THỰC TRẠNG NỢ CÔNG, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN NỢ CÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM QUA NHIỀU GÓC NHÌN
Trang 1MỤC LỤC
Tóm tắt 1
1 GIỚI THIỆU 2
1.1 Lịch sử nợ 4
1.1.1 Nguyên nhân khách quan 4
1.1.2 Nhân tố chủ quan 7
1.2 Liệu nợ công có thúc đẩy tăng trưởng? 9
1.3 Nợ nội địa và tăng trưởng 12
2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ 16
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng 16
2.1.1 Thuế 16
2.1.2 Cấu trúc lợi ích giữa những cử tri 17
2.1.3 Thể chế và chính sách 17
2.1.4 Kết hợp 18
2.2 Các lí thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng 20
2.2.1 Các lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng 20
2.2.2 Nợ ở các quốc gia đang phát triển - hữu ích hay cản trở 25
2.3 Những tranh luận về nợ nội địa 31
2.3.1 Những lý thuyết tranh luận về nợ công nội địa 31
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 36
2.3.3 Các giả thuyết có thể kiểm chứng 39
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Phương pháp nghiên cứu 42
Trang 23.2 Dữ liệu và mô hình 42
3.2.1 Các nhân tố tác động đến nợ tại Việt Nam 42
3.2.2 Nợ công và tăng trưởng 45
3.2.3 Dữ liệu và phương pháp tính toán kinh tế đối với nợ nội địa và tăng trưởng 50 4 NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
4.1 Kiểm định mô hình 61
4.1.1 Kiểm định mô hình 1: 61
4.1.2 Kiểm định mô hình 2 62
4.1.3 Kiểm định mô hình với biến DOMdebt 63
4.1.4 Kiểm định mô hình với biến DD2dep 65
4.2 Những kết luận chính 66
4.2.1 Về Nợ Công Nói Chung 66
4.2.2 Về Nợ Nội Địa Nói Riêng 70
5 KẾT LUẬN 73
5.1 Kết luận chính sách và khả năng phát triển 73
5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 78
Phụ Lục 1: Nguyên nhân dòng vốn đảo nghịch 79
Phụ lục 2: Lí thuyết kinh tế chính trị giải thích việc vay mượn nợ 79
Phụ lục 3: Khái quát chung về nợ công nội địa 82
Phụ lục 4: Kiểm định nhân quả Granger 85
Phụ lục 5: Bảng mô tả biến và ma trận hệ số tương quan 86
Tài liệu tham khảo 93
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
01 WEO World Economic Outlook Triển vọng kinh tế thế giới
02 WDI World development Indicators Chỉ số phát triển thế giới
03 IMF International Monetery Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
05 IFI International financial Institution Viện nghiên cứu tài chính
quốc tế
06 GIBC Government’s intertemporal
budget constraint
Giới hạn ngân sách liên thời
kì của chính phủ
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nợ công—Những nước đang phát triển lớn và số nợ 11
Bảng 3.2: Kết quả hồi qui biến ∆D theo mô hình gốc 45 Bảng 3.3: Kết quả hồi qui biến ∆D theo mô hình điều chỉnh 47
Bảng 3.6: Mô hình hồi qui của delta FD t theo delta d t-1 53 Bảng 3.7: Mô tả các biến ở hàm hồi qui nợ nội địa 57 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho tác động qua lại giữa
các biến tiết kiệm/GDP, nợ nội địa/GDP, lạm phát hàng năm và GDP bình
quân đầu người với độ trễ là 2
60
Bảng 3.9 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho tác động nhân quả giữa
các biến tiết kiệm/GDP, nợ nội địa/GDP, lạm phát hàng năm và GDP bình
quân đầu người với độ trễ là 1
61
Bảng 3.10 : Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với biến DOMdebt 63 Bảng 3.11 : Kết quả tái hồi quy theo phương pháp OLS với biến DOMdebt 64 Bảng 3.12: kết quả kiểm định theo phương pháp OLS với biến DD2dep 66 Bảng 3.13: Kết quả tái hồi quy theo phương pháp OLS với biến DD2dep 67
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2: Thống kê nợ của thế giới theo % trong giai đoạn 1980-2011 3
Hình 1.4 : Tỷ trọng của nợ nội địa đối với tổng nợ công cho các quốc gia
thị trường mới nổi và các quốc gia đã phát triển từ năm 1900 đến năm
theo %GDP của Việt Nam qua các năm 1990 - 2010
56
Hình 3.4 : Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa nợ nội địa và tăng trưởng tại
các quốc gia khác nhau
59
Trang 7Tóm tắt
Hiện nay vấn đề nợ công đang trở thành mối lo ngại lớn cho các nền kinh tế Cuộc khủng hoảng nợ ở Hi Lạp vẫn chưa được giải quyết triệt để bất chấp sự hợp tác từ nhiều phía với các gói cứu trợ khổng lồ Nguy cơ khủng hoảng nợ ngày càng lan rộng
ra ở nhiều nước gây hoang mang cho giới đầu tư Tại Việt Nam tỉ lệ nợ công trên GDP lớn hơn 50% (năm 2011) cùng với sự kiện rối ren về khối nợ khổng lồ do chính phủ đảm bảo của tập đoàn Vinashin đã thực sự gây chấn động Trước hiện tượng này, việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng lên nợ công và liệu nợ công có thực sự đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia hay không thực sự rất quan trọng Dựa trên những tiền đề lí thuyết đã được công bố trước đó trong và ngoài nước, kết quả cho thấy thuế, cấu trúc thuế phức tạp, chính sách tài khóa yếu kém, rủi ro tỉ giá, đầu tư kém hiệu quả… có ảnh hưởng lớn đến khoản nợ vay của chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài Bên cạnh đó, khoản nợ vay lớn cũng gây gánh nặng lên tăng trưởng kinh tế thông qua thâm hụt tài khóa Ý tưởng này đã được ủng hộ mạnh mẽ qua mô hình kiểm định tại Việt Nam với kết quả tương quan nghịch chiều rất rõ ràng giữa thâm hụt và tăng trưởng Từ mối tương quan nghịch này lại dẫn đến vòng lẫn quẩn nợ công-thâm hụt-hạn chế tăng trưởng Bài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các quốc gia đang phát triển để tiện liên hệ với tình hình Việt Nam Ngoài ra, bài nghiên cứu còn ước tính tác động của nợ nội địa đối với tăng trưởng thông qua dữ liệu nợ công của Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến năm 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy biến số
nợ công nội địa được xác định là có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người tính theo chuẩn PPP tại Việt Nam, và có mối quan hệ nhân quả với lạm phát và tiết kiệm
Trang 81 GIỚI THIỆU
Khi tiến hành nghiên cứu về nợ công bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ không thuộc khu vực công nhưng do chính phủ bảo đảm, chúng ta thấy được những con số hết sức ngạc nhiên từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới
Hình 1.1: Thống kê nợ của thế giới từ 1980-2011
(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở dữ liệu WEO của IMF)
Qua biểu đồ ta thấy ngày càng có nhiều quốc gia vay mượn quá mức Vào năm 2011, theo số liệu thống kê được từ IMF thì có đến 95 quốc gia có nợ trên 40% và con số
>=0%
Trang 9quốc gia nợ <= 0% chỉ có 1 quốc gia Theo số liệu phần trăm thì có hơn 50% quốc gia
có nợ trên 40% Số liệu theo phần trăm được trình bày trong hình 1.2 dưới đây
Hình 1.2: Thống kê nợ của thế giới theo % trong giai đoạn 1980-2011
(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở sữu liệu WEO của IMF)
Bảng thống kê trên đây cho thấy một bức tranh bao quát hơn về tình hình nợ của các nền kinh tế Ta thấy vào năm 2011 có khoảng 8% (13 quốc gia) có nợ trên 100%, 48% (82 quốc gia) có nợ trên 40% Tỉ lệ này rất cao so với các năm trước đó Tỉ lệ này thực
tế còn cao hơn nếu chỉ tính riêng những quốc gia đang phát triển
Hiện tại tình trạng nợ tại Việt Nam đang rất được chú ý vì khoản nợ vượt hơn 50 % GDP Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam khiến cho dư luận lo lắng trong suốt thời gian qua
Trang 10Hình 1.3: Tỉ lệ nợ công trên GDP 2011 Việt Nam
(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở sữu liệu WEO của IMF)
Các con số về nợ công Việt Nam và toàn thế giới, một câu hỏi được đặt ra là tại sao nợ công tích lũy lại không ngừng tăng lên với quy mô ngày càng lớn như vậy đặc biệt là các nước đang phát triển Xem xét lại các sự kiện trong quá khứ, ta biết được rằng thật
ra nợ công không phải là một hiện tượng mới và có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng nợ nần chồng chất tại các quốc gia Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn các nguyên nhân này ngày sau đây
Trang 11họ đã bị bảo hòa, ngành sản xuất ở chính quốc hoàn toàn trông chờ vào thị trường các quốc gia đang phát triển hay thuộc địa cũ, mà các thị trường này lại không có đủ năng lực tài chính để tiếp nhận hàng hóa, nên chính quốc đứng ra cấp tín dụng bảo đảm cho những quốc gia là thị trường lớn với mong muốn cứu các nhà đầu tư và ngành sản xuất của quốc gia mình Loại tín dụng này càng được lạm dụng nhiều hơn với mục tiêu chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Sau đó, qua hai lần tăng giá dầu thô, khuynh hướng chung của kinh tế thế giới là chi quá khả năng, người ta gần như không còn sợ nợ nữa nên các chính phủ không e ngại khi vay nợ và khiến chúng ngày càng nhiều thêm Thêm vào đó, chính sách cho vay của hai định chế Bretton Woods khi sử dụng các biện pháp điều chỉnh cấu trúc kinh tế, nhằm cung cấp thêm tín dụng để giúp cho các con nợ trả tiền lãi lại càng khiến cho các quốc gia đang phát triển mang thêm nợ nần
Theo tài liệu của WB, vào năm 1955 nợ của các nước đang phát triển chỉ là 9 tỷ đô la, tích lũy dần lên 575 tỷ năm 1980; 1284 tỷ năm 1988; 1319 tỷ năm 1990; 2000 tỷ năm
1997 Đến cuối năm 2000, tổng số nợ của 137 quốc gia đang phát triển là 2527 tỷ
Trong thời gian từ 1980 đến 1997, các con nợ phải trả cho các chủ nợ 2900 tỷ Vào năm 1996, chỉ riêng các nước thuộc Vùng Sub-Saharan Africa (không kể South Africa) với 10% dân số thế giới, nhưng đầu tư chỉ chiếm 1% đầu tư thế giới, phải trả 14,5 tỉ tiền lãi Mexico trong thời gian từ 1982 đến 1988 đã trả 100 tỷ, trong đó có 5 tỷ tiền lãi, vậy mà vẫn còn nợ 112 tỷ Cùng trong thời gian này, Columbia trả nợ 14 tỷ; vậy
