1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điểm khác biệt và ưu điểm của basel II so với basel i - vận dụng tại việt nam

25 3,6K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 40,98 KB

Nội dung

Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Uỷ bannày đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước vềvốn của Basel the Basel Capital Accord hay Basel I, yêu cầucác ngân hàng ho

Trang 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BASEL I, BASEL II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ ƯU DIỂM CỦA BASEL

-II

1. Giới thiệu sơ lược về Basel I và Basel II

1.1. Basel I

1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đôi nét về Basel I

Vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trênthế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh khônglành mạnh giữa các ngân hàng Nhằm củng cố hoạt động và tạo

ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Bankingsupervision - BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngânhàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển(G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ

Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Uỷ bannày đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước vềvốn của Basel (the Basel Capital Accord hay Basel I), yêu cầucác ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tốithiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra Mức vốn

Trang 2

tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn củangân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tốithiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó

Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thànhviên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có cácngân hàng hoạt động quốc tế Ngoài những ảnh hưởng của quátrình tự do hóa tài chính và sự tiến bộ trong công nghệ ngânhàng cũng như xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm tài chínhdiễn ra rầm rộ vào những thập kỷ cuối thế kỷ 20 thì yêu cầu xâydựng một nền tảng so sánh hiệu quả hoạt động ngân hàng vàđảm bảo hạn chế rủi ro trong hệ thống thanh toán liên ngân hàngtoàn cầu là động lực dẫn đến sựra đời của Hiệp ước Basel I vàsau đó hơn 10 năm là Basel II (1999)

1.1.2. Mục tiêu của Basel I

Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàncầu hóa nhằm củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngânhàng quốc tế

Trang 3

Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bìnhđẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngânhàng quốc tế.

1.1.3. Nội dung của Basel I

- Nội dung cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩamang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng Theo đó,vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại: Vốn cấp 1, Vốn cấp 2.Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1+Vốn cấp 2

Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các

nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho cáckhoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố(Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại cáccông ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh(goodwill)

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như:

Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản;

Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗnhợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tàichính và các tổ chức tài chính khác

Trang 4

- Đưa ra tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng: tỉ lệ này đượcphát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàngquốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc

tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia

Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) =Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo

độ rủi ro gia quyền(RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR

< 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọngkhi CAR < 2%

1.1.4. Những hạn chế của Basel I

Thứ nhất, việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản

cho vay Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (ví dụnhư khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo đặc điểm củakhoản tín dụng (ví dụ như theo thời hạn) Điều này chỉ ra rằng

có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể đốimặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau

Thứ hai, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt

động Các lí thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa

Trang 5

dạng hóa danh mục đầu tư Theo Basel I, quy định về vốn tốithiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinhdoanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tậptrung (nhiều rủi ro hơn)

Thứ ba, Basel I chỉ đềcập đến những rủi ro về tín dụng chứ

chưa đề cập đến các rủi ro khác như rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại

tệ, rủi ro thịtrường, rủi ro hoạt động, …

Thứ tư, một số quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thểvận

dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu ngânhàng đơn, không dựa trên một sự sáp nhập hay hoạt động theokiểu tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh,

Thứ năm, một số quy định trong Basel I đã không còn phù

hợp khi các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thànhnhững tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lựcmạnh về tài chính, công nghệ, các ngân hàng không còn chỉ hoạtđộng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc

tế

1.2. Basel II

Basel I dù có nhiều thành tựu đáng nói nhưng vẫn bộc lộ rấtnhiều khuyết điểm Để khắc phục những hạn chế của Basel I,

Trang 6

tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với

3 trụ cột chính Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế vềvốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành vớinhững ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống cũ

1.2.1. Mục tiêu của Basel II

Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàngquốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngânhàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấpnhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.Đây được xem như giải pháp nhằm nâng cao các tiêu chuẩnNgân hàng châu Á Basel II đưa ra một loạt các phương án lựachọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong các giám sát hoạtđộng Ngân hàng Phương pháp áp dụng rộng hơn cho các trunggian tài chính, các dạng công ty mẹ con…

Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốtcủa Hiệp ước vốn Basel I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấuhiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ

Trang 7

lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sựđiều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ vàcác mô hình.

1.2.2. Nội dung của Basel II

Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo

đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản

có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo bayếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi rotác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So vớiBasel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửađổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàntoàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp Trọng số rủi rocủa Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rấtnhạy cảm với xếp hạng

Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách

ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sáchnhững “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cột này cũng cungcấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt,như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro

Trang 8

thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cáitên rủi ro còn lại (residual risk).

Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh

giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải

có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó

Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác

định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng nhưkhả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giámsát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu

họ không hài lòng với kết quả của quy trình này

Thứ ba, giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng hoạt

động với mức vốn cao hơn mức tối thiểu và phải có khả năngbắt các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu

Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm

bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theoquy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốnkhông được duy trì trên mức tối thiểu

Trang 9

Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông

tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa

ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải côngkhai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủvốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm củangân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành

và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này

Basel II cũng đưa ra các khuyến cáo không bắt buộc và cácyêu cầu mang tính bắt buộc đối với ngân hàng, đề nghị các Ngânhàng tuân theo nguyên tắc: “Ngân hàng phải có chính sách vềtính minh bạch và công khai được hội đồng quản trị thông qua.Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dànhcho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính vàhoạt động Ngân hàng”

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước

mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngàycàng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảovốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽgiảm thiểu được rủi ro

