1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

so sánh điểm tương đồng và khác biệt về tư duy pháp lý quan niệm pháp luật và nguồn luật giữa hệ thống pháp luật anh và hoa kỳ

25 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 113,56 KB

Nội dung

Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tậpquán custom, hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coitrọng tiền lệ - Trong pháp luật lục địa, các qua

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2B

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

A KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ 3

I Khái quát hệ thống pháp luật Anh 3

II Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 3

B SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ 5

C SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH VÀ HOA KỲ 6

I Nguồn luật 6

1 Điểm khác biệt mang tính chất chung 6

2 Về luật thành văn 7

3 Về án lệ 7

4 Về Luật 8

II.Tư duy pháp lý và quan niệm pháp luật 8

III Hệ thống tư pháp 10

1 Hệ thống tòa án Anh 10

1.1 Các tòa án cấp cơ sở trong hệ thống Tòa án Anh 10

1.1.1 Tòa địa hạt 10

1.1.2 Tòa pháp quan 11

1.2 Tòa án Tối cao 11

1.2.1 Tòa án cấp cao 11

1.2.2 Tòa hình sự trung ương 12

1.2.3 Tòa phúc thẩm 12

1.3 Hội đồng cơ mật và Thượng nghị viện 12

2 Hệ thống tòa án Hoa Kỳ 13

2.1 Giới thiệu 14

2.2 Hệ thống Tòa án Liên bang 14

2.3 Tòa án Tối cao Liên bang 15

2.4 Tòa án Phúc thẩm Liên bang 16

2.5 Tòa án Địa phương Liên bang 16

3 Hệ thống Tòa án các Tiểu bang 17

3.1 Tòa án Tối cao Tiểu bang 18

3.2 Tòa án Phúc thẩm Tiểu bang 18

3.3 Tòa án Địa phương Tiểu bang 18

4 Nhận xét và Kết luận 19

IV Lý giải sự khác biệt 20

V Đào tạo và dịch vụ pháp lý 21

1 Đối tượng và mục tiêu 21

2 Phương pháp đào tạo 21

D: ĐÁNH GIÁ , NHẬN XÉT VÀ ĐẶT CÂU HỎI 23

Trang 3

A KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ

- Pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và nhữngnước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tậpquán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coitrọng tiền lệ

- Trong pháp luật lục địa, các quan hệ tài sản gắn liền với những nguyên tắc của Luậtdân sự La Mã – Tập hợp những qui định pháp luật làm nền tảng cho Luật dân sự La Mã củaHoàng đế Justinian (Justinian’s Corpus Juris Civilis) Nói đến sự ảnh hưởng của Luật La

Mã, Mác đã từng nhận xét rằng pháp luật các nước Châu Âu không thể đem lại những hoànthiện đáng kể cho Luật La Mã cổ đại mà chỉ sao nó lại một cách cơ bản Pháp luật Anh –

Mỹ không ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó mật thiết với những nguyên tắc của luật dân sự La

Mã như pháp luật lục địa Tuy nhiên cả hai hệ thống pháp luật này đều ít nhiều đều thừahưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La Mã Ví dụ : stare decisis(Phán quyết của Tòa án trước đó phải được công nhận như tiền lệ); pacta sunt servandas(Hợp đồng phải được tôn trọng)

- Sự ảnh hưởng của các học thuyết pháp lý, với tư cách là một nguồn luật thì ởCommon Law có xu hướng áp dụng nhiều hơn so với các nước theo truyền thống Civil law

I Khái quát hệ thống pháp luật Anh

- Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và được xâydựng cơ sở của Thông luật.[1][2] Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu hếtcác quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Louisiana (sửdụng hệ thống Dân luật) Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng chung trongkhi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của khoa học pháp

lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng Pháp luật Anh cũng tác động và ảnh hưởngmạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần của luậtpháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana từ đó Pháp luật Anh

và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó không

có thẩm quyền thay thế pháp luật

II Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ

- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nướckhác Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang Các sinhviên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại đượcphân chia giữa chính quyền liên bang và các bang

- Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang Nó cũng phânchia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là

“tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”,nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành

Trang 4

khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý Trong hệ thống đó, Hiếnpháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.

- Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được

bổ sung bằng các quy định hành chính

Trang 5

B SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ

- Cùng họ pháp luật commom law

- Trong cấu trúc nguồn luật cùng có án lệ,các văn bản pháp luật và các tác phẩm củacác học gia pháp lí có uy tín

- Án lệ được thừa nhận là 1 nguồn chính thống,thậm chí về mặt thực tế còn chiếm ưuthế hơn luật thành văn Án lệ của Anh và Mỹ đều có chung nguyên tắc là tuân thủ các phánquyết trước đó ,có sự ràng buộc giữa các phán quyết của các tòa án với nhau,đều được ghichép ,xuất bản để sử dụng-nguyên tắc “Stare Decisis”

- Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lígiống như 1 nguồn luật Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồmmột tập hoặc một bộ nhiều tập sách giành cho chuyên gia luật

- Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguôn luật

Trang 6

C SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH VÀ HOA KỲ

-Án lệ được thừa nhận là một nguồn chính thống, thậm chí về mặt thực tế còn chiếm

ưu thế hơn so với luật thành văn Án lệ của Anh Mỹ đều có nguyên tắc “Stare decisis” cónghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự ràng buộc giữa các phán quyết của tòa ánvới nhau, đều được ghi chép và xuất bản để sử dụng

-Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí giốngnhư là một nguồn luật Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồm mộttập hoặc một bộ nhiều tập giành cho các chuyên gia luật Các tác phẩm này thường đượctrích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật

-Luật thành văn ngày cáng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của cả hai quốcgia

Điểm khác biệt

Anh và Mỹ là hai quốc gia tiêu biểu cho dòng họ pháp luật Common Law Bên cạnhnhững điểm tương đồng giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, còn có sự khác biệt riêng

1 Điểm khác biệt mang tính chất chung

Số lượng nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh phong phú hơn.Nếu như trong hệthống pháp luật Hoa kỳ chỉ có 3 loại nguồn là : Án lệ; Luật thành văn và các tác phẩm củacác học gia pháp lý thì ở Anh có 5 loại nguồn: Án lệ; Luật thành văn; Luật của liên MinhChâu Âu; Tập quá pháp địa phương (Particular Customs) và các tác phẩm có uy tín; Trongluật bất thành văn của Hoa kỳ chỉ có Án lệ thì ở Anh có ba loại: Tập quán phổ biến từ thờithượng cổ (các phán quyết của Tòa gồm cả Án lệ của Tòa án hoàng gia và luật công lý), tậpquán hoặc luật lệ địa phương (particular customs or laws) và luật cá biệt (peculiar laws);Trong luật thành văn của Anh chia ra thành các văn bản do thượng nghị viện trực tiếp hoặc

ủy quyền ban hành thì ở Mỹ lại chia thành các văn bản với các tên gọi cụ thể: Hiến pháp,luật, các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành Anh và Mỹ là hai quốc giathuộc dòng họ Common Law nên có cấu trúc nguồn luật đặc trưng gồm án lệ, tập quán, luậtthành văn, lẽ phải

Trang 7

2 Về luật thành văn

Luật thành văn ở Mỹ luôn được chú trọng phát triển hơn ở Anh Ở Anh, luật thànhvăn không được coi trọng, luật thành văn chủ yếu là để tập hợp các quy định nằm giải rác ởcác án lệ để thành một văn bản gọi chung là văn bản luật Điều đó có nghĩa là về bản chấtluật thành văn cũng xuất phát từ án lệ, việc áp dụng luật thành văn ở Anh cũng phải trên cơ

sở giải thích luật thành văn trên từng quan điểm của các án lệ và việc áp dụng luật thành văncũng phụ thuộc vào án lệ Còn ở Mỹ, luật thành văn có vai trò quan trọng hơn, thứ nhất cóthể kể đếnsố lượng luật thành văn ở Mỹ rất nhiều, ở Anh không có hiến pháp thành văn còn

ở Mỹ có hiến pháp thành văn có ý nghĩ cực kỳ quan trọng Hệ thống văn bản pháp luật ở