mà vẫn còn nợ 16,5 tỷ Riêng châu Phi, từ 1970 đến 2002, mượn 540 tỷ đô la; trả 550
tỷ, mà vẫn còn nợ 295 tỷ
Tóm lại, trong thập niên 1980-1990, nợ trả nhiều hơn nợ mượn đến 418 tỷ đô la Nói cách khác, các nước nghèo đã đóng góp thêm cho sự giàu có của các quốc gia phát triển dưới dạng những khoản tiền lãi khổng lồ mà họ phải trả Những số liệu trên được trích dẫn từ bài nghiên cứu “Cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển: được giảm và hủy nợ … để rồi sẽ vay tiếp?” của tác giả Lê Văn Bỉnh
Trang 12Tín dụng dễ dãi và vay để trả lãi
Cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất: Vào thập niên 1960, chính phủ Mỹ in
quá nhiều tiền để tài trợ chi phí chiến tranhViệt Nam, cùng nhiều nguyên nhân khác khiến cho đồng đô la mất giá nghiêm trọng Năm 1972 Tổng Thống Nixon phải ra lệnh không cho hoán chuyển ra vàng, đồng đô la vốn được coi là đồng tiền chính cho thanh khoản quốc tế từ sau Thế Chiến Thứ Hai Để bù đắp những thiệt thòi do việc mất sức mua của đồng đô la kiếm được nhờ xuất khẩu dầu hỏa, vào tháng 12 năm 1973, đại diện của OPEC họp tại Teheran dưới sự chủ toạ của quốc vương Iran (bị lật đổ năm sau đó) quyết định tăng giá dầu thô mỗi thùng từ 3,60 đô la lên 11,54 đô la Với số lượng xuất cảng 30 triệu thùng mỗi ngày, các hội viên OPEC thu thêm 88 tỷ đô la mỗi năm Khoảng 50% số lợi nhuận khổng lồ này được gửi tại các ngân hàng thương mại trên nước Mỹ hay tại châu Âu Với số tiền khổng lồ đó các ngân hàng thương mại nói trên phải tìm nơi cho vay với số lượng lớn để kiếm lời Vào thời gian này, họ biết được các quốc gia đang phát triển vỗn dĩ rất thiếu tiền, nên các chủ nợ tỏ ra khá dễ dãi: cho vay
mà không cần biết tiền sẽ dùng vào mục tiêu nào; cũng chẳng cần xem các con nợ có
đủ khả năng trả lãi trả vốn hay không Sự dễ dãi bắt nguồn từ lượng tiềng lớn do khủng hoảng dầu hỏa gây ra là trong những nguyên nhân quan trọng giải thích cho những khoản nợ lớn tại các quốc gia đang phát triển
Cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ hai : Chỉ mấy năm sau, trong khi nền kinh tế
của các nước đã phát triển và các nước đang phát triển chưa được phục hồi, thì năm
1979, OPEC lại tăng giá dầu một lần nữa sau khi Iran trở thành một một nước cộng hoà Hồi giáo Khoảng 65% lợi nhuận thặng dư của các hội viên lần này cũng lại được đưa vào tay các ngân hàng thương mại phương Tây để từ đó tìm cách đến các nước đang phát triển Không được ưu đãi như lần trước, lần này các nước đang phát triển phải chấp nhận một mức lãi suất được thả nổi, bắt đầu chỉ 6-7% sau đó tăng dần lên 20-22%
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: Thêm vào yếu tố lãi suất cứ tăng dần, các con nợ lại gặp thêm một bất lợi khác Đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu thập niên 1980 khiến nguồn thu ngoại tệ chủ yếu từ hoạt động xuất
Trang 13khẩu của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng Một mặt, giá nguyên liệu xuất khẩu sụt giảm mạnh mẽ Mặt khác, chúng lại bị đánh thuế rất cao khi nhập vào các nước phát triển Điều này khiến cho các nước đang phát triển gặp khó khăn lớn trong việc kiếm ngoại tệ để trả lãi và nợ đáo hạn, gây sức ép lên nguồn tài trợ các dự án phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết do dân số gia tăng
Một điều đáng ghi nhận là các ngân hàng thương mại phương Tây càng ngày càng tích cực hơn trong việc cho vaỵ Chỉ trong thời gian từ sau lần tăng giá dầu hỏa năm 1973 đến cuối thập niên 1980, tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển đối với các ngân hàng thương mại trên tổng số nợ đã tăng lên từ 48% đến 71%
Những nguyên nhân trên phần nào đã giải thích lí do tại sao nợ công lại tăng nhanh ở các nước đang phát triển Đó mới chỉ là những lí do khách quan, còn về mặt chủ quan, tại sao các quốc gia đang phát triển lại vay mượn nhiều như thế? Về cơ bản, chính phủ dùng nợ với mục tiêu tài trợ cho các chương trình phát triển đất nước Nhưng năng lực quản lí kém, tham nhũng và một số vấn đề khác đã khiến chính phủ trở nên rất vất vả trong việc trả nợ và những khoản lãi khổng lồ, do đó nợ càng chồng chất Còn việc vay
nợ giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển đất nước như ý định ban đầu có thực hiện được hay không sẽ được thảo luận kĩ hơn ở phần 1.2
1.1.2 Nhân tố chủ quan
Để tài trợ cho những khoản chi tiêu cũng như nỗ lực phát triển kinh tế, chính phủ dựa vào 3 nguồn: vay nợ, nguồn thu thuế, và thuế lạm phát (in tiền) Việc in tiền không luôn luôn tạo ra lạm phát cao, nhưng ở một nền kinh tế đang tăng trưởng, lãi suất thực đang tăng lên nhanh chóng khiến chính phủ trở nên rất thận trọng với biện pháp này Vậy giữa thuế và vay nợ, chính phủ tại sao lại ưu tiên vay nợ hơn? Ngay sau đây, chúng ta đề cặp đến ba lí do giải thích tại sao nợ công có thể tốt hơn thuế:
Khuyến khích: Nợ vì huy động được nhanh chóng và dễ dàng hơn sẽ tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng triệt để các cơ hội đầu tư một cách tốt hơn trong thời gian tăng trưởng Hơn nữa, ở một nền kinh tế đang phát triển, thu nhập hiện hành của người
Trang 14dân bị giới hạn thì thật không công bằng cho họ, thế hệ hiện nay phải chi trả thuế cao hơn do chi trả tiền lãi do vay mượn đầu tư để tạo nguồn lợi cho thế hệ mai sau
Ổn định thuế: Những kiến thức về kinh tế vĩ mô giúp ta hiểu được rằng chính phủ nhiều lúc cần một khoản ngân sách lớn để thực hiện chính sách đảo chu kì hay thực hiện chi các khoản cần thiếp khẩn cấp Và nợ tạo điều kiện cho chính phủ thực hiện điều này hiệu quả hơn là dựa vào thuế Vì trong nền kinh tế tăng trưởng, tăng và giảm thuế thường xuyên có thể gây ra giảm sút hiệu quả và gia tăng bất ổn kinh tế
Tính bền vững: Một quốc gia muốn phát triển bền vững cần chú ý lớn đến ổn định vĩ mô và ở khía cạnh này nợ có vẻ ưu việt hơn thuế và in tiền Chúng ta có những chứng cứ tin cậy về việc in tiền có thể dẫn đến lạm phát cao và bất ổn về thuế liên tục gây ra sai lệch thông tin lên quan đến giá cả và gây ảnh hưởng xấu lên đầu tư
Một điều khác chúng ta phải lưu ý là nợ cần được trả theo định kì Và thuế là nguồn thu nhập chính của chính phủ để trả nợ, do đó vay mượn chỉ đơn giản giúp trì hoãn thuế Vì thế, chính phủ cần xem xét kĩ lưỡng nên sử dụng nguồn tài trợ nào dựa trên việc hiểu rõ những chi phí liên quan, lợi và hại của mỗi nguồn Những tính toán này khá phức tạp vì ví dụ như chính phủ đầu tư vào các yếu tố nền tảng1 và đạt hiệu quả tăng trưởng cao hơn thì lợi ích bao gồm không chỉ là nguồn thu phí từ người dùng mà còn là thuế thu được trong tương lai còn cao hơn do tăng trưởng kinh tế Nói cách khác nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân hay giá trị gia tăng, … đều cao hơn do công ty và cá nhân tương đối giàu có hơn Và rõ ràng chính phủ không thể bỏ qua việc tính toán lợi ích lớn này vào việc phân tích nên dùng nguồn tài trợ nào
Khi thảo luận về những nhân tố tác động lớn đến nợ công của quốc gia, chúng ta không
thể bỏ qua một nhân tố vô cùng quan trọng là hoang phí và tham nhũng Một sự kiện
sử dụng nợ không hiệu quả xảy ra, khi không kể đến các ảnh hưởng kinh tế bất lợi từ bên ngoài, thì chính những nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm xây dựng nên những chương
1 Các yếu tố nền tảng là những yếu tố cần thiết cho nền kinh tế hiệu quả Có thể hiểu một cách tổng quát rằng các
nhân tố nền tảng là các nhân tố cấu trúc kết nối lại tạo nền tảng cho sự phát triển của cả hệ thống Đó có thể là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, nguồn nước, và nhân tố tương tự như thế
Trang 15trình hay những dự án mang tính hình thức, phô trương là nguyên nhân chính khiến cho nợ nần thêm chồng chất Rõ ràng là có một số nhà cầm quyền vay nợ chỉ để tài trợ nhập cảng hàng tiêu dùng để lấy lòng một bộ phận nhân dân trước mùa bầu cử, mua vũ khí đạn dược lấy tiếng tăm và hoang phí tiền bạc Ví dụ điển hình hai nhà lãnh đạo liên tiếp của nước Bờ Biển Ngà lần lượt vay tiền để mỗi người xây thêm một thủ đô mới
trên tỉnh nhà của mình! Tổng Thống Suharto của Indonesia đã đưa 10 tỷ đô la trong
món nợ 30 tỷ đô la từ Ngân Hàng Thế Giới vào túi riêng của ông ta và gia đình
Philippines vay 2 tỷ đô la từ Mĩ để xây nhà máy điện nguyên tử ở Bataan, trung bình
mỗi ngày phải trả nợ 170.000 đô la, từ 1976 đến 2018 thì mới dứt, trong khi đó 40% dân số sống dưới mức nghèo đói (thu nhập khoảng 2 đô la/ngày)
Qua những thông tin trên chúng ta phần nào nhận định được tình hình nợ của thế giới cùng những nhân tố tác động đến nợ công Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng ta chỉ tập trung vào các nhân tố chủ quan có thể đo lường được như thuế, nguồn thu ngoại tệ qua hoạt động xuất nhập khẩu, … dù biết tham nhũng và hoang phí, cùng một biến định tính khác về cách điều hành của chính phủ về mặt ngân sách là những yếu tố rất quan trọng nhưng hiện chưa thể đưa các biến này vào mô hình
Phần tiếp tiếp theo đây ta sẽ đưa ra các tranh luận với ý kiến của phần lớn các nhà hoạch định chính sách là nợ tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng
