hóa TP Thái Nguyên
25 2.2.1 Giới thiệu chung
30 trẻ ở trường mầm non Cốc Hóa 2.2.2 Thực trạng năng lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng
31 2.2.3 Thực trạng việc thực hiện nội dung, phương pháp,
Trang 2hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Cốc Hóa
32
Chương III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON CỐC HÓA
33
3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ và đổi mới quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trừờng
34
3.2 Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo viên, nhân viên
và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
và các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường
35 sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội ngũ CB, GV,NV.3.3 Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công tác chăm
36
3.4 Thực hiện quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
theo hướng tiếp cận khoa học và phân công hợp lý, hiệu quả cho
CBGV, NV
37 chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non3.5 Thực hiện đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
38 nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của các trường mầm non.3.6 Liên kết huy động mọi nguồn lực để phục vụ cho công tác
40 1 Đối với UBND thành phố Thái Nguyên
41 2 Đối với phòng giáo dục - đào tạo TP Thái Nguyên
42 3 Đối với các trường cao đẳng, đại học Sư phạm mầm non
43 4 Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biếtngủ, biết học hành là ngoan” Từ đó có thể thấy chăm sóc và giáo dục trẻ em làtrách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộngđồng Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, gópphần vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục và đào tạo ra những con người
có năng lực, phát triển toàn diện không chỉ năng lực và phẩm chất đạo đức mà còn
có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong tương lai
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thểchất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từnhững năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý
Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn
so với thời gian trong ngày Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai tròquan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộquản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sởgiáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe củatrẻ lứa tuổi mầm non
Một mặt khác, đó là nền kinh tế Việt Nam, nhất là thành phố Thái Nguyênhiện nay ngày càng có sự phát triển mạnh, đời sống của người dân cũng được nângcao Song phụ huynh học sinh lại thường quá quan tâm đến ăn uống của trẻ vàchiều chuộng làm hết mọi việc cho trẻ Chính vì vậy, một xu hướng ảnh hưởng đếnsức khỏe của trẻ là bệnh béo phì, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chungcủa trẻ về nhận thức, tình cảm xã hội và một số bệnh khác Việc nghiên cứu quản líhoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non càng quan trọng và cấp báchhơn bao giờ hết: đó là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp; phối kết hợp giữa chăm sóc,
Trang 4nuôi dưỡng với giáo dục để tạo ra các hoạt động khác nhau; sự phối kết hợp giữagia đình và nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầmnon
Mặt khác trường mầm non tuyên truyền để các bậc phụ huynh cùng thấuhiểu công tác chăm sóc giáo dục về sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầmnon để cùng phối hợp trong chế độ chăm sóc sức khỏe cho trẻ hiện nay ở tại giađình cũng là việc làm cần thiết để các em khỏe mạnh về thể chất và tinh thần Hiệnnay, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong một số trường lớp mầm non đang xảy rakhông ít những bức xúc trong xã hội, trẻ đến trường không được chăm sóc đúngkhoa học, một số trường hợp còn mang tính chất bạo hành trẻ trong khi chăm sóc,nuôi dưỡng Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi là người quản lý trongtrường mầm non phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tôi xin lựa chọn nội
dung “Thực trạng tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm non Cốc Hóa, xác định những thuận lợi, khó khăn Từ đó đưa ra biện phá quản lý
để nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ” làm bải tiểu luận cuối
khóa
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động chămsóc nuôi dưỡng trẻ từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng trẻ trong trường mầm non Cốc Hóa – TP Thái Nguyên bằng việc áp dụngmột số biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu giáo dục mầm non “giúp trẻphát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên củanhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 ”
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trườngmầm non
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng củatrường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Trang 54 Giả thuyết khoa học:
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hoànthành tốt mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có nhữngbiện pháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ (địnhlượng khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đúng chế độ ăn theo quy định và đúng cam kếtvới phụ huynh, tổ chức hợp lí giữa chăm sóc, nuôi dưỡng với các hoạt động giáodục, phối kết hợp với phụ huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ…)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡngtrong trường mầm non trong bối cảnh hiện nay
- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng củagiáo viên nhân viên trong trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng ở trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên
6 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ở trườngmầm non Cốc Hóa và tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt độngnày
7 Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Tìm hiểu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
+ Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiêncứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trang 6+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm cán bộ quản lí, giáo viên mầmnon, nhân viên, phụ huynh; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Phương pháp phỏng vấn svà thảo luận nhóm ban giám hiệu giáo viên vànhân viên trong trường
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt độngthực hiện chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ của giáo viên, nhân viên mầm non theo các yêu cầu của Qui chế nuôi dạy trẻ,điều lệ trường mầm non, các thông tư về chăm sóc sức khỏe và an toàn của trẻmầm non, yêu cầu của đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của nhàtrường
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu phân tích các
sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường…
- Phương pháp toán thống kê: Xử lý các số liệu khảo sát bằng thống kê toánhọc
8 Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, nội dung luận văn được trình bàytrong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trongtrường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong trườngmầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trongtrong trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trang 7Ngành học giáo dục mầm non (GDMN) đang ngày càng khẳng định tầmquan trọng và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quan tâm của Đảngnhà nước trong việc đầu tư chăm lo cho GDMN Nghiên cứu về GDMN vàQLGDMN, tăng cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của cáctrường mầm non đã được quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa họccấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số Luận văn Thạc sỹ, các bài viết đăngtrên các tạp chí chuyên ngành về GDMN và đặc biệt là về đề tài CSND trẻ như:
- Trong bài viết của Tiến sĩ Robert G Mayer đã nhấn mạnh “Tại sao phảiđầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coiđây là một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòanhà, ta cần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó làm nền tẳngxây nên toàn bộ công trình kiến trúc” Trước khi một em bé vào trường tiểu họccũng cần cho nó một nền tảng tương tự
- Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 22/02/2012 Bản Chiến lược
đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cảithiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinhdưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc
và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phìgóp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.”
- Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nộidung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được quan tâm và coi đó như là mộtnhiệm vụ chính song song với nhiệm vụ giáo dục trẻ trong các trường mầm non vàđây cũng là một trong những nội dung quyết định sự thành công của chương trình
Ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể kể đến một sốLuận văn Thạc sỹ của những tác giả như:
Trang 8- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Cácbiện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của QL các trườngmầm non Quận 3 - Thành phố HCM”
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Bá Hòa với đề tài “Quy hoạch pháttriển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2015”
- Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hoa với đề tài “Một số biện pháp can thiệpsớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non”
- Phạm Thị Trâm - Những biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong trường MN, luận văn thạc sĩ
1998
Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện phápquản lý các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất địnhđối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những công trình đi sâu về công tácCSND trẻ còn ít được quan tâm nghiên cứu Việc đi sâu vào các biện pháp quản lýcông tác CSND cụ thì các công trình chưa đề cập đến một cách hệ thống
1.2 Những khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công Hợp tác lao động trongmột tổ chức nhất định Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả vànăng suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp điềuhành, kiểm tra, điều chỉnh…Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộctính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyênbiến đổi, nó là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Có nhiều quan niệm về quản lýtùy thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau
Chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo một cách chung nhất: Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trên cơ sở biết sử dụng có hiệu quả các tiềm năng Các cơ hội của
bộ máy để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
Trang 91.2.2 Quản lý trường học
Quản lý trường học là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục đào tạo, quản lý nhàtrường là một phần quan trọng trong quản lý giáo dục Có nhiều khái niệm về quản
lý trường học, ở đây xin nêu hai định nghĩa tiêu biểu: Theo M.I.Konđacop: "Quản
lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từtrạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục" Tác giảNguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội sưphạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi tác động những tác động có ý thức, cókhoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của của đời sốngnhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm củaquá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên"
Như vậy quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tựgiác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đếntập thể giáo viên và học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động củanhà trường làm cho quá trình này vận hành đến việc hoàn thành những mục đích
dự kiến
Quản lý trường mầm non có thể hiểu: Là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định.