Mỹ cũng nhiều hơn ví dụ như là có bộ luật thương mại và các văn bản luật chuyên nghành

Kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật pháp điển hoá ở Mỹ cao hơn ở Anh nên luật thành văn được ápdụng thường xuyên hơn ở Anh Như vậy, vai trò của luật thành văn ở Anh và Mỹ là khácnhau, ở Anh luật thành văn không quan trọng nhưng ở Mỹ luật thành văn cũng là một nguồnluật chủ yếu và cạnh tranh với án lệ

Anh là nước không có hiến pháp thành văn (hiến pháp được rút ra từ những loạinguồn khác nhau) Các qui định có bản chất của hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặcquyền hoàng gia, trong một số truyền thống và một số án lệ cũng như pháp luật do Nghịviện ban hành Và gần đây còn nằm trong cả một số đạo luật của Liên Minh Châu Âu.Manga carta năm 1215 được coi là bản hiến pháp đầu riên của Anh, thừa nhận quyền conngười Ngày nay , một số đạo luật quan trọng làm thành hiến pháp Anh phải kể đến gồm:Luật quyền con người năm 1688, luật kế vị ngai vàng năm 1701, luật điình quyền giam giữnăm 1679, luật hợp nhất với scotland 1707 và gần đây nhất là luật Cộng đồng châu Âu

Trái với Anh, nước Mỹ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều có hiếnpháp viết Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 và được coi là đạo luật cơ bản của quốcgia Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ, kể cả luật liên bang hay các bang đềukhông được trái với nội dung hiến pháp như đã được Tòa án Mỹ giải thích Mỹ một nướcliên bang, mỗi tiểu bang của Mỹ đều có hiến pháp riêng mà theo cách giải thích của tòa ántối cao của tiểu bang, hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưngphải phù hợp với hiến pháp liên bang

3 Về án lệ

Ở Anh và Mỹ, án lệ cũng rất khác nhau thể hiện ở chỗ: những cơ quan ban hành án

lệ và nguyên tắc áp dụng án lệ Anh và Mỹ đều tồn tại nguyên tắc stari decisis nhưngnguyên tắc này ở Anh được tuân thủ tuyệt đối nghĩa là thẩm phán toàn án cấp dưới phảituân thủ phán quyết của toà án cấp trên đã được ban hành và thậm chí cả với toà án ngangcấp với mình trong khi ở Mỹ, chỉ án lệ của toàn án cấp trên mới có giá trị bắt buộc các toà

án cấp dưới phải tuân phục Thứ hai là ở Mỹ việc áp dụng nguyên tắc án lệ không tuyệt đối,thẩm phán có thể ban hành những án lệ khác đi nếu thấy cần thiết còn ở Anh, nếu muốnquyết khác đi mà không tuân thủ án lệ thì phải chứng minh được hai vụ việc này có tình tiết

Trang 8

khác nhau thì mới không áp dụng án lệ Nghĩa là quyền tự quyết của thẩm phán ở Mỹ lớnhơn ở Anh và trong việc áp dụng án lệ thì ở Mỹ thể hiện sự tự do hơn, không bị bó hẹp vàonguyên tắc stari decisis Và như vậy, vai trò của án lệ ở Anh và ở Mỹ cũng khác nhau, vaitrò án lệ ở Anh là vai trò chủ đạo trong khi đó ở Mỹ vai trò của án lệ nhiều lúc bị lấn áp bởiluật thành văn và việc áp dụng án lệ không được tuyệt đối như ởanh

Luật do nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra Luậtthường được bổ sung hoặc thay thế án lệ

Luật thống nhất được soạn thảo để thay thế hoặc trình bày lại tất cả những đạo luậtđược ban hành trước đó về lĩnh vực cụ thể nào đó

Luật hệ thống hóa là đạo luật chứa đựng một cách toàn diện tất cả những luật điềuchỉnh lĩnh vực nhất định