Về mặt lí thuyết, như chúng ta đã biết nợ công có thể giúp cho các quốc gia đang phát triển Số nợ này tạo điều kiện cho chính phủ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách đầu tư lớn vào các dự án phát triển các nhân tố nền tảng quan trọng ở khu vực xã hội Chúng ta hoàn toàn có lí do để tin rằng muốn tăng trưởng cần phải có một lượng tư bản và vốn nhân lực tối thiểu Nếu không có nợ vay thì chính phủ chỉ có thể trông cậy vào nguồn thu thuế và in tiền Ở các nước đang phát triển thì nguồn thuế rất bị giới hạn còn in tiền thì không hề tốt chút nào vì nó đi ngược với ổn định vĩ mô, tăng trưởng bền vững Vậy
nợ cũng tạo điều kiện ổn định thuế, thực hiện chính sách tài khóa phản chu kì, từ đó
Trang 16đảm bảo một biên lợi nhuận và chi phí hợp lí cho những dự án tăng trưởng trong dài hạn
Vì thế chúng ta có lí do để tin rằng nếu chính phủ vay mượn và chi tiêu thận trọng sẽ gặt hái những lợi ích này trong thực tiễn Nhưng thực tế thì có rất nhiều bất ổn vĩ mô lớn trong suốt thập niên 80, 90 liên quan đến nợ công; đặc biệt là có khủng hoảng kinh
tế tài chính2 Khi tình hình tài chính một quốc gia đi xuống xảy ra ở Argentina và Hy Lạp các nhà đầu tư nước ngoài liền bán tháo trái phiếu, tạo áp lực đẩy lãi suất vay mượn tiếp theo lên cao Điều này kéo theo sự mất giá của đồng tiền, càng khiến cho quốc gia đó khó trả nợ hơn
Theo tạp chí Forbes, Hy Lạp có thể không lo tiền mất giá vì đã sử dụng đồng Euro, nhưng thực tế tình trạng còn tệ hơn vì nước này không thể tự do in tiền để thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính Argentina từng bị vỡ nợ vào năm 1989 rồi đến 2002 lại
vỡ nợ tiếp Cho đến nay nước này vẫn còn đang chật vật trả nợ nước ngoài Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một số quốc gia như Indonesia cũng ở trên
bờ vực vỡ nợ, nhưng được IMF “giải cứu” Nợ công là nguyên nhân chính gây ra bất
ổn tại Nga 1998, Achentina 2001 hay tạo ra những tác động xấu chính yếu như ở Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan suốt 1997-1998 Cụ thể, tháng 8 năm 1982 sau khi Mexico báo cho các chủ nợ biết không thể tiếp tục trả tiền lãi, thì Brazil, Argentina và nhiều nước khác nữa tuyên bố ngưng trả nợ ngoại quốc Cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển được xem như đã mở màn Khủng hoảng
nợ nước ngoài trong thập niên 80 và tự do hóa tài chính đang gây tranh cãi trong thời kì đầu thập niên 90 đã làm nổi lên những câu hỏi về lợi ích của mô hình tăng trưởng dựa trên tài trợ từ nước ngoài từ thị trường vốn quốc tế ở những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khi tình trạng nợ ngày càng chồng chất ở các này
Vào năm 2002, nợ công kết hợp của Russia, Argentina và Poland là 2,2 ngàn tỉ, hơn 2/3 tổng nợ công của các các quốc gia đang phát triển Những quốc gia này cũng chịu khoảng 1,4 ngàn tỉ nợ nước ngoài - điều này có nghĩa là khu vực nợ công và tư bị thâu
2 Như chuyện xảy ra cho các quốc gia Mỹ Latinh vào những năm cuối thập niên 80
Trang 17tóm bởi các tín dụng nước ngoài Khi nợ công được trình bày dưới dạng phần trăm của GDP, top 11 Các quốc gia đang phát triển vào 2002 là Lebanon, Jamaica, Argentina, Uruguay, Jordan, Turkey, India, Pakistan, Morocco, the Philippines và Indonesia,với tỉ
lệ vào khoảng 80, 90 và 180%3 Ngoại trừ ba quốc gia thì tất cả đều có nợ công ở ngưỡng cao từ năm 1992 khi kế hoạch phân giải khủng hoảng nợ những năm 80 của Brady được áp dụng cho những quốc gia mới nổi chủ chốt Ba ngoại lệ đó là Jamaica, Jordan và Morocco, tỉ lệ nợ công trên GDP rất cao vào năm 1992 đã giảm xuống gần bằng 0 năm 2002 Điều thú vị là Trung Quốc là quốc gia đang phát triển duy nhất không bị nợ hay khủng hoảng cân đối thanh toán trong những năm 80 và sau đó Tuy nhiên vừa rồi Trung Quốc cũng bày tỏ sự lo ngại về vấn đề này và chú trọng hơn đến việc trả các khoản nợ công
Bảng 1.1: Nợ công—Những nước đang phát triển lớn và số nợ
Có những cách tính toán khác nhau về số nợ tương đối tại các quốc gia, Thổ Nhĩ Kì công bố tỉ lệ nợ trên GNP
và Brazin và Thổ Nhĩ Kì đều công bố khoản nợ ròng dựa trên tài sản của ngân hàng trung ương
Trang 18nợ nước ngoài Vì lí do đó chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về vai trò của nợ nội địa đối với tăng trưởng của nền kinh tế
Vấn đề nợ nội địa khu vực công tại các nước có thu nhập thấp (LICs) và các thị trường mới nổi (EMS) đã là những tranh luận gay gắt đối với các nghiên cứu hàn lâm về kinh
tế và các tổ chức ban hành chính sách Người ta càng lúc càng xoáy sâu vào trọng tâm của vấn đề là đưa ra phạm vi gia tăng hợp lý cho việc mở rộng nợ nội địa tại nhiều quốc gia LICs và tại nhiều quốc gia EMS, theo sau các xu hướng cắt giảm nợ nước ngoài và làm tăng mạnh các danh mục đầu tư quốc tế quan tâm đến trái phiếu đồng tiền của địa phương Đó là một chính sách được nhiều người đánh giá cao nhất, tuy nhiên,
bị phản đối bởi sự thiếu hụt của các nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về việc tác động của nợ nội địa đến sự nhiều vấn đề tại các quốc gia, như tiết kiệm khu vực tư, đầu
tư, chiều sâu tài chính, thể chế và do đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng Xa hơn nữa, hầu như toàn bộ các nghiên cứu về tác động của nợ công đối với vốn tích lũy của các quốc gia và sự tăng trưởng của các quốc gia đó đã được bắt nguồn từ bối cảnh của các quốc gia công nghiệp hóa (Barro, 1974) Những nghiên cứu đó đã tìm ra tỷ lệ nợ công tối ưu cho các nước đã phát triển nằm trong khoảng 30 – 70% GDP
Trang 19Các chính sách truyền thống thường có mục đích là hạn chế sự tích lũy quá lớn của nợ nội địa Với những thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, các khuynh hướng tài chính áp đặt, và khả năng quản lý nợ yếu kém, tồn tại trong nhiều quốc gia LICs và ngay cả tại một vài quốc gia EMS, nhiều nhà quan sát tin rằng sự mở rộng nợ nội địa sẽ làm gia tăng thêm tính nghiêm trọng của các ảnh hưởng tiêu cực cho khu vực đầu tư tư nhân, khả năng chống đỡ tài chính, và đến ảnh hưởng nặng nhất, đến tăng trưởng kinh
tế và làm giảm thiểu khả năng chống đói nghèo Ngoài ra, nhiều quốc gia LICs có khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn ngoại quốc rất rẻ, được biểu diễn dưới dạng các khoản vay ưu đãi bắt nguồn từ các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ tại các quốc gia nghèo đã được tư vấn để tránh việc vay mượn đắt đỏ từ khu vực tư Nói một cách khác, việc phát hành nợ nội địa thấp được xem như là có lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, các nghiên cứu đã bắt đầu chú trọng hơn việc tìm ra những hướng mới cho những góc nhìn tích cực đến từ nhiều người đã trực tiếp tham gia vào thị trường, những nghiên cứu này đánh giá cao vai trò quan trọng của công cụ nợ nội địa đối với chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính, cũng như sự phát triển của các tổ chức thực thi chính sách So sánh với những dạng khác của cấu trúc tài chính vốn, thị trường dựa vào vay mượn nội địa dường như có sự đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển ổn định kinh tế vĩ mô – làm sụt giảm lạm phát và lảm giảm tính nhạy cảm của thị trường đối với những điều kiện xảy ra bên ngoài và những cú sốc tiền tệ trong nước, làm gia tăng tiết kiệm trong nước và đầu tư khu vực tư Lý thuyết này có
vẻ như được hỗ trợ bằng kinh nghiệm của các quốc gia EMS có tốc độ tăng trưởng nhanh như là Ấn Độ, Trung Quốc và Chi Lê, những quốc gia này đã duy trì nợ vay mượn từ bên ngoài ở một mức độ tương đối thấp và tránh được các khủng hoảng tài chính lớn và tránh được các vấn đề về tài khóa nghiêm trọng
Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã nghiên cứu về tác động của thị trường nợ nội địa tại các nước LICs và các nước EMS đã tạo ra một cái nhìn mới về sự ổn định tài chính, trong khi những phân tích trực tiếp đối với mối quan hệ giữa nợ công và tăng
Trang 20trưởng kinh tế từ trước đến giờ chỉ gói gọn trong nghiên cứu về nợ nước ngoài 4 Có rất
ít những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của nợ nội địa đối với tăng trưởng vì những lí do sau:
- Sự thiếu hụt về dữ liệu: dữ liệu đáng tin cậy về nợ nội địa vốn dĩ không tồn tại
vì những nguyên nhân chính trị và cũng không cho phép sử dụng đối với các nghiên cứu thực nghiệm
- Một nhận thức phổ biến trong mọi người rằng nợ nội địa là “mang tính chất nội sinh” hơn là các sự lựa chọn của các biến ngoại sinh kinh tế mà chính phủ có thể tinh chỉnh để ảnh hưởng các kết quả tài chính vĩ mô: khả năng phát hành nợ nội địa của các quốc gia được “xem xét” hoàn toàn bởi mức độ thu nhập đầu vào của nó, trữ lượng tiết kiệm và chất lượng thể chế
- Trữ lượng nợ nội địa không lớn có liên quan trực tiếp đến trữ lượng nợ nước ngoài tại các quốc gia LICs và EMS
Những yếu tố đó đã gây ra nhiều tranh cãi và được nghiên cứu kết hợp qua nhiều năm
để tìm ra được trữ lượng nợ nội địa cần thiết cho các quốc gia
Kết luận:
Phần 1 cho ta một cái nhìn khái quát về nợ công, các nhân tố ảnh hưởng và tác động
của nợ công nói chung và nợ nội địa nói riêng lên tăng trưởng thông qua lịch sử hình thành và phát triển của nợ công, những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khiến quốc gia có khuynh hướng tài trợ bằng nợ nhiều hơn cũng như những nhận định sơ lược về nợ nội địa Những bằng chứng thực nghiệm và lí giải, tranh luận lí thuyết được nêu ra xung quanh ba câu hỏi và đây cũng là ba câu hỏi chính xuyên suốt bài nghiên cứu:
- Các nhân tố nào tác động lên nợ công?