1.2.3 Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân Quản lýGDMN nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuân lợi cho các cơ sở giáo dụcthực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục Trường MN là đơn vị cơ sở của ngànhGDMN được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự
Trang 10nghiệp GDMN, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tưthục Trường MN là đơn vị cơ sở GD của bậc học MN Thực chất, quản lý GDMN
là quản lý hệ thống các nhà trường MN, quản lý hệ thống hoạt động chăm sóc vàgiáo dục trẻ em trong các trường mẫu giáo (tầm vĩ mô), hoặc quản lý các hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong từng cơ sở GDMN (tầm vi mô, trongmột đơn vị nhà trường)
1.2.4 Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Chăm sóc là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm
để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mongmuốn
Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để tồn tại sức khỏe và phát triển.Vấn đề quan trọng của nuôi dưỡng là phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thểđang phát triển
Trong mỗi thời kỳ phát triển của cơ thể có những đặc điểm tâm sinh lý riêngđòi hỏi nhu cầu về nuôi dưỡng ở mỗi thời kỳ khác nhau Nuôi dưỡng đảm bảo nhucầu các chất dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh vàtoàn diện Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chính là những công việc cần thiết phảilàm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người được chăm sóc về mọi mặt,trong đó chú trong đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh đảm bảophát triển tốt cả về sức khỏe, trí tuệ,
1.3 Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non
GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005) Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục,2005)
Trang 11Luật GD chỉ rõ: Mục tiêu đào tạo của trường MN là hình thành cho trẻnhững cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối;
- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thậtthà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xungquanh…
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơđẳng
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Đối với giáo dục mầmnon, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 Từng bước chuẩnhóa hệ thống các trường mầm non Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi cóchất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục
1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâmsinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ emphát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng; chăm sócgiấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn (Điều 24 - số05/2014/TT-BGD)
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theoquy định của chương trình giáo dục mầm non Hoạt động CSND trẻ MN là quátrình tác động lên cơ thể trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi một cách khoa họchợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻmạnh, nhanh nhẹn Trẻ có năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính
Trang 12trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị,
em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểubiết, thích đi học
Thực hiện chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt của trẻ được xây dựng trên cơ
sở đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnhthực tế của trường Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cáchhợp lý các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển hài hòa,cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọihoạt động
Công tác nuôi dưỡng: Nội dung của GDMN phải đảm bảo hài hòa giữa nuôidưỡng, chăm sóc, GD, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ pháttriển cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn” Nuôi dưỡng trẻ là một trong những côngviệc chính của trường MN, cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡngtrẻ trong trường MN ngày càng mang tính khoa học và đảm bảo, theo đúng quitrình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến chế biến các món ăn phù hợpvới khẩu vị và độ tuổi của trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh chế
độ ăn uống và tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ:
- Đảm bảo năng lượng khẩu phần ăn, tỉ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng,
- Có đủ các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng trẻ
- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ em cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì vàtrẻ mắc bệnh
Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là việc làm để tăng cườngsức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ sau này