Còn ở mỹ có rất nhiều đạo luật cả ở cấp liên bang và cấp bang Hiến pháp Mỹ quyđịnh Luật Liên bang có giá trị pháp lý cao hơn luật của các bang Trừ hiến pháp Mỹ, các đạpluật do quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa áncấp liên bang và cấp bang

II.Tư duy pháp lý và quan niệm pháp luật

Luật Anh-Mỹ là một hệ thống pháp luật với hình thức pháp lý đặc thù là tiền lệ pháp

Đó là pháp luật dựa trên các phán quyết tạo ra tiền lệ (stare decisis) từ các vụ án trước đó

Hệ thống thông luật hiện nay được áp dụng tại Ireland, Anh, Australia, New Zealand, NamPhi, Canada (ngoại trừ Québec) và Hoa Kỳ (bang Louisiana sử dụng cả thông luật và dânluật Napoleon) Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng áp dụng hệ thống thông luật trong một

hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như Pakistan, Ấn Độ và Nigeria chủ yếu áp dụng hệ thốngthông luật, nhưng kết hợp cả luật tôn giáo và tập quán pháp Tuy nhiên, bên cạnh nhữngđiểm tương đồng thì quan niệm pháp luật của hai nước cũng còn nhiều điểm khác biệt

Hầu hết các nguyên tắc pháp lý của Anh nảy sinh từ án lệ và luật thành văn Theoquan điểm của người Anh thì vua là tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phânbiệt công hay tư Vì vậy pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) vàluật tư (Tư pháp) Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp,

Trang 9

kể cả trong tranh chấp tư Do vậy không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểuCivil law Hệ thống án lệ sẽ được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử Việc sửdụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí chủ nghĩa kinh nghiệm(empiricism) hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyêntắc Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật mở, gần gũi với đời sống thực tế,tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật Đồng thờicũng hạn chế sự phát sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng

áp dụng một án lệ) Cũng vì thế nên vai trò của thẩm phán ở nước Anh rất quan trọng, thẩmphán vừa là người sáng tạo ra luật pháp, người ta thường gọi Common law là hệ thống phápluật được tạo nên bởi các thẩm phán judge – made law),vừa là người giải thích và áp dụnglật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng rất được coi trọng ở Thông luật Thẩm phán được lựachọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành (barrister) Ở Anh, việc bám sát vào tiền lệpháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt Các văn bản pháp luật cũng được banhành bổ sung hoặc thay thế án lệ trong một số lĩnh vực Lẽ phải cũng là một nguồn luật thểhiện nét đặc thù của pháp luật Anh thể hiện ở Luật Công bình Trong trường hợp một vụ ánphát sinh không có tiền lệ pháp phù hợp, không có luật thành văn hay tập quán pháp thìthẩm phán chính là ngưới tạo ra luật pháp bằng cách sử dụng lẽ phải

Xu hướng coi trọng luật thành văn rất rõ nét ở Hoa kỳ, án lệ chỉ được áp dụng mộtcách tương đối và nới lỏng hơn Nguồn gốc của người Hoa kỳ là từ Anh di cư sang nên bảnthân họ không muốn theo mô hình pháp luật phức tạp của Anh Bản hiến pháp đầu tiên củaHoa kỳ ra đời chính là một bản hiến pháp đầu tiên trên thế giới, một văn bản pháp luật cógiá trị tối cao với người Hoa kỳ và có ảnh hưởng rất lớn đến một số nước sau này, trong khi

ở Anh chỉ có hiến pháp không thành văn Hệ thống luật thành văn ở Hoa kỳ rất phát triểnvới nhiều nhà lập pháp có trình độ cao, đã cho ra đời nhiều bộ luật và đạo luật có giá trị thựctiễn và tính ổn định cao Ở các bang hệ thống luật thành văn có vị trí quan trọng vì các quytắc common law không có hiệu lực lớn như ở Anh Nghị viện ở các bang rất tích cực và cácbang có thẩm quyền lập pháp rất rộng Và hơn nữa ở Hoa kỳ có nguyên tắc kiểm soát tínhhợp hiến của luật thành văn nên án lệ được áp dụng cũng phải hợp hiến Tầm quan trọng củaluật thành văn trong hệ thống nguồn luật của Hoa kỳ còn được thể hiện rõ ở việc cơ quanlập pháp của Hoa kỳ thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của tòa án ở các án lệđiển hình, hoạt động pháp điển hóa diện ra thường xuyên hơn so với ở Anh