- Nợ công tác động lên tăng trưởng như thế nào?
- Nợ nội địa có thúc đẩy tăng trưởng hay không?
4 Xem nghiên cứu của Sachs (1989), Husain (1997), và nghiên cứu của Pattillo (2002)
Trang 21Phần 2 sẽ cung cấp những kết quả cũng như hạn chế của những nghiên cứu trước đó về
ba vấn đề này Sau đó, phần 3 mô tả phương pháp và phân tích dữ liệu cũng như giới thiệu mô hình để kiểm định các lí thuyết tại Việt Nam Phần 4 kiểm định tính đúng đắn
của mô hình và nhấn mạnh lại một lần nữa các kết quả thực nghiệm Phần 5 đưa ra những kết luận chung nhất về nợ công tại Việt Nam, một số khuyến nghị cần thiết, cũng như một số hạn chế của mô hình
Trang 222 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
Dựa vào ba câu hỏi nghiên cứu chính của bài, chúng ta tìm hiểu những nghiên cứu trước đó theo ba hướng là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công nói chung, nợ công ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng và nợ công nội địa tác động đến tắng trưởng ra sao
Hiện tượng nợ công tăng mạnh ở các nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển được chú ý sau chiến tranh thế giới lần 2 và được các học giả quan tâm Có rất nhiều nghiên cứu về nợ công nhưng trong phạm vi phần này, chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu đến nhân tố chính yếu nào tác động lên nợ công
2.1.1 Thuế
Các chuyên gia về kinh tế có nhiều góc nhìn khác nhau về cách thức thuế tác động lên
nợ công, đặc biệt là Robert J.Barro, ông đã có một chuỗi nghiên cứu liên quan vấn về này Barro (1979) đã nghiên cứu về những nhân tố quyết định của nợ công Ông cho rằng việc đảm bảo một tỉ lệ thuế ổn định theo kì vọng dẫn đến thâm hụt tài khóa và gia tăng nợ công chính là dùng để tài trợ cho thâm hụt tài khóa đó Ông đề cặp đến lý thuyết thuế tối ưu ảnh hưởng đến nợ công, những phản ứng khác nhau về sự không chắc chắn về chi tiêu của chính phủ trong tương lai và thu nhập quốc gia… Ông thực hiện cải tiến cách tính lạm phát kì vọng để liên hệ đến hiệu ứng thay đổi trong lãi suất thực để kiểm tra trực tiếp những kế hoạch lên quan đến việc không dự đoán được thuế suất của chính phủ Và ở nghiên cứu này ông đạt được hiệu quả nhất định nhưng chỉ chủ yếu tập trung lên dữ liệu tại Mĩ Sau đó ông còn phát triển những lí thuyết này ở những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu xuyên quốc gia được công bố vào năm 1985, 1986 với những kết luận tương tự
Robert J Barro (1995)5 cho rằng nơ tối ưu được tính toán từ thuế Nếu thuế không thay đổi (nghĩa là những lợi ích bao gồm trong gía cả không thay đổi) và thỏa mãn thuyết tương đối của Ricardo (chỉ cần quan tâm đến giá trị hiện tại của thuế), mức độ và giới
5 Optimal debt management
Trang 23hạn của nợ là không chắc chắn Khi thuế thay đổi (thay đổi lợi ích và những tập hợp liên quan, chi phí áp chế…) giới hạn của thuế và do đó giới hạn của nợ thực sự sẽ lại thay đổi Trong trường hợp này, thuế suất cần được giữ ổn định để tối thiểu những thiệt hại nghiêm trọng, nợ là một hạng mục cân đối Nếu có sự không chắc chắn, khi đó thuế suất nên được ổn định ở các nước khác nhau, và phải chú ý đến khả năng tự chi trả của quốc gia
2.1.2 Cấu trúc lợi ích giữa những cử tri
Alesina và Perotti (1994) nghiên cứu tại sao nợ công tăng trưởng nhanh chóng ở những
quốc gia này mà không phải những quốc gia khác và tại sao các chính phủ có những phản ứng khác nhau với nợ công, tại sao một số có hành động can thiệp, còn một số không có hành động Tác giả đưa ra một nghiên cứu thực nghiệm những lí thuyết mở
rộng dùng để giải thích phương sai nợ công ở các quốc gia, xu hướng của đường biểu diễn phổ biến theo thời gian Với những bổ sung và thay đổi được đưa ra ở đây, tác giả xem xét những lí thuyết gần đây có thể giải thích những sự kiện về nợ phổ biến và thay đổi ở các nền kinh tế phát triển thời kì hậu chiến tốt đến đâu? Một trong những thành công của nghiên cứu này là khảo sát rất sát hợp về lí thuyết kinh tế chính trị tích cực về
nợ để xác định những tranh luận chính, để đúc kết những giả định kiểm tra và tổ chức chúng Xây dựng lí thuyết theo cấu trúc lợi ích giữa những cử tri, người chọn đại diện
để xây dựng chính phủ thực hiện lập chính sách cũng như người ủng hộ việc dẹp bỏ những chính phủ như thế để những thành viên của các Đảng khác nhau chuyển sang hợp tác với nhau, cấu trúc lợi ích giữa những cử tri sẽ tác động đến chính sách nợ và có thể khiến nó thay đổi
2.1.3 Thể chế và chính sách
Roubini và Sachs (1989ab); Edin và Ohlsson (1991); de Haan và Sturm (1994, 1997); Borrelli và Royed (1995); Alesina và Perotti (1995b), de Haan et al (1998) là những đại diện tiêu biểu cho trường phái tập trung vào sự yếu kém của chính phủ và sự chậm trễ trong ổn định tài khóa này Riêng Von Hagen và cộng sự nhấn mạnh những quy tắc
tổ chức của việc hoạch định ngân sách như Von Hagen (1992); Von Hagen và Harden
Trang 24(1994, 1996); Hallerberg và von Hagen (1996); de Haan et al (1997) Heller (1998) nhấn mạnh thay thế cơ chế hai Đảng và sự khác nhau về người ủng hộ giữa hai Đảng
có quyền lập pháp Nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu trong việc điều chỉnh bất cân xứng giữa lí thuyết phát triển và những gì diễn ra trong thực tế, vận hành và đánh giá rất nhiều giải thích trái chiều về khi nào và nơi nào nợ công chồng chất và tăng qúa nhanh, sử dụng cơ sở dữ liệu của các quốc gia độc lập phát triển thời kì hậu chiến Nghiên cứu này được công bố và đạt được nhiều sự ủng hộ
2.1.4 Kết hợp
Robert J Franzese, Jr (2001) lại không thiên về bất cứ một lí giải cụ thể nào như các nghiên cứu ở trên Ông liên hệ hết những nghiên cứu lí thuyết đã được thực hiện trước đây để giải thích sự kiện nợ công tích lũy bùng nổ ở những năm gần đây cũng như nợ đồng loạt tăng ở nhiều quốc gia Giá trị thực tiễn của lí thuyết kinh tế chính trị có một
độ trễ ở mô hình ổn định thuế và kinh tế có điều kiện (0) Nghiên cứu này cũng tổng hợp những nghiên cứu gần đây bắt đầu với điều chỉnh bất cân bằng, điều hành và kiểm tra 9 lí thuyết kinh tế chính trị liên quan đến nợ công Những lí thuyết đó là:
1 (1a) Ảnh hưởng (influence)
2 (1b) Những quan điểm phủ quyết về việc chính phủ phân quyền, định hướng phân cực và trì hoãn sự ổn định (veto actor conceptions of government fractionalization and polarization andndelayed stabilization)
3 (2) Phân phối của cải và tuổi tác và chuyển giao chức năng của nợ liên thế hệ hay trong cùng một thế hệ (wealth and age distributions and the inter- and intra-generational transfer functions of debt)
4 (3a) Bầu cử (electoral)
5 (3b) Chu kì ngân sách chính trị (partisan political-budget-cycles)
6 (4) Chính sách chuyển nhượng nợ để thay đổi chính sách tài khóa trong tương lai của chính phủ (strategic debtmanipulation to alter future governments’ fiscal policies)
Trang 257 (5) Chính trị chi phối và nhiều cử tri distributive politics and multiple constituencies)
8 (6) Cấu trúc thuế phức tạp và những đầu phiếu tài khóa yếu kém (tax-structure complexity and fiscally-illuded voters)
9 (7) Ngân hàng trung ương tự chủ và khứ thủ hạn chế tài trợ bằng nợ, tất cả đều được nghiên cứu thực nghiệm (central bank autonomy and conservatism as a debt-financing constraint)
Ông cho rằng, những bằng chứng quá khứ của khoảng 21 nền dân chủ phát triển trong khoảng 40 năm đã ủng hộ mạnh mẽ cho 0, 1b, 3a và 6, và rõ ràng và thiên về 1b hơn là 1a Những chứng cứ chứng tỏ rằng 3b, 5 và 7 thì yếu hơn và hay thay đổi hơn, trong khi 2 và 4 thì hoàn toàn bị phủ nhận Trong hầu hết các trường hợp, những kết luận khuyến nghị những con đường cho tinh lọc và phát triển lí thuyết sâu hơn Những công
bố về những cú sốc kinh tế bất lợi vào những năm 70 và thay đổi chính sách nhấn mạnh tiền tệ kiềm chế lạm phát vào những năm 80 nổi lên với một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải thích những đặc điểm giống nhau ở các quốc gia và mốc thời gian; hiện tượng chính phủ phân cực gay gắt ở hầu hết các ví dụ về vỡ nợ; nhiều những tổ chức chính trị vĩ mô như hệ thống chính phủ tổng thống và ngân hàng trung ương tự chủ và bảo thủ thì tập trung vào việc duy trì những khác biệt giữa các quốc gia
