Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 62 - 67)

B. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ

thẩm định.

Thông tin thu thập được là rất quan trọng đối với quá trình thẩm định dự án tài chính vay vốn SXKD XNK. Các thông tin này cần chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và có nguồn gốc cụ thể. Để nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ thẩm định cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Đối với thông tin do khách hàng cung cấp cần yêu cầu thông tin đó đã được qua kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng cũng có thể tự thuê công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp trước khi đặt mối quan hệ với doanh nghiệp.

- Thông tin mà cán bộ thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà so sánh, điều chỉnh để có được những thông tin chính xác, và đầy đủ phục vụ cho công tác thẩm định.

- Các thông tin thu thập được cần phải lưu trữ thành các file dữ liệu, hoặc bằng văn bản, bằng hình ảnh…để làm cơ sở thống kê phân tích cho nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng khả năng đánh giá xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

3.2.5.Hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính dự án vay vốn SXKD XNK

Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án vay vốn SXKD XNK có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Ngân hàng cần nghiên cứu các phương pháp thẩm định tài chính dự án hiện đại đang được áp dụng tại nhiều ngân hàng của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như xem xét lại khả năng, ưu nhược điểm của ngân hàng mình để có thể lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án phù hợp nhất, khoa học nhất.

Đối với, công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn SXKD XNK tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện nay, nội dung và phương pháp thẩm định được lưạ chọn nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tài chính dự án còn cần phải hoàn thiện một số nội dung sau:

* Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ

Ngân hàng cần phải thẩm định chính xác quy mô và cơ cấu của tổng mức vốn đầu tư. Cán bộ thẩm định cần so sánh quy mô và cơ cấu tổng vốn đầu tư của dự án với các dự án cùng lĩnh vực, nghành nghề hoặc dự án tương tự được tiến hành ở các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, cán bộ thẩm định cần xác định mức dự phòng hợp lý trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan như: tỷ giá, lạm phát, lãi suất trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với các dự án lớn, phức tạp thường bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động ròng, Ngân hàng cần tính toán đủ các yếu tố của tổng vốn đầu tư trong quá trình thẩm định, bởi nhiều trường hợp doanh nghiệp đã bỏ qua phần vốn lưư động ròng khi lập soạn thảo dự án.

Khi thẩm định nguồn tài trợ của dự án, Ngân hàng cần phải đánh giá kỹ tính khả thi của từng nguồn tài trợ, đặc biệt phải thẩm định kỹ nguồn vốn tự có trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính gửi đến Ngân hàng.

* Về thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Dự án vay vốn SXKD XNK thường chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính rủi ro như giá cả, lạm phát và tỷ giá. Do đó khi thẩm định tính họp lý của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các kỳ của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý tới sụ tác động của các yếu tố đó nhằm đưa ra được các dự tính sát với thực tế nhất.

Khi xác định doanh thu của dự án cần phải làm rõ nguồn hình thành như: doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ, từ cho thuê lao vụ…Đối với yếu tố chi phí sản xuất cần được xác định dựa trên giá thành sản phẩm. Cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra đầy đủ các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần chú ý tới việc xác định mức khấu hao hợp lý. Việc trích khấu hao như thế nào sẽ ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn của ngân hàng, khi trích khấu hao cần đảm bảo tổng mức khấu hao qua các năm phải bằng nguyên giá tài sản cố định, phải tính đến khấu hao của cả các tài sản cố định khác của doanh nghiệp được đem vào phục vụ dự án.

*Về thẩm định dòng tiền và xác định lãi suất chiết khấu

Để đảm bảo các nguyên tắc xác định dòng tiền, cán bộ thẩm định cần đưa đầy đủ chi phí cơ hội, giá trị thu hồi từ tài sản cố định, vốn lưư động ròng vào tính toán dòng tiền.

Vốn đầu tư ban đầu thường không được chi ra tại cùng một thời điểm mà được phân bố rải rác theo tiến độ thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định nên chia vốn đầu tư theo các thời điểm phù hợp để giảm bớt sai lệch khi xác định dòng tiền hàng năm của dự án.