Nếu như ở Anh, tư tưởng pháp lý mang tính chất bảo thủ thì ở Hoa kỳ lại có tư tưởngtự do Xuất phát từ lý do nước Anh là một quốc gia có bề dày truyền thống, nên họ coi trọngviệc gìn giữ truyền thống, chính vì tư tưởng đó mà ở anh coi trọng án lệ và tuyệt đối tuânthủ án lệ Còn nước Mỹ lại tự hào về lịch sử chống ách thống trị của Thực dân Anh, là xãhội gồm nhiều tầng lớp dân nhập cư từ khắp các quốc gia trên thế giới với nhiều chủng tộc,

họ đến đây tìm một tổ quốc mới, họ quan niệm con người hiện đại là quan trọng nhất, họquan tâm đến hiện tại và tương lai kiên quyết quay lưng với những truyền thống quá cũ kỹ

Trang 10

về thẩm quyền xét xử nên nhóm xin phép phân tích theo cấp xét xử, bắt đầu từ cấp cơ sở lêncấp cao nhất trong hệ thống Tòa án

1.1 Các tòa án cấp cơ sở trong hệ thống Tòa án Anh

1.1.1 Tòa địa hạt

Tòa địa hạt là Tòa cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự, với tẩm quyền xét xửchỉ giới hạn trong lĩnh vực dân sự; do thẩm phán quận, huyện hay thẩm phán quản hạt đảmnhiệm Thường thì những vụ án này chỉ do 1 thẩm phán xét xử dựa vào tình tiết vụ iệc vàpháp luật chứ không có sự trợ giúp của bồi thẩm đoàn

Tòa địa hạt có thẩm quyền xét xử trên một khu vực hành chính nhất định, hầu hết là

vụ kiện đòi nhà đất trong khu vực, còn số ít là các vụ đồi bồi thường thương tật hay kiện viphạm hợp đồng

Phán quyết của tòa án địa hạt có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa án cấp caohoặc trực tiếp đến Tòa phúc thẩm

Trang 11

1.1.2 Tòa pháp quan

Đây là tòa án hình sự cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự của Anh, tuy nhiên,đây lại là Tòa quan trọng vì hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại Tòa này, vàtheo thống kê, có đến 95% vụ việc được giải quyết trọn vẹn tại cấp tòa này

Việc xét xử vụ án hình sự tại tòa pháp quan chủ yếu do hai,ba hoặc bảy pháp quankhông chuyên hay pháp quan thường dân xét xử với sự tư vấn từ thư ký Tòa đã được đàotạo bài bản Các thư ký này chỉ có quyền nghị án khi được pháp quan yêu cầu

Tòa Pháp quan xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, vụ vi phạm luật lê an toàngiao thông hay xét xử vụ án liên quan đến vị thành niên Ngoài ra, những vụ việc dân sự liênquan đến nghĩa vụ tài chính với nhà nước hay vụ việc về quan hệ gia đình cũng được tòaPháp quan bao quát Đây chính là điểm chồng chéo về thẩm quyền xét xử

Kháng cáo đối với phán quyết của tòa pháp quan có thể gửi đến Tòa án hình sự trungương (áp dụng cho bị đơn) hay gửi đến tòa Nữ hoàng chuyên trách của tòa án cấp cao (ápdụng cho cả nguyên đơn và bị đơn)

1.2 Tòa án Tối cao

Tòa án tối cao là tòa cấp trên quan trọng nhất ở England và xứ Wales, không phải tòacao nhất trong hệ thống Tòa án Anh.Tòa án tối cao bao gồm: Toà phúc thẩm, Tòa hình sựtrung ương và Tòa cấp cao