Ông tiến hành nhiều phân tích thực nghiệm rộng lớn, thực hiện mô hình đo lường kinh
tế nhiều biến Đầu tiên là mô hình ổn định thuế và mô hình kinh tế kiểm soát nguy cơ
vỡ nợ, Sau đó là độc lập và ảo tưởng tài khóa Thứ ba là mô hình chuyển đổi chức năng
nợ trong hay xuyên thế hệ Tiếp theo là bầu cử địa phương đa dạng, chu kì ngân sách theo người ủng hộ và bầu cử, chính phủ phân quyền, phân cực trì hoãn sự ổn định Tính linh động và bảo thủ của ngân hàng trung ương hạn chế tài trợ nợ từ bên ngoài, sử dụng nợ có chiến lược
Thực hiện các nghiên cứu như thế ông thu được các kết quả sau: thâm hụt cùng chiều
nợ công; tỉ lệ thất nghiệp cùng chiều nợ công và thâm hụt; tỉ lệ tăng trưởng thực tương
quan nghịch với nợ công và thâm hụt; chênh lệch lãi suất thực kì vọng và tăng trưởng
Trang 26thực kì vọng cùng chiều với nợ công và thâm hụt; lãi suất thực cùng chiều nợ công và thâm hụt; số lãi phải trả cùng chiều với nợ công và thâm hụt; độ mở cửa thương mại cùng chiều với nợ công và thâm hụt; tỉ lệ mậu dịch tương quan yếu với nợ công, và tương quan nghịch với thâm hụt; tích tỉ lệ mậu dịch và độ mở cửa thương mại tương quan khá mạnh với nợ công và thâm hụt; log của gdp thực trên mỗi người tương quan ngược chiều nợ công, cùng chiều với thâm hụt; tỉ lệ dân số già trên dân số dưới 15 tuổi tương quan cùng chiều với nợ côngvà thâm hụt; lương của công nhân tương quan cùng chiều nợ công, âm với thâm hụt.Với nghiên cứu này Robert đã trả lời những câu hỏi của Alesina và Perotii’s (1994)
Vấn đề liệu các nhân tố nào tác động đến trữ lượng và nhu cầu vay nợ của các quốc gia
đã được thảo luận và phân tích thông qua nhiều nghiên cứu hàn lâm.Vấn đề nợ công sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào đóng vai trò then chốt Đó cũng là yếu tố có tính quyết định đến việc vay mượn của một quốc gia, vấn đề này cho đến thời điểm này vẫn là một đề tài tranh luận sôi nổi giữa các nghiên cứu hàn lâm Nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi mà khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp tưởng chừng như đã có thể giải quyết thì lại tiếp tục bùng phát dữ dội hơn.Và “căn bệnh” khủng hoảng nợ dường như đã không còn gói gọn tại Hy Lạp mà đã có hơi hướng lan sang những người láng giềng khác tại châu Âu Phần 2.2 sẽ phân tích những nghiên cứu học thuật về vai trò của nợ công đối với tăng trưởng của các quốc gia
Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu những lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng, giữa nhiều nhân tố tác động đến tăng trưởng thì nợ công có vai trò giải thích như thế nào trong những lí thuyết này Sau đó ta sẽ xem xét cụ thể về khía cạnh nợ công ở các quốc gia đang phát triển tác động đến tăng trưởng ra sao
2.2.1 Các lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng
Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển và nội sinh
Trang 27Theo lí thuyết tân cổ điển như mô hình của Solow Swan tỉ lệ tăng trưởng dài hạn duy trì được bằng tỉ lệ tăng dân số hay nguồn nhân lực với giả định là kĩ thuật, biên lợi nhuận cố định và biên lợi nhuận tối đa của vốn là ngoại sinh Trong nghiên cứu này, những quốc gia tương đồng sẽ cùng đạt được một trạng thái ổn định được đánh dấu tăng trưởng bình quân đầu người bằng 0 - vì tăng trưởng cùng tốc độ với tốc độ tăng dân số Thách thức ở đây là việc tìm ra và tuân thủ quy tắc vàng về tích lũy vốn, cụ thể như tìm ra một tỉ lệ tiết kiệm có thể tối đa hóa tiêu dùng cá nhân qua các thế hệ Vấn đề này được trình bày cụ thể trong nghiên cứu của Baro và Sai Martin (1995)
Eichengreen và Mussa (1998) cho rằng quốc gia nào có tích lũy vốn trên mỗi công nhân thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn và đạt đến cùng trạng thái ổn định với quốc gia có tích lũy vốn bình quân trên mỗi công nhân cao hơn cái được gọi là “lí thuyết hoàn toàn tương đồng” Một quốc gia giàu có có tích lũy vốn bình quân đầu người cao hơn nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn thấp hơn dưới giả định tân cổ điển dẫn đến hiện tượng thừa vốn, từ đó có dòng chảy vốn từ quốc gia giàu đến quốc gia nghèo, tạo điều kiện cho tương đồng Lí thuyết tương đồng không được ủng hộ bởi dữ liệu dẫn đến khái niệm tương đồng có điều kiện khi mà sự khác biệt về trạng thái ổn định của các quốc gia khác nhau cá biệt có những quốc gia nghèo hơn lại tăng trưởng nhanh hơn Do đó, có thể vẫn còn hi vọng rằng ở một thế giới tự do hóa tài chính, dòng vốn sẽ chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm tăng cơ sở vốn của chúng và thúc đẩy tăng trưởng Tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm thì ngược lại Thực ra việc chu chuyển vốn chủ yếu là giữa các quốc gia phát triển với nhau hơn là từ nước phát triển đến nước đang phát triển
Một lí giải cho xu hướng di chuyển vốn bất bình thường này là do giả định của lí thuyết tân cổ điển rằng lợi nhuận biên cực đại của vốn không đúng trong thực tiễn Đây
là điểm mấu chốt của lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh, thực ra là quy trình kĩ thuật có liên hệ với việc tích lũy vốn, mà yếu tố này cũng bao hàm cả vốn nhân lực và cả hai điều này lại vượt trội tại những quốc gia giàu có Kết quả cuối cùng là hố cách giữa quốc gia giàu nghèo là không hề hẹp Đây là một phát biểu đơn giản trong những vấn
Trang 28đề phức tạp của tăng trưởng Quan điểm là có rất nhiều yếu tố kinh tế và phi kinh tế có thể can thiệp làm giảm biên lợi nhuận do vốn ở những quốc gia nghèo thấp hơn ở quốc gia giàu, và quan điểm được trình bày thuyết phục hơn bên dưới
Dòng vốn cao hơn: thúc đẩy tăng trưởng so với tăng độ bất ổn
Thực tiễn dòng vốn luân chuyển giữa quốc gia giàu nghèo chỉ là một con số cực nhỏ so với giữa các quốc gia giàu đã được giải thích bằng một số ý được trình bày rõ hơn ở phụ lục 1 Giải thích chính yếu là ý tưởng về lợi nhuận điều chỉnh bởi rủi ro ở những quốc gia giàu hơn vì khác biệt về cách quản lí, các khuyến khích và năng suất
Nhưng dù cho có sự đột phá về dòng vốn vào các các quốc gia đang phát triển do kế hoạch phân bổ lại của Brady trong khủng hoảng nợ những năm 80, và kết quả tự do hóa tài chính lan rộng trong những năm 90, thì nguồn vốn này có thể không góp phần vào tăng đầu tư và tăng trưởng Mody và Murshid (2002) dùng mẫu 60 quốc gia đang phát triển, nghiên cứu phát hiện ra điều đó Khi đó tăng trưởng hội nhập tài chính với phần còn lại của thế giới gia tăng, liên kết đến khu vực vốn tư nhân nước ngoài, mối liên hệ giữa vốn nước ngoài và đầu tư nội địa rất yếu, phản ánh sự thay đổi trong sự kết hợp dòng vốn vào và ra đảo chiều gia tăng ngoại tệ theo yêu cầu Phần gia tăng đáng kể trong dòng vốn vào được truyền dẫn vào sự đảo chiều này vì một phần tương đương được nhận thấy lại đi ra khỏi quốc gia Bosworth và Collins (1999) sử dụng hồi quy đầu tư và cho thấy rằng FDI có liên kết mạnh mẽ với đầu tư tổng hợp, với hệ số tương quan gần bằng một
Nghiên cứu của Aizenman, Pinto và Radziwill (2004) thất bại trong việc tìm kiếm bằng chứng thuyết phục về “gia tăng tăng trưởng” liên quan đến việc gia tăng của bộ phận tiết kiệm nước ngoài trong việc tài trợ cho chứng khoán vốn nội địa ở rất nhiều nước đang phát triển Bằng chứng lại đưa ra điều ngược lại: với mẫu 47 quốc gia dựa trên tiết kiệm nội địa nhiều hơn (tỉ lệ tự tài trợ cao hơn) tăng nhanh hơn rất nhiều vào những năm 90 Aizenman (2005) bao gồm cả so sánh của Korea và Chile Kết quả này vẫn duy trì được khi có tác động của chất lượng các tổ chức lên tăng trưởng Những phát hiện này tương quan với ý tưởng hội nhập tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa tài sản và
Trang 29trách nhiệm chi trả, nhưng lại thất bại trong việc tạo nguồn vốn tài chính mới thuần trong các nước đang phát triển6
Và có hai nghiên cứu liên quan khác gần đây cũng cần được nhắc đến Gourinchas và Jeanne (2004) nghiên cứu tìm ra rằng việc chuyển đổi từ hoàn toàn tự tài trợ sang toàn