Trang 10

2. Những đóng góp và ưu điểm của Hiệp ước Basel II so với Basel I

Basel II

2.1.1. Tính hợp lý của Hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel II là những tài liệu hướng dẫn mô tả các đềxuất những quy định nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng,liên quan đến phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động, đưa

ra các biện pháp cải tiến khác nhau đối với hiệp ước “hiện hữu”

và chi tiết hóa “hoạt động thanh tra, giám sát” cũng như đề racác trụ cột về “tính kỷ luật của thị trường” Ban đầu, Hiệp ướccho phép một thời gian chuyển đổi 3 năm trước khi có hiệu lựchoàn toàn Như vậy đến năm 2004 các định chế tài chính tại cácnước phát triển tham gia hiệp ước phải tuân thủ nó Tuy nhiên,tình hình thực hiện hiệp ước đã bị đình trệ Đến tháng 11/2007thì phía Mỹ mới chính thức chấp nhận áp dụng Basel II Và tiếp

đó là đến năm 2008 thì tất cả ngân hàng của khối EU mới tiếnhành báo cáo về mức độ an toàn vốn (captial adequacy) theochuẩn mực Basel mới

Những quy định mới có phạm vi rất rộng Nó đưa ra mộtloạt những chọn lựa, các chỉ tiêu đo lường phức tạp và toàn diện

Trang 11

hơn, bên cạnh việc mô tả công việc đang thực hiện, với các vấn

đề chưa được giải quyết sẽ được tổ chức hợp lý ở những quyđịnh cuối cùng Hiệp ước mới bao gồm 3 trụ cột:

Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Trụ cột 2: Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát Trụ cột 3: Tính kỷ luật thị trường

Ba trụ cột này sẽ góp phần tạo ra một mức độ an toàn vàlành mạnh cao hơn trong hệ thống tài chính

2.1.2. Những đóng góp cải cách của Hiệp ước Basel II

Những đóng góp kinh tế của Hiệp ước mới mở rộng ra cảquy trình thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường Vềmặt kinh tế, Hiệp ước mới tỏ ra là một bước tiến bộ lớn, cụ thể:

Về mặt định lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng, Hiệpước này đưa ra một chọn lựa giữa các phương pháp “được tiêuchuẩn hóa”, “cơ bản” và “nâng cao” Nó khắc phục những hạnchế của các “tỷ số Cooke”, bằng một số hạn chế các trọng số vàmột trọng số duy nhất cho mọi đối tác rủi ro 100% Không có

Trang 12

thay đổi nào đối với định nghĩa về vốn và vốn cấp 1/cấp 2 lẫn hệ

Nó cũng mở rộng phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạtđộng Các đo lường về rủi ro hoạt động vẫn rất “sơ sài” trongmột thời gian bởi vì thiếu thông tin, nhưng hiệp ước này sẽ kíchthích sự thay đổi một cách nhanh chóng

Từ quan điểm kinh tế, hiệp ước này gặp phải những hạnchế về sự chính xác của các chỉ tiêu đo lường dựa trên tiền phạt,một hạn chế được làm giảm nhẹ bởi nhu cầu làm cân đối giữatính chính xác và tính thực tiễn

2.2. Ưu điểm của Basel II so với Basel I

Trang 13

Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giảipháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” Trongkhi, Basel II tập trung nhiều hơnvào các phương pháp nội bộ củachính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra,giám sát và kỷluật trên nguyên tắc thị trường Do đó, quyền lực của cácnhàquản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự

đủ vốn của ngânhàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó

Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chungmột chọn lựa cho tất cả các ngân hàng Basel II linh hoạt hơnvới một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyếnkhích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa

Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ

bộ Mặc dù đã thiết lập tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% để dựphòng cho các rủi ro, nhưng Basel I chỉ đánh giá những rủi ro tíndụng, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất mà không đề cập đến rủi

ro hoạt động một cách rõ ràng, trong khi rủi ro này đang ngàycàng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng Basel II đã

mở rộng độ nhạy cảm rủi ro, tập trung hơn đối với các rủi rohoạt động và đánh giá xác suất mất khả năng thanh toán củangân hàng Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạycảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công

Trang 14

khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi rovà chínhsách rủi ro.

Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0-100 và ưu đãi hơnvới cácnước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD-Organisation for Economic Co-operation and Development).Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyềnnào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài

Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảmbảo Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa

ra nhiều kỹ thuật hơn nhưhỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng,lập mạng lưới vị thế (position netting)

Trang 15

PHẦN 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG BASEL Ở VIỆT NAM

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và cácTCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệthống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nângcao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi

ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩnmực quốc tế Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mựccủa Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phíkhá cao Các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ, bao gồm các quy trình, thủ tục và công nghệthông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụngkhác nhau Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ởgiai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel

II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian Tuynhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tàichính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới,việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm

Trang 16

tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với cácngân hàng thương mại.

Chỉ sau 2 năm kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước(NHNN) và Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hànhvào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toànlần đầu tiên đã được Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và cụ thểhóa bằng 2 Quyết định: (i) Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN5ngày 25/8/1999 quy định về giới hạn cho vay với một kháchhàng của TCTD; (ii) Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày25/8/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạtđộng của TCTD Đến ngày 23/4/2003, NHNN có Quyết định số381/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều,khoản của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạtđộng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN

Tiếp theo đến năm 2005, để cụ thể hơn các quy định củaBasel, NHNN đã ban hành các quyết định nhằm thay thế các QĐ

296, 297, bao gồm:

Ngày đăng: 16/10/2014, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w