Trang 13Chuẩn bị cho trẻ vào học trường phổ thông, góp phần quan trọng thực hiện mụctiêu GDMN, công việc muốn thực hiện được tốt cần nhiều yếu tố điều kiện Trong
đó quyết định nhất vẫn là sự quản lý chặt chẽ bằng những biện pháp hữu hiệu của
và BGH trường MN Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an toàn cho trẻ Kiểm trathường xuyên sức khỏe định kì và tiêm chủng 100% số trẻ trong trường, cân đo vàtheo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, hàng quí Thựchiện chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, công tác phòng bệnh theo mùa, tuyên truyềnhưỡng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cho các bậc phụ huynh đểgiảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường ở mầm non; quichế bảo vệ an toàn cho trẻ, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của GVtrong quá trình CS, GD trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Đặc biệt thành lập Ban chăm sócsức khỏe trẻ, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các kế hoạch về Y tế học đường, kế hoạchđảm bảo trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích
Trang 14Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON CỐC HÓA, TP THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát về trường mầm non Cốc Hóa TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
2.2.1 Giới thiệu chung
Trường Mầm non Cốc Hóa Thành phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên nằmtrên địa bàn Tổ 29 Phường Hương Sơn - Thuộc khu trung tâm phía Nam TP TháiNguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Trường Mầm non Cốc Hóa tiền thân là Nhà trẻ nhà máy Cốc Hóa thuộcCông ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1976 với nhiệm vụtrọng tâm là chăm sóc và giáo dục con em công nhân cho nhà máy Cốc Hóa
Năm 1976, từ một Nhà trẻ với tổng số cháu là 96 trẻ (trong đó có 3 lớp nhàtrẻ 24 - 36 tháng, 2 lớp mẫu giáo) và 14 CBGV thì đến tháng 11/1988 trường đổitên thành trường Mầm non Cốc Hóa với tổng 230 trẻ (trong đó có: 1 lớp cháo,1 lớpcơm 24 – 36 tháng, 4 lớp mẫu giáo) và 20 CBGV Trình độ chuyên môn nghiệp vụđều là trình độ sơ cấp nuôi dạy trẻ và một số công nhân nhà máy sức khỏe yếu đưa
về làm công tác giữ trẻ cho con em nhà máy Cốc Hóa
Từ năm 1988 đến nay dưới sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và sựgiúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các ngành, ban đại diện Hội cha mẹ học sinh,trường Mầm non Cốc Hóa đã không ngừng nâng cao chất lượng CS&GD trẻ do đó
số trẻ được huy động đến trường ngày càng đông Tính đến năm học 2016 - 2017,trường có tổng số trẻ đã lên tới 450 cháu với 9 lớp (trong đó 3 lớp nhà trẻ và 6 lớpmẫu giáo) và 23 CBGV
Sau hơn 40 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, hiện nay trường đã có
cơ sở khang trang với tổng diện tích 1.760m2, có đường giao thông thuận lợi tiệncho việc đưa đón trẻ đến trường của các bậc phụ huynh
2.1.2 Chất lượng chăm sóc trẻ
Trang 15Đẩy mạnh chất lượng bếp ăn bán trú, mức góp ăn của trẻ đến tháng 9 năm
2016 là 13.000 đ/ngày Xây dựng thực đơn hợp lý không có món ăn lặp lại trongtuần, ký hợp đồng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến món ăn theođúng chế độ ăn của trẻ đảm bảo định lượng ăn, sự cân đối về các chất dinh dưỡngtrong khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện theo đúng quytrình bếp ăn 1 chiều không chồng chéo Giáo viên nuôi được kiểm tra khám sứckhỏe định kỳ theo quy định
Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất Phối hợp với y tế kiểmtra khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ 2 lần/năm Cân đo theo dõi trẻ và phân loạisức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng
2.1.3 Chất lượng giáo dục
Hiện nay nhà trường đang thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non
mới: 9/9 lớp thực hiện tốt các chủ đề giáo dục theo độ tuổi, các chuyên đề mũinhọn trọng tâm chỉ đạo trong năm học Nghiêm túc thực hiện có hiệu quả quy chếchuyên môn, chế độ sinh hoạt của trẻ Đổi mới hình thức, tổ chức các hoạt độnggiáo dục trẻ, đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chứccác hoạt động CSGD, phát huy tính chủ động tích cực hoạt động của trẻ Phát độngphong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào thi đua “Tự học tự rèn”, phong trào thi đua
“Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” Duy trì tốt lịch sinh hoạt chuyên môn, kiến tập dựgiờ hàng tuần và tổ chức các tiết dạy thực hành cho Hội nghị chuyên môn củaPhòng Giáo dục
Tạo môi trường giáo dục bên trong lớp, ngoài lớp học đa dạng phong phúđược thay đổi phù hợp theo chủ đề giáo dục Tổ chức tốt các ngày hội ngày tết chotrẻ: ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, tết Nguyên Đán, tết 1/6 Tổ chức tốtcác hoạt động ngoại khóa về các chủ đề giáo dục như: ngày 22/12, ngày 8/3, ngày
lễ Noel