bộ nhờ tài trợ bên ngoài sẽ tăng tiêu dùng 1% 1 năm hay 10-20% GDP danh nghĩa dựa trên việc lãi suất giảm, lợi ích thật sự sẽ nhỏ hơn vì hầu hết chẳng có quốc gia nào là hoàn toàn tự tài trợ để bắt đầu đạt được mức lợi đó7 Mặt khác nếu nước đang phát triển đạt được 50% tổng mức độ năng suất yếu tố của Mỹ, hiệu quả có thể đạt đến mức 200-300% GDP danh nghĩa Cơ chế để tự do hóa tài chính dẫn đến hiện tượng này là không hiển nhiên trừ phi tài chính toàn cầu khiến quốc gia không liên quan đến giá tài sản, danh mục, và chính sách tài chính của công ty, cái được gọi là vị thế “tách biệt với quốc gia” Điều này có lẽ sẽ tăng tốc độ hội tụ của các cấp TFP và không chỉ là tốc độ tăng trưởng Stulz (2005) tranh luận rằng toàn cầu hóa tài chính như thế bị giới hạn bởi vấn đề đại diện nổi lên vì nội bộ điều hành bang hay công ty sẽ theo đuổi những mục đích của riêng họ với chi phí của nhà đầu tư bên ngoài
Cuối cùng có sự tương quan cao giữa những nhân tố chính ở các quốc gia về dòng vốn trong những thập niên 90 và sự xuất hiện khủng hoảng
Tăng trưởng hiếm khi được xem xét tỉ mỉ xem có liên hệ với nợ công như thế nào Thực sự, hầu hết mô hình lí thuyết không liên hệ trực tiếp giữa tăng trưởng và nợ Tăng trưởng dài hạn thì cơ bản được xem như biến ngoại sinh và để phòng ngừa nguy cơ mất khả năng chi trả, chúng ta cần chú ý vào tích lũy thuế dài hạn để tối thiểu hóa những tổn thất lớn thuế do nợ danh nghĩa gây ra Tuy nhiên, mức độ không bền vững của nợ
có thể làm giảm tăng trưởng do tăng lãi suất thực và làm nản lòng khu vực tư nhân Và
nợ công có thể tạo điều kiện đạt được mục tiêu tăng trưởng, ví dụ, bằng cách tạo ra khu vực hàng hóa công tối ưu như giáo dục và các yếu tố nền tảng khi lượng thuế bị giới hạn ngày nay nhưng kì vọng cao hơn trong tương lai Nợ cũng hữu ích khi đầu tư công
Trang 30khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua các chính sách khuyến khích Nhưng có một giả định trọng yếu là chỉ có những dự án công với lợi ích kinh tế lớn hơn chi phí vay mới được chọn; và chính phủ tài trợ những dự án này khi lợi ích tài chính của họ thấp hơn chi phí của nguồn quĩ được tạo bởi những khu vực thuế khác nhau (ngược với vay mượn thêm): nói cách khác, chính phủ đóng vai trò quyết định
Eaton (1993) cho rằng mối liên hệ rõ ràng nhất giữa thuế và nợ là giữa vay mượn từ nước ngoài (khu vực công hay tư) và tăng trưởng, giả định là nếu lợi nhuận biên của vốn cao hơn lãi suất thực thế giới đối với các quốc gia đang phát triển, khi đó những quốc gia như thế sẽ được lợi ích từ vay mượn từ nước ngoài Nhưng thậm chí có như vậy đi chăng nữa, nợ nước ngoài cũng bóc lột tiềm năng tăng trưởng nội tại của quốc gia, suy ra nó không thúc đẩy tăng trưởng Theo lí thuyết, do đó, chỉ dẫn duy nhất cho rằng tỉ suất lợi nhuận do việc chi tiêu mang lại nên vượt qua chi phí biên của vay mượn giả định rằng nợ được trả định kì8
Những tranh luận gần đây được khơi lên bởi hiện tượng sụt giảm tăng trưởng ở các nước thuộc khối đồng tiền chung Châu Âu (EMU) và đặc biệt tập trung vào việc chi tiêu của chính phủ như thế nào Blanchard và Giavazzi (2003) cho rằng nếu mục tiêu tăng trưởng bền vững của EMU ở một mức thâm hụt tài khóa 3% GDP và nợ công ở mức 60% GDP được bảo đảm bằng việc cắt giảm đầu tư công, điều này sẽ giảm tăng trưởng dài hạn và dĩ nhiên dẫn đến thâm hụt và nợ tăng lên, điều này thấy rõ ràng ở các quốc gia EMU chủ chốt Quan điểm của hai tác giả trên là “không đặt áp lực lên thành viên EMU giảm chi tiêu công hiện hành để giảm thuế suất và mở rộng ngân sách cho đầu tư công nhiều hơn” Trong khung lí thuyết này, thuế phải bù đắp cả chi cơ bản hiện hành của chính phủ (không bao gồm chi trả lãi không liên quan đến đầu tư công) và tài
trợ cho đầu tư công cần thiết cho những dự án có ROR kinh tế lớn hơn lãi suất thực, nhưng ROR tài chính lại không Cụ thể là, những dự án như thế không nên được tài trợ
bằng bất kì khoản vay mượn tăng thêm nào vì làm như thế có thể đặt nợ công vào nguy
cơ không bền vững Điều này hàm ý là không có bất kì sự chi tiêu hiện hành hoang phí
8
Tỉ suất lợi nhuận kinh tế ROR do vài loại chi tiêu công mang lại ví dụ như nhà máy năng lượng thì dễ tính ơn những khía cạnh khác như giáo dục nhưng điều đó không nói lên rằng ROR của nhà máy năng lượng là dễ tính
Trang 31nào từ phía khu vực công, vay mượn chỉ dành cho những dự án đầu tư công nào thực
sự xứng đáng (ROR kinh tế > lãi suất) và bất cứ tài trợ đầu tư được yêu cầu (chênh lệch giữa lãi suất và ROR tài chính thuần) đến chủ yếu từ thuế Thỏa mãn những điều kiện này giống như là nâng cao tiếu kiệm công vậy Những ý kiến này phù hợp với lý thuyết “khoảng cách tài khóa” được đưa ra ở một số các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu của Gill và Pinto (2005) sau khi đưa ra những phân tích lí thuyết ở các
nước đang phát triển khảo sát ba vướng mắc của lí thuyết kinh tế (1) lý thuyết tăng
trưởng tân cổ điển và kết quả của nó, lí thuyết tăng trưởng nội sinh (2) lí thuyết dựa trên thực tiễn về dòng vốn nước ngoài và (3) lí tuyết rút ra từ thực nghiệm về bất ổn vĩ
mô như trên thì dẫn đến những phát hiện chính yếu sau:
- Các quốc gia đang phát triển không chứng tỏ rằng đã sử dụng nợ công đúng đắn Nguyên nhân chính là do những điểm yếu tồn tại ở quốc gia họ và những điểm không tốt trên thị trường Còn đối với tài trợ chính thức từng phần thì phải hỏi rằng liệu dựa trên nguồn tài trợ từ thị trường vốn quốc tế có tạo ra một mô hình phát triển bền vững hay không
- Cuộc khủng hoảng những năm 80 và 90 thậm chí ảnh hưởng đến cả những nước Đông Âu có chính sách vĩ mô thay đổi từng ngày, đã nêu bật tầm quan trọng của giới hạn ngân sách liên thời kì của chính phủ Đây chính là điểm có thể gây ra hậu quả xấu, thậm chí nguồn gốc của chúng là ở khu vực tư Chính phủ phải luôn sẵn sàng để thực hiện vai trò hấp thụ các cú sốc, một phần vì những cú sốc không biết trước được và một phần là do thiếu thị trường bảo hiểm Điều này có một hệ quả tất yếu là chính phủ cần có một bảng cân đối kế toán mạnh và khoảng trống nợ
- Những lí luận kinh tế chính trị (xem ở phụ lục 2) giải thích tốt hơn tại sao quốc gia vay mượn quá mức và dẫn đến khủng hoảng Thật khó để nghĩ ra một lí do kinh tế đơn thuần giải thích tại sao khủng hoảng xảy ra
2.2.2 Nợ ở các quốc gia đang phát triển - hữu ích hay cản trở
Reinhart, Rogoff và Savastano (2003), và Eichengreen, Hausmann và Panizza (2002)
đã đưa ra những thuật ngữ “độ nhạy cảm nợ” và “sai phạm gốc” Những thuật ngữ này
Trang 32đã chẳng thể trở thành tiêu đề cho những nghiên cứu gần đây về khủng hoảng nợ nếu
sự điều chỉnh những năm 80 và tự do hóa thị trường vốn những năm 90 đã dẫn đến những kết quả tích cực hơn9 Trong quá trình tìm câu trả lời cho câu hỏi là tại sao những kết quả tích cực hơn không được bảo đảm, những nguyên nhân sau được nêu ra:
- Khía cạnh tăng trưởng của quốc gia được ước lượng quá mức, dẫn đến vay mượn quá nhiều
- Việc dùng nợ khiến cho chính phủ trì hoãn những cải tiến cần thiết vì e ngại khó khăn
- Nợ bị sử dụng sai do rò rỉ vốn hay bị đầu tư vào những dự án xấu
- Những công cụ nợ sẵn có trên thị trường tạo tiền đề cho khủng hoảng
Tóm lại, những sự kiện quá khứ tạo ra định kiến xấu về nợ vì các quốc gia đang phát triển trở nên không thể hay không sẵn sàng để sử dụng tốt nợ công, không bởi vì nợ chính nó không tốt Phần này nêu lên 3 câu hỏi liên quan: vậy lỗi là do ai? Những công
cụ mới nào sẽ giúp ích? Liệu IFIs đã sử dụng khung lí thuyết có lỗ hổng để tính toán những quốc gia nên vay mượn bao nhiêu?
“Độ nhạy cảm nợ” và “sai phạm gốc” lỗi của ai?
Để kiểm tra mối liên hệ của những kết quả nghèo nàn với nợ các quốc gia đang phát triển, hai quan điểm trái chiều được công bố:
- Ý tưởng “độ nhạy cảm của nợ” tranh luận rằng đó chính là lỗi do nước đang phát triển, đặc biệt là với những quốc gia có lịch sử lạm phát cao và tiền sử nợ xấu, tài khóa và các định chế tài chính yếu kém Những quốc gia này không thể quản lí tốt nợ
mà không gây ra bất ổn dẫn đến khủng hoảng khi nợ nước ngoài ở cả khu vực công và
tư vượt qua 15-25% GDP- một ngưỡng thấp hơn nhiều so với mức độ nợ nước ngoài hiện nay với các nước đang phát triển lớn Một tranh luận tương tự được áp dụng cho
nợ công, những chính sách đưa ra sẽ có khuynh hướng giảm nợ Do đó, nếu nợ là một hạn chế chặt chẽ lên tăng trưởng – hoàn toàn loại bỏ khả năng “tăng trưởng thoát khỏi