1.2.1 Tòa án cấp cao

Tòa án cấp cao hoạt động với tư cách tòa án dân sự sơ thẩm với những vụ việc dân sự

có giá trị tranh chấp cao và tòa án hình sự phúc thẩm đối với những vụ việc đã được giảiquyết bởi tòa án cấp dưới nhưng có kháng cáo, kháng nghị

Tòa cấp cao gồm 3 tòa chuyên trách là:

- Tòa Nữ hoàng

Tòa nữ hoàng là tòa án đại diện hoàng gia, là Tòa hình sự cao cấp Ngoài ra, cácthẩm phán của Tòa nữ hoàng chuyên trách cũng có thể cùng thẩm phán quản hạt xét xử hìnhsự khi ngồi cùng tòa hình sự trung ương Những kháng cáo kháng nghị từ Tòa pháp quan vàtòa hình sự trung ương cũng là đối tượng được văn phòng chính của tòa nữ hoàng chuyêntrách xem xet

Tòa nữ hoàng chuyên trách thay mặt Quốc vương, giám sát tất cả các Tòa câp dưới

và cơ quan của Chính phủ

Trừ khi thủ tục kháng cáo được quy định rõ, bất cứ ai muốn phủ nhận quyết định củaTòa án cấp dưới, cơ quan tài phán, cơ quan hành chính hay cơ quan nhà nước đều có quyềngửi đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm đến tòa Nữ hoàng chuyên trách

- Tòa gia đình:

Trang 12

Tòa gia đình có nhiệm vụ giải quyết những vụ việc về vấn đề nuôi con , tài sản vàđiều trị bệnh

Nhiều trường hợp, Tòa gia đình còn phải đưa các phán quyết lien quan đến sự sống

và cái chết của con người

- Tòa đại pháp chuyên trách:

Giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh doanh, luật ủy thác, luật tài sản và luật đấtđai, vụ việc sở hữu trí tuệ hay luật công ty

Kháng cáo được giải quyết tại tòa đại pháp chứ không đưa lên Tòa Nữ hoàng

1.2.2 Tòa hình sự trung ương

Tòa hình sự trung ương bắt đầu được hình thành theo luật tòa án 1971 thay thế Tòađại hành Đây là Tòa án lưu động, trong đó các thẩm phán tòa án cấp cao sẽ định kì đi kinh

lí khắp đất nước để xét xử thay thế các phiên tòa định kì được tổ chức hàng quý

Tòa hình sự trung ương xét xử những vụ án hình sự nghiệm trọng và một vài vụ việcdân sự Ngoài ra còn xét xử kháng cáo kháng nghị những quyết định hay bản án của Tòapháp quan

Tòa hình sự trung ương có quyền y án sơ thẩm, hủy hoặc sửa án sơ thẩm của Tòapháp quan

Những kháng cao kháng nghị của tòa hình sự trung ương co thể gửi đến tòa nữ hoàngchuyên trách hoặc tòa hình sự chuyên trách của tòa phúc thẩm

Thẩm phán tham gia xét xử của tòa hình sự trung ương là các thẩm phán của tòa áncấp cao, thẩm phán quản hạt và các thẩm phán không chuyên

1.2.3 Tòa phúc thẩm

Tòa phúc thẩm là một bộ phận của Tòa án tối cao với 2 tòa chuyên trách: Tòa dân sựchuyên trách và tòa hình sự chuyên trách, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Tòa dân sự chuyên trách giải quyết những vụ việc đã được xét xử bởi tòa địa hạt, tòacấp cao và một số cơ quan tài phán khác

Tòa hình sự chuyên trách xét xử phúc thẩm những bản án của tòa hình sự trung ươngkhi có đơn yêu cầu

Trên thực tế, do số lượng đơn kháng cáo kháng nghị được giải quyết tại tòa này rấtlớn, lớn hơn nhiều so với Thượng Nghị Viện, nên người ta cho rằng Chánh án Tòa phúcthẩm (Thẩm phán tòa phúc thẩm) là người có thế lực nhất ở Anh

1.3 Hội đồng cơ mật và Thượng nghị viện

Vương quốc Anh khác nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới là không có tòa

án phúc thẩm cao nhất và duy nhất

Ngày đăng: 30/04/2017, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w