Tổ chức tốt các hội thi cho cô và bé như: hội thi “Bé vui hội Xuân”, “Thi đồdùng đồ chơi tự tạo”, “giáo viên dạy giỏi” “ Hội khỏe măng non" kỷ niệm nhữngngày lễ lớn trong năm…
Trang 162.2 Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non Cốc Hóa
2.2.1 Nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
a Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non Cốc Hóa về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 23 cán bộ quản lý và GVNV trường mầm nonCốc Hóa về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Khiđược hỏi 23/23 = 100% CBQL và GV của nhà trường cho rằng việc chăm sóc nuôidưỡng trẻ đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt ở các nội dung sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển thể chất
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ phòng tránh bệnh tật
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh học đường và các bệnh khác của trẻ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò giúp trẻ có hiểu biết, thực hành, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ hình thành các kỹ năng tự phục vụ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ hình thành các kỹ năng hoạt động với đồ vật
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ hình thành các kỹ năng giao tiếp ứng xử xãhội
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc
Tuy nhiên, có một số giáo viên cho rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không nhất thiết phải đạt một số nội dung như sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm
cơ, các giác quan
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp hình thành cho trẻ một số quy tắc thông
thường trong sinh hoạt hàng ngày (giao tiếp, ứng xử, hành vi)
Trang 17- Chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ nhận thức được bản thân.
Như vậy cần phải có sự bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên vềcông tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giúp cho giáo viên nhận thức đầy đủ hơn vềtầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
b Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn
Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên trong quá trìnhchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn tôi đã tiến hành khảo sát 18 giáoviên dạy ở 09 lớp trường mầm non Cốc Hóa vào các nội dung và có được kết quảnhư sau:
stt Vai trò của giáo viên
Mức độ Vai
Trò lớn
Ít có vai trò
Không có vai trò SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
SL Tỉ lệ %
1 Người tạo lập môi trường chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ. 16 88.8 1 5.6 1 5.6
2 Người lập kế hoạch chăm sóc, nuôidưỡng trẻ. 15 83.3 3 16.7 0 0
3 Người tổ chức hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ 18 100 0 0 0 0
Người sửa sai cho trẻ trong quá trình
hình thành các kỹ năng trong chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ
15 83.3 2 11.1 1 5.6
Trang 18Người nhận xét, đánh giá kết quả hình
thành các kỹ năng trong chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ
1
1
Người tập cho trẻ có thói quen tốt
trong sinh hoạt, học tập, lao động, vui
chơi
15 83.3 1 5.6 2 11.1Qua kết quả đã thu được cho thấy đội ngũ giáo viên các mầm non Cốc Hóa
đã nhận thức được một số vai trò của giáo viên với công tác chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ: vai trò của giáo viên là người truyền đạt kiến thức, nội dung và cách thức thựchiện các kỹ năng cho trẻ được, giáo viên đánh giá có vai trò lớn Nhưng ở nội dunggiáo viên là người tạo lập môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Giáo viên là ngườithúc đẩy và tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình hình thành các kỹ năng trong chămsóc nuôi dưỡng trẻ; Người sửa sai cho trẻ trong quá trình hình thành các kỹ năngtrong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; Người tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt,học tập, lao động, vui chơi thì giáo viên còn phân vân Do vậy cần phải bồidưỡng về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên nhằmnâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
c Nhận thức của giáo viên về việc hình thành các kỹ năng tự chăm sóc,bảo
vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Để đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hình thành các kỹnăng tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt độngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ Tôi đã khảo sát bằng phương thức hỏi ý kiến đối với 18giáo viên trong nhà trường về nhận thức của giáo viên trong việc hình thành các kỹnăng tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Kết quả thu được như sau:
- Kỹ năng vệ sinh trong ăn, uống: 17/18 GV đạt 94.4%
- Kỹ năng vệ sinh cá nhân: 16/18 GV đạt 88.9%
- Kỹ năng tự phục vụ: 17/18 GV đạt 94.4%