9 IMF (2003a), chương III, cũng đặt vấn đề liệu nợ công ở các nước đang phát triển có quá cao
Trang 33vấn đề nợ” – những quốc gia cần phải cố gắng tạo ra thặng dư tài khóa cơ bản với hi vọng giảm lãi suất nếu không muốn đối mặt với suy thoái nghiêm trọng và vỡ nợ
- Ý tưởng “sai phạm gốc” tranh luận rằng không phải là lỗi của nước đang phát triển, nhưng bởi sự thiếu khả năng vay mượn dài hạn bằng đồng nội tệ của họ ở thị trường ngoại quốc Điều này tạo ra rủi ro tỉ giá có thể dẫn đến bất ổn và nhạy cảm cao gây ra khủng hoảng Rủi ro này sẽ dẫn đến sự tăng vọt của tỉ lệ nợ trên GDP trong trường hợp tỉ giá hối đoái cố định bị sụp đổ Những ý tưởng sâu xa hơn cho rằng sự hạn chế khả năng phát hành nợ dài hạn ở thị trường nội tệ không liên quan đến chính sách và định chế nội địa; thị trường lệch lạc này phát sinh thay cho thị trường vốn không hoàn hảo, chi phí vận chuyển và liên kết ra bên ngoài Khuyến nghị chính sách
là IFIs và cú kích của G-10 bắt đầu thị trường bằng việc phát hành nợ dưới dạng chuỗi các đổng tiền của các nền kinh tế mới nổi và sau đó thu xếp các hoán đổi với các quốc gia đang phát triển để giảm hay loại bỏ rủi ro tỉ giá
Đối với hướng tiếp cận theo lí thuyết sai lệch gốc, Goldstein và Turner (2004) đồng ý rằng rủi ro tỉ giá có thể là một đe dọa nhưng không đồng ý rằng chúng là ngoại sinh đối với tình huỗng cụ thể của quốc gia và do đó đòi hỏi một giải pháp mang tính quốc tế Giải pháp của họ là cải thiện chính sách nội địa – như chấp nhận tỉ giá hối đóai linh hoạt để tạo tinh thần cảnh giác cao hơn với rủi ro tỉ giá, và chính sách vĩ mô thận trọng
và bao quát hơn cũng như gia tăng độ mạnh của định chế tài chính để cải thiện trung gian tài chính nội địa trong khi thực hiện giám sát gắt gao và bảo đảm rủi ro tỉ giá Không có phương án chỉnh sửa nhanh chóng nào, có thể mất cả thập niên để đảm bảo giá trị và cải tiến lâu dài Vai trò chính của IFI là giám sát và báo cáo những rủi ro tiền
tệ trong những thông cáo của họ, và nếu các trái phiếu được tin cậy, đòi hỏi giảm hơn giá trung bình là một điều kiện của những khoản nợ của IMF Phần chỉ dẫn này gần với tranh luận nợ cực kì nhạy cảm, mặc dù nó cùng đưa ra một quan điểm lạc quan hơn rằng các nước có thể vượt qua rủi ro tỉ giá và sự biến động ở một khung thời gian hợp
lí
Tính thanh khoản so với khả năng trả nợ: những công cụ mới có giúp được
Trang 34Một nghiên cứu gần đây của IMF 2004 đã ủng hộ quan điểm tích cực liên quan của Goldstein và Turner Nó cũng liệt kê một vài nước đang phát triển thành công trong việc chuyển từ lạm phát cao và cấu trúc nợ công xấu sang nợ ít độ nhạy cảm và cấu trúc nợ tốt hơn (như không liên quan đến giá, nợ nội tệ dài hạn) hơn 1 hay 2 thập kỉ
Nó chỉ ra ổn định hóa tài khóa đáng tin cậy như là một ưu tiên mấu chốt Những câu chuyện thành công này bao gồm Chile, Israel, Mexico và Poland Báo cáo cũng thận trọng nói rằng không có một lượng kiến thiết tài chính nào có thể chú giải cho những chính sách vĩ mô lành mạnh_chính sách tài khóa nói riêng_ nhưng tuy nhiên vẫn tranh luận cho những công cụ nợ ít rủi ro hơn
Một ví dụ là trái phiếu dựa trên GDP Tiền lãi liên kết trực tiếp với tăng trưởng GDP thực, tăng khi tăng trưởng vượt qua xu hướng của nó và ngược lại (Borensztein và Mauro (2002)) Những bằng chứng đưa ra 3 thuận lợi: giảm độ bất ổn tỉ lệ nợ trên GDP đối với những nước mắc nợ, giảm những biện pháp ngăn chặn điều chỉnh cân bằng tài khóa cơ bản như tiền lãi qua chu kì kinh tế, gia tăng các cơ hội cho nhà đầu tư toàn cầu Do khó khăn trong việc tạo ra một thị trường cho một công cụ mới mà nhà đầu tư
có thể nghĩ là phức tạp, những vấn đề khác bao gồm quyết định ai sẽ tính tỉ lệ tăng trưởng GDP và giải quyết tiềm năng tính toán nó sai lệch, mặc dù khuyến khích cho đề cập sau cùng bị giảm bởi sự quan sát rằng những chính trị gia thì thích lạm phát cao Khi tiếp cận với những công bố đó, 3 vấn đề được nêu ra Đầu tiên, vấn đề nào là chủ chốt, tính thanh khoản hay khả năng trả nợ? Krugman (1988) chú thích rằng “chẳng có thứ nào là một vấn đề thanh khoản đơn thuần cả, nó được gây ra bởi sự nghi hoặc về khả năng trả nợ Điều này không giải thích rõ nguyên nhân tại sao chính phủ đạt được
ổn định hóa tài khóa đáng tin cậy lại muốn phát hành trái phiếu dựa trên GDP Nó có thể dễ dàng gia nhập thị trường nếu đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản tạm thời và trả được nợ khi được gia hạn Thứ hai, để công cụ đó trở nên thật sự hữu ích, nó sẽ cần phải có một thời gian dài trưởng thành để tận dụng lợi thế của cả hai lên
và chu kỳ xuống (thật sự, đây không phải là vấn đề là làm thế nào để điều chỉnh độ trưởng thành của trái phiếu dựa trên GDP- chúng cần được thiết kế như những công cụ
Trang 35vĩnh viễn, giống như vốn cổ phần) Và thứ ba là để đáng tin cậy, nó nên được phát hành vào chu kì lên, ngược lại nhà đầu tư có thể lo ngại rằng chính phủ phát hành nợ khi lãi suất thấp sẽ vỡ nợ khi nền kinh tế tăng trưởng đặc biệt nếu tình trạng đó kéo dài,
về mặt chính trị thật khó để gỉai thích do cho việc trả lãi nhiều như thế trên khoản nợ
đó Thật ra có rất nhiều vấn đề cần được xem xét thêm để vượt qua những hàng rào đến đổi mới tài chính
Dự phòng tài khóa so với hiệu ứng thoái lui: Khung vĩ mô IFI liệu có sai?
Lý thuyết “dự phòng tài khóa” đã vươn ra khỏi vị trí đơn thuần là thiết lập chương trình điều chỉnh tài khóa ở những quốc gia Mĩ Latinh đã gánh chịu quá nhiều nợ nần gia tăng trong hai thập kỉ qua có lẽ đã đang hạ gục chính mình Đó chính là vì đầu tư công bị đẽo gọt đến tận xương, tạo ra những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và điều này làm hạn chế tăng trưởng và do đó thỏa hiệp để đạt được mức nợ bền vững Ý tưởng này được thể hiện một cách ngắn gọn bởi Calderon, Easterly và Servén (2004), trang 133: “… điều chỉnh tài khóa bàng cách hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu rất lớn trong dài hạn, bời vì tác động giảm sút tăng trưởng và do
đó hạn chế năng lực tài trợ bằng nợ của khu vực công” Tác giả cũng đỗ lỗi cho Ngân hàng Thế giới và IMF do quá tập trung vào ổn định ngắn hạn, thâm hụt tài khóa và tổng nợ công và quá lo ngại về các chi phí thanh toán dài hạn được tính từ khoản nợ ròng và hạn chế ngân sách liên chu kì của chính phủ
Tranh luận ở đây dựa trên ý tưởng là khi đầu tư công về cơ sở hạ tầng có tác động ngay lập tức lên thâm hụt tài khóa, từ đó cũng tạo ra sản lượng do đó cũng tăng thuế trong khi tạo ra lợi ích cho người dùng Nhưng có một hiệu ứng quan trọng nhất lên gia tăng
tỉ lệ tăng trưởng có thể xảy ra ví dụ như đầu tư tư nhân và đầu tư vào cơ sở hạ tầng công được kết hợp Nhìn vào thâm hụt tài khóa chỉ bao quát được tác động tức thì lên thâm hụt cơ bản nhưng nếu nhìn vào hạn chế ngân sách chính phủ liên chu kì GIBC sẽ thấy được cả ba Tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy rằng hơn 1/3 hố cách sản lượng liên quan (out gap) giữa Châu Mĩ Latinh và những con hổ Đông Á trong 1980-97 là do
sự xuất hiện của khoảng cách cơ sở hạ tầng, mặc dù họ cũng lưu ý rằng chỉ một phần
Trang 36nhỏ sự sụt giảm trong chi cho cơ sở hạ tầng ở Mĩ Latinh có thể liên quan tới sụt giảm trong thâm hụt tài khóa nhưng cách đo lường đó về chất lượng cơ sở hạ tầng và hiệu quả không được bao quát về con số
Khi tranh luận nên xem xét nhiều hơn về GIBC và cảnh báo giả định rằng khu vực tư đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ thay thế chi công, cũng có những lo ngại rằng cần được nêu
ra Điều quan trọng là các nhân tố hơn cả đầu tư công tác động lên GIBC; Vai trò của thị trường về khía cạnh tài trợ cho chi tiêu của chính phủ và trọng tài của nợ bền vững, những xem xét về kinh tế chính trị Mỗi điều được thảo luận bên dưới đây
Một phản đối được nêu ra là nếu GIBC (hoàn toàn đúng đắn) được xem xét đúng mức, vậy thì tại sao không kiểm tra tất cả các khía cạnh, bao gồm cả huy động nguồn thu_ một vấn đề chủ chốt tại các quốc gia mắc nợ cao_ giá cả và quy tắc của dịch vụ công, những yếu tố thúc đầy tăng trưởng, đo lường để tăng độ tín nhiệm, đo lường để ngăn chặn những khoản nợ trong hệ thống tài chính và lương hưu Tại sao lại chỉ riêng ra đầu tư cho cơ sở hạ tầng?
Trong lí thuyết của Easterly-Servén không hề nhắc đến thị trường nợ quốc tế và vai trò của nó trong việc xác định mức độ bền vững của nợ để từ đó tính toán nguy cơ vỡ nợ cũng như lãi suất chiết khấu Nhưng nếu thị trường nợ phát tín hiệu là nguy cơ vỡ nợ cao, và khi đó quốc gia có thể cần tìm cách để giảm nợ trước khi gia tăng đầu tư cơ sở
hạ tầng Có hai lí do để thực hiện điều này Đầu tiên, nếu vay thêm một khoản nợ để đầu tư công khi mức độ nợ và nguy cơ vỡ nợ cao thì không thể để xảy ra bất kì sai sót
gì, nhưng dự án đầu tư công vốn là dài hạn và mạo hiểm Thứ hai, khoản tài khóa xem xét được tạo ra bằng cách nâng cao mức tín nhiệm và giảm lãi suất vốn có tác động trực tiếp lên GIBC cũng như gián tiếp qua khu vực đầu tư tư nhân và tăng trưởng (nếu
nợ công của một quốc gia ở mức 80% GDP, giảm 300 điểm cơ bản tăng trưởng do chi trả tiền lãi hết 2.4% GDP)
Biện pháp thay thế sẽ là cắt giảm chị hiện tại và đảm bảo chi đàu tư cho cơ sở hạ tầng Trong khi tìm hiểu tại sao việc này không xảy ra thì ta nên chú ý vào kinh tế chính trị
sẽ được lợi nhiều hơn (khi tác giả đề cặp đến những thủ thuật để làm đẹp tài chính
Trang 37công, tác giả ngụ ý rằng không có sự đảm bảo nào áp dụng một khuôn khổ dựa trên GIBC sẽ làm giảm nhu cầu làm đẹp tài chính công, những quyết định tài khóa không tốt và sự không minh bạch) Điều này sẽ gây ảnh hưởng lên GIBC và những quyết định lên cả việc bổ sung chi tiêu và thu nhập theo hướng rất quan trọng Đầu tiên nếu chính trị gia có lãi suất chiết khấu mục tiêu cao, họ có vẻ thích đảm bảo việc chi cơ bản hiện hành ở mức chi cơ sở hạ tầng, tuy nhiên hậu quả tiêu cực lâu dài cho GIBC Họ cũng
có thể thích cắt đầu tư công hơn là tăng thuế và đánh đổi của người dùng Thứ hai, như Easterly và Servén đã đề cặp, lợi nhuận tiền mặt của việc đầu tư công cần phải cao hơn lãi suất chiết khấu của chính phủ để có thể xứng đáng được tiếp tục đầu tư Hậu quả là giảm chi tiêu công sẽ thật sự tăng tính thanh khoản nếu điều kiện này không bị phá vỡ Thật đúng khi nói rằng:”chính sách tài khóa được điều chỉnh để kết hợp lợi nhuận xã hội cao vào đầu tư công” (Easterly và Servén (2004): trang 3.), trong thực tế dịch vụ công có thể bị định giá sai… vì cung cấp miễn thuế cho nông dân và gia đình nghèo và lại đánh thuế cao đối với các công ty Thứ ba, chính trị có thể tạo ra khuynh hướng lựa chọn các dự án tồi Nhưng các chính trị gia không quan tâm về hiệu quả đầu tư công, tạo ra lãng phí và điều này cần được loại bỏ trước khi tiếp tục tăng đầu tư Điều này mang đến cho chúng ta những xem xét lại về chính trị được trình bày ở phụ lục 3
2.3.1 Những lý thuyết tranh luận về nợ công nội địa
Việc phát hành nợ nội địa, dù nhằm mục đích tài trợ cho các thâm hụt tài khóa hay là
để làm gia tăng tính thanh khoản tiền tệ, đều tạo ra một khả năng đánh giá phức tạp đến chi phí và lợi ích của nền kinh tế Mặc dù dưới góc nhìn của người tham gia vào thị trường liên quan đến vấn đề này, những nghiên cứu hàn lâm về ưu điểm và nhược điểm của việc phát hành nợ nội địa và những kênh mà chính sách tài chính này có thể thông qua các kênh đó có thể ảnh hưởng đến tài chính khu vực công, khu vực tài chính, và nền kinh tế thực, những nghiên cứu này thật sự rất thiếu hụt Các nhà phê bình về nợ nội địa thì rất là quan ngại đối với các hậu quả của việc cho vay khu vực tư nhân, khả
Trang 38năng chống đỡ tài chính và khả năng chống đỡ tài khóa, khả năng gây ảnh hưởng yếu kém đến các ngân hàng, và rủi ro lạm phát
Các mối quan tâm nổi bật nhất về nợ nội địa là tác động làm sụt giảm chi tiêu của khu vực đầu tư tư nhân Khi mà chính phủ vay mượn từ khu vực nội địa, họ sử dụng tiết kiệm khu vực tư mà đã có sẵn từ trước phục vụ cho việc vay mượn từ khu vực tư nhân Lần lượt, những trữ lượng vốn dành cho vay mượn còn lại càng ngày càng
bị thu hẹp trong thị trường làm gia tăng chi phí vốn cho việc vay mượn từ khu vực tư, giảm thiểu lượng cầu của đầu tư khu vực tư, và do vậy ảnh hưởng đến tích lũy vốn đầu
tư, đến tăng trưởng và thịnh vượng xã hội (Diamond, 1965) Trong những thị trường tài chính chưa phát triển, đặc biệt tại những nơi mà các doanh nghiệp bị giới hạn trong việc tiếp cận đến thị trường tài chính quốc tế, việc phát hành nợ nội địa có thể đưa tới việc sụt giảm đầu tư và chi tiêu nhanh chóng và nghiêm trọng của khu vực tư nhân
Kế tiếp, các nhà phê bình của nợ nội địa cũng quan tâm đến hậu quả đối với khả năng chống đỡ đối với nợ và khả năng chống đỡ tài khóa Nợ nội địa được xem xét là đắt đỏ hơn là các ưu đãi tài chính từ vay mượn nợ nước ngoài (Beaugrand,2002) Kết quả là gánh nặng lãi suất của nợ nội địa có thể làm tiêu giảm trọng yếu đến doanh thu của chính phủ và do vậy làm sụt giảm khả năng vay mượn và nâng cao chi tiêu cho tăng trưởng Ngoài ra, sự phụ thuộc vào tài trợ nội địa cũng có thể trì hoãn nỗ lực huy động thuế, điều có thể cần thiết nhưng tốn chi phí về chính trị Với cấu trúc ngắn hạn của danh mục nợ nội địa trong nhiều nước thu nhập thấp và mới nổi, ví dụ (Christensen, 2004) với vùng hạ Sahara của châu Phi, các Chính phủ cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản đáng kể từ việc gia tăng liên tục những khoản nợ lớn
Vấn đề thứ ba, chi phí của nợ nội địa có thể gia tăng mạnh do những vấn đề không thống nhất khi mà độ tín nhiệm của chính phủ bị hạ thấp Nếu khu vực đó có thu nhập từ thuế (trực tiếp) là thấp, là tình huống thường gặp ở hầu hết các LICs, khu vực
đó sẽ có một động lực mạnh mẽ để in tiền chống lại thâm hụt và sử dụng kênh tài trợ thuần nội địa cho cả 2 mục đích, gia tăng thuế trên việc in tiền, và làm sụt giảm gánh nặng thực của nợ nội địa hiện nay Trong những hoàn cảnh đó, các chính phủ đối mặt với các vấn đề không thống nhất tượng trưng theo thời gian, và do vậy, vừa không thể
Trang 39phát hành nợ danh nghĩa, và phải chi trả các khoản lãi khá nặng để đền bù cho các nhà đầu tư về vấn đề rủi ro tiềm tàng của lạm phát có thể bất ngờ xảy ra
Vấn đề thứ tư, nợ nội địa lãi suất cao của chính phủ nắm giữ bởi các ngân hàng
có thể khiến cho các ngân hàng trở nên tự mãn đối với các khoản chi phí và tự sụt giảm việc điều hành của họ trong việc huy động các nguồn tiền gửi và các kệ hoạch huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân Sự khuyến khích việc cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân thì thường bị làm suy yếu đi bởi môi trường tín dụng nghèo nàn Do vậy, theo như góc nhìn từ quan điểm xem trọng yếu tố rủi ro, nợ chính phủ có vẻ như có sức thu hút lớn hơn, cung cấp một dòng thu nhập ổn định, và do đó các ngân hàng có ít động cơ hơn để phát triển tín dụng đối với những người vay mượn tư nhân vốn có rủi
ro cao hơn hoặc là có thể ăn lời cắt cổ (Hauner, 2006)10
Những đề xuất nhằm giải quyết những rắc rối của nợ nội địa nhấn mạnh đến tác động tích cực của nó đối với tăng trưởng, lạm phát và tiết kiệm từ những thị trường vốn sâu hơn và phức tạp hơn, những vấn đề này làm gia tăng khối lượng và tác động của khu vực đầu tư tư nhân Do đó, họ đặt câu hỏi cho vấn đề về sự sáng suốt của việc luôn luôn tiếp tục theo đuổi chính sách tài trợ nội địa thuần (NDF) bằng không tại các quốc gia mà thị trường nợ nội địa là tương đối nhỏ và thị trường vốn chưa phát triển Những chính sách như vậy, bằng cách cắt giảm quy mô khối lượng nợ nội địa liên hệ với GDP
và lượng tiền gửi ngân hàng, có thể gây ra một tác động theo hướng tiêu cực đối với việc phát triển thị trường tái chính, và làm rắc rối thêm vấn đề thoát khỏi sự phụ thuộc
vào các dòng vốn viện trợ từ nước ngoài
Thị trường nợ nội địa có thể giúp làm tăng cường sức mạnh của đồng tiền và thị trường tài chính, thúc đẩy tiết kiệm khu vực tư, và khuyến khích đầu tư Đầu tiên, các loại trái phiếu chính phủ là các công cụ quan trọng cho việc điều hành các chính sách tiền tệ một cách gián tiếp và hoạt động cho vay thế chấp trên thị trường liên ngân hàng; và sau
đó hỗ trợ các ngân hàng quản lý tính thanh khoản của họ hiệu quả hơn, giảm thiểu sự
10 Hiệu quả tự mãn tạo thành vấn đề này, tuy nhiên, việc thu nhỏ lại theo thời gian vì những đối thủ cạnh tranh thu nhỏ lại cả 2 khoản lợi nhuận từ đấu giá trái phiếu chính phủ, và lợi ích từ khu vực ngân hàng Do vậy, lợi nhuận đã sụt giảm nghiêm trọng cùng lúc với việc các nhà đầu tư quốc tế tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường trái phiếu các nước châu Phi
Trang 40cần thiết phải tham gia vào công việc điều hành thường xuyên của ngân hàng trung ương Do đó, hoạt động của các ngân hàng trung ương trong các thị trường nợ nội địa phát triển tốt là không cần thiết phải phụ thuộc quá nhiều vào những điều hành trực tiếp như là áp dụng mức trần tín dụng , điều chỉnh lãi suất và đòi hỏi dự trữ bắt buộc cao, tất cả các vấn đề mà làm méo mó các quyết định của thị trường tài chính và đưa tới sự rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào những lĩnh vực khác có khẳ năng sinh lời nhiều hơn như là một phi tổn của tiết kiệm khu vực tư và đầu tư (Gulde và cộng sự, 2006) Chuyện thứ hai cần phải thảo luận, là lợi nhuận của trái phiếu chính phủ có thể xem xét như là một chuẩn giá cả cho việc phát hành các khoảng nợ khu vực tư dài hạn đối với các ngân hàng hay các doanh nghiệp, và do đó, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc này có thể làm gia tăng tính cạnh tranh trong khu vực ngân hàng (Fabella và Mathur, 2003) Thứ ba, sự tồn tại sẵn có của các công cụ nợ nội địa có thể cung cấp cho những người tiết kiệm những lựa chọn thay thế nhiều thu hút hơn đối với việc rút vốn cũng như việc thu hút lại các nguồn tiết kiệm từ khu vực phi tiền tệ quay lại hệ thống tài chính chuyên sâu (IMF, 2001) Lợi nhuận có thể thu được ở đây có thể đi xa hơn trong việc huy động nguồn tiết kiệm và mở rộng ra trong việc làm sụt giảm quy mô của nền kinh tế lâm vào thời kỳ đen tối, mở rộng ra cơ sở huy động thuế, tăng cường chiều sâu tài chính, làm sụt giảm sự đô la hóa và cải thiện quan điểm của mọi người về tiền tệ và rủi ro quốc gia
Thêm vào việc cải thiện nâng cấp khối lượng đầu tư, nợ nội địa còn có thể cải thiện hiệu quả của đầu tư và có thể làm gia tăng tổng các yếu tố sản xuất của quốc gia Các ngân hàng tại nhiều quốc gia đang phát triển đối mặt với những rủi ro cố hữu và những môi trường kinh doanh không thể nào dự đoán được, những vấn đề này làm cho các quốc gia đó bất đắc dĩ phải nhờ cậy đến khu vực tư nhân Và kết quả của việc đó, các ngân hàng chỉ giữ những vai trò rất là giới hạn trong việc cung cấp các nguồn tài trợ dài hạn đối với các chiến lược đầu tư quan trong, ví dụ như là phát triển nông nghiệp
và sản xuất, và có hứng thú hơn trong việc thay thế tài trợ cho các công việc chi tiêu liên quan đến các hoạt động thương mại ( trường hợp của châu Phi, tham khảo trong bài nghiên cứu của Gulde và cộng sự, 2006.) Đốivới sự cung cấp của các ngân hàng