Việc áp dụng lãi suất chiết khấu cần được thống nhất theo một quan điểm chung để có thể đánh giá so sánh các dự án với nhau. Đối với các dự

án vay vốn SXKD XNK của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, cơ cấu tài trợ vốn là hỗn hợp, vì vậy lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án là lãi suất bình quân – WACC

WACC = Wd x Kd + Wc x Ks

Trong đó : Wd là tỷ trọng của vốn vay trong tổng mức vốn đầu tư Wc là tỷ trọng của vốn tự có của doanh nghiệp

Kd là chi phí của nợ vay ngân hàng Ks là chi phí vốn tự có

Tuy nhiên, để xác định chi phí vốn tự có - Ks- là rất phức tạp, hơn nữa phần vốn này thường chiếm tỷ lệ nhỏ nên Ngân hàng có thể dùng lãi suất cho vay áp dụng với dự án cộng thêm phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro cần được xác định dựa vào thời hạn, tính chất, mức độ rủi ro cao hay thấp của dự án. Ngân hàng có thể xác định mức bù rủi ro từ 1,5% đến 2,5%. Việc xác định này nhằm mục đích tạo một cơ sở thống nhất tron cách xác định lãi suất chiết khấu từ đó tạo điều kiện cho việc so sánh đánh giá các dự án một cách khách quan nhất, chứ không nhất thiết phải xác định chính xác mức rủi ro của từng dự án.

*Về thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Ngân hàng cần xem xét và bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác như: chỉ số doanh lợi PI, điểm hoà vốn cho cả đời dự án.

-Chỉ số doanh lợi:

PV

PI = --- Vo

Trong đó:

PV là giá trị hiện tại của thu nhập ròng của dự án Vo là vốn đầu tư ban đầu

*Về phân tich rủi ro của dự án

Việc phân tích rủi ro của dự án tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn tiến hành sơ sài, thiếu chính xác. Hiện tại, Ngân hàng mới chỉ sử dụng

phương pháp phân tích độ nhạy trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố một để đánh giá rủi ro của dự án . Điều này, làm cho kết quả phân tích có những hạn chế nhất định, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thay đổi cách thức tiến hành phân tích rủi ro theo hướng phù hợp hơn.

Khi phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định cần xác định rõ đâu là những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án. Đồng thời, phải phân tích, tìm ra được quy luật biến đổi của các yếu tố đó để lựa chọn cách thức tiến hành phân tích độ nhạy hiệu quả nhất.

Cán bộ tín thẩm định cần nghiên cứu để có thể dùng thêm phương pháp phân tích tình huống và phương pháp phân tích mô phỏng nhằm đánh giá rủi ro của dự án một cách toàn diện và chính xác hơn.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định nên chú ý tới các biện pháp có thể phòng tránh rủi ro như: các yếu tố giá bán, mức bán, sản lượng cũng có thể được cố định bằng cách sử dụng hợp đồng cung cấp, hợp đồng kỳ hạn.

3.2.6.Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định dự án

Tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần đầu tư thêm máy móc thiết bị và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định dự án

Trước mắt, đó là việc xây dựng trụ sở mới rộng rãi, hiện đại, trang bị mỗi cán bộ tín dụng một máy tính cá nhân. Về lâu dài ngân hàng cần đầu tư xây dựng một phòng tra cứu tư liệu phục vụ việc lưu trữ và tra cứu thông tin về thị trường, khách hàng, pháp luật.

Ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án để tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao. Nếu kinh phí cho phép, ngân hàng có thể mua hoặc đặt hàng các công ty phần mềm thiết kế theo nhu cầu.

3.2.7.Quản lý tốt rủi ro trong tín dụng tài trợ các dự án vay vốn SXKD XNK

Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong tín dụng thông thường, tín dụng tài trợ dự án vay vốn SXKD XNK còn chịu ảnh hưởng lớn của hai nhân tố lãi suất và tỷ giá của các đồng tiền giao dịch. Sự biến động thường xuyên của hai nhân tố, nếu tạo thêm thuận lợi cho ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng và ngược lại.

Để quản lý rủi ro với lãi suất và tỷ giá, các ngân hàng nước ngoài áp dụng các giải pháp nghiệp vụ kinh doanh hối đoái trên thị trường tiền tệ với các công cụ chủ yếu sau:

- Hợp đồng mua bán kỳ hạn - Nghiệp vụ SWAP về lãi suất

- Hợp đồng quyền chọn về lãi suất và tỷ giá

Với các điều kiện về con người và cơ sở vật chất, thông tin và các quan hệ uy tín dụng trên thị trường quốc tế hiện nay. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có thể áp dụng các hình thức kinh doanh này nhằm tăng thu nhập về dịch vụ, đồng thời quản lý được các rủi ro về biến động của thị trường tiền tệ, giảm thiểu được các rủi ro khi tài trợ cho các dự án vay vốn SXKD XNK.

3.3.Một số kiến nghị nhằm